Dược vị Y Học: BIỂN SÚC docx

5 420 0
Dược vị Y Học: BIỂN SÚC docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BIỂN SÚC Tên thuốc: Herba polygoni Avicularis. Tên khoa học: Polygonum aviculare L. Bộ phận dùng: phần trên mặt đất của cây. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn Qui kinh: Vào kinh Bàng quang. Tác dụng: Tăng chuyển hoá nước, điều hoà tiểu tiện bất thường, diệt ký sinh trùng và trị ngứa. Chủ trị: Trị nhiệt lâm, hoàng đản, mẩn ngứa, lở loét, ngứa âm đạo, trẻ nhỏ có giun đũa. - Thấp nhiệt ở bàng quang biểu hiện như nước tiểu ít và có máu, đau khi tiểu, muốn đi tiểu và hay đi tiểu: Dùng phối hợp Biển súc với Cù mạch, Mộc thông và Hoạt thạch trong bài Bát Chính Tán. - Eczema và viêm âm đạo do Trichomonas: Nước sắc Biển súc dùng để rửa. Liều dùng: 10-15g. Chế biến: thu hái vào mùa hè và phơi nắng. Bảo quản: Ddể nơi khô ráo. BINH LANG (Quả Cau) Tên thuốc: Semen Aracae. Tên khoa học: Areca catechu L Họ Dừa (Palmae) Bộ phận dùng: hạt của quả cau. Cây cau có hai giống: cau rừng (sơn Binh lang), hạt nhỏ, nhọn, chắc và cau vườn (gia Binh lang) hạt to, hình nón cụt. Hạt cau rừng còn gọi tiêm Binh lang tốt hơn hạt cau nhà. Hạt khô chắc, không mọt, ngoài không nhăn nheo, không vụn nát là tốt. Tính vị: vị đắng, cay, chát, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Vị và Đại trường. Tác dụng: hạ khí, hành thuỷ, tiêu hoá, sát trùng (phá tích). Chủ trị: trị giun sán (30 - 80g) (phối hợp với hạt Bí ngô), kích thích tiêu hoá (0,5 - 4g). Trị sốt rét (phối hợp với Thường sơn đều 12g). Cách bào chế: Theo Trung Y: Ngâm nước ủ mềm, cạo bỏ dưới đáy, thái nhỏ. Chớ chạm tới lửa sợ kém sức, nếu dùng chín thì thà không dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). Theo kinh nghiệm Việt Nam: - Ngâm nước 2 - 3 ngày, ngày thay nước một lần trong chậu sành hay men, vì có chất chát, kỵ sắt, thái mỏng, phơi khô, không được sao. - Thuốc trị sán: do xét nghiệm thấy nước sắc hạt Cau có tác dụng làm tê liệt sán nhưng chỉ mạnh đối với đầu con sán (trái lại hạt Bí rợ có tác dụng chủ yếu làm tê khúc đuôi) cho nên có bài thuốc sau đây: Sáng lúc bụng đói ăn 40 - 100g hạt bí rợ (bỏ vỏ). Hai giờ sau uống nước sắc hạt Cau (trẻ em trên 10 tuổi 30g, phụ nữ 50 - 60g, người lớn 80g, cho liều hạt cau trên đây đun với 300 ml nước. Đun cho cạn còn 250 ml. Nhỏ dung dịch gelatin 2,5% vào cho đến khi kết tủa (để loại chất chát). Gạn lọc, đun cạn cho còn 150 - 200ml). Nửa giờ sau khi uống hạt cau, uống một liều thuốc tẩy (Magie sunfat 30g). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài, ỉa vào một chậu nước ấm, nhúng cả mông vào. Bảo quản: dễ bị mọt nên phải đậy kín, năng xem luôn. Nếu bị mọt có thể sấy hơi diêm sinh. Kiêng ky: người khí hư hạ hãm không tích trệ thì không nên dùng. Kỵ lửa. BỒ CÔNG ANH Tên thuốc: Herba Taraxaci Tên khoa học: Lacluca indica L. Họ Cúc (Asteraceae) Bồ công anh Trung Quốc có hai loại là: - Taraxacum officinale Wigg và - Taraxacum mongolicum Hand Mazt cũng họ Cúc. Bộ phận dùng: Bồ công anh Việt Nam dùng toàn thân bỏ gốc rễ. Bồ công anh Trung Quốc dùng toàn thân và gốc rễ. Tính vị: vị đắng, ngọt, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Vị, Tiểu trường và Đại trường. Tác dụng: giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết. Chủ trị: ung nhọt, ghẻ lở, đau vú, tràng nhạc, đinh độc, nhiệt lậu, Tỳ Vị có hoả uất. - Nhọt, hậu bối: Dùng Bồ công anh với Tử hoa địa đinh, Nguyệt quí hoa và Kim ngân hoa. - Vàng do thấp nhiệt: Dùng Bồ công anh với Nhân trần cao. - Nước tiểu đục: Dùng Bồ công anh với Kim tiền thảo và Bạch mao căn. Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16g, có thể đến 30g. Cách bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, cắt ngắn 3 - 5 cm, phơi khô dùng. - Nấu cao: rửa sạch, phơi khô, nấu thành cao đặc, dùng uống kết hợp với dán ngoài trong các trường hợp viêm nhọt (1m = l0g). Dùng tươi: rửa sạch, giã nhỏ cho vào một ít muối đắp vào chỗ bị viêm nhọt, hoặc giã nhỏ hoà một ít nước chín, vắt lấy nước uống. Bồ công anh dùng thứ mới, tốt hơn để lâu ngày. Bảo quản: phơi thật khô bỏ vào bao tải, để nơi cao ráo, thường xuyên phơi, bị ẩm rất mau mục và mốc. Chú ý: dùng quá liều Bồ công anh có thể gây tiêu chảy nhẹ. . BIỂN SÚC Tên thuốc: Herba polygoni Avicularis. Tên khoa học: Polygonum aviculare L. Bộ phận dùng: phần trên mặt đất của c y. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn Qui. muốn đi tiểu và hay đi tiểu: Dùng phối hợp Biển súc với Cù mạch, Mộc thông và Hoạt thạch trong bài Bát Chính Tán. - Eczema và viêm âm đạo do Trichomonas: Nước sắc Biển súc dùng để rửa. Liều. khô chắc, không mọt, ngoài không nhăn nheo, không vụn nát là tốt. Tính vị: vị đắng, cay, chát, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Vị và Đại trường. Tác dụng: hạ khí, hành thuỷ, tiêu hoá, sát trùng (phá

Ngày đăng: 12/08/2014, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan