BÀI LUYỆN TẬP HÓA HỌC pot

8 416 2
BÀI LUYỆN TẬP HÓA HỌC pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI LUYỆN TẬP HÓA HỌC Câu 1. Tiến hành các thí nghiệm : (1) bỏ mẩu Cu vào dung dịch axit HCl rồi sục oxi vào; (2) bỏ mẩu Cu vào dung dịch KNO 3 rồi sục hiđroclorua vào. Màu sắc của dung dịch sau mỗi thí nghiệm là A. cả (1) và (2) đều xanh lam. B. cả (1) và (2) đều không màu. C. (1) không màu, (2) có màu xanh. D. chỉ (1) có màu xanh, (2) không màu. Câu 2. Một học sinh tiến hành đo tỉ khối một oxit nitơ với C 3 H 8 được kết quả = 2,091. CTPT của oxit nitơ là A. NO 2 . B. N 2 O 5 . C. không xác định đựoc. D. N 2 O 4 Câu 3. Có các dung dịch NH 4 Cl, NH 4 HCO 3 , NaNO 3 , NaNO 2 . Chỉ được dùng nhiệt độ (để đun nóng dung dịch) và một hóa chất để phân biệt các dung dịch trên thì phải chọn A. dung dịch Ca(OH) 2 . B. dung dịch KOH. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch HCl Câu 4. Cho a mol P 2 O 5 vào dung dịch chứa b mol KOH (các phản ứng xảy ra hoàn toàn) thu được dung dịch X. Số lượng chất (dạng phân tử) tan trong X tối đa là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 5. Có các dung dịch NaNO 3 , Na 2 CO 3 , NaHCO 3 , Zn(NO 3 ) 2 , Cr(NO 3 ) 3 . Chỉ dùng nhiệt độ và một hóa chất để phân biệt các dung dịch trên thì phải chọn A. dung dịch NaOH. B. dung dịch H 2 SO 4 . C. dung dịch NH 3 . D. dung dịch HCl. Câu 6. Để nhận biết trong thành phần của khí nitơ có lẫn tạp chất clo, ta có thể dẫn khí qua A. nước cất có pha sẵn vài giọt phenolphtalein. B. bình chứa liti kim loai C. dung dịch NaOH ( có khả vài cánh hoa hồng) ở nhiệt độ thường. D. bình nước vôi trong Câu 7. . Chỉ có giấy màu ẩm, lửa, và giấy tẩm dung dịch muối X người ta có thể phân biệt 4 lọ chứa khí riêng biệt O 2 , N 2 , H 2 S và Cl 2 do hiện tượng : khí (1) làm tàn lửa cháy bùng lên; (2) khí (2) làm mất màu của giấy; khí (3) làm giấy tẩm dung dịch muối X hóa đen. Kết luận sai : A. X là muối Pb(NO 3 ) 2 , khí (2) là Cl 2 . B. khí (1) là O 2 , X là muối CuSO 4 . C. X là muối CuSO 4 ; khí (3) là Cl 2 . D. khí (1) là O 2 , khí còn lại là N 2 . Câu 8. . Muối amoni nào sau khi bị nhiệt phân hủy xảy ra phản ứng không phải là phản ứng oxi hóa khử A. nitrat. B. cacbonat. C. sunfat. D. nitrit. Câu 9. Khi đun nóng để thực hiện phản ứng của P với KClO 3 hay (2) KNO 3 , hay K 2 Cr 2 O 7 thì sản phẩm thu được là A. là P 2 O 5 và KCl B. là P 2 O 5 , KCl, O 2 C. là P 2 O 5 , O 2 . D. chỉ là P 2 O 5 Câu 10. Để nhận biết ion NO 3 - , người ta thường dùng Cu và dung dịch H 2 SO 4 loãng, đun nóng vì A. phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh. B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm. C. phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt. D. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí. Câu 11. Trong số các chất sau đây : AgCl, CaCO 3 , Cu(OH) 2 , Al(OH) 3 , Fe(OH) 3 , AgBr, Mg(OH) 2 , Zn(OH) 2 , BaSO 4 . Số chất tan được trong dung dịch amoniac dư là A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 12. Sục khí NH 3 từ từ đến dư vào dung dịch CuCl 2 thì hiện tượng quan sát được là A. không có hiện tượng gì xảy ra B. có kết tủa màu xanh lam xuất hiện, lượng kết tủa tăng dần, tới một lúc nào đó thì kết tủa lại bị hòa tan dần đến hết, dung dịch trở nên trong suốt có màu xanh thẩm. C. có kết tủa màu đỏ xuất hiện, lượng kết tủa tăng dần, tới một lúc nào đó thì kết tủa lại bị hòa tan dần đến hết, dung dịch trở nên trong suốt có màu xanh lam. D. có kết tủa màu xanh lam xuất hiện Câu 13. Xét các nhận định: (1) đốt cháy amoniac bằng oxi có mặt xúc tác, thu được N 2 , H 2 O. (2) dung dịch amoniac là một bazơ có thể hòa tan được Al(OH) 3 . (3) phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch, (4) NH 3 là một bazơ nên có thể làm đổi màu giấy quỳ tím khô. Nhận định đúng là A. (3). B. (1), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 14. Đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân bằng hàm lượng % A. H 3 PO 4 . B. PO 4 3- .p C. P 2 O 5 . D. P. Câu 15. Nitơ (II) oxit tác dụng với ozon tạo ra 2 chất khí và nếu có nước thì tạo ra axit có tính oxi hóa mạnh. Vậy 2 chất khí đó là A. N 2 và O 2 B. NO 2 và O 2 C. NH 3 và O 2 D. N 2 O và O 2 Câu 16. . Xét đoạn văn bản : " Trong phòng thí nghiệm, một lượng nhỏ nitơ có thể được điều chế từ : (1) dung dịch bão hòa cũa natri nitrit và amoni clorua; (2) dung dịch bão hòa amoni clorua". Ta có kết luận đúng là A. cả (1), (2) đều đúng. B. cả (1), (2) đều sai. C. chỉ (1) đúng. D. chì (2) pđúng. Câu 17. Axit HNO 3 khi tác dụng với M tạo được muối amoni. Kim loại M có thể là A. Fe. B. Ag. C. Al. D. Cu. Câu 18. Khí NH 3 bị lẫn hơi nước, để thu được NH 3 khan ta dùng A. CaO. B. H 2 SO 4 đặc. C. P 2 O 5 D. CuSO 4 khan. Câu 19. Để thu được Al 2 O 3 từ hỗn hợp bột Al 2 O 3 và CuO mà khối lượng Al 2 O 3 không thay đổi, chỉ cần dùng một hóa chất là A. dung dịch HCl. B. dung dịch NH 4 Cl. C. dung dịch NH 3 . D. dung dịch NaOH. Câu 20. Dẫn 1,344 lit NH 3 vào bình có chứa 0,672 lit Cl 2 ( thể tích các khí đo ở đktc), giả sử hiệu suất đạt 100% thì sản phẩm thu được gồm A. NH 3 , Cl 2 , N 2 . B. HCl, N 2 và Cl 2 C. HCl, N 2 , NH 4 Cl. D. HCl, NH 4 Cl. Câu 21. Tất cả các hợp chất của dãy nào dưới đây có khả năng vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa? A. NH 3 , NO, HNO 3 , N 2 O 5 B. NH 3 , N 2 O, N 2 , NO 2 . C. NO 2 , N 2 , NO, N 2 O 3 D. N 2 , NO, N 2 O, N 2 O 5 Câu 22. Kim loại tác dụng với HNO 3 không tạo ra được A. N 2 . B. NO 2 . C. NH 4 NO 3 D. N 2 O 5 Câu 23. Để chứng tỏ sự có mặt của ion NO 3 - , trong dung dịch chứa các ion : NH 4 + , Fe 3+ , NO 3 - ta nên dùng thuốc thử là A. dung dịch BaCl 2 B. dung dịch AgNO 3 . C. dung dịch NaOH. D. Cu và vài giọt dung dịch H 2 SO 4 đặc đun nóng. Câu 24. Chỉ dùng H 2 O có thể phân biệt được các chất trong dãy A. Na, K, (NH 4 ) 2 SO 4 , NH 4 Cl. B. Na, K, NH 4 NO 3 , NH 4 Cl. C. Na, Ba, (NH 4 ) 2 SO 4 , NH 4 Cl. D. Na, Ba, NH 4 NO 3 , NH 4 Cl. Câu 25. Đánh giá độ dinh dưỡng của phân kali bằng hàm lượng % A. K. B. KOH. C. phân kali đó so với tạp chất. D. K 2 O. Câu 26. Cùng là phản ứng với phi kim (ở điều kiện thích hợp), nhưng khi tác dụng với X thì nitơ thể hiện tính khừ, còn khi tác dụng với Y thì nitơ lại thể hiện tính oxi hóa. Các phi kim thích hợp X, Y theo trật tự là A. flo, hiđro. B. oxi, hiđro. C. hiđro, oxi. D. A, C đều đúng Câu 27. Có các dung dịch Al(NO 3 ) 3 , NaNO 3 , Mg(NO 3 ) 2 , H 2 SO 4 . Thuốc thử để phân biệt các dung dịch đó là A. dung dịch BaCl 2 B. dung dịch NaOH. C. qùy tím. D. dung dịch CH 3 COONs. Câu 28. Khi tiến hành 2 thí nghiệm : (1) nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO 3 ) 2 ; (2) dẫn khí NH 3 dư đi qua ống đựng bột CuO nung nóng (phản ứng hoàn toàn) thì nhận xét đúng là A. chất rằn thu được ở (1) và (2) có màu sắc khác nhau. B. chất rắn thu được có màu sắc giống nhau. C. khí (hay hơi) thoát ra sau (1) và (2) đều không có màu. D. chỉ sau (1) mới thu được oxit của phi kim. Câu 29. Để nhận biết trong thành phần của khí nitơ có lẫn tạp chất hiđroclorua, ta có thể dẫn khí qua : (1) dung dịch bạc nitrat, (2) dung dịch NaOH, (3) nước cất có vài giọt quỳ tím, (4)nước vôi trong. Phương pháp đúng là A. (1), (2), (3). B. (1), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. chỉ (1). Câu 30. Độ dinh dưỡng cao nhất trong các loại phân đạm cho sau là A. ure. B. kali nitrat. C. amoni sunfat. D. amoni clorua. Câu 31. Muối amoni nào sau khi bị nhiệt phân hủy tạo ra sản phẩm có đơn chất A. nitrat. B. nitrit. C. clorua. D. hiđrocacbonat. Câu 32. Công thức hóa học của phân supephotphat kép là A. Ca(H 2 PO 4 ) 2 B. CaHPO 4 C. Ca 3 (PO 4 ) 2 . D. Ca(H 2 PO 4 ) 2 . 2CaSO 4 Câu 33. . Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn gồm NaOH, H 2 SO 4 , HCl, (NH 4 ) 2 CO 3 . Để phân biệt chúng ta chọn A. dung dịch HNO 3 . B. dung dịch NaC C. dung dịch KOH. D. dung dịch BaCl 2 . Câu 34. Để phân biệt 3 dung dịch HCl, HNO 3 , H 3 PO 4 có thể dùng thuốc thử là A. Cu. B. Cu và H 2 SO 4 loãng. C. AgNO 3 . D. quỳ tím. Câu 35. Nhận định nào sau không chính xác ? A. khi tan trong nước, đạm amoni bị thủy phân tạo môi trường axit. B. amoni clorua tạo môi trường axit, do đó để trung hòa bớt nên bón loại đạm này đồng thời với vôi bột C. đạm amoni tạo ra môi trường axit do đó nên bón phân này cho loại đất ít chua. D. đạm ure được điều chế bằng cách cho amoni tác dụng với CO 2 ở 180-200 0 C và 200 atm. Câu 36. Dung dịch HNO 3 ở điều kiện thường A. có màu tím đen. B. có màu nâu. C. có màu đen. D. không màu. Câu 37. Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn gồm NaAlO 2 , AgNO 3 , Na 2 S, NaNO 3 , để nhận biết 4 chất lỏng trên, ta có thể dùng A. dung dịch HNO 3 B. dung dịch BaCl 2 . C. CO 2 và H 2 O. D. dung dịch HCl. Câu 38. Hai khoáng vật chính của photpho là apatit và photphorit có công thức lần lượt là A. Ca 3 (PO 4 ) 2 . CaSO 4 và Ca(H 2 PO4) 2 B. Ca 3 (PO 4 ) 2 và 3Ca 3 (PO 4 ) 2 .CaF 2 . C. Ca 3 (PO 4 ) 2 . CaSO 4 và Ca 3 (PO 4 ) 2 D. 3Ca 3 (PO 4 ) 2 .CaF 2 và Ca 3 (PO 4 ) 2 . Câu 39. Có các chất Na 2 SO 3 , NH 4 HCO 3 , Al, MnO 2 và dung dịch Ba(OH) 2 , HCl. Để được chất khí, người ta cho phản ứng trực tiếp giữa 2 chất với nhau, sau đó cho mỗi khí đó lần lượt qua dung dịch HI. Số chất khí còn lại và phản ứng được với dung dịch NaOH A. 2. B. 1. C. 3. D. kết quả khác. Câu 40. Trong phương trình phản ứng giữa P và H 2 SO 4 đặc, nóng dư, hệ số cân bằng (dạng nguyên, tối giản) của P là A. 4. B. 2. C. 5. D. 1. Câu 41. Công thức hóa học của phân supephotphat đơn là A. Ca(H 2 PO 4 ) 2 . 2CaSO 4 B. Ca(H 2 PO 4 ) 2 C. Ca 3 (PO 4 ) 2 . D. CaHPO 4 Câu 42. Nung một lượng muối Cu(NO 3 ) 2 . Sau một thời gian dừng lại, để nguội và đem cân thì thấy khối lượng chất rắn thu được giảm đi 54g. Khối lượng giảm đi là do A. lượng Cu(NO 3 ) 2 đã phản ứng mất. B. lượng NO 2 và O 2 thoát ra. C. lượng O 2 tạo thành đã thoát ra. D. lượng NO 2 tạo thành đã thoát ra. Câu 43. Cho a mol P 2 O 5 vào dung dịch chứa b mol KOH thu được dung dịch X chỉ chứa 2 muối gồm một muối axit và một muối trung hòa. Công thức 2 muối là A. K 3 PO 4 , KH 2 PO 4 B. K 2 HPO 4 , KH 2 PO 4 C. A, B đều đúng. D. K 3 PO 4 , K 2 HPO 4 Câu 44. Xét phản ứng N 2 (k) + 3H 2 (k) € 2NH 3 (k) H  = -92kJ Nồng độ của NH 3 trong hỗn hợp khi đạt tới trạng thái cân bằng sẽ lớn hơn khi A. nhiệt độ và áp suất đều giảm. B. nhiệt độ tăng và áp suất giảm. C. nhiệt độ và áp suất đều tăng. D. nhiệt độ giảm và áp suất tăng. Câu 45. Khi đun nóng P với : (1) KClO 3 , (2) KNO 3 , (3) HNO 3 đặc ta có nhận xét đúng là A. P thể hiện tính oxi hóa với cả (1), (2), (3). B. P thể hiện tính khử với (1), (2), (3). C. P thể hiện tính khử với (3), oxi hóa với (1), (2). D. P thể hiện tính khử với (1), (3), oxi hóa với (2). Câu 46. Dung dịch axit tinh khiết để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển sang màu. A. đỏ. B. trắng đục. C. đen sẫm. D. vàng(nâu), Câu 47. Dung dịch X có chứa các ion : NH 4 + , Fe 2+ , Fe 3+ , NO 3 - . Một học sinh dùng các hóa chất dung dịch NaOH, dung dịch H 2 SO 4 , Cu để minh chứng sự có mặt của các ion trong X. Kết luận đúng là A. học sinh đó không chứng minh được sự tồn tại của Fe 2+ , Fe 3+ vì chúng đều tạo kết tủa với kiềm. B. học sinh đó có thể chứng minh được sự tồn tại của cả 4 ion, tùy thuộc vào trật tự tiền hành các thí nghiệm C. học sinh đó có thể chứng minh được sự tồn tại của cả 4 ion, vì Fe 2+ và fe 3+ khi tác dụng với kiềm có màu sắc khác nhau. D. dung dịch kiềm, giấy quỳ. Câu 48. Xét các phản ứng (nếu có) sau : (1) Cu 2+ + 2OH -  (2) CuO + 2H +   (3) Cu + H + + NO 3 -  (4) Fe + Cl 2  (5) Mg + 2H +  (6) Ba 2+ + SO 4 2-  (7) Al + Fe 2 O 3  Trong các phản ứng oxi hóa khử, những chất đã thể hiện tính oxi hóa là A. NO 3 - , Cl 2 , SO 4 2- B. Ba 2+ , NO 3 - , Cl 2 C. NO 3 - , Cl 2 , H + , Fe 2 O 3 D. CuO, Cl 2 , Fe 2 O 3 Câu 49. Để làm khô khí H 2 S, ta có thể dùng A. P 2 O 5 . B. CuSO 4 khan. C. CaO D. Ca(OH) 2 Câu 50. Cho oxit sắt từ tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc, sản phẩm muối thu được A. chỉ có Fe(NO 3 ) 3 B. hỗn hợp Fe(NO 3 ) 2 và FeS. C. chỉ có Fe(NO 3 ) 2 D. hỗn hợp Fe(NO 3 ) 2 và Fe(NO 3 ) 3 Câu 51. " Người ta phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với (1), vì khi đó sẽ (2) ". Các từ/ cụm từ thích hợp để điền vào (1), (2) lần lượt là A. khí clo, tạo ra ngọn lửa có khói trắng. B. dung dịch kiềm, thoát ra khí mùi khai làm xanh giấy quỳ ướt. C. dung dịch NaOH, thoát ra khí mùi khai làm xanh giấy tẩm phenolphtalein D. dung dịch HCl đặc, có khói trắng. Câu 52. Một học sinh tìm thấy trong dung dịch chứa đồng thời các ion sau. Kết quả nào sai? A. Ba 2+ , Mg 2+ , NO 3 - , Cl - . B. NH 4 + , Na + , CO 3 2- , SO 4 2- C. Ag + , Al 3+ , PO 4 3- , CO 3 2- . D. K + , Zn 2+ , Br - , Cl - Câu 53. Nitơ không có thành phần của A. protein. B. diêm tiêu natri. C. phèn chua. D. bột nở Câu 54. Cho : (1) cacbon, (2) lưu huỳnh, (3) kali, (4) thủy ngân, (5) hiđrosunfua lần lượt phản ứng với axit nitrit đặc, nóng dư. Chất khi phản ứng tạo ra sản phẩm chỉ có oxit (không có loại hợp chất nào khác) là A. (1), (2), (3). B. (1), (2). C. (1). D. (1), (2), (4), (5). Câu 55. Để có NaCl tinh khiết (dùng pha chế nước muối sinh lí) từ muối ăn có lẫn NH 4 Cl, MgCl 2 cách thực hiện đúng là A. hòa tan thành dung dịch rồi đun nóng để NH 4 Cl thăng hoa. B. cho dung dịch NaOH loãng vào rồi lọc kết tủa và cô cạn phần nước lọc. C. cho dung dịch HCl vào và đun nóng. D. nung nóng hỗn hợp một thời gian dài, sau đó cho NaCl dư vào, tiếp tục cho dung dịch HCl vào rồi lọc kết tủa và cô cạn phần nước lọc. Câu 56. Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn gồm (NH 4 ) 2 SO 4 , K 2 SO 4 , NH 4 NO 3 , KOH, để nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dung dịch A. Ba(OH) 2 . B. NaOH. C. AgNO 3 . D. BaCl 2 . Câu 57. Nhận định nào sau chính xác nhất ? A. khi bón phân supephotphat vào loại đất chua, nên bón đồng thời với vôi. B. nên bón đạm nitrat ngay trước cơn mưa để khi mưa có nhiều nước cây trồng hấp thu tốt hơn. C. khi bón phân đạm vào loại đất chua, nên bón đồng thời với vôi. D. khi đợt dự báo có đợt lạnh giá kéo dài, nông dân miền bắc nên bón phân kali cho các loài cây trồng chịu rét kém. Câu 58. Ca dao sản xuất có câu " Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Các tương tác hóa học nào sau đây được dùng để giải thích một cách khoa học câu ca dao trên? A. N 2 + O 2 , NO + O 2 , NO 2 + O 2 + H 2 O B. N 2 + O 2 , NO + O 2 + H 2 O, NH 3 + HNO 3. C. CO + O 2 , CO 2 + NH 3 tạo (NH 4 ) 2 CO 3 . D. H 2 O phân hủy tạo H 2 , N 2 + H 2 tạo NH 3 Câu 59. Ngay nhiệt độ thường đinitơ trioxit đã phân hủy thành 2 oxit khác của nitơ bền hơn. Đó là A. NO và NO 2 . B. N 2 O và NO. C. N 2 O 5 và N 2 O. D. N 2 O 5 và NO 2 . Câu 60. Có 5 lọ đựng riêng biệt các khí sau : N 2 , NH 3 , Cl 2 , CO 2 , O 2 . Để xác định lọ đựng khí NH 3 chỉ cần dùng thuốc thử duy nhất là A. dung dịch HCl đặc . B. quỳ tím ẩm. C. dung dịch Ca(OH) 2 D. A, B, C đều đúng Câu 61. Câu phát biểu đúng về khí nitơ A. Là chất khí có màu nâu đỏ, không mùi, không duy trì sự cháy, sự sống, không độc B. Là chất khí không màu, không mùi, không duy trì sự cháy, sự sống, không độc. C. Là chất khí không màu, mùi xốc, không duy trì sự cháy, sự sống, rất độc D. Là chất khí không màu, không mùi, không duy trì sự cháy, sự sống, rất độc Câu 62. Dung dịch NH 3 không có khả năng hòa tan chất nào sau đây ? A. BaSO 4 . B. Zn(OH) 2 . C. AgCl. D. Cu(OH) 2 Câu 63. Cho các dung dịch : FeCl 3 ; FeCl 2 ; AgNO 3 ; NH 3 và hỗn hợp NaNO 3 và KHSO 4 . Số dung dịch không hòa tan được đồng kim loại là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 64. Để loại được H 2 SO 4 trong dung dịch HNO 3 , ta dùng A. dung dịch AgNO 3 vừa đủ. B. dung dịch Ba(NO 3 ) 2 vừa đủ. C. dung dịch Ba(OH) 2 . D. dung dịch Ca(OH) 2 vừa đủ. Câu 65. Một oxit của nitơ (N x O y ) có % (m) oxi là 69,55%. Vậy tỉ lệ x:y = A. 2:5. B. 1:1. C. 1:2. D. 2:1. Câu 66. Xét nhận định : " Ion nitrua N 3- có cấu hình electron của: (1) Ne, (2) Li + , (3) F - , (4) Na + , (5) O 2- ". Trường hợp đúng là A. (1), (3), (4), (5). B. (2). C. (3), (5). D. (2), (3). Câu 67. Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở 1200 o C trong lò điện, ngoài P sẽ thu được các sản phẩm là A. canxi silicat, CO B. canxi photphat, CO. C. canxi silicat, CO 2 D. canxi cacbonat, CO. Câu 68. Một học sinh đề nghị các cách để nhận ra lọ chứa khí NH 3 lẫn trong các lọ riêng biệt chứa các khí N 2 , O 2 , Cl 2 , CO 2 là : (1) dùng mẩu giấy quỳ tím ướt, (2) mẩu bông tẩm nước, (3) mẩư bông tẩm dung dịch HCl đặc, (4) mẩu Cu(OH) 2 , (5) mẩu AgCl. Các cách đúng là A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (3). D. tất cả đều được Câu 69. Để phân biệt các axit HI, HBr, HCl, HF đựng trong các ống nghiệm bị mất nhãn, có thể chọn một thuốc thử duy nhất là A. AgNO 3 B. AgCl C. Ag 3 PO 4 D. A, B, C đều được. Câu 70. Khi có sấm chớp, một hợp chất X của nitơ được tạo thành. Xét các phản ứng : (1) nhiệt phân Pb(NO 3 ) 2 ; (2) đốt cháy NH 3 trong không khí (t o , xt); (4) nhiệt phân amoni nitrit. Phản ứng tạo X là A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3). C. (3). D. (1), (2), (3). Câu 71. Trong cơn giông khi có sấm chớp thì nitơ sẽ với X tạo Y. Ngay ở nhiệt độ thường Y tác dụng với X tạo khí Z. X, Y, Z thích hợp được nói tới ở trên lần lượt là A. nước, oxi, metan. B. oxi, hiđro, amoniac. C. oxi, nitơ (IV) oxit, nitơ (II) oxit. D. oxi, nitơ (II) oxit, nitơ (IV) oxit. Câu 72. Chỉ dùng quỳ tím để phân biệt các chất trong dãy các dung dịch A. NaOH, HNO 3 , H 2 SO 4 , NaNO 3 . B. NaOH, HNO 3 , NH 4 NO 3 , NaNO 3 . C. NaOH, HNO 3 , NH 4 NO 3 , NH 4 Cl. D. NaOH, Ba(OH) 2 , NH 4 NO 3 , NaNO 3 . Câu 73. Để trong số các sản phẩm thu được, có một sản phẩm giống nhau khi đốt cháy (1) NH 3 hoặc (2) N 2 bằng O 2 thì chỉ dẫn về điều kiện thực hiện phản ứng đúng là A. (1) tia lửa điện; 850 o C- 900 o C, có xúc tác Pt. B. (1) dư oxi, nhiệt độ khoảng 1500 o C; (2) tia lửa điện. C. (1) 850 o C- 900 o C, có xúc tác Pt ; (2) nhiệt độ cao khoảng 3000 o C. D. (1) nhiệt độ cao khoảng 3000 o C; (2) 850 o C- 900 o C, có xúc tác Pt. Câu 74. Khí X không màu hóa nâu trong không khí, khí Y có màu nâu đỏ, khí Z có mùi khai, khí T có mùi trứng thối, khí E có tác dụng gây cười. Vậy công thức phân tử của các khí X, Y, Z, T, E lần lượt là A. NO 2 , NO, NH 3 , H 2 S, N 2 O. B. NO, NO 2 , NH 3 , N 2 O, H 2 S. C. NO, NO 2 , H 2 S, NH 3 , N 2 O. D. NO, NO 2 , NH 3 , H 2 S, N 2 O Câu 75. Để làm khô khí amoiac người ta dùng hòa chất là A. axit sunfuric. B. đồng sunfat khan. C. P 2 O 5 . D. vôi sống. Câu 76. Trong phòng thí nghiệm thường điều chế CO 2 từ CaCO 3 và dung dịch HCl, do đó CO 2 bị lẫn một ít khí hiđroclorua và hơi nuớc. Để có CO 2 hoàn toàn tinh khiết cho hỗn hợp khí và hơi lần lượt qua các chất A. (1) H 2 SO 4 đặc và (2) dung dịch AgNO 3 . B. (1) P 2 O 5 , dung dịch AgNO 3 . C. (1) dung dịch AgNO 3 và (2) CuSO 4 khan. D. A, B đều đúng Câu 77. Cho photpho vào nước được dung dịch có môi trường A. không xác định được. B. bazơ. C. trung tính. D. axit. Câu 78. Khi đốt cháy NH 3 bằng oxi, tùy điều kiện phản ứng NH 3 có thể bị oxi hóa tạo A. khí NO 2 hoặc N 2 . B. khí N 2 O hoặc NO. C. khí NO. D. khí N 2 hoặc NO. Câu 79. Ở điều kiện thường, khí nitơ tương đối trơ về mặt hóa học do 2 nguyên tử nitơ trong phân tử nitơ liên kết với nhau bằng A. liên kết cộng hóa trị. B. 1 liên kết ba. C. 3 liên kết đơn. D. liên kết cho nhận. Câu 80. Hòa tan AlCu 3 trong HNO 3 loãng thu được 2 muối X, Y. Tách riêng X, Y rồi lần lượt cho tác dụng với dung dịch (1) thì X tạo kết tủa X 1 , Y tạo kết tủa Y 2 . Cho X 1 , Y 1 tác dụng với dung dịch (2) loãng thì X 1 tạo dung dịch X 2 còn Y 1 không tan. Chất tan trong (1) và (2) thích hợp là A. (1) NH 3 , (2) NaOH. B. (1) CO 2 , (2) HCl. C. (1) N 2 , (2) KOH. D. (1) NaOH, (2) NH 3 Câu 81. Trong các hợp chất, nitơ chỉ có hóa trị tối đa là 4 trong khi các nguyên tố khác của nhóm này có hóa trị tối đa của chúng là 5, điều này được giải thích do nitơ A. không có phân lớp d. B. là nguyên tố đầu tiên của nhóm. C. phân tử tồn tại dạng 2 nguyên tử N 2 . D. có độ âm điện lớn nhất nhóm. Câu 82. Cho NH 3 tương tác ( điều kiện thích hợp) với: (1) dung dịch CuSO 4 , (2) dung dịch HCl, (3) dung dịch H 2 SO 4 loãng, (4) Cl 2 , (5) CuO. Phản ứng dùng để chứng minh amoniac là một chất khử gồm A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (4), (5). D. (1),(2),(3),(4),(5). Câu 83. Nhỏ từ từ dung dịch NH 3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO 4 . Hiện tượng quan sát được chính xác nhất là A. lúc đầu có kết tủa màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm. B. dung dịch màu xanh chuyển sang màu xanh thẫm. C. có kết tủa xanh lam tạo thành. D. có kết tủa xanh lam tạo thành và khí nâu đỏ thoát ra. Câu 84. Sản phẩm thu được khi nhiệt phân Fe(NO 3 ) 2 trong không khí là A. Fe 2 O 3 , NO 2 , O 2 . B. FeO, NO 2 , O 2 . C. Fe 2 O 3 , NO 2 . D. Fe, NO 2 , O 2 . Câu 85. Nhận xét sai về muối amoni là A. tất cả muối amoni đều dễ tan trong nước. B. muối amoni kém bền với nhiệt. C. muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm đặc, nóng, giải phóng khí có mùi khai. D. trong nước, muối amoni điện li hoàn toàn tạo ion, môi trường kiềm. Câu 86. Có các dung dịch NH 4 Cl, NaOH, NaCl, H 2 SO 4 , Na 2 SO 4 và Ba(OH) 2 . Để phân biệt các dung dịch, chỉ cần dùng thêm A. dung dịch phenolptalein. B. dung dịch AgNO 3 . C. dung dịch BaCl 2 . D. qùy tím. Câu 87. Cho các muối rắn : (1) NH 4 NO 3 , (2) AgNO 3 , (3) NaNO 3 , (4) NH 4 Cl. Để thu được các đơn chất, ta có thể nhiệt phân ở nhiệt độ thích hợp muối A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3). D. (2), (3), (1). Câu 88. Trong 3 ống nghiệm không dán nhãn có dung dịch đặc của 3 axit: H 2 SO 4 , HNO 3 , HCl. Chỉ dùng một thuốc thử để xác định axit trong mỗi ống nghiệm, thuốc thử đó là A. Fe. B. FeS. C. Cu. D. A, B, C đều đúng. Câu 89. Có 3 lọ đựng 3 chất bột riêng biệt : Al, Al 2 O 3 , Fe. Có thể nhận biết 3 lọ trên bằng 1 thuốc thử duy nhất là A. dung dịch FeCl 2 B. dung dịch HCl. C. dung dịch NaOH. D. H 2 O. Câu 90. Một mẫu phân bón hóa học được chia làm 2 phần. Phần 1 trộn với 1 ít bột Cu và cho vào H 2 SO 4 thấy có khí màu nâu thoát ra. Phần 2 cho vào ống nghiệm chứa nước vôi rồi đun nóng thấy mẩu quỳ tím trên miệng ống nghiệm hóa xanh.Tên phân bón là A. amoni clorua B. đạm amoni nitrat C. đạm một lá. D. đạm ure Câu 91. Để nhận biết trong thành phần của khí nitơ có lẫn tạp chất hiđrosunfua, ta có thể dẫn khí qua : (1) dung dịch chì nitrat, (2) dung dịch NaOH, (3) nước cất, (4) dung dịch đồng sunfat, (5) dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng. Phương pháp đúng là A. (1), (2), (4). B. (1), (3). C. (1), (2), (4), (5). D. (1), (2), (3), (4), (5). Câu 92. Có 3 dung dịch hỗn hợp (NaHCO 3 + Na 2 CO 3 ); (NaHCO 3 + Na 2 SO 4 ); (Na 2 SO 4 + Na 2 CO 3 ). Để phân biệt 3 dung dịch đó, chỉ cần dùng một cặp chất (dạng dung dịch) theo thứ tự lần lượt là A. NaOH, NaCl. B. NH 3 , NH 4 Cl. C. NaCl, HCl. D. HNO 3 , Ba(NO 3 ) 2 Câu 93. Cho kim loại Ba từ từ đến dư vào dung dịch (NH 4 ) 2 SO 4 , hiện tượng xảy ra là A. có tạo khí và kết tủa trắng không tan. B. hiện tượng khác C. có tạo khí và kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan một phần. D. có tạo khí và kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan hết. Câu 94. Cho photpho trihalogenua vào nước, dung dịch thu được đem trung hóa vừa đủ bởi dung dịch KOH, cuối cùng cô cạn để làm bay hơi nước, chất rắn thu được gồm A. KX, K 2 HPO 4 và K 3 PO 3 B. KX, K 3 PO 3 C. KX, K 2 HPO 3 . D. KX, K 3 PO 4 . Câu 95. Có các chất Na 2 SO 3 , NH 4 HCO 3 , Al, MnO 2 và dung dịch Ba(OH) 2 , HCl. Chỉ bằng phản ứng trực tiếp giữa 2 chất đã cho với nhau, có thể điều chế được bao nhiêu chất khí ? A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 96. Al tác dụng với dung dịch HNO 3 , thu được mưói và hỗn hợp gồm 2 khí NO và N 2 O với tỉ lệ mol 1:3. Hệ số cân bằng của phản ứng Al + HNO 3  Al(NO 3 ) 3 + NO + N 2 O + H 2 dạng nguyên, tối giản lần lượt là A. 9,34,9,1,3,17. B. 9,38,9,1,3,19. C. 9,30,9,1,3,15. D. 9,36,9,1,3,18. Câu 97. Để bảo quản đơn chất X, trong phòng thí nghiệm người ta thường ngâm nó trong nước. Chất X phù hợp là A. natri. B. photpho trắng C. silic. D. photpho đỏ Câu 98. Những hóa chất nào sau đây được dùng để điều chế khí amoniac trong phòng thí nghiệm? A. muối amoni, nước vôi. B. H 2 O, không khí, xúc tác. C. N 2 , H 2 , xúc tác. D. A, B, C đều được. Câu 99. Xét các phản ứng (nếu có) sau : (1) Cu 2+ + 2OH -  (2) CuO + 2H +   (3) Cu + H + + NO 3 -  (4) Cu + Zn 2+  (5) Mg + 2H +  (6) Ba 2+ + SO 4 2-  (7) Al + Fe 2 O 3  Các phản ứng oxi hóa khử là A. 5,7. B. 3,5,7. C. 2,3,4,5,7. D. 3,4,5,7. Câu 100. Hóa chất nào sau đây được dùng để điều chế H 3 PO 4 trong công nghiệp? A. P 2 O 5 , H 2 SO 4 đặc. B. Ca 2 HPO 4 , H 2 SO 4 đặc. C. Ca 3 (PO 4 ) 2 , H 2 SO 4 loãng. D. H 2 SO 4 đặc, Ca 3 (PO 4 ) 2 . Câu 101. Chọn nhận định chính xác nhất về H 3 PO 4 A. H 3 PO 4 có tính oxi hóa mạnh vì photpho ở mức oxi hóa cao nhất. B. H 3 PO 4 là một axit trung bính, trong dung dịch phân li theo 3 nấc. C. H 3 PO 4 là một axit có tính khử mạnh. D. axit H 3 PO 4 tác dụng với NaOH có thể tạo đồng thời 3 muối natri. Câu 102. Thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 axit đậm đặc HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 đựng trong 3 ống nghiệm mất nhãn là A. một chất khác B. CuO. C. dung dịch BaCl 2 . D. Cu. Câu 103. Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO 3 đặc là A. dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ, có khí màu xanh thoát ra. B. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra. C. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra. D. dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra. Câu 104. Khi đốt nóng để thực hiện phản ứng của P với O 2 thì sản phẩm thu được là A. điphotpho pentaoxit. B. P 2 O 5 hoặc P 2 O 3 hoặc PO 2 tùy lượng oxi phản ứng. C. điphotpho trioxit hoặc điphotpho pentaoxit. D. điphotpho trioxit. Câu 105. Xác định X 1 , X 2 , X 3 , X 4 , X 5 trong dãy biến hóa sau ( theo đúng trật tự): X 1 o t  N 2 2 ,3000 o O  X 2  X 3 2 OH  X 4 , o Cu t  X 5 o t  X 3 A. NH 3  NO  NO 2  HNO 3  Cu(NO 3 ) 2 B. NH 4 NO 3  NO  NO 2  HNO 3  Cu(NO 3 ) 2 . C. NH 4 Cl  NO  NO 2  HNO 3  Cu(NO 3 ) 2 . D. NH 4 NO 3  NO  NO 2  HNO 3  Cu(NO 3 ) 2 . Câu 106. Trong số các chất sau : MgCl 2 , ZnCl 2 , FeCl 3 , CuSO 4 , Al(NO 3 ) 3 , số lượng dung dịch muối phản ứng với NH 3 dư không tạo kết tủa là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 107. Để hạn chế gây ô nhiễm, trong phòng thí nghiệm, khi tiến hành thí nghiệm (1) kim loại Cu với HNO 3 đặc; (2) MnO 2 với HCl đặc, người ta có thể xử lí khí thoát ra bằng cách nút các ống nghiệm bằng bông A. (1) và (2) đều khô. B. (1) khô, (2) tẩm Ca(OH) 2 C. (1) và (2) đều tẩm cồn. D. (1) và (2) đều tẩm Ca(OH) 2 Câu 108. Cho hỗn hợp khí N 2 và O 2 có tỉ khối so với heli lá 7,75. Thành phần %(V) của hỗn hợp là A. 30%N 2 và 70% O 2 . B. 25%N 2 và 75% O 2 . C. 70%N 2 và 30% O 2 . D. 75%N 2 và 25% O 2 . . BÀI LUYỆN TẬP HÓA HỌC Câu 1. Tiến hành các thí nghiệm : (1) bỏ mẩu Cu vào dung dịch axit HCl rồi sục oxi. hiện tính oxi hóa với cả (1), (2), (3). B. P thể hiện tính khử với (1), (2), (3). C. P thể hiện tính khử với (3), oxi hóa với (1), (2). D. P thể hiện tính khử với (1), (3), oxi hóa với (2) Fe 2+ , Fe 3+ , NO 3 - . Một học sinh dùng các hóa chất dung dịch NaOH, dung dịch H 2 SO 4 , Cu để minh chứng sự có mặt của các ion trong X. Kết luận đúng là A. học sinh đó không chứng minh

Ngày đăng: 12/08/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan