lập một dự án để triển khai ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn của một mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp sản xuất với hai yếu tố đầu vào vốn và lao động

27 1.8K 4
lập một dự án để triển khai ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn của một mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp sản xuất với hai yếu tố đầu vào vốn và lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài 3: Lập một dự án để triển khai ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn của một mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp sản xuất với hai yếu tố đầu vào vốn và lao động trong đó yếu tố vốn là cố định. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế hiện nay với tỷ lệ lạm phát cao, mọi thứ giá cả đều tăng cao, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần có những phương án sản xuất kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dung, nâng cao chất lượng và quan trọng là phải tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với mỗi một công ty khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc lựa chọn các yếu tố đầu vào cũng như công tác quản trị chi phí sản xuất là rất quan trọng, trong đó vốn và lao động là hai yếu tố không thể thiếu, quyết định phần lớn đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng thật hiệu quả những yếu tố đầu vào, cắt giảm chi phí mà vẫn đạt được mức lợi nhuận tối đa. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là căn cứ để doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn… có hiệu quả hay không; để từ đó đưa ra các biện pháp và quyết định phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp. 2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đó chính là những lý do mà nhóm thảo luận chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Lập một dự án để triển khai ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn của một mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp sản xuất hanoimilk với hai yếu tố đầu vào vốn và lao động trong đó yếu tố vốn là cố định”. 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu về mặt thiết lập mô hình ước lượng hàm chi phí sản xuất ngắn hạn và các phương pháp tính, trên cơ đó đề ra các giải pháp ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng công tác ước lượng hàm chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ. 3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung vấn đề nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế về phương pháp ước lượng hàm chi phí sản xuất nhằm hạch định chính sách phát triển sản phẩm của công ty. Ở đề tài này phạm vi nghiên cứu là về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP sữa Hà nội ( Hanoi milk). 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu cho đề tài chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, loại dữ liệu là dữ liệu theo thời gian được thu thập từ một số nguồn sau: - Dữ liệu theo quý về lao động, sản lượng, chi phí của công ty được thu thập từ quý I năm 2009 đến quý IV 2011 dựa vào các bảng báo cáo tài chính của công ty trong giai đoạn này. Lao động được tính bằng chi phí nhân công chia cho tiền lương bình quân/ người; tổng chi phí biến đổi được tính bằng tổng chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công. - Chi phí biến đổi bình quân được tính toán có tính đến ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát tại thời điểm thu thập dữ liệu trên trang web của Tổng cục thống kê. - Thu nhập bình quân/ người/ tháng được lấy trên trang chủ của công ty và các bài viết liên quan. 3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp phân tích thống kê, phân tích so sánh, phương pháp kinh tế lượng được sử dụng trong nghiên cứu này. Mô hình nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng hàm hồi quy tuyến tính và được xây dựng dựa trên các giả thuyết sau: - Đặc trưng mô hình hàm sản xuất - biến sản lượng Q là biến nội sinh, có nghĩa là giá trị của nó được xác định bởi mô hình. - Biến độc lập như lao động,… là biến ngoại sinh. - Các giả thuyết đối với mô hình hồi quy tuyến tính được thỏa mãn. 5. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU Nội dung bài báo cáo gồm phần tổng quan và 3 chương: CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN 1.1. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN 1.1.1. Khái niệm Sản xuất là sự tạo ra hàng hóa hay dịch vụ từ các đầu vào hoặc nguồn lực : máy móc , thiết bị , đất đai , nguyên vật liệu…. Hàm sản xuất là một mô hình toán học biểu diễn lượng sản lượng tối đa có thể sản xuất được từ những yếu tố đầu vào xác định, với trình độ công nghệ và lao động hiện có. Q = f ( X 1 , X 2 ,…,X n ) Q : lượng đầu ra tối đa có thể thu được. X 1 , X 2 ,…,X n : số lượng yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất. Có 4 dạng hàm sản xuất thông thường : * Hàm sản xuất tuyến tính Q= f( K, L)= aK+ bL * Hàm sản xuất Leontief Q = f( K, L) = min(aK, bL) * Hàm sản xuất Cobb- Douglas Q= f (K, L) = AK α L β ( A, α ,B> 0) * Hàm sản xuất CES Q = f( K,L) = ( K p + L p ) γ/p với p ≤ 1 , p ≠ 0, γ >0 Phân biệt sản xuất ngắn hạn và dài hạn : • Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố đầu vào cố định. Mọi thay đổi trong sản lượng đạt được do thay đổi các yếu tố đầu vào biến đổi. • Dài hạn là khoảng thời gian đủ để tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi. Sản lượng thay đổi do sự thay đổi của tất cả các đầu vào. Chi phí sản xuất : •Tổng chi phí sản xuất ( TC ) : là toàn bộ các phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ. •Chi phí cố định ( TFC ) : là tổng giá trị bằng tiền trả cho đầu vào cố định và không thay đổi khi sản lượng thay đổi. •Chi phí biến đổi ( TVC ) : là tổng giá trị bằng tiền trả cho những đầu vào biến đổi và thay đổi theo mức sản lượng. •TC = TFC + TVC Chi phí bình quân : •Chi phí biến đổi bình quân (AVC): là mức chi phí biến đổi tính cho bình quân mỗi đơn vị sản phẩm. •Chi phí cố định bình quân (AFC): là mức chi phí cố định tính bình quân cho mỗi đơn vị sản phẩm. • Tổng chi phí bình quân (ATC): là mức chi phí tính bình quân cho mỗi đơn vị sản phẩm. • Chi phí cận biên : là sự thay đổi trong tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. 1.1.2. Các chỉ tiêu về sản xuất trong ngắn hạn - Sản phẩm trung bình - Sản phẩm cận biên 1.2. Nội dung ước lượng hàm sản xuất 1.2.1. Hàm sản xuất: Để ước lượng hàm sản xuất ta thường dùng hàm sản xuất bậc 3: Q = aK 3 L 3 + bK 2 L 2 Tuy nhiên dạng hàm này là thích hợp nhất cho việc ứng dụng phân tích hàm sản xuất trong ngắn hạn, hơn là ứng dụng trong dài hạn. Khi vốn được cố định ( K K= ), hàm sản xuất ngắn hạn bậc 3 là: 3 2 3 2 3 2 Q = aK L + bK L = AL + BL ( trong đó 3 A = aK và 2 B = bK ) Với hàm sản xuất: Q = AL 3 + BL 2 Đặt X=L 3 và W =L 2 ta có: Q = AX+ BW ( A < 0 và B > 0 ) => Đây chính là dạng hàm mà ta có thể sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để tiến hành ước lượng. * Sản phẩm bình quân của lao động: AP = Q/L = AL 2 + BL Sản phẩm bình quân của lao động tiến tới giá trị cực đại tại L a đơn vị lao động. Điều này xảy ra khi dAP/dL = 2AL + B = 0. Ta tìm được: L a = -B/2A * Sản phẩm cận biên của lao động: MP= dQ/dL = 3AL 2 + 2BL Sản phẩm cận biên của lao động tiến tới giá trị cực đại tại L m đơn vị lao động. Xác định giá trị L m khi Q LL = 0 ta được: L m = -B/3A 1.2.2. Ước lượng chi phí sản xuất Để ước lượng hàm chi phí, số liệu cần phải có là mức độ sử dụng của một hay nhiều đầu vào cố định. Khi thu thập số liệu về chi phí cần loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát. * Hàm chi phí biến đổi có dạng: TVC = aQ + bQ 2 + cQ 3 * Khi đó hàm chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên lần lượt là: AVC= a + bQ+ cQ 2 SMC= a + 2bQ + 3cQ 2 Khi Q = 0, AVC = a, phải có giá trị dương. Vì đường chi phí biến đổi bình quân có cùng chiều dốc xuống cho nên b phải là số âm. Như vậy, các tham số của hàm chi phí phải có điều kiện về dấu là: a > 0, b < 0, và c > 0. Khi hàm chi phí biến đổi được xác định có dạng bậc ba thì hàm AVC và SMC có dạng bậc hai. => Do cả ba đường chi phí này đều có các tham số giống nhau nên ta chỉ cần ước lượng một trong các hàm này sẽ thu được kết quả dùng cho các hàm khác. 1.2.3. Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất - Hàm sản xuất cho ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng đầu vào và đầu ra. Từ mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp tiến hành xem xét việc kết hợp các yếu tố đầu vào vốn và lao động đã phù hợp hay chưa. Nhờ có mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp có thể dự đoán được sản lượng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất khi sử dụng một lượng đầu vào nhất định của vốn và lao động, để từ đó doanh nghiệp định ra các chiến lược sản xuất, sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho hiệu quả nhất. - Ước lượng hàm chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp dự đoán phí phải bỏ ra trong khi sản xuất một mức sản lượng Q nhất định, từ đó xem xét xem chi phí mà doanh nghiệp sẽ bỏ ra có hợp lý không? Có thể cạnh tranh với các hãng khác không ? Từ hàm chi phí sản xuất doanh nghiệp có thể xác định được hàm chi phí biến đổi bình quân và hàm chi phí cận biên để từ đó tính toán mức giá bán hàng hóa trên thị trường nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 2.1.1 Tổng quan tình hình về công ty cổ phần HÀ NỘI MILK  Lĩnh vực kinh doanh : • Sản xuất và buôn bán: sữa bò, sữa đậu nành, các sản phẩm từ sữa. • Chế biến các sản phẩm nông sản, thực phẩm, các loại nước uống, nước trái cây. • Buôn bán nguyên liệu, thiết bị vật tư và sản phẩm ngành sữa, ngành chế biến thực phẩm. • Kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà hàng, siêu thị. • Kinh doanh, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản. • Chăn nuôi bò sữa, vùng nguyên liệu. • Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hang hóa.  Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần sữa Hà Nôi được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000592 do Sở đầu tư và kế hoạch Thành Phố Hà Nội cấp ngày 02/11/2001. Ngày 08/03/2002, Công ty cổ phần sữa Hà Nội khởi công xây dựng nhà máy chế biến sữa Hà Nội tại địa bàn xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc dưới hình thức là chi nhánh của công ty theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh số 1913000036 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 19/03/2002. Đến ngày 05/05/2006, Công ty cổ phần sữa Hà Nội đã chuyển cơ sở kinh doanh từ Thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phúc và hoạt động theo giấy đăng ký kinh doanh lần 1 số 1903000210 ngày 05/05/2006 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, công ty có 13 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, lần gần nhất là ngày 25/08/2008 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 25/08/2008 với tổng số vốn điều lệ của công ty là 100.000.000.000 đồng. Nhà máy có công suất 150 triệu lit sữa/năm ,là một trong những nhà máy có quy mô công suất lớn ở Việt Nam với tổng mức đầu tư lên đến 100 tỷ đồng, với dây chuyền kỹ thuật tiên tiến do tập đoàn Tetra pak – Thụy Điển cung cấp cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề. Công ty được ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy chứng nhận niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng. Tại thời điểm 31/12/2008, cổ phiếu của công ty đang được niêm yết tai trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán la HNM. Trụ sở chính của công ty đặt tại : Km 9, đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, Khu công nghiệp Quang Minh, xã Quang Minh, huyệ Mê Linh, Thành phố Hà Nội và có các chi nhánh tại các địa điểm sau : • Chi nhánh công ty cổ phần sữa Hà Nội tại phòng 201, Lầu 2, tòa nhà Saigon House, số 306-308 phố Hoàng Diệu, phường 5, quạn 4,TP.Hố Chí Minh. • Nhà máy chế biến thực phẩm Hà Nội – chi nhánh công ty cổ phần sữa Hà Nội Xóm Bãi, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.  Vị thế Công ty • Sản phẩm của Hanoimilk có mặt trên 64 tỉnh thành tuy nhiên thị trường tiêu thụ chính là miền Bắc và Bắc miền Trung. Kênh phân phối truyền thống của Công ty thông qua các nhà phân phối đến các điểm bán lẻ tại các tỉnh như Hà Nội, Hải phòng, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nam Định, Hải Dương, • Hanoimilk cũng nhắm vào khai thác đối tượng tiêu dụng là trẻ em (là đối tượng tiêu dùng nhiều nhất và thường xuyên nhất, chiếm 41% nhu cầu thị trường sữa) với lượng khách hàng tiêm tăng là trẻ em từ 5-14 tuổi chiếm 30% dân số.  Chiến lược Phát triển và Đầu tư • Trong những năm tới Hanoimilk sẽ tập trung mọi nguồn lực phát triển ngành kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm về sữa. • Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho các năm tới bình quân trên 10%/năm. • Xây dựng chiến lược sản phẩm tập trung vào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho khách hàng với các mục tiêu giúp phát triển toàn diện về trí tuệ, thể lực cũng như chiều cao và thuận tiện trong sử dụng.  Các dự án lớn • Dừng triển khai liên doanh xây dựng nhà máy ở Miền Nam trên khu đất tại Bình Dương. • Dừng việc đầu tư mua trại bò Tuyên Quang với giá trên 15 tỷ đồng do việc chỉ hỗ trợ ký thuật với các trang trại lớn, mở rộng thu mua. • Không dùng đến 20% vốn điều lệ đầu tư, kinh doanh tài chính, bất động sản. • Rút vốn đầu tư dự án liên doanh sản xuất bao bì với Công ty bao bì Đức Tấn  Triển vọng Công ty • Người tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng đánh giá cao và hiểu rõ lợi ích khi sử dụng các sản phẩm từ sữa mang lại. • Hanoimilk đã trở thành một trong những thương hiệu sữa nổi tiếng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố phía Bắc, với nhãn hiệu IZZI, Yotuti, Hanoimilk Fresh… • Vùng nguyên liệu bò sữa của các địa phương cung cấp cho Công ty đang phát triển với tốc độ nhanh. • Hệ thống bán hàng và nhà phân phối của Hanoimilk ngày càng được củng cố và phát triển trên 63 tỉnh, thành của cả nước. 2.1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 2.1.2.1 Thuận lợi [...]... WTO, cụ thể là việc giảm thuế nhập khẩu mặt hàng này, tăng khả năng xuất hiện các thương hiệu mạnh trên thế giới trên thị trường nội địa Nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà máy bia trong nước Nguyên liệu sản xuất sữa chủ yếu là nhập khẩu do đó rất phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước ngoài CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT... chuyền thiết bị Là DN đầu tiên trong ngành sữa cả nước được nhận chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 22000 và HACCP, Hanoimilk luôn siết chặt hai hệ thống này để kiểm soát chất lượng ngay từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào (chủ yếu từ New Zealand và Đan Mạch) đến suốt quá trình sản xuất, lưu kho và bán hàng Kể từ tháng 4 năm 2009, Hanoimilk đã bước vào công cuộc cải tổ toàn diện và sâu rộng để quyết tâm vươn... dùng: Sản phẩm sữa ngày càng đa dạng phong phú , Hà Nội milk phải cạnh tranh về chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh của thương hiệu và cạnh tranh về giá Áp lực từ các sản phẩm thay thế: sự cạnh tranh về thị phần sản phẩm trong ngành: Ví dụ sữa đậu lành làm giảm thị phần của sữa nước… 2.2 THỰC TRẠNG ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 2.2.1 Tổng quan tình hình sản xuất của doanh nghiệp. .. HÀM SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA DOANH NGHIỆP 3.1.1 Mục tiêu Hanoimilk quyết tâm trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực chế biến sữa và thực phẩm tại thị trường Việt Nam Xây dựng và phát triển Hanoimilk thành Công ty chuyên nghiệp và đẳng cấp quốc tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa; từ đó mang lại lợi ích tối đa cho người lao động, các cổ... mục đích đầu tư tăng công xuất sản xuất sữa UHT từ 30 triệu lít/năm lên 50 triệu lít/năm) và dự án đầu tư phát triển sữa chua ăn (30,9 tỷ đồng nhằm đầu tư tăng công xuất sản xuất sữa chua ăn từ 5 triệu lít/năm lên 15 triệu lít/năm, xây dựng thương hiệu sữa chua ăn Hanoimilk và IZZI…) Giai đoạn 2010-2015, Công ty sẽ triển khai dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu (50 tỷ đồng) nhằm chủ động nguồn... là bước nhảy vọt rất quan trọng của Hanoimilk, đưa Công ty lên tầm cao mới Cũng vào đầu năm 2010 Hanoimilk tung ra sản sản phẩm sữa chua ăn Hanoimilk mới với Synbiotics – kết hợp giữa Probiotics và Prebiotics; Sữa chua ăn Hanoimilk mới đang được khách hàng ưa chuộng và đánh giá là ngon nhất và vượt trội so với các sản phẩm cùng lo 2.2.2 Phân tích mô hình ước lượng hàm chi phí sản xuất 2.2.2.1 Ước lượng. .. với cá nhân, tập thể tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tăng năng suất lao động: Tức là sẽ giảm hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành Công ty cần tổ chức các biện pháp sản xuất một cách khoa học và liên tục không để quá trình sản xuất bị gián đoạn Vật liệu phải cung cấp một cách kịp thời cho sản xuất, công ty nên thường xuyên quan tâm đổi mới phương thức sản. .. IV (2011) 840 776 602176 467288576 Trong đó: Đơn vị sản lượng: nghìn hộp Đơn vị lao động: người Sử dụng dữ liệu để ước lượng mô hình sản xuất ta được kết quả sau: Đặt L2 = L2; L3 = L3 Mô hình hàm sản xuất được ước lượng bằng phương pháp OLS, và sau đó đưa vào một số kiểm định chuẩn đoán Sử dụng phần mềm Eviews với số liệu ở bảng trên ta có bảng ước lượng Dependent Variable: Q Method: Least Squares Date:... với một loạt dự án đầu tư giai đoạn 2010-2015, với tổng giá trị đầu tư gần 150 tỷ đồng, nhằm đưa HNM trở về vị trí thứ 3 (hiện là thứ 5) trên thị trường sữa, mà theo ông Chủ tịch, nếu không trở về vị trí này, HNM sẽ khó tồn tại lâu dài và dần bị loại khỏi cuộc chơi Cụ thể, ngay trong giai đoạn 2010-2011, Công ty sẽ triển khai 3 dự án, đó là dự án đầu tư phát triển sản phẩm mới sữa chua uống (tổng vốn. .. mục tiêu năm 2012 Tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu kinh doanh bán hàng BP 2012 Duy trì và phát triển chính sách chất lượng sản phẩm với giá cả hợp lý và phấn đấu là doanh nghiệp sữa đầu tiên đạt chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn quốc gia do Viện Kiểm nghiệm an toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia cấp.Rà soát hệ thống thiết bị của nhà máy, phục vụ cho dự án mở rộng và dự án cải tạo nhà máy Rà . Đề tài 3: Lập một dự án để triển khai ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn của một mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp sản xuất với hai yếu tố đầu vào vốn và lao động trong đó yếu tố vốn là cố định. TỔNG. đề tài: Lập một dự án để triển khai ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn của một mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp sản xuất hanoimilk với hai yếu tố đầu vào vốn và lao động trong đó yếu tố vốn là. hàm sản xuất doanh nghiệp có thể dự đoán được sản lượng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất khi sử dụng một lượng đầu vào nhất định của vốn và lao động, để từ đó doanh nghiệp định ra các chiến lược sản

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đề tài 3: Lập một dự án để triển khai ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn của một mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp sản xuất với hai yếu tố đầu vào vốn và lao động trong đó yếu tố vốn là cố định.

  • TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 1.TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

  • 2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

  • 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 5. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU

  • CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN

  • 1.1. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN

  • 1.1.1. Khái niệm

  • 1.1.2. Các chỉ tiêu về sản xuất trong ngắn hạn

    • * Hàm chi phí biến đổi có dạng: TVC = aQ + bQ2 + cQ3

    • CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

    • 2.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

    • CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

    • 2.2. THỰC TRẠNG ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

    • 2.3. NHỮNG KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU

    • CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

    • 3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA DOANH NGHIỆP

    • 3.1.1. Mục tiêu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan