nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông

26 1.1K 2
nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm trở lại đây, tình hình nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm sú đã gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh phát sinh thường xuyên; một trong những nguyên nhân gây dịch bệnh do “độc canh” con tôm trên ao nuôi. Để giảm thiểu dịch bệnh, đa dạng hóa đối tượng nuôi và tăng tính ổn định, bền vững trong những năm trở lại đây mô hình nuôi xen ghép được khuyến khích phát triển. Bên cạnh đó, những cảnh báo về biến đổi khí hậu, nhiễm mặn vào các vùng nuôi cá nước ngọt ngày càng gia tăng thì việc tìm ra giống cá có khả năng thích ứng với biến động của nồng độ muối trong môi trường luôn là trăn trở của các cán bộ quản lý và những nhà khoa học thủy sản. Cá rô đầu vuông (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá được biến dị từ cá rô đồng xuất hiện ở Hậu Giang năm 2008 và đặc biệt chỉ xuất hiện ở Việt Nam. Là loài cá có tốc độ sinh trưởng nhanh gấp 2 – 3 lần so với cá rô đồng, khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt. Vấn đề đặt ra ở đây là ở những khu vực có độ mặn thấp có thể nuôi cá rô đầu vuông được hay không? Và nếu có nuôi được thì sự sinh trưởng của chúng diễn ra như thế nào? Xuất phát từ những lý do trên, được sự cho phép của trường Đại học Nông Lâm Huế, khoa Thủy Sản và giáo viên hướng dẫn, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus Bloch, 1792 )”

1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN KHANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ MUỐI ĐẾN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG (Anabas testudineus Bloch, 1792 ) TÓM TẮC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 60.62.03.01 HUẾ - 2013 2 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Huế Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Ngô Hữu Toàn Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ họp tại Trường Đại học Nông Lâm Huế vào ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Huế. - Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Huế. 3 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm trở lại đây, tình hình nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm sú đã gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh phát sinh thường xuyên; một trong những nguyên nhân gây dịch bệnh do “độc canh” con tôm trên ao nuôi. Để giảm thiểu dịch bệnh, đa dạng hóa đối tượng nuôi và tăng tính ổn định, bền vững trong những năm trở lại đây mô hình nuôi xen ghép được khuyến khích phát triển. Bên cạnh đó, những cảnh báo về biến đổi khí hậu, nhiễm mặn vào các vùng nuôi cá nước ngọt ngày càng gia tăng thì việc tìm ra giống cá có khả năng thích ứng với biến động của nồng độ muối trong môi trường luôn là trăn trở của các cán bộ quản lý và những nhà khoa học thủy sản. Cá rô đầu vuông (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá được biến dị từ cá rô đồng xuất hiện ở Hậu Giang năm 2008 và đặc biệt chỉ xuất hiện ở Việt Nam. Là loài cá có tốc độ sinh trưởng nhanh gấp 2 – 3 lần so với cá rô đồng, khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt. Vấn đề đặt ra ở đây là ở những khu vực có độ mặn thấp có thể nuôi cá rô đầu vuông được hay không? Và nếu có nuôi được thì sự sinh trưởng của chúng diễn ra như thế nào? Xuất phát từ những lý do trên, được sự cho phép của trường Đại học Nông Lâm Huế, khoa Thủy Sản và giáo viên hướng dẫn, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus Bloch, 1792 )” 2. Mục đích của đề tài Xác định ảnh hưởng của các nồng độ muối khác nhau đến khả năng sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá rô đầu vuông, từ đó góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá rô đầu vuông phát triển, đưa loài cá này trở thành đối trượng nuôi nước lợ, làm đa dạng hóa đối tượng nuôi ở vùng nước lợ đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Ý nghĩa khoa học – ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học: Kết quả thí nghiệm sẽ làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo, góp phần xây dựng quy trình nuôi cá rô đầu vuông ở vùng nước lợ, vùng nhiễm mặn. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế và giới thiệu đối tượng nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm sinh học cá rô đầu vuông Tên khoa học: Anabas testudineus Bloch, 1792 Lúc nhỏ hình dáng cá rô đầu vuông giống như cá rô đồng bình thường nhưng khi cá có kích thước lớn, đầu cá có hình hơi vuông, môi trề, bụng sệ, đuôi dài, vây dưới dày. Thân cá dài có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá. Cá rô đầu vuông là loài ăn tạp, phàm ăn thiên về động vật. Cá thành thục sau một năm tuổi. Cá rô đầu vuông sinh sản vào mùa mưa, nhưng tập trung nhất từ tháng 6-7 dương lịch. Cá rô đồng đẻ nhiều lần trong năm. Cá rô đầu vuông có khả năng chịu đựng điều kiện môi trường khắc nghiệt: thiếu oxy, pH thấp do có cơ quan hô hấp phụ trên mang, có thể sử dụng oxy từ khí trời. 1.2. Tình hình nghiên cứu về cá rô đồng trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Cá rô đầu vuông là loài có nguồn gốc từ cá rô đồng nên chúng tôi điểm qua các nghiên cứu về cá rô đồng làm tư liệu tham khảo. Trên thế giới, chủ yếu ở Đông Nam Á, có nhiều công trình nghiên cứu về hình thái, cấu tạo, phân loại, đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo của cá rô đồng. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam nói giống Anabas chỉ có một loài duy nhất là cá rô đồng (Anabas testudineus) và Mai Đình Yên và ctv (1978, 1979) đã mô tả một số đặc điểm sinh học và hình thái phân loại. Theo Ngô Hữu Toàn và cs (2010) khi nghiên cứu trên cá rô đồng cho thấy: tuổi thành thục lần đầu của cá đực cũng như cá cái là 6 – 7 tháng, khối lượng thành thục của cá cái từ 58,5 – 69,9gr và cá đực là 45 – 59,7gr, đảm bảo cho cá sinh sản nhân tạo. Tỷ lệ thành thục của cá tăng từ tháng 4 đến tháng 6. Đặng Khánh Hồng, Đỗ Trung và Nguyễn Tường Anh (2006) đã nghiên cứu sản xuất con giống cá rô đồng toàn cái và đã thu được kết quả cá rô đồng cái đạt 59,12% - 78,95%. Theo Đoàn khắc Độ (2008) đã tiến hành thí nghiệm nuôi thâm canh cá rô đồng bằng thức ăn viên với các hàm lượng đạm khác nhau. Mật độ thả nuôi là 25 con/m 2 , thức ăn viên gồm 3 loại có hàm lượng đạm khác nhau (23%, 26%, 32%). Kết quả thí nghiệm cho thấy thức ăn viên thích hợp cho từng giai đoạn được ghi nhận như sau: 2 tháng đầu nên cho ăn thức 5 ăn 32 %, tháng thứ 3 là 26 % và cho ăn thức ăn 23 % cho thời gian nuôi còn lại thì lợi nhuận thu được khi nuôi thương phẩm cá rô đồng sẽ tăng đáng kể. 1.3. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến động vật thủy sản 1.3.1. Vai trò của độ mặn (S‰) đối với đời sống thuỷ sinh vật Độ mặn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố, sinh sản, dinh dưỡng tăng trưởng, tỉ lệ sống và di cư của thủy sinh vật (Trương Quốc Phú, 2006). 1.3.2. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến động vật thủy sản trên thế giới Theo Boeuf và Patrck (2001), trong phần lớn các loài, sự thụ tinh của trứng, sự phát triển của phôi, sự sinh trưởng của ấu trùng tỷ lệ chuyển hoá thức ăn lấy vào và thức ăn tiêu thụ là tuỳ thuộc vào độ mặn. Nghiên cứu tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá vền đen (Acanthopagrus butcheri ) tiền trưởng thành với thời gian là 6 tháng. Cá vền đen tiền trưởng thành có thể sống và tăng trưởng ở độ mặn từ 0 đến 48‰. Khi nuôi cá bóp (Rachycentron canadum) ở độ mặn thấp, có khả năng giảm tỷ lệ mắc bệnh và đơn giản hóa khâu quản lí nước. (Matthew và ctv, 2006). 1.3.3. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến động vật thủy sản ở Việt Nam Theo Trương Thủ Khoa (1993) thì cá kèo (Pseudapocryptes elongatus Cuvier, 1816) là loài cá rộng muối sống chủ yếu ở vùng nước lợ và nước mặn nhưng cũng có thể sống ở nước ngọt. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý của cá kèo Phạm Thái Nguyên (2005) đã kết luận rằng cá kèo có thể chịu đựng được độ mặn từ 0- 95‰. Theo Nguyễn Thị Hồng Vân và Trần Thị Thanh Hiền (2006) thì cá đối (Liza subviridis) sinh trưởng kém ở vùng nước ngọt và độ mặn thấp trong khi sinh trưởng tốt ở các vùng nước lợ, mặn (có thể lên tới 70‰). Nguyễn Thanh Thoại (2008) cho biết cá tra có thể sống trong nước lợ có độ mặn thấp hơn 18‰. 1.4. Tình hình nuôi cá rô đầu vuông 1.4.1. Tình hình nuôi cá rô đầu vuông ở Việt Nam Cá rô đầu vuông được ông Nguyễn Văn Khải, thuộc ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang phát hiện đầu tiên năm 2008. Hiện nay, mô hình nuôi cá rô đầu vuông đã nhân rộng ra với diện tích rất lớn không chỉ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà đã lan rộng ra các tỉnh khác trong cả nước đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. 6 1.4.2. Tình hình nuôi cá rô đầu vuông ở tỉnh Thừa Thiên Huế Năm 2011, Khoa thủy sản – Trường Đại học Nông Lâm Huế đã nghiên cứu hoàn thiện qui trình và chuyển giao qui trình công nghệ sản xuất giống cá rô đầu vuông Anabas testudineus cho Trung tâm giống cấp I Cư Chánh thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 2011, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư tỉnh xây dựng thí điểm mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm cho những hộ nông dân nghèo ở hai xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền và xã Vinh Thái, huyện Phú Vang. Năm 2012, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện A Lưới đã tham mưu xây dựng mô hình "trình diễn nuôi cá rô đầu vuông”. Địa điểm thực hiện: tại 5 xã Hồng Kim, Nhâm, Hồng Trung, Bắc Sơn và Hương Phong. Đến năm 2012, số hộ dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa vào nuôi cá rô đầu vuông còn rất ít và nuôi ở mức mật độ thấp chưa thử nghiệm ở hình thức thâm canh. Để thử nghiệm và quảng bá đối tượng nuôi có giá trị kinh tế này thật sự đến với người nuôi, năm 2012, Trung Tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng mô hình “Nuôi thâm canh cá rô đầu vuông trong ao đất” tại phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy và xã Phong Chương, huyện Phong Điền. Kết quả của các mô hình nuôi cá rô đầu vuông đã cho thấy, mặc dù cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi mới nhưng có nhiều triển vọng để phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 7 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được độ rộng muối của cá rô đầu vuông. - Xác định được nồng độ muối thích hợp cho tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống tối ưu của cá rô đầu vuông. 2.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cá rô đầu vuông (Anabas testudineus Bloch, 1792) giai đoạn thương phẩm nuôi trong môi trường nước có các nồng độ muối khác nhau. - Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu và thực hành thủy sản Trường ĐH Nông Lâm – Đại học Huế. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2012 đến tháng 04/2013 2.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 2.3.1.Thí nghiệm 1: Xác định ngưỡng độ mặn của cá rô đầu vuông  Khả năng hoạt động: Tốc độ bắt mồi, tỷ lệ cá bị mù mắt.  Tỷ lệ sống. 2.3.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ muối đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông  Một số yếu tố môi trường nước trong bể composit nuôi cá thí nghiệm: Nhiệt độ (t o C), DO, pH, NH 3.  Ảnh hưởng của các nồng độ muối khác nhau đến tốc độ sinh trưởng của cá rô đầu vuông - Sinh tưởng và tốc độ sinh trưởng về chiều dài, chiều cao, khối lượng. - Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng, chiều cao và khối lượng, chiều cao và chiều dài.  Ảnh hưởng của các nồng độ muối khác nhau đến đến tỷ lệ sống (SR(%)) của cá rô đầu vuông.  Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) khi nuôi cá rô đầu vuông ở các nồng độ muối khác nhau.  So sánh hiệu quả kinh tế khi nuôi cá rô đầu vuông ở các nồng độ muối khác nhau: Tổng chi, Tổng thu, Lợi nhuận (giá thành sản xuất/kg sản phẩm, lãi thuần, tỷ lệ hoàn vốn (ROI)) 8 2.4. Phương pháp thí nghiệm 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.4.1.1. Thí nghiệm 1: Xác định ngưỡng độ mặn của cá rô đầu vuông Thí nghiệm được bố trí trong thùng xốp có thể tích 20 lít và có sử dụng sục khí, với 6 công thức thí nghiệm, và mỗi công thức được lặp lại 3 lần, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. CT1 CT3 CT5 CT6 CT2 CT4 CT4 CT2 CT1 CT3 CT5 CT6 CT5 CT4 CT6 CT2 CT1 CT3 Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 Trong đó: CT1 (công thức 1): Cho cá giống vào nước ngọt tăng dần nồng độ muối 2 ‰/ngày cho đến mức nồng độ muối mà tỷ lệ sống của cá ≤ 50%. CT2, CT3, CT4, CT5, CT6: lần lượt là các CT cho cá giống đang sống ở nước ngọt trực tiếp vào nồng độ muối 4‰, 8‰, 12‰, 16‰, 20‰. - Thể tích nước dùng để nuôi 17 lít. - Số lượng cá: 30 con/thùng xốp. - Thời gian nuôi của nghiệm thức CT2, CT3, CT4, CT5, CT6: 10 ngày. 2.4.1.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ muối đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông Trên cơ sở kết quả của thí nghiệm 1 để quyết định chọn nồng độ muối thích hợp đối với thí nghiệm 2. Thí nghiệm được tiến hành trong bể composite (thể tích 1000 lít), sục khí với các nghiệm thức có nồng độ muối lần lượt là 0, 4, 8, 12 và 16‰, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD). CT1 CT3 CT4 CT2 CT5 CT5 CT2 CT1 CT4 CT3 CT4 CT5 CT3 CT2 CT1 Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 Chú thích: CT1 (công thức 1: đối chứng): nồng độ muối 0‰. CT2 (công thức 2): nồng độ muối 4‰. CT3 (công thức 3): nồng độ muối 8‰. CT4 (công thức 4): nồng độ muối 12‰. CT5 (công thức 5): nồng độ muối 16‰. Nước: mực nước 1 m. 9 Mật độ nuôi: 40 con/bể. Thời gian nuôi: 3 tháng 2.4.2. Phương pháp theo dõi, thu thập số liệu các chỉ tiêu nghiên cứu 2.4.2.1. Phương pháp theo dõi, thu thập số liệu các chỉ tiêu nghiên cứu ở TN1  Khả năng hoạt động của cá - Tốc độ bắt mồi của cá được đánh giá như sau: Tốc độ bắt mồi Sô điểm Không bắt mồi 0 Chậm chạp 1 Trung bình 2 Nhanh nhẹn 3 Rất nhanh nhẹn 4 - Tỷ lệ cá bị mù mắt: Tỷ lệ cá bị mù mắt (%) = Số cá bị mù mắt Tổng số cá nuôi  Tỷ lệ sống SR(%) = Số cá có đầu đợt theo dõi – Số cá chết trong đợt theo dõi x 100 Số cá có đầu kỳ theo dõi 2.4.2.2. Phương pháp theo dõi, thu thập số liệu các chỉ tiêu nghiên cứu ở TN2  Sự biến đổi của môi trường Độ mặn được kiểm tra hằng ngày bằng khúc xạ kế. Oxy, pH, Nhiệt độ: được đo trực tiếp Test DO, Test pH, nhiệt kế thủy ngân 2 lần/ngày (sáng 8h00, chiều 14h00). NH 3 nước: được đo bằng Test NH 3 tính bằng đơn vị mg/l, đo định kỳ 10 ngày/lần.  Tốc độ tăng trưởng của cá Định kỳ 10 ngày/lần thu mẫu cá để xác định khối lượng (30 con/bể), chiều dài, chiều cao của cá. - Tốc độ tăng trưởng về khối lượng (g/con/ngày): Tốc độ tăng trưởng về khối lượng (g/con/ngày) = W c - W đ t c - t đ - Tốc độ tăng trưởng về chiều dài (cm/con/ngày): Tốc độ tăng trưởng về chiều dài (cm/con/ngày) = L c - L đ t c - t đ 10 - Tốc độ tăng trưởng về chiều cao (cm/con/ngày): Tốc độ tăng trưởng về chiều dài (cm/con/ngày) = H c - H đ t c - t đ  Tỷ lệ sống SR(%) = Số cá có đầu đợt theo dõi – Số cá chết trong đợt theo dõi x 100 Số cá có đầu kỳ theo dõi  Lượng ăn vào của cá Lượng ăn vào = lượng thức ăn cho ăn – lượng thức ăn dư sau 30 phút cho ăn  Hệ số tiêu tốn thức ăn (Feed Conversion Ratio, FCR): FCR = Khối lượng thức ăn sử dụng (vật chất khô) Độ tăng khối lượng của cá  So sánh hiệu quả kinh tế: * Tổng chi phí = chi phí trực tiếp + chi phí gián tiếp + công lao động * Tổng thu = Sản lượng cá thương phẩm x Giá cá thương phẩm * Giá thành sản xuất/kg sản phẩm (đồng/kg): Giá thành sản xuất/kg sản phẩm (đồng/kg) = Tổng chi phí Sản lượng cá thương phẩm thu được * Lãi thuần: Lãi thuần = Tổng thu – Tổng chi phí * Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI): Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) = Lãi thuần x 100 Tổng chi phí 2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Xử lý và phân tích sô liệu bằng phần mềm Minitab version 16.2.0: + Tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. + Phân tích ANOVA một yếu tố để so sánh sự sai khác của các công thức thí nghiệm. + Tính tương quan hồi quy về sinh trưởng giữa khối lượng với chiều dài, giữa khối lượng và chiều cao, giữa chiều dài với chiều cao của cá rô đầu vuông ở các nồng độ muối thí nghiệm Sử dụng chương trình Microsoft Excel 2003 để vẽ biểu đồ biểu diễn các kết quả các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình thí nghiệm. [...]... khoảng nồng độ muối nồng muối từ 0‰ đến 16‰ cá sinh sống bình thường (tốc độ bắt mồi của cá nhanh, cá không bị mù mắt, tỷ lệ sống cao (>80%)) Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn các nồng độ muối này để 14 tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến sinh trưởng của cá rô đầu vuông trong thí nghiệm 2 3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ muối đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông. .. 3.10 Tốc độ sinh trưởng khối lượng của cá rô đầu vuông Như vậy, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá trong thời gian nuôi 3 tháng các nồng độ muối 0 - 12‰ đều ảnh hưởng tốt và gần như nhau đến tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá Tốc độ tăng trưởng của cá trong môi trường có nồng muối 16‰ thấp hơn so với môi trường nước ngọt 3.2.2.2 Khả năng sinh trưởng về chiều dài của cá rô đầu vuông ở các mức nồng độ. .. nghiên cứu ảnh 25 hưởng của nồng độ muối đến sinh trưởng của cá rô đầu vuông trong thí nghiệm 2 1.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ muối đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông  Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm như: nhiệt độ, pH, DO, NH3 trong quá trình thí nghiệm, dù có sự biến động nhưng vẫn nằm trong khoảng giới hạn cho phép đối với cá rô đầu vuông  Sinh trưởng. .. các công thức thí nghiệm không có sự biến động lớn, đều nằm trong khoảng phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô đầu vuông 3.2.2 Ảnh hưởng của các mức nồng độ muối khác nhau đến sinh trưởng của cá rô đầu vuông 3.2.2.1 Khả năng sinh trưởng về khối lượng của cá rô đầu vuông ở các mức nồng độ muối khác nhau  Khối lượng của cá thí nghiệm qua các đợt theo dõi: Bảng 3.9 Khối lượng của cá rô đầu. .. của cá: Tốc độ bắt mồi của cá giảm dần khi tăng nồng độ muối, tốc độ bắt mồi của cá ở nồng độ muối 0‰ - 8‰ thuộc loại nhanh (3,83-3,17), tốc độ bắt mồi của cá ở nồng độ muối 10‰ - 16‰ thuộc loại trung bình (2,83-2,17), tốc độ bắt mồi của cá ở nồng độ muối 18‰ - 22‰ thuộc loại chậm (từ 1,83-1,17), tốc độ bắt mồi của cá ở nồng độ muối 24‰ - 28‰ thuộc loại rất chậm (từ 0,83-0,33), và ở nồng độ muối 30‰ cá. .. (2,83-2,17), tốc độ bắt mồi của cá ở nồng độ muối 18‰ - 22‰ thuộc loại chậm (từ 1,83-1,17), tốc độ bắt mồi của cá ở nồng độ muối 24‰ - 28‰ thuộc loại rất chậm (từ 0,83-0,33), và ở nồng độ muối 30‰ cá không bắt mồi Từ kết quả nghiến cứu (bảng 3.2) cho thấy, tốc độ bắt mồi của cá chịu ảnh hưởng của độ mặn không đáng kể khi độ mặn dao động từ 0-16‰ 12 Bảng 3.2 Tốc độ bắt mồi của cá rô đầu vuông ở CT2-CT6 của. .. bắt mồi - Tỷ lệ sống: khi tăng nồng độ muối từ 0‰ đến 24‰ và cá có tỷ lệ sống cao (>90%) Nhưng khi tăng nồng độ muối từ 26 - 30‰ thì tỷ lệ sống của cá giảm mạnh và tỷ lệ sống trung bình thấp nhất là 45.15% (ở nồng độ muối 30‰) Từ kết quả trên, chúng tôi đia đến kết luận ngưỡng giới hạn nồng độ muối của cá rô đầu vuông là 30‰  Cũng trong thí nghiệm 1, chúng tôi đã tiến hành cho cá giống đang sống ở nước... đến 12‰ có ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng chiều dài của cá như khi cá sống trong môi trường nước ngọt, môi trường có nồng độ muối 16‰ ảnh hưởng làm giảm tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá rô đầu vuông so với khi cá sống trong môi trường nước ngọt 3.2.2.3 Khả năng sinh trưởng về chiều cao của cá rô đầu vuông ở các mức nồng độ muối khác nhau  Chiều cao của cá thí nghiệm qua các đợt theo dõi Đến khi kết... nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông ở môi trường đầm phá có nồng độ muối dao động từ 0 đến 12‰ sẽ cho hiệu quả kinh tế cao Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ muối đến sự biến đổi sinh lý, sinh hóa và sinh trưởng, cũng như chất lượng thịt của cá rô đầu vuông với quy mô ao nuôi Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về nhu cầu protein, các chất dinh dưỡng khác và sức đề kháng của cá rô đầu vuông khi nuôi... cá bị mắt 3.1.3 Tỷ lệ sống Qua bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ sống của cá giảm dần khi tăng nồng độ muối Khi tăng nồng độ muối từ 0‰ đến 24‰ cá vẫn hoạt động bình thường với tỷ lệ sống giảm chậm (tỷ lệ sống cao >90%) và không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05), khi tăng nồng độ muối từ 26 - 30‰ cá có hoạt động bơi lội lờ đờ nhưng vẫn sống bình thường với tỷ lệ sống của cá giảm mạnh và có sự sai khác . Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus Bloch, 1792 )” 2. Mục đích của đề tài Xác định ảnh hưởng của các nồng độ. 2.4.1.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ muối đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông Trên cơ sở kết quả của thí nghiệm 1 để quyết định chọn nồng độ muối thích hợp đối với. các mức nồng độ muối khác nhau đến sinh trưởng của cá rô đầu vuông 3.2.2.1. Khả năng sinh trưởng về khối lượng của cá rô đầu vuông ở các mức nồng độ muối khác nhau  Khối lượng của cá thí

Ngày đăng: 12/08/2014, 20:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan