sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà

31 2.9K 27
sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài………………………………….3 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứ……………………………….4 1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài.……………………………………….4 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.……………………………… 4 1.4 Nguồn số liệu nghiên cứu…………………………………….4 1.5 Kết cấu đề tài…………………………………………………… 5 Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất………………………………………….6 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản…………………………… 6 2.2 Ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất…………………… 8 2.2.1. Ước lượng hàm sản xuất …………………………………………… 8 2.2.2. Ước lượng chi phí sản xuất……………………………………… ….9 2.2.3. Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất… …10 2.3 Các nghiên cứu liên quan về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 11 2.3.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến hàm sản xuất và chi phí sản xuất ………………………………………………………………… 11 2.3.2. Những công trình nghiên cứu liên quan khác 11 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích tình hình hoạt động của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ………………………12 3.1 Phương pháp nghiên cứu…………………………………… 12 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu………………………………………12 3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu…………………………………… 12 3.2 Giới thiệu chung về thị trường bánh kẹo Việt Nam và công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà …………… …………… ………………… 13 3.2.1.Khái quát về thị trường bánh kẹo Việt Nam…………………….……13 1 3.2.2. Khái quát về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà……………… … 15 3.3 Thực trạng và các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà………………………………18 3.3.1 Thực trạng hoạt động SXKD của công ty những năm gần đây…… 18 3.3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động của công ty………………………………………………….… 25 Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu………….…27 4.1 Các kết luận và phát hiện qua việc nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty…………………………………………………………………27 4.2 Dự báo triển vọng phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà .….…………………………………………………28 4.3 Các đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty nói riêng và của thị trường bánh kẹo Việt Nam nói chung ……….29 Kết luận…………………………………………………………………….30 Tài liệu tham khảo………………………………………………………….31 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường là một bước ngoặt lớn có tính chất cơ bản để nước ta có thể đứng vững và phát triển kịp với nền kinh tế thế giới và khu vực.Sự chuyển đổi này đã kéo theo sự chuyển hướng trong việc lập kế hoạch chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.Cơ chế này đã mở ra một thời kỳ mới đầy cơ hội phát triển cũng như nhiều thách thức lớn đối với các thành phần kinh tế cũng như các doanh nghiệp ở Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao. Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt ấy thì hoạt động sản xuất kinh doanh bắt buộc phải mang lại hiệu quả. Như vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng, đặc biệt là phải tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và đồng thời giúp doanh nghiệp tự khẳng định mình. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cơ sở để các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả hay không. Từ đó đề ra các biện pháp và các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng (như giá bột mì, đường) nhưng Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà vẫn sản xuất ổn định, tiêu thụ tăng cao. Vì lý do trên nhóm em đã quyết định tiến hành nghiên cứu 3 đề tài: “ Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà” với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện hơn phương án sản xuất kinh doanh của công ty, giúp công ty có thể phát triển mạnh hơn trong quá trình hội nhập. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản, phương pháp ước lượng đối với hàm sản xuất và chi phí sản xuất. - Đề tài nghiên cứu về thực trạng cũng như thành tựu và hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. - Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất, căn cứ vào kết quả phân tích thu được đưa ra những gợi ý về chính sách cho các nhà quản lý doanh nghiệp. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế về phương pháp phân tích hồi quy để ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm của công ty. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà từ giai đoạn 2007 đến nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo Việt Nam từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020. 1.4. Nguồn số liệu nghiên cứu: Các số liệu dùng để nghiên cứu đề tài chủ yếu là các số liệu thứ cấp, lấy từ các phòng ban trong công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà như: Phòng kế hoạch - thị trường, Phòng tài vụ. Ngoài ra là lấy số liệu ở tổng cục thống kê, các trang web … 4 1.5. Kết cấu đề tài Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ , kết cấu đề tài gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích tình hình hoạt động của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Đề tài là một vấn đề hết sức phức tạp đặc biệt với sinh viên như nhóm em vì trình độ hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm của bản thân chưa có, việc thu thập và xử lí thông tin gấp và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy nội dung bài viết còn nhiều vấn đề chưa được đề cập đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của thầy cô bạn bè về nội dung cũng như cách trình bày. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, thạc sỹ Ninh Thị Hoàng Lan đã giành thời gian đóng góp nhiều ý kiến quý báu, bổ sung cũng như chỉnh lý nội dung và hình thức giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. 5 CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản Sản xuất là sự tạo ra hàng hóa hay dịch vụ từ các yếu tố đầu vào hoặc nguồn lực: máy móc, thiết bị, đất đai, nguyên vật liệu…. Hàm sản xuất là một mô hình toán học biểu diễn lượng sản lượng tối đa có thể sản xuất được từ những yếu tố đầu vào xác định, với trình độ công nghệ và lao động hiện có. Q = f ( X 1 , X 2 ,…,X n ) Q : lượng đầu ra tối đa có thể thu được. X 1 , X 2 ,…,X n : số lượng yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất. Có 4 dạng hàm sản xuất thông thường : * Hàm sản xuất tuyến tính Q= f( K, L)= aK+ bL * Hàm sản xuất Leontief Q = f( K, L) = min(aK, bL) * Hàm sản xuất Cobb- Douglas Q= f (K, L) = AK α L β ( A, α ,B> 0) * Hàm sản xuất CES Q = f( K,L) = ( K p + L p ) γ/p với p ≤ 1 , p ≠ 0, γ >0 Phân biệt sản xuất ngắn hạn và dài hạn : 6 • Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố đầu vào cố định. Mọi thay đổi trong sản lượng đạt được do thay đổi các yếu tố đầu vào biến đổi. • Dài hạn là khoảng thời gian đủ để tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi. Sản lượng thay đổi do sự thay đổi của tất cả các đầu vào. Sản xuất trong ngắn hạn, thông thường vốn cố định, sản lượng thay đổi là do yếu tố đầu vào lao động thay đổi. Do đó, hàm sản xuất ngắn hạn có dạng: Q = f (L). Sản phẩm bình quân của lao động: AP L = Q/L Sản phẩm cận biên của lao động: MP L = dQ/dL Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần ( hay quy luật hiệu suất sử dụng các yết tố đầu vào có xu hướng giảm dần). Nội dung quy luật: khi gia tăng tiếp những đơn vị của một đầu vào biến đổi trong khi cố định các đầu vào khác thì số lượng sản phẩm đầu ra sẽ tăng dần, tuy nhiên tốc độ tăng sẽ ngày càng giảm ( khi đó MP sẽ giảm), đạt đến một điểm nào đó số lượng sản phẩm đầu ra sẽ đạt cực đại ( MP=0) rồi sau đó giảm xuống ( khi đó MP âm). Sơ đồ mối quan hệ giữa Q, MP L , AP L : Mối quan hệ giữa AP L v à MP L : • Nếu MP L > AP L thì tăng lao động sẽ làm cho AP L tăng lên. • Nếu MP L < AP L thì tăng lao động sẽ làm giảm dần. • Khi MP L = AP L thì AP L đạt giá trị lớn nhất. Chi phí sản xuất ngắn hạn : • Tổng chi phí sản xuất ( TC ) : là toàn bộ các phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ. 7 • Tổng chi phí cố định ( TFC ) : là tổng giá trị bằng tiền trả cho đầu vào cố định và không thay đổi khi sản lượng thay đổi. • Tổng chi phí biến đổi ( TVC ) : là tổng giá trị bằng tiền trả cho những đầu vào biến đổi và thay đổi theo mức sản lượng. • TC = TFC + TVC Chi phí bình quân : • Chi phí biến đổi bình quân (AVC): là mức chi phí biến đổi tính cho bình quân mỗi đơn vị sản phẩm. AVC= TVC/Q • Chi phí cố định bình quân (AFC): là mức chi phí cố định tính bình quân cho mỗi đơn vị sản phẩm. AFC= TFC/Q • Tổng chi phí bình quân (ATC): là mức chi phí tính bình quân cho mỗi đơn vị sản phẩm.ATC= TC/Q = AVC + AFC Chi phí cận biên ngắn hạn (SMC): là sự thay đổi trong tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Mối quan hệ giữa các đường chi phí trong ngắn hạn: • AFC giảm khi sản lượng tăng, bằng khoảng cách theo chiều dọc giữa hai đường ATC và AVC. • AVC có dạng hình chữ U, bằng SMC tại điểm cực tiểu của AVC • ATC có dạng hình chữ U, bằng SMC tại điểm cực tiểu của ATC • SMC có dạng hình chữ U, cắt các đường ATC và AVC tại điểm cực tiểu của các đường này. Phân tích hồi quy: • Phân tích hồi quy là một kỹ thuật thống kê dùng để ước lượng giá trị các tham số bằng cách sử dụng dữ liệu của các biến số kinh tế. • Nội dung của phân tích hồi quy: gồm 4 bước: 8 o Ước lượng tham số: xác định biến; thu thập số liệu về các biến; xác định dạng hàm; ước lượng ( sử dụng các phần mềm). o Kiểm định ý nghĩa thống kê o Đánh giá sự phù hợp của mô hình o Dự báo 2.2. Ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất 2.2.1. Ước lượng hàm sản xuất * Hàm sản xuất: Để ước lượng hàm sản xuất ta thường dùng hàm sản xuất bậc 3: Q = aK 3 L 3 + bK 2 L 2 Tuy nhiên dạng hàm này là thích hợp nhất cho việc ứng dụng phân tích hàm sản xuất trong ngắn hạn, hơn là ứng dụng trong dài hạn. Khi vốn được cố định ( K K= ), hàm sản xuất ngắn hạn bậc 3 là: 3 2 3 2 3 2 Q = aK L + bK L = AL + BL ( trong đó 3 A = aK và 2 B = bK ) Với hàm sản xuất: Q = AL 3 + BL 2 ( A < 0 và B > 0 ) * Sản phẩm bình quân của lao động: AP L = Q/L = AL 2 + BL Sản phẩm bình quân của lao động tiến tới giá trị cực đại tại L a đơn vị lao động. Điều này xảy ra khi dAP/dL = 2AL + B = 0. Ta tìm được: L a = -B/2A * Sản phẩm cận biên của lao động: MP L = dQ/dL = 3AL 2 + 2BL Sản phẩm cận biên của lao động tiến tới giá trị cực đại tại L m đơn vị lao động. Xác định giá trị L m khi Q LL = 0 ta được: L m = -B/3A 2.2.2. Ước lượng chi phí sản xuất 9 Để ước lượng hàm chi phí, số liệu cần phải có là mức độ sử dụng của một hay nhiều đầu vào cố định. Khi thu thập số liệu về chi phí cần loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát. * Hàm chi phí biến đổi có dạng: TVC = aQ + bQ 2 + cQ 3 * Khi đó hàm chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên lần lượt là: AVC= a + bQ+ cQ 2 SMC= a + 2bQ + 3cQ 2 Khi Q = 0, AVC = a, phải có giá trị dương. Vì đường chi phí biến đổi bình quân có cùng chiều dốc xuống cho nên b phải là số âm. Như vậy, các tham số của hàm chi phí phải có điều kiện về dấu là: a > 0, b < 0, và c > 0. Khi hàm chi phí biến đổi được xác định có dạng bậc ba thì hàm AVC và SMC có dạng bậc hai. => Do cả ba đường chi phí này đều có các tham số giống nhau nên ta chỉ cần ước lượng một trong các hàm này. 2.2.3. Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất - Hàm sản xuất cho ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng đầu vào và đầu ra. Từ mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp tiến hành xem xét việc kết hợp các yếu tố đầu vào vốn và lao động đã phù hợp hay chưa. Nhờ có mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp có thể dự đoán được sản lượng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất khi sử dụng một lượng đầu vào nhất định của vốn và lao động, để từ đó doanh nghiệp định ra các chiến lược sản xuất, sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho hiệu quả nhất. - Ước lượng hàm chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp dự đoán chi phí phải bỏ ra trong khi sản xuất một mức sản lượng Q nhất định, từ đó xem xét xem chi phí mà doanh nghiệp sẽ bỏ ra có hợp lý không? những chi phí nào doanh nghiệp có thể kiểm soát được? Có thể cạnh tranh với các hãng khác 10 [...]... luận văn của các anh chị khoá trên nghiên cứu về vấn đề này như: - Tên đề tài: “ Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bia của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương” Sinh viên : Đoàn Thị Thuỳ Lớp: K43F5 Luận văn đã phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất và chi phí sản xuất của sản phẩm bia của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương... giá dẫn đến chi phí đầu vào tăng, kéo theo chi phí sản xuất tăng khoảng 8-10%( nguyên vật liệu nhập khẩu chi m 70-80% giá thành sản xuất bánh kẹo của công ty) Giá điện, xăng dầu tăng tất yếu sẽ làm cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng theo.Giá xăng dầu tăng còn ảnh hưởng đến chi phí phân phối sản phẩm của công ty. Giá sản phẩm dịch vụ tăng sẽ ảnh hưởng đến thị phần, vị thế của công ty trên thị... kẹo nói chung và của công ty bánh kẹo Hải Hà nói riêng - HAIHACO là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam,là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các công ty như Bibica, Kinh Đô miền Bắc với quy mô tương đối về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ công nghệ HAIHACO được đánh giá có thế mạnh về sản xuất bánh xốp và kẹo. Doanh thu của HAIHACO chi m 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước - HAIHACO... Nam và công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 3.2.1 Khái quát về thị trường bánh kẹo Việt Nam 3.2.1.1 Tình hình cung - cầu - Cung trên thị trường bánh kẹo: 13 Trong những năm gần đây, thị trường bánh kẹo Việt Nam phát triển rất sôi động Với chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia sản xuất và kinh doanh sản phẩm bánh kẹo, ... trên, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà cũng đang phải đối mặt với những khó khăn chung của ngành bánh kẹo như: - Về tình hình lạm phát: giai đoạn 2007-2010 là giai đoạn khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp vì tỉ lệ lạm phát tăng lên đến mức đỉnh điểm, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm của nhiều công ty, công ty bánh kẹo Hải Hà không nằm ngoài quy luật đó - Về Công. .. tăng sản lượng Căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành bánh kẹo đến năm 2011, sản lượng của công ty dự kiến đạt 30triệu tấn bánh kẹo Định hướng tiếp theo, sau khi khai thác hết công suất công ty sẽ nâng công suất lên 40 triệu tấn bánh kẹo/ năm Việt Nam trở thành thành viên của WTO và phải tuân thủ lộ trình giảm thuế đối với các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sản. .. www.haihaco.com.vn Vốn pháp định: 36.500.000.000 đ Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần Quy mô doanh nghiệp: quy mô lớn 3.2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, tên giao dịch quốc tế là Haiha Confectionery Joint-Stock Company (HAIHACO) Công ty được thành lập ngày 25/12/1960, gần 50 năm phấn đấu và trưởng thành, từ một xưởng làm nước chấm và magi đã trở thành một... doanh thu và lợi nhuận của công ty Tuy nhiên, hầu như tất cả các công ty sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam đều phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài 3.3 Thực trạng và các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 3.3.1 Thực trạng hoạt động SXKD của công ty những năm gần đây Mô hình nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng hàm hồi quy tuyến tính và được xây dựng dựa...không? Từ hàm chi phí sản xuất doanh nghiệp có thể xác định được hàm chi phí biến đổi bình quân và hàm chi phí cận biên để từ đó tính toán mức giá bán hàng hóa trên thị trường một cách tối ưu nhằm đạt được lợi nhuận tối đa 2.3 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan 2.3.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến hàm sản xuất và chi phí sản xuất Qua việc tìm hiểu, nhóm... quản lý của mình để có thể kiểm soát hoặc sử dụng chúng nh ư một công cụ nhằm gia tăng kết quả kinh doanh Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã nắm bắt được cơ hội của mình dựa vào những lợi thế của mình Đó chính là việc áp dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại, để tăng sản xuất, giảm chi phí ,… Và trong tương lai không xa, chắc chắn công ty sẽ phát triển rất mạnh, có thể cạnh tranh với các công ty lớn . để ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm của công ty. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà từ giai đoạn. như: - Tên đề tài: “ Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bia của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương” Sinh viên. chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện hơn phương án sản xuất kinh doanh của công ty,

Ngày đăng: 12/08/2014, 23:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • * Hàm chi phí biến đổi có dạng: TVC = aQ + bQ2 + cQ3

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan