Chương trình quan hệ cộng đồng cho công ty cổ phần may việt tiến

54 1.9K 14
Chương trình quan hệ cộng đồng cho công ty cổ phần  may việt tiến

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến LỜI MỞ ĐẦU Quan Hệ Công Chúng (PR) có thể hiểu đơn giản là dùng tiếng nói của một bên thứ ba để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng. Những hoạt động PR tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để tiếp cận khách hàng. PR lại tạo sự tin tưởng hơn với người tiêu dùng khi sử dụng tiếng nói của một bên thứ ba. Một trong những hình thức thường gặp của PR là PR cộng đồng. PR cộng đồng thường mang tính chất xã hội và thể hiện được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng. Thông qua các hoạt động PR cộng đồng, doanh nghiệp sẽ tạo được cái nhìn thiện cảm của công chúng đối với công ty. Thông qua đó, công ty cũng thể hiện được thiện chí của công ty đối với các hoạt động mang tính xã hội của địa phương, thái độ thân thiện của tổ chức, công ty đối với cộng đồng. Không nằm ngoài xu hướng của sự phát triển và các hoạt động PR, công ty Cổ phần May Việt Tiến cũng liên tục thực hiện các chương trình PR thiết thực cho xã hội. Được vinh danh là một trong những công ty vì cộng đồng hàng đầu Việt Nam, Công ty Cổ phần May Việt Tiến đã làm gì những gì để có thể có được vinh hạnh đó? Và liệu các hoạt động đó của công ty còn thiếu sót gì và cần phát triển ra sao? Bài đồ án này của nhóm chúng tôi xin làm rõ vấn đề này. Với mong muốn tạo dựng hình ảnh tốt đẹp của Công ty Cổ phần Việt Tiến đối với cộng đồng, chúng tôi sẽ xây dựng một chương trình PR cộng đồng cho công ty trong năm 2012 Bài đồ án chúng tôi xin chia làm 3 phần: Phần I: Tổng quan về quan hệ công chúng Phần II: Giới thiệu về Công ty Cổ phần May Việt Tiến Phần III: Xây dựng chương trình PR cộng đồng cho Công ty Cổ phần May Việt Tiến năm 2012 Trong quá trình làm đồ án, nhóm Hazy đã nhận được sự giúp đỡ cũng như sự chỉ dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Kim Ánh. Nhóm Hazy xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô. Nhóm Hazy đã rất cố gắng và đầu tư cho bài đồ án này. Tuy nhiên những tài liệu, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế của nhóm Hazy còn hạn chế nên nội dung trong bài đồ án này còn nhiều thiếu sót, mong giảng viên theo dõi thông cảm và góp ý kiến nhận xét để nhóm ghi nhận và rút ra kinh nghiệm. Xin chân thành cảm ơn! Trang i ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG 1.1. Tổng quan về quan hệ công chúng 1.1.1.Khái niệm Theo Viện Quan hệ công chúng của Anh – IPR: PR là một nỗ lực được lên kế hoạch và mang tính lâu dài nhằm thiết lập và duy trì sự tín nhiệm cũng như sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và các đối tượng công chúng có liên quan. Theo Frank Jefkins - Tác giả cuốn Public Relations - Frameworks (NXB Financial Times): PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau. Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư Thế Giới: PR là một hoạt động nhằm mục đích tăng cường khả năng giao tiếp/ truyền thông và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức cá nhân hoặc cá nhân với một hoặc nhiều nhóm được mệnh danh là công chúng. Trong một cuộc họp giữa các viện sĩ thông tấn PR đến từ nhiều nước trên thế giới, hầu hết các đại biểu tham dự đồng tình với một định nghĩa về PR được đưa trong đại hội:” PR là một môn nghệ thuật và môn khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo của tổ chức, và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ cho quyền lợi của cả tổ chức và công chúng. 1.1.2.Lịch sử phát triển của PR Quan hệ công chúng có nguồn gốc từ đâu? Xuất hiện từ thời gian nào? Đó là câu hỏi còn để ngỏ và chưa có câu trả lời. Rất nhiều người trong chúng ta lầm tưởng rằng PR mới xuất hiện trong một vài năm qua, hay từ thế chiến thứ II. Những người nghĩ rằng PR gắn liền với nền công nghiệp hóa lâu đời thì cho rằng PR là một phát minh của nước Mỹ. Tuy nhiên điều đó chưa được chứng minh. Vậy chính xác PR ra đời từ khi nào? Phải chăng thật sự nó được sinh ra trong lòng nước Mỹ? Theo Frank Jefkins, tác giả của cuốn sách Public Relations – Frameworks thì PR tồn tại trước khi nước Mỹ hình thành khá lâu – tức là PR ra đời cùng với nền văn minh nhân loại. Nước Mỹ sản sinh ra nhân vật chuột Micky, Coca Cola hay Hollywood nhưng họ không phát minh ra “PR”. Nhưng có nhiều sử gia cho rằng, Thomas Jefferson – Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ, tác giả của bản “Tuyên ngôn độc lập” Mỹ, là người đầu tiên kết hợp 2 chữ “Public” và “Relations” thành cụm từ “Public Relations” vào năm 1807 chính là cha đẻ của ngành PR. Bên cạnh đó, một số ý kiến khác lại cho rằng luật sư Dorman Eaton mới là người sinh ra cụm từ này vào năm 1882, trong khi đó có người lại cho rằng thuật ngữ “Public Relation” đã được ra đời vào năm 1897 Trang 1 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến Những năm đầu thế kỷ XX, tại Hà Lan xuất hiện văn phòng Quan hệ công chúng, cũng là nước có hiệp hội quan hệ công chúng đầu tiên trên thế giới. Tại Ả rập, các chuyên gia lại xem Mohammed là chuyên gia PR đầu tiên đối với nền văn minh của họ. Tại Thái Lan, PR có từ năm 1823, khi mà đức vua phát triển những kí tự đầu tiên của đất nước này. Ý kiến về sự xuất hiện sớm nhất có lẽ thuộc về Trung Quốc, khi mà quốc gia này cho rằng PR xuất hiện từ thời Xuân Thu chiến quốc – tức là vào khoảng 9000 năm trước. Qua những ý kiến khác nhau, những nét phác họa về lịch sử của ngành PR, chứng tỏ rằng những hoạt động PR có từ rất sớm và có mặt khắp mọi nơi trên thế giới. 1.1.3.Vai trò và nhiệm vụ của PR 1.1.3.1.Vai trò PR có những vai trò như sau: 1. Quảng bá hình ảnh và các hoạt động của tổ chức, kể cả sản phẩm và dịch vụ cho nội bộ cơ quan lẫn công chúng. 2. Xây dựng hình ảnh và uy tín cho tổ chức 3. Củng cố niềm tin của khách hàng đối với tổ chức 4. Bảo vệ tổ chức trước những cơn khủng hoảng, khắc phục sự hiểu nhầm, định kiến của công chúng đối với tổ chức, cơ quan, đưa ra các thông điệp rõ ràng, nhanh chóng nhằm thay đổi tình thế bất lợi 5. PR có khả năng thu hút và giữ chân được những người có tài làm việc cho mình qua việc quan hệ tốt với nội bộ. 6. Tạo ra sự cảm nhận về trách nhiệm đối cộng đồng thông qua các hoạt động thể thao, từ thiện, gây quỹ. Và đặc biệt PR xây dựng và duy trì thương hiệu cho các tổ chức. 1.1.3.2.Nhiệm vụ PR có những nhiệm vụ sau: 1. Truyền thông: đề xuất hoặc trao đổi ý tưởng, ý kiến hoặc thông điệp qua các phương tiện khác nhau như hình ảnh, văn bản nói… 2. Công bố trên báo chí: phân phát/ truyền tải thông điệp đã được lập kế hoạch với mục đích rõ ràng qua các phương tiện thông tin đại chúng có lựa chọn nhằm nâng cao lợi ích cho tổ chức. 3. Quảng bá: hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra và kích thích sự quan tâm vào một cá nhân hoặc một vấn đề nào đó. 4. Tạo thông tin trên báo: tạo ra các câu chuyện tin phản ánh về phong cách sống, những thể loại thông tin “mềm” , thường liên quan đến các thông tin giải trí. Trang 2 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến 5. Tham gia cùng với marketing: PR cùng chung mục đích với các hoạt động marketing hoặc quảng cáo để phục vụ lợi ích của tổ chức 6. Quản lý các vấn đề: nhận dạng theo dõi và tiến hành chính sách liên quan tới công chúng vì lợi ích của tổ chức. 1.1.4.Các loại hình PR 1.1.4.1. PR nội bộ Theo Jane Johnston và Clara Zawawi thì PR nội bộ là thiết lập và củng cố mối quan hệ với những thành viên trong tổ chức. PR nội bộ được thực hiện qua các công cụ và kênh thông tin sau: - Giao tiếp trực tiếp - Báo chí nội bộ - Bảng tin - Bảng ghi nhớ - Khen thưởng - Sự kiện - Mạng Intranet Vai trò của PR nội bộ: Hình thành một môi trường làm việc hiệu quả, một hệ thống thông tin đảm bảo các yêu cầu của công tác quản lý nhằm hoàn thành mục tiêu cuối cùng của tổ chức, công ty. 1.1.4.2. PR khách hàng PR và quan hệ khách hàng thường được gọi là truyền thông marketing – đó là quá trình nhận biết nhu cầu của khách hàng và cách thức làm thế nào để doanh nghiệp có thể thỏa mãn các nhu cầu đó mà vẫn thu được lợi nhuận. Điều đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp là doanh nghiệp đó không chỉ có được khách hàng mà còn phải giữ chân được các chiến dịch PR. Có 6 chiến dịch PR: - Nhận thức công chúng - Thông tin và nhận thức - Giáo dục công chúng - Tăng cường nhận thức thái độ và hành vi - Thay đổi thái độ - Điều chỉnh hành vi Trang 3 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến 1.1.4.3. PR tài chính Theo Hội PR Mỹ định nghĩa thì PR tài chính là sự phổ biến những thông tin gây ảnh hưởng đến sự hiểu biết của các cổ đông và nhà đầu tư thường liên quan đến tình hình tài chính và triển vọng của một công ty, bao gồm trong đó những mục tiêu về sự cải thiện các mối quan hệ giữa công ty và cổ đông. Các hoạt động của PR tài chính: - Truyền thông - Hoạt động trong cuộc họp hàng năm - Truyền thông trong các phiên giao dịch. 1.1.4.4. PR trong vận động hành lang PR trong vận động hành lang còn được gọi là Lobby. Theo Robert, lobbying giới thiệu “những tập đoàn, tổ chức hoặc các hiệp hội gây một áp lực về phía chính quyền để thực hiện thắng lợi những lợi ích đặc biệt” khác nhau. Vai trò của lobby: - Cải thiện mối quan hệ truyền thông với các cá nhân của chính phủ hoặc cơ quan chính phủ. - Thông tin và ghi chép công việc của các nhà làm luật. - Đảm bảo các quyền lợi của tổ chức có trong tất cả các lĩnh vực quản lý của Nhà nước. - Tác động, gây ảnh hưởng tới luật pháp có liên quan tới lĩnh hoạt động của tổ chức, công ty. - Vận dụng các khả năng để các nhà làm luật hiểu được hoạt động và các vấn đề liên quan đến tổ chức, công ty. Hoạt động Lobby: - Trường hợp theo hệ thống: Sử dụng các mối quen biết liên lạc với chính phủ để đưa được thông tin có lợi và cần thiết cho khách hàng của họ tới những người có trách nhiệm sẽ thông qua các quyết định. - Trường hợp gây áp lực: Tập trung dư luận xã hội kết hợp thông tin đại chúng để tạo áp lực. 1.1.4.5. PR cộng đồng PR cộng đồng là thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa tổ chức và những nhóm cộng đồng có tác động, ảnh hưởng qua lại với tổ chức. PR cộng đồng còn là hình thức để thực hiện trách nhiệm của tổ chức đối với xã hội. Vai trò và nhiệm vụ của PR cộng đồng Trang 4 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến - Giúp đỡ về tài chính - Giúp đỡ các trang thiết bị - Nhân viên, cán bộ tham gia vào các đề án của chương trình PR cộng đồng - Các chương trình bồi dưỡng - Các đề án - Sử dụng tài nguyên của công ty - Các trung tâm tham quan - Ngày hội mở cửa - Bảo vệ môi trường xung quanh - Các cuộc thảo luận cộng đồng - Quan hệ với các phương tiện truyền thông đại chúng - Công tác tài trợ 1.1.5.Phương tiện truyền thông trong PR Các phương tiện truyền thông trong PR bao gồm: • Báo in: Thông cáo báo chí, các hình ảnh gửi báo chí • Phát thanh – truyền hình: Chương trình tạp chí trên truyền hình, chương trình trò chuyện/ phỏng vấn và thảo luận, phim/kịch truyền hình nhiều tập, các chương trình thời sự, chuyên mục nhiều kì, kho lưu trữ hình ảnh, tư liệu, tài sản, sản phẩm, hình ảnh tĩnh, giải thưởng. • Báo mạng/ Internet: Thông cáo báo chí, diễn văn của ban lãnh đạo, báo cáo thường kì, cuộc họp hàng năm, các cuộc phỏng vấn, cặp tài liệu kỹ thuật số cho báo chí, các bức ảnh, các hồ sơ và nội dung quảng cáo. 1.1.6.Ngân sách cho hoạt động PR Ngân sách là một yếu tố cần thiết đối với bất kì một kế hoạch nào. Ngân sách dự án hay ngân sách chiến dịch là thành phần của hoạch địch nhằm sử dụng cho các hoạt động quan hệ với công chúng. • Các yếu tố trong nguồn ngân sách cho PR • Lao động • Tổng chi phí văn phòng • Nguyên vật liệu • Công tác phí Trang 5 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến 1.1.7.Đánh giá hoạt động PR Đánh giá là bước cuối cùng của tiến trình PR. Đánh giá là việc đo lường kết quả so với những mục tiêu đã được thiết lập và đề ra trong suốt tiến trình hoạch định chương trình PR. Chúng ta sẽ đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: • Sự tiếp xúc với công chúng • Nhận thức của công chúng • Thái độ của công chúng • Hành vi của công chúng 1.2. Tổng quan về PR cộng đồng 1.2.1.Khái niệm PR cộng đồng Jane Johnson và Clara Zawawi cho rằng PR cộng đồng là thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa tổ chức và những nhóm cộng đồng có tác động, ảnh hưởng qua lại với tổ chức. PR cộng đồng còn là hình thức để thực hiện trách nhiệm của tổ chức đối với xã hội Trong việc tạo ra mối quan hệ thuận lợi với cộng đồng cho hoạt động của một tổ chức hay công ty, các chuyên viên PR đã đưa ra 3 mức quan hệ: • Mức thứ nhất: có tính chất nền tảng, bao gồm việc nộp thuế, tuân thủ luật pháp, hoạt động trung thực • Mức thứ hai: công tác tổ chức, mục đích hạn chế tối đa những thiệt hại cho xã hội • Mức thứ ba: công tác xã hội, ý thức trách nhiệm trước sức khỏe của cộng đồng xã hội 1.2.2.Cách thức PR cộng đồng Jane Johson và Clara Zawawi chỉ ra những cách thức cộng đồng sau: - Hỏi ý kiến cộng đồng: Cộng đồng tư vấn cho tổ chức, tham gia vào quá trình đưa ra quyết định của tổ chức. - Tìm hiểu môi trường hoạt động: Tổ chức cần biết người dân trong khu vực địa phương đang nghĩ gì, cảm thấy thế nào, và đang làm gì, có thể tìm hiểu báo chí địa phương, hoặc trực tiếp tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân chúng. - Lấp khoảng trống thông tin: Thông tin mập mờ dễ dẫn đến những lời đồn đại bất lợi cho tổ chức. Vì vậy, tổ chức cần xây dựng chiến lược truyền thông sâu rộng để giới thiệu hình ảnh của mình với công chúng. - Cộng tác với từng nhóm cộng đồng: Phát triển mối quan hệ tích cực với những nhóm cộng đồng, cho phép cộng đồng tham gia vào quá trình lập kế hoạch, thực hiện Trang 6 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến và đánh giá kế hoạch. Ràng buộc lợi ích và trách nhiệm trong những công việc chung, tổ chức và các nhóm cộng đồng sẽ tìm thấy tiếng nói chung. - Đàm phán: Khi nảy sinh rắc rối trong công tác, tổ chức và cộng đồng có thể đàm phán để hai bên cùng có lợi dựa trên sáu nguyên tắc là thấu hiểu mối quan tâm của nhau, khuyến khích cùng tham gia tìm ra sự thật, đề xuất những thỏa hiệp tạm thời để giảm thiểu sự va chạm, nếu va chạm xảy ra và cam kết đền bù cho những va chạm không cố ý, nhận trách nhiệm, nhận lỗi và chia sẻ sức mạnh, luôn hành động đáng tin cậy, và tập trung xây dựng mối quan hệ lâu dài. 1.2.3.Vai trò và nhiệm vụ vủa PR cộng đồng PR có những vai trò và nhiệm vụ sau: - Giúp đỡ về tài chính - Giúp đỡ các trang thiết bị - Nhân viên, cán bộ tham gia vào các đề án của chương trình PR cộng đồng - Các chương trình bồi dưỡng - Các đề án - Sử dụng tài nguyên của công ty - Các trung tâm tham quan - Ngày hội mở cửa - Bảo vệ môi trường xung quanh - Các cuộc thảo luận cộng đồng - Quan hệ với các phương tiện truyền thông đại chúng - Công tác tài trợ Trang 7 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN 2.1. Giới thiệu về công ty 2.1. 1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Được thành lập từ năm 1976, tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty” – tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản & quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý (nay là Bộ Công Nghiệp). Tháng 5/1977, được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến. Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy thế, được sự trợ giúp từ những đơn vị bạn, cộng với lòng hăng say gắn bó với xí nghiệp, toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Nhờ vào nỗ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến. Sau đó, lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC (theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991). Vào ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ. Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là LIÊN HIỆP SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ Công Nghiệp, cần phải có một Tổng Công Ty Dệt May làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật …. Chính vì thế, ngày 29/04/1995 TỔNG CTY DỆT MAY VIỆT NAM ra đời. Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp. Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán Trang 8 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến bộ quyết định: Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Thương hiệu “Việt Tiến” được xây dựng ngay từ khi công ty được thành lập với ý nghĩa Việt là Việt Nam, Tiến là Tiến lên – Công ty sẽ cùng đất nước Việt Nam tiến lên trong thế kỉ mới. Tên tiếng Việt: Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến. Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION. Tên viết tắt: VTEC. Địa chỉ: 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại: 84-8-38640800. Fax: 84-8-38645085-38654867 Email: vtec@hcm.vnn.vn Website: http://www.viettien.com.vn 2.1.2. Mục tiêu chung của Công ty Cổ phần May Việt Tiến Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, đặc biệt là đầu tư con người và môi trường làm việc. Sắp xếp, kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao năng lực quản lý điều hành, áp dụng công nghệ tổ chức sản xuất mới nhằm mục tiêu “Năng suất – chất lượng – hiệu quả” Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế Xây dựng nền tài chính lành mạnh. Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo cho đời sống người lao động, bảo vệ môi trường và tham gia phát triển cộng đồng. 2.1.3.Thành tựu của công ty • Top Ten Sao Vàng Đất Việt năm 2010. • 07 năm liên tục là doanh nghiệp tiêu biểu nhất ngành dệt may Việt Nam. • Hàng Việt Nam Chất lượng cao 14 năm liên tục. Trang 9 [...]... thêm các chương trình thiết thực hơn để thực hiện các mục tiêu dựa trên định hướng phát triển của công ty trong năm 2012 Trang 14 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PR CỘNG ĐỒNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN NĂM 2012 3.1 Cơ sở xây dựng 3.1.1 Mục tiêu Mục tiêu công ty Cổ phần May Việt Tiến muốn đạt được trong các chương trình PR của... luôn quan tâm đến xã hội cộng đồng nhận thức về May Việt Tiến đối với công chúng hiện giờ rất cao Đó là những gì mà công ty đã làm được và nhận được, một động lực để công ty thực hiện các chương trình phát triển của mình trong tương lai 3.2 Xây dựng chương trình PR cộng đồng cho công ty Cổ phần May Việt Tiến 3.2.1 Đánh giá tình hình công ty Cổ phần May Việt Tiến 3.2.1.1.Phân tích tình hình công ty Cổ phần. .. qua thông điệp của chương trình, chúng tôi cũng mong nhận được sự ủng hộ, quan tâm của cộng đồng về các hoạt động xã hội của công ty Để những hoạt động mà công ty đang thực hiện càng thêm phần ý nghĩa và cũng thể hiện được chữ “Tâm” mà cộng đồng đã trao tặng cho công ty trong những năm qua Trang 22 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến 3.2.4.4 Lịch trình thực hiện STT... công ty Bên cạnh đó, công ty còn có những lợi ích nhất định từ phía ban tổ chức chương trình “Vượt lên chính mình” khi tham gia tài trợ chương trình này Chương trình PR lần này chúng tôi sẽ tài trợ cho chương trình “Vượt lên chính mình” do Ban Khoa Giáo của HTV phối hợp với công ty LASTA thực hiện Trang 29 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến Vượt Lên Chính Mình là chương. .. nhận thức cao của công chúng đối với công ty, một hình ảnh đẹp về một công ty đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu Thông qua các chương trình, công ty mong muốn nhận được sự ủng hộ, quan tâm của công chúng đối với công ty, từ đó công ty sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh của mình 3.1.2 Nhận thức của công chúng đối với công ty Thương hiệu Việt Tiến đã không còn xa lạ gì đối với công chúng Một công ty Việt Nam với chất... 2012) và gần 550 bộ quần áo cho Trung tâm Điều dưỡng tâm thần Tân Định (huyện Tân Uyên – Bình Dương) Công ty còn trao 2 phần quà cho chùa Châu An và chùa Kỳ Quang II, mỗi phần trị giá 5 triệu đồng Trang 12 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến Ông Phan Văn Kiệt (X), Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP May Việt Tiến, trao tặng tượng trưng 100 tấn gạo cho Trung tâm Điều dưỡng... Việt Tiến giảm từ 20% - 40% / 1 sản phẩm nhân ngày doanh nhân Việt Nam Việt Tiến tặng quà trên tổng giá trị mua hàng 5% nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 2.2.2.2 Các chương trình PR cộng đồng của công ty Cổ phần May Việt Tiến trong thời gian qua Không chỉ thành công trong lĩnh vực kinh doanh, Việt Tiến còn được biết đến là doanh nghiệp rất có “tâm” với cộng đồng Bên cạnh, việc thực hiện tốt SXKD, Việt Tiến. .. động của công ty Cổ phần May Việt Tiến 2.2.1.1.Các chương trình truyền thông cổ động của công ty Cổ phần May Việt Tiến a) Chương trình quảng cáo Công ty Cổ phần May Việt Tiến đã rất chú trọng đến các hoạt động quảng bá sản phẩm của mình bằng hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: Quảng cáo trên báo: Quảng cáo của Việt Tiến có mặt trên các báo, tạp chí như: Thanh Niên,... trong phần phụ lục) Trang 25 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến c) Mời báo chí tham dự sự kiện Chúng tôi sẽ mời báo chí, truyền hình tham dự 2 sự kiện lớn nhất của chúng tôi Thứ nhất: Tham dự chương trình Hành trình xuyên Việt “Cùng Việt Tiến chung tay góp sức vì sự phát triển của cộng đồng Thứ hai: Tham dự sự kiện đêm âm nhạc gây quỹ từ thiện “Ngày vì cộng đồng ... Đài Truyền Hình Việt Nam Những nghệ sỹ dưới đây sẽ tham gia vào chương trình ca nhạc Đây là những nghệ sỹ hàng đầu trong nước, điều này sẽ tạo nên sự chú ý đặc biệt của công chúng đối với chương trình, từ đó chương trình sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ và số tiền bán vé sẽ cao hơn 1 Thanh Lam 2 Mỹ Linh Trang 26 ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến 3 Hồng Nhung . quan về quan hệ công chúng Phần II: Giới thiệu về Công ty Cổ phần May Việt Tiến Phần III: Xây dựng chương trình PR cộng đồng cho Công ty Cổ phần May Việt Tiến năm 2012 Trong quá trình làm đồ. ÁN MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG 1.1. Tổng quan về quan hệ công chúng 1.1.1.Khái niệm Theo Viện Quan hệ công chúng của. MÔN HỌC Chương trình PR cộng đồng cho Công ty CP May Việt Tiến bộ quyết định: Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tổng

Ngày đăng: 12/08/2014, 20:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan