Quy hoạch nông thôn mới xã Triệu Trạch huyện Triệu Phong tinh Quảng Trị

90 1.5K 3
Quy hoạch nông thôn mới xã Triệu Trạch huyện Triệu Phong tinh Quảng Trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 MỤC LỤC 1. Dự báo quy mô dân số và lao động 36 2. Dự báo quy mô đất nông nghiệp 36 3. Dự báo nhu cầu tiêu dùng 36 4. Dự báo về tiến bộ khoa học, kỹ thuật 36 5. Dự báo về tác động của sản xuất nông nghiệp tới môi trường 37 PHẦN PHỤ LỤC Hệ thống bảng biểu chi tiết quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Triệu Trạch. Các văn bản pháp lý liên quan 1 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 PHẦN MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP DỰ ÁN Để đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực nông thôn nhằm đạt các mục tiêu của Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành TW khoá X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí cụ thể (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Xã Triệu Trạch nằm ở phía Đông huyện Triệu Phong có tổng diện tích tự nhiên 3.391,35 ha với 6.795 người được phân bố trên địa bàn 6 thôn (Linh An, Vân Tường, Long Quang, An Trạch, Lệ Xuyên và Bồ Bản). Trong những năm qua, được sự quan tâm của các ngành, các cấp và sự nỗ lực của nhân dân, xã Triệu Trạch đã có những bước phát triển khá về kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nông dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới. Xã Triệu Trạch – Huyện Triệu Phong đã được chọn là một trong 8 xã điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh tại quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2010 của UBND tỉnh Quảng Trị. Xuất phát từ thực tiễn của địa phương, để thực hiện chương trình của Chính phủ về phát triển nông thôn mới, việc lập dự án “Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Triệu Trạch giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020” là cần thiết nhằm khai thác tối đa tiềm năng của địa phương trong phát triển kinh tế-xã hội, từ đó nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới bền vững. II. MỤC TIÊU 1. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình hiện đại hóa nông thôn về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp – TTCN, phát triển dịch vụ…Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn tiến tới thu hẹp khỏang cách với cuộc sống đô thị. 2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước…); xây dựng, cải tạo công trình; chỉnh trang làng xóm, cảnh quan theo tiêu chí nông thôn mới. 3. Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa địa phương và bảo vệ môi trường. 4. Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. III. PHẠM VI QUY HOẠCH 1. Thời gian lập quy hoạch: Từ nay đến năm 2015. 2. Phạm vi lập quy hoạch: Trong phạm vi ranh giới xã. IV. CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH 1. Các văn bản pháp lý: 2 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 1. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 2. Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới. 3. Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 4. Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng quy hoạch nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 5. Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 4/08/2010 của Bộ Xây dựng về việc Quy định lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới. 6. Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn. 7. Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn. 8. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. 9. Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTG ngày 04/6/2010 của thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020. 10. Thông tư liên tịch số13 /2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT về việc Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. 11. Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 21/09/2010 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc chọn xã xây dựng thí điểm nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010 – 2015. 12. Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới. 13. Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Trị kỳ họp thứ 15 nhiệm kỳ 2010-2015. 14. Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ Triệu Phong lần thứ 18 nhiệm kỳ 2010-2015. 15. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Triệu Trạch lần thứ 14 nhiệm kỳ 2010-2015. 16. Chương trình hành động của Tỉnh ủy Quảng Trị về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. 17. Báo cáo kết quả thẩm định số 645/BC-HĐTĐ của Hội đồng Thẩm định tỉnh Quảng Trị ngày 02 tháng 7 năm 2012 về việc thẩm định Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị. 2. Các tài liệu, cơ sở khác: 3 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 1. Các quy hoạch, đề án, chương trình có liên quan thực hiện trên địa bàn huyện Triệu Phong và xã Triệu Trạch. 2. Số liệu, tư liệu điều tra, thống kê về các nguồn lực và thực trạng nông nghiệp, nông thôn xã Triệu Trạch và huyện Triệu Phong. 3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Triệu Trạch năm 2010 tỷ lệ 1/10.000, bản đồ địa chính xã Triệu Trạch tỷ lệ 1/2.000. 4 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 PHẦN THỨ NHẤT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý: Triệu Trạch là một xã thuộc phía đông của huyện Triệu Phong. Có vị trí địa lý từ 16 0 52’ đến 16 0 77’ vĩ độ bắc; từ 107 0 10’ đến 107 0 13’ kinh độ đông, với tổng diện tích tự nhiên 3391,35 ha, có ranh giới hành chính tiếp giáp với nhiều xã khác trong huyện. Cụ thể: Phía Đông giáp xã Triệu Vân, Triệu Lăng. Phía Tây giáp xã Triệu Đại, Triệu Hòa Phía Nam giáp xã Triệu Sơn, Triệu Tài. Phía Bắc giáp xã Triệu Phước Xã Triệu Trạch huyện Triệu Phong được hình thành từ những năm cuối thế kỷ 18, qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử, ngày nay xã đã được ổn định mọi mặt, toàn xã gồm có 6 thôn (thôn Bồ Bản, Lệ Xuyên, An Trạch, Vân Trường, Long Quang, Linh An). Trên địa bàn xã có thị tứ Bồ Bản là nơi tập trung giao thương, trao đổi,buôn bán của nhân dân trong khu vực. Xã có vị trí khá thuận lợi về giao thông: Nằm trên tuyến tỉnh lộ 580 và đường liên xã Bồ Bản – Chợ Cạn (Trạch Sơn) chạy qua, xã cách huyện Triệu Phong 9 km về phía Đông và nằm trung tâm giữa thị xã Quảng Trị và cảng Cửa Việt (cách thị xã Quảng Trị 12 km và cảng Cửa Việt 6 km). Với vị trí địa lý hiện có đã tạo điều kiện cho Triệu Trạch thuận tiện trong việc giao lưu kinh tế văn hóa xã hội cũng như như việc tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ. Tạo đà thúc đẩy xã phát triển một nền kinh tế đa dạng: Thương Mại, dịch vụ , công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. 2. Địa hình: Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy do bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, ao, hồ xen kẽ cho nên việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn. 3. Khí hậu - thủy văn: - Xã Triệu Trạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau. + Mùa khô: có nền nhiệt độ cao kết hợp với gió mùa Tây Nam khô và nóng, độ ẩm không khí thường xuyên dưới 50%, đây là nguyên nhân làm thiếu nước, gây khô hạn ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt cho người dân. 5 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 + Mùa mưa: thường kèm theo gió mùa Đông Bắc rét và khô, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. - Chế độ nhiệt: Chế độ nhiệt tương đối ổn định, tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 1600 – 1800 KCQ/cm2/năm: số giờ nắng trong năm khoảng 1600 – 1800 giờ/năm. Nhiệt độ trung bình năm từ 24 – 250C, nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp nhất 8 - 90C. Biên độ nhiệt giao động giữa ngày và đêm khoảng 8 – 100 C , giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 15 – 200 C. - Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.500 – 2.700 mm, nhưng phân bố không đều qua các tháng mà tập trung chủ yếu vào tháng 9, 10, 11, chiếm từ 75 - 80% tổng lượng mưa cả năm. Trong năm thường xảy ra lũ lụt làm ngập úng, ảnh hưởng đến việc bố trí thời vụ sản xuất nông nghiệp. - Độ ẩm không khí: Bình quân cả năm 85 – 90%, tháng cao nhất lên đến 91%, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Ngược lại, từ tháng 5 - 8 trùng với mùa gió Tây- Nam khô nóng nên độ ẩm thường xuyên dưới 50%, có khi xuống dưới 30%. Đây là nguyên nhân chính gây cạn kiệt nguồn nước dãn đến khô hạn hán trên diện tích rộng. - Bão: Mùa bão thường xuất hiện vào tháng 9 - 10 - 11, năm nhiều nhất có 4 - 5 cơn bão, cấp gió trung bình từ cấp 8 đến 11, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Nhìn chung: Thời tiết khí hậu của Triệu Trạch tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên do sự phân hóa của thời tiết theo mùa cùng những hiện tượng thời tiết như bão, giông, lũ lụt, gió tây nam khô nóng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của người dân. Do đó đòi hỏi phải có những biện pháp phòng chống cũng như kế hoạch sản xuất thích hợp để hạn chế thiệt hại của thiên tai. 4. Tài nguyên thiên nhiên: 4.1.Tài nguyên đất: 4.1.1.Đất đai: Theo kết quả kiểm kê đất đại năm 2020, trên địa bàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.391,35 ha. Trong đó: Diện tích đất đã đưa vào sử dụng là 2.928,12 ha, chiếm 86,3% tổng diện tích đất tự nhiên. Bao gồm: + Đất sản xuất nông nghiệp: 843,12 ha. + Đất lâm nghiệp: 1.579,1 ha. + Đất nuôi trồng thủy sản: 28,68 ha. + Đất phi nông nghiệp: 477,27 ha. - Đất chưa sử dụng có diện tích 463,18 ha, chiếm 13,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là quỹ đất có thể khai thác vào phát triển sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. 4.1.2.Thổ nhưỡng: Theo kết quả điều tra nông hóa, thổ nhưỡng đất đai xã Triệu Trạch có 3 loại đất: Đất cát trắng, đất mặn ít điển hình và đất phù sa. Cụ thể: 6 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 a. Cồn cát trắng Cc: Albi Luvic Arenosols Arl-ab. Cồn cát và đất cát biển được hình thành ở ven biển, cửa sông, mang ảnh hưởng chặt chẽ của mẫu chất, đá mẹ FAO- UNESCO xác định cồn cát và đất cát biển thuộc nhóm Arenosols là nhóm đất có thành phần cơ giới thô hơn thịt pha cát ( sandyloam), ở độ sâu ít nhất 0 - 100cm, không mang tính chất phù sa( Fluvic) và không có tầng chuẩn đoán nào khác ngoài tầng A Ochric ( sáng màu) và tầng E Albic ( bạc trắng). Đất cát biển điển hình nghèo dinh dưỡng và có thành phần cơ giới nhẹ. Việc đảm bảo tưới tiêu chủ động, tăng cường phân bón, nhất là phân hữu cơ được coi là điều kiện cần thiết để tăng sinh khối. Ngoài ra để bảo vệ đất canh tác cần có đai rừng chắn cát bay bằng các vành đai phi lao và keo lá tràm. b. Đất mặn ít điển hình: Hapli Hypo Salic Fluvisols – FLs – 4 – h. Đất mặn ít điển hình có phản ứng chua vừa ( pHkcl 5,0-5,15). Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt nghèo. Hàm lượng lân tổng số thấp < 0,04%; kali tổng số nghèo (0,12- 0,54%); lân và kali dễ tiêu đều rất nghèo < 5mg/100g đất. Tổng lượng cation kiềm trao đổi thấp < 3meq/100g đất; độ bão hòa bazơ các tầng đều trên 50%; hàm lượng sắt, nhôm, di động đều ở mức trung bình thấp. Tỷ lệ cát các tầng đạt từ 79,3-87,6%. Hiện nay đất mặn ít điển hình đang được sử dụng trồng lúa 2 vụ. Nên ưu tiên trồng lúa nước, nếu trồng màu phải chọn những chân đất cao và ở dưới có tầng cát xen để tránh bốc mặn. Để sản xuất lâu bền trên loại đát này cần chú ý tưới tiêu chủ động, bón phân cân đối, chú trọng bón nhiều phân hữu cơ. c Nhóm đất phù sa, ký hiệu P ( Fluvisols – FL) Các loại đất trong nhóm đất phù sa được hình thành trên các tầng đất trầm tích sông, suối, hiện tại, quá trình thổ nhưỡng sảy ra yếu, đất còn thể hiện rõ đặc tính xép lớp có vạt liệu phù sa( Fluvic) do sự bồi đắp hàng năm bởi cấp hạt khác nhau và hàm lượng chất hữu cơ. Theo phân loại của FAO đất phù sa biểu hiện đặc tính trong phạm vi từ mặt đất đến đọ sâu 125cm không có tầng chuẩn đoán nào khác ngoài các tầng đất màu sáng A (Ochric A Horizon), tầng tơi mềm A (Mollic A Horizon), tầng đất màu tối A (Umbri A Horizon), tầng hữu cơ H (Histic H Horizon), tầng lưu huỳnh (Sulfuric). Ở địa hình thấp, trồng 2 vụ lúa, thường xuyên bị ngập nước đất có màu sám xanh, cấu trúc đất không phát triển mang đậm tính gley. Ở địa hình cao trồng 1 vụ lúa hoặc hoa màu,đất ít bão hòa nước, quá trình tích lũy vật chất từ nước ngầm theo mao quản lên tầng trên được thực hiện, hình thành tầng có màu loang lổ có kết vón non. Ở địa hình trung bình có dao động mực nước ngầm giữa mùa mưa và mùa khô, tầng tích tụ có đốm rỉ, đất đã phát triển cấu túc hình lăng trụ: Tầng chuẩn đoán Cambic (tầng mới biến đổi). 7 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 Tùy mức độ điển hình của tầng chuẩn doán để phân loại đất phù sa. Theo phân loại của FAO/UNESCO đất phù sa không có tầng chuẩn đoán gleyic, cambic, plinthic, khi các chuẩn đoán trên thể hiện không điển hình thì đưa vào các tính chất chuẩn đoán của đất phù sa. - Đất phù sa được bồi hàng năm điển hình: Pb( Hapli Dystric Fluvisols: FLd-h) - Đất phù sa không được bồi : P ( Dystric Fluvisols – FLd) - Đất phù sa gley : Pg ( Gleyic Fluvisols – FLg) Hiện tại hầu hết diện tích loại đất đang trồng lúa 2 vụ cho năng suất cao. Việc bổ sung phân bón thiếu hụt nhằm đáp ứng nhu caauf dinh dưỡng của cây trồng là cần thiết để duy trì tính ổn định. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng điển hình : Pf(Hapli Dystric Plinthosols: PTd-h) Kết quả phân tích cho thấy đất có phản ứng chua( pHkcl = 3,90-4,28), hàm lượng mùn tầng mặt khá (1,27-1,97%) tầng sâu trung bình, đạm tổng số tầng mặt khá giàu (0,112- 0,1162%). Hàm lượng lân tổng số nghèo (0,063-0,066%) kali tổng số trung bình (0,74- 1,18%), lân dễ tiêu trung bình, kali dễ tiêu thấp. Tổng cation kiềm trao đổi (4,76meq/100g đất) thấp thành phần cơ giới nhẹ. Ưu thế loại đất này là phân bố ở địa hình thấp bằng, trồng được 2 vụ lúa ổn định. Đây là loại đất có độ phì trung bình thấp vì vậy khi sử dụng chú ý bón vôi, phân hữu cơ và phân khoáng cho đất. 4.2.Tài nguyên nước: 4.2.1. Nguồn nước mặt: Nguồn nước trên địa bàn xã bao gồm một số dòng sông bao quanh xã ở phía tây và phía bắc, các nhánh sông và một số đầm, ao hồ tự nhiên, có hệ thống kênh mương thủy lợi Nam Thạch Hãn (N3) đi qua. Do vị trí địa lý, địa hình của xã thấp nên vào mùa mưa bão thường bị ngập lụt. Nhìn chung, nguồn nước mặt khá dồi dào, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. 4.2.2. Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn xã chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng, chất lượng nước nước ngầm. Tuy nhiên, quan khảo sát sơ bộ của một số hộ gia đình đang sử dụng thông qua hình thức giếng khơi, giếng khoan có thể thấy trữ lượng nước ngầm của xã tương đối lớn cơ bản đáp ứng đủ trong sịnh hoạt của người dân, tuy nhiên trong thời gian tới cần có biện pháo nhằm nâng cao chất lượng nước cũng như hiệu quả sử dụng. 5. Vấn đề thiên tai: Triệu Trạch là một xã hàng năm thường xảy ra lũ lụt, ngập úng, thời gian lũ chủ yếu xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Số đợt lũ từ 1-2 đợt/năm, trung bình mỗi đợt ngập từ 3-5 ngày, có khi kéo dài đến 7 ngày. 8 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 Địa hình của xã là một vùng thấp, sau một vài ngày mưa lớn ở thượng nguồn nước sẽ đổ về rất nhanh theo sông Vĩnh Định gây ra lụt trên diện rộng, cộng với khi mưa to, gió lớn triều cường ở biển dâng cao dòng nước thoát chậm nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thoát nước dẫn đến lụt kéo dài ảnh hưởng lớn đến đời sống cũng như phát triển sản xuất của người dân. Trên địa bàn có khoảng 1.000 hộ thường xuyên bị ngập lụt với 350 hộ bị ngập từ 0,5- 1m và 650 hộ bị ngập từ 1-2m. Trong đó có các khu vực dân cư thôn Vân Tường và khu vực dân cư phía Bắc thôn Lệ Xuyên nằm trong khu vực ngập sâu. Theo thống kê thiệt hại về lũ lụt năm 2010 như sau: Hoa màu vụ đông bị hỏng 23 ha (chủ yếu là khoai lang vụ đông), cá nuôi trong hồ bị ngập trôi của 6 hộ ước tính 6 vạn con, đường liên xã sạt 5 m 3 , đường sinh thái thôn Vân Tường sạt 270 m 3 , đê dân gian sạt 1.163 m 2 , đê bao hồ tôm ở Hà Cui thôn Lệ Xuyên sạt lở gần 500 m. II. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI: II.1. Hiện trạng công tác quy hoạch của xã: Về công tác quy hoạch đã có quy hoạch quản lý sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND huyện phê duyệt tháng 12 năm 2007, quy hoạch đã hình thành được một số vùng sản xuất về cây trồng hàng năm (Lúa, lạc, đậu, ngô, ) còn lại việc sử dụng đất kế thừa những thực trạng đã có và phát triển tự phát. Trong thời gian tới xã cần có kế hoạch xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Ngoài ra xã cũng đã có quy hoạch chi tiết phân lô thị tứ Bồ Bản đã được UBND huyện Triệu Phong phê duyệt tháng 9 năm 2006. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch chỉnh trang các khu dân cư hiện nay chưa được xây dựng, do vậy trong thời gian vừa qua phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn chủ yếu còn mang tính tự phát, chắp vá, không gian làng xã còn nhiều hạn chế. II.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chung: Tình hình kinh tế của xã trong những năm qua tiếp tục được ổn định và có bước tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt kế hoạch đề ra, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2005 - 2010) đạt 6,9%. Nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. - Cơ cấu kinh tế: + Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 59,3%; + Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp : 24,4%; + Ngành thương mại, dịch vụ: 16,3%. 9 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 - Thu nhập và mức sống hiện nay của các hộ gia đình trong xã ở mức khá so với mức bình quân chung của tỉnh, huyện. Tuy nhiên hiện nay số hộ nghèo vẫn còn 18%, số hộ khá và giàu ngày một tăng, song những hộ này tập trung chủ yếu ở những hộ có nghề phụ và kinh doanh dịch vụ. Bình quân lương thực đạt 701 kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 10,4 triệu đồng/người/năm, trong khi đó thu nhập bình quân đầu người tỉnh Quảng Trị đạt 16 triệu đồng/người/năm. Nhìn chung, cơ cấu các ngành kinh tế phát triển đúng hướng. Tuy nhiên, trong những năm tới cần tăng cường đầu tư, đẩy mạnh phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại hơn nữa. Tăng nhanh tỷ trọng của các ngành này trong cơ cấu kinh tế của xã, tiếp tục giảm dần và giữ ở mức ổn định ngành nông - lâm - ngư nghiệp. II.3. Hiện trạng các ngành kinh tế: 1. Hiện trạng sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản. 1.1. Trồng trọt: Diện tích một số cây trồng chính của xã Triệu Trạch có xu hướng tăng trong những năm qua, trong đó chủ yếu là cây hàng năm, do những năm gần đây do được sự quan tâm đầu tư đưa vào một số giống mới có năng suất cao cho nên sản lượng các cây trồng năm 2010 tăng lên đáng kể so với năm 2005. 1.1.1. Cây lúa. Cây lúa là một trong những cây trồng chủ lực của xã, với diện tích khá lớn 471,3 ha, trong đó diện tích gieo trồng hàng năm là 941,2 ha, năng suất đạt trung bình năm 2010 là 48,75 tạ/ha so với năm 2005 là 42,25 tạ/ ha, tổng sản lượng đạt 4.588,35 tấn đã đảm bảo được an ninh lương thực tại chỗ của địa phương cũng như phục vụ nhu cầu cho một số vùng lân cận. 1.1.2. Cây ngô. Trong giai đoạn 2005-2010 diện tích ngô của xã giữ ở mức ổn định là 18,5 ha với năng suất trung bình 37 tạ/ha năm 2010. Do đây không phải là cây trồng chủ lực trên địa bàn nên trong những năm tới sẽ có hướng giữ ở mức ổn định hoặc giảm dần. 1.1.3. Nhóm cây hàng năm khác. a. Sắn: Diện tích cây sắn xã Triệu Trạch năm 2005 là 11 ha nhưng đến năm 2010 diện tích cây trồng này tăng lên 18,5 ha, do người dân trong những năm qua đã khai thác thêm một số vùng đất chưa sử dụng, đặc biệt là một số vùng đất kém màu mỡ không thích hợp với các cây trồng khác để chuyển sang trồng sắn. Tuy nhiên đây không phải là cây trồng được khuyến khích. b. Khoai Lang: Diện tích khoai lang trên địa bàn xã tăng từ 115 ha năm 2005 lên 182,2 ha năm 2010; với năng suất tăng từ 80 tạ/ha năm 2005 lên 82,9 tạ/ha năm 2010. Đây là một trong những cây trồng chính của xã, trong thời gian tới cần đầu tư đưa những giống 10 [...]... chính trị vững mạnh ( Tiêu chí 18 ), An ninh trật tự ( Tiêu chí 19 ), Tổng hợp các tiêu chí nông thôn xã Triệu Trạch so với các tiêu chí chuẩn Quốc gia về nông thôn mới được thể hiện ở bảng sau: 33 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 PHẦN THỨ HAI CÁC DỰ BÁO TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI... thao xã nằm trên địa bàn thôn Linh An với diện tích 3.700 m2 28 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 + Sân thể thao các thôn: thôn Linh An với diện tích 9.203 m 2, thôn Long Quang có diện tích 5.562 m2, thôn Bồ Bản 300 m2, thôn Lệ Xuyên 5.035 m2 2.7 Bưu điện văn hóa xã Hiện trên địa bàn xã Triệu Trạch. .. rộng 2,5 m - Đường liên xã 6 (LX 6): Từ đường ĐH 41 khu vực Phe 2 Linh An đến giáp thôn Phú Liêu xã Triệu Tài dài 1.400 m đường đất, mặt đường rộng 6 m 29 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 - Đường liên xã 7 (LX 7): Từ đường ĐH 41 khu vực trạm Y tế xã đến giáp thôn Phủ Liễn xã Triệu Tài dài 1.600 m đường... : Thống kê xã Triệu Trạch) Nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất nhân dân xã Triệu Trạch chủ yếu được cung cấp từ hệ thống thủy lợi của huyện (kênh N3), ngoài ra các nguồn nước cũng được cung cấp 31 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 bởi dòng sông Vĩnh Định và một số ao, hồ có trên địa bàn xã, tuy nhiên... 6 6 6 30 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 5 6 7 8 4.300 1.400 1.600 LX 7 LX 8 III 1 - - 4.300 1.400 1.600 11 11 5 6 6 5 1.700 LX 5 LX 6 - - 1.700 5 - 5 - - - - - - - Đường nội thôn Thôn lệ Xuyên 48.699 10.950 2 Thôn Linh An 14.670 3 4 5 6 IV Thôn An Trạch Thôn Vân Tường Thôn Long Quang Thôn Bồ Bản... khu dân cư nông thôn: Diện tích 351,13 ha chiếm 10,35% tổng diện tích tự nhiên Trong đó: Đất ở nông thôn là 31,71 ha, chiếm 9,03% diện tích đất khu dân cư nông thôn và chiếm 0,94% tổng diện tích đất tự nhiên 23 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 2.1 Hiệu quả sử dụng đất Nhìn chung quỹ đất của xã được... xây dựng (thợ xây, phụ hồ), 14 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 2.2 Thương mại - dịch vụ Hiện nay trên địa bàn xã tình hình hoạt động thương mại-dịch vụ mới chỉ chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp Theo thống kê hiện nay xã Triệu Trạch có 7 hộ tham gia kinh doanh vật tư nông nghiệp (Phân bón, thuốc... 20 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 xã là 445,56 ha chiếm tỷ lệ 13,14% tổng diện tích đất tự nhiên Diện tích các loại đất phi nông nghiệp của xã như sau: Bảng số 7: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2010 M· DiÖn tÝch (ha) C¬ cÊu (%) Đất phi nông. .. tầng sau này Hiện tại cả 6 thôn trong toàn xã đã có mạng lưới điện quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt, với 100% số hộ được sử dụng điện Hệ thống thông tin liên lạc không ngừng phát 24 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 triển và ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đang... phát thanh truyền hình 17 Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới – xã Triệu Trạch – huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 Phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng khắp, nhân dân cùng chính quy n địa phương xây dựng đời sống văn hoá mới theo các tiêu chí làng văn hoá, gia đình văn hoá, cơ quan văn hoá; thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn . kết quả khả quan: tỷ lệ sinh giảm, hạn chế việc sinh dày, sinh sớm và sinh con thứ 3. Tỷ lệ sinh tự nhiên giảm từ 1,2% năm 2005 xuống còn 0,47% năm 2010. Mặc dù mức sinh đã giảm đáng kể nhưng. sản, một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân. Bảng số 4: Hiện trạng NTTS xã Triệu Trạch giai đoạn 2005- 2010 DT: Ha; SL: Tấn TT Hạng mục Năm 2005 Năm 2010 Tăng. ngừng được cải thiện và nâng cao. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2005 - 2010) đạt 6,9%. Nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. - Cơ cấu kinh tế: + Ngành nông, lâm, ngư

Ngày đăng: 13/08/2014, 08:18

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan