TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BẢO VÊ

39 3.1K 39
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ BẢO VÊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 5 NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG 5 1. Chức năng của đội bảo vệ 5 2. Nhiệm vụ của đội bảo vệ 5 3. Quyền hạn của đội bảo vệ 5 4. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên bảo vệ 6 5. Nghiệp vụ bảo vệ 6 5.1 Biện pháp hành chính 6 5.2 Biện pháp quần chúng 6 5.3 Biện pháp tuần tra canh gác 7 6. Yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ 7 7. Mục tiêu bảo vệ là gì? 8 8. Nội dung huấn luyện lực lượng bảo vệ theo quy định 9 CHƯƠNG 2. 10 MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BẢO VỆ 10 1. Bộ luật hình sự 10 a) Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự 10 b) Tội phạm 10 c) Hình phạt 13 2. Bộ luật tố tụng hình sự 13 a) Nhiệm vụ 13 b) Chứng cứ 14 c) Quy định quyền ra lệnh bắt và khám xét 14 CHƯƠNG 3 16 CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY 16 1. Sự cháy 16 2. Nguyên nhân gây cháy 17 3. Phòng cháy 18 4. Phương pháp chữa cháy 19 5. Các chất chữa cháy và dụng cụ chữa cháy thông thường 19 6. Một số vấn đề lưu ý về phòng cháy chữa cháy tại mục tiêu 20 CHƯƠNG 4. 21 CÔNG TÁC TUẦN TRA, CANH GÁC 21 1. Mục đích, yêu cầu 21 2. Nhiệm vụ canh gác 21 3. Nhiệm vụ tuần tra 22 4. Thực hiện canh gác, tuần tra 23 5. Cách xử lí các tình huống trong tuần tra, canh gác 24 CHƯƠNG 5. 26 KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU 26 1. Sơ cứu nạn nhân bị điện giật 26 2. Sơ cứu nạn nhân bị bỏng 26 3. Cấp cứu khi tim ngừng đập 27 4. Sơ cứu khi bị vật nhọn đâm vào cơ thể nạn nhân 27 5. Sơ cứu nạn nhân bị gãy xương (thường là bị gãy cẳng chân, tay) 27 6. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông 28 7. Bảo quản các chi của nạn nhân khi bị đứt lìa 28 CHƯƠNG 6. 30 VÕ THUẬT TỰ VỆ CĂN BẢN ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ 30 I. Các thế tấn căn bản 30 1. Trung bình tấn 30 2. Đinh Tấn 30 3. Xà tấn: Chuyển từ đinh tấn về xà tấn 30 4. Trảo mã tấn: (Chuyển từ xà tấn về trảo mã tấn ) 31 II. Kỹ thuật té ngã 31 1. Té về phía trước: 31 2. Té về phía sau: 31 III. Kỹ thuật lăn 32 1. Lăn về phía trước: 32 2. Lăn về phía sau: 32 3. Lăn qua hai bên: 32 IV. Các đòn khóa tay 33 1. Đòn Thứ nhất: Khóa cổ tay 33 (Trường hợp khi ta và đối phương đi cùng chiều) 33 2. Đòn thứ hai: (đi ngược chiều với đối phương nhưng bất ngờ) 33 3. Đòn thứ 3: đi ngược chiều (thân thiện) 33 V. Các đòn tay cơ bản 33 1. Đòn tay số 1 34 2. Đòn tay số 2 34 3. Đòn tay số 3 34 4. Đòn tay số 4: Sử dụng chỏ và gối kết hợp với 2 cạnh của hai bàn tay. 34 VI. Các đòn chân 34 1. Đá dọc: (Sử dụng mũi, ức, gót chân đánh vào ngực, cằm, mặt đối phương.) 34 2. Đòn đá vòng cầu (Dùng quyển hoặc mu bàn chân phải, trái đá vào hông, cổ thái dương, đầu đối phương) 35 3. Đòn đá tống ngang (bàng long): 35 VII. Đánh đối kháng 35 1. Đối kháng 1: Đánh cắp ngang hông 35 2. Đối kháng 2: Đạp kheo chân đối phương khi đánh bất ngờ từ phía sau 36 3. Đối kháng 3: Kỹ thuật đánh khi đối phương nắm cổ áo 36 4. Đối kháng 4: Gỡ khoá khi đối phương bóp cổ 36 5. Đối kháng 5: Phá đá phang ống 37 6. Đối kháng 6: Gạt đấm thẳng, quật đối phương ngả nghiêng 37 7. Đối kháng 7: Khi đối phương ôm phía sau 37 8. Đối kháng 8: Luồn tránh đánh hạ bộ 38 9. Đối kháng 9: Tay không phản dao 38 10. Đối kháng 10: Phản đòn cắp ngang hông 39 VIII.Điều lệnh đội ngũ tay không 39 1. Động Tác : NGHIÊM 39 2. Động Tác : NGHỈ 39 3. Động tác : QUAY TẠI CHỖ . 39 KỸ NĂNG GIAO TIẾP DÀNH CHO NHÂN VIÊN BẢO VỆ 40 I. Nguyên tắc chung 40 1. Hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu 40 2. Lường mọi điều, tính đến mọi khả năng với nhiều phương án 40 3. Nắm bắt nghệ thuật theo nhu cầu 41 II. Một số cách ứng xử 41 1. Thủ thuật “ném đá thăm đường” 41 2. Tình huống cần đối đáp mềm mỏng, ý nghĩa sâu xa 42 3. Tình huống phải chuyển bại thành thắng 43 4. Tình huống dùng hài hước 43 5. Tình huống phải đi thẳng vào vấn đề khi cần thiết 43 6. Tình huống nói ẩn ý bằng ngụ ngôn 43 7. Tình huống phản bác khéo những yêu cầu vô lý ở người khác 44 8. Tình huống thừa nhận trước để chuyển hướng sau 44 9. Tình huống cần bạn đồng minh 45 10. Tình huống không nhượng bộ khi mình có lý trong tranh luận 45 11. Tình huống cần thuyết phục bằng hành động 45 III. Những điều nên tránh trong giao tiếp ứng xử 46

CÔNG TY TNHH MINH LONG I HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ BẢO VỆ Tài liệu lưu hành nôi bộ Bình Dương- 2014 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG 1. Chức năng của đội bảo vệ - Tham mưu giúp Lãnh đạo công ty xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, kế hoạch công tác bảo vệ; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn; triển khai các yêu cầu công tác bảo vệ theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền. - Tổ chức thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn tại công ty. 2. Nhiệm vụ của đội bảo vệ - Xây dựng phương án, kế hoạch cho công tác bảo vệ an ninh, an toàn tại Công ty. - Tổ chức, thực hiện công tác tuần tra, canh gác bảo vệ tài sản, đảm bảo an ninh, trật tự và là nòng cốt thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Công ty. - Tham gia và thực hiện các quy định về công tác phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai tại Công ty. - Phối hợp với cơ quan công an, quân đội, các đơn vị chức năng liên quan và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ tài sản. - Quản lý và bảo quản các phương tiện, công cụ hỗ trợ, vũ khí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khi được giao. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Tổng giám đốc chỉ đạo. 3. Quyền hạn của đội bảo vệ - Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, và nội quy Công ty. - Trong khi thực hiện nhiệm vụ có quyền kiểm tra giấy tờ, người, hàng hóa, phương tiện ra vào Công ty nếu xét thấy có dấu hiệu vi phạm nội quy công ty. - Tổ chức xem xét, xác minh những vụ việc xảy ra ở Công ty theo nhiệm vụ và theo yêu cầu của Ban Tổng giám đốc hoặc theo yêu cầu của cơ quan pháp luật. - Yêu cầu các đơn vị, cá nhân trong Công ty cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết theo quy định để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. - Được trang bị các phương tiện, thiết bị, công cụ và điều kiện làm việc cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. 2/46 4. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên bảo vệ - Nhân viên làm công tác bảo vệ phải có đạo đức tốt, có đủ năng lực, trình độ và sức khỏe đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác bảo vệ. - Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên bảo vệ: Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi có đạo đức tốt; không có tiền án, tiền sự; không nghiện ma túy và không sử dụng các chất gây nghiện, chất độc hại khác; đã tốt nghiệp Trung học cơ sở; có sức khỏe tốt (loại I) và: + Nam phải có chiều cao từ 1,65m và cân nặng từ 55kg trở lên. + Nữ phải có chiều cao từ 1,55m và cân nặng từ 45kg trở lên. 5. Nghiệp vụ bảo vệ - Nghiệp vụ bảo vệ là tổng hợp các biện pháp chuyên môn trang bị cho lực lượng bảo vệ nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho cơ quan, doanh nghiệp. Biện pháp nghiệp vụ bảo vệ bao gồm: 5.1 Biện pháp hành chính - Tham mưu, đề xuất Ban giám đốc công ty xây dựng, bổ sung, sửa đổi hệ thống nội quy, quy chế, quy định liên quan đến công tác bảo vệ an ninh, trật tự. - Phối hợp và tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước; nội quy, quy định của công ty về công tác bảo vệ an ninh, trật tự. - Khai thác tài liệu hành chính của công ty phục vụ công tác bảo vệ an ninh, trật tự. 5.2 Biện pháp quần chúng - Tham mưu giúp Ban giam đốc công ty tổ chức tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật và văn bản khác về công tác đảm bảo an ninh, trật tự nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cho cán bộ, công nhân viên; xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp với tình hình, đặc điểm của công ty. - Tham mưu và triển khai thực hiện việc tổ chức, động viên, hướng dẫn cán bộ, công nhân viên trong công ty tích cực tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự. - Nắm tình hình liên quan đến an ninh, trật tự thông qua gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nhân dân, qua hình thức hòm thư tố giác tội phạm, số điện thoại đường dây nóng; vận động nhân dân tự giác cung cấp tin. Tranh thủ sự ủng hộ và vận động nhân dân phối hợp giải quyết các vụ, việc phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra trong công ty. 3/46 5.3 Biện pháp tuần tra canh gác a) Tuần tra là hoạt động công khai của lực lượng bảo vệ được thực hiện trong một phạm vi theo hành lang bảo vệ hoặc những tuyến đi đã được xác định trong phương án bảo vệ công ty. Bao gồm những nhiệm vụ sau: - Tuần tra bên trong và bên ngoài hàng rào của công ty, kho hàng, bãi xe, văn phòng, xưởng sản xuất nhằm phát hiện đối tượng đột nhập từ bên ngoài vào phạm vi bên trong công ty hoặc từ bên trong hàng rào của công ty vượt ra ngoài để làm rõ mục đích, động cơ của đối tượng. - Phát hiện, ngăn chặn, vây bắt những đối tượng có hành vi phạm tội quả tang, những hiện tượng không bình thường, không an toàn thuộc địa phận công ty quản lý để chủ động có biện pháp khắc phục, xử lý. b) Canh gác là hoạt động công khai của lực lượng bảo vệ được thực hiện tại một vị trí hoặc mục tiêu cụ thể (cổng ra vào, nhà kho, bãi đậu xe…). Bao gồm những nhiệm vụ sau: - Kiểm soát giấy tờ người ra vào vị trí hoặc mục tiêu. - Kiểm soát phương tiện di chuyển, đồ vật, hàng hóa được vận chuyển ra vào vị trí hoặc mục tiêu, nếu phát hiện có nghi vấn vi phạm pháp luật hoặc nội quy của công ty thì được yêu cầu kiểm tra để làm rõ; nếu phát hiện người phạm tội quả tang thì bắt giữ, báo cáo lãnh đạo công ty chỉ đạo giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an. - Giữ gìn trật tự, phát hiện và ngăn chặn những đối tượng có hành vi gây rối trật tự công cộng tại vị trí hoặc mục tiêu canh gác. 6. Yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ - Khi làm nhiệm vụ phải tiến hành công khai. - Phải chịu trách nhiệm trước cấp trên và Ban giám đốc công ty về hiệu quả công việc. - Luôn có tinh thần hỗ trợ đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chung, lợi ích và mục tiêu chung của công ty. - Luôn sẵn sàng đối phó với các đối tượng xấu, trong mọi tình huống phải dũng cảm và nỗ lực hết khả năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Thực hiện đúng quy trình đã được bồi dưỡng huấn luyện. - Khi thực hiện nhiệm vụ luôn giữ thông tin liên lạc với cấp trên trực tiếp. Không thực hiện hoạt động ngoài chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. - Phải cộng tác tích cực với cơ quan công an với vấn đề an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ. 4/46 7. Mục tiêu bảo vệ là gì? Mục tiêu cần bảo vệ là : Những khu vực, địa bàn, cơ quan, doanh nghiệp cụ thể mà lực lượng bảo vệ có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự cho các hoạt động diễn ra bình thường. Phân loại: Căn cứ trên các phương diện khác nhau để phân loại, nhưng nhìn chung mục tiêu cần bảo vệ bao gồm mục tiêu cố định và mục tiêu di động. - Mục tiêu cố định là những mục tiêu không có sự chuyển động về không gian, địa điểm. Mục tiêu cố định gồm các loại: + Mục tiêu chứa đựng nhiều tài sản: Như ngân hàng, kho bạc, cửa hàng kim hoàn và các nơi có tài sản khác. + Mục tiêu chứa đựng công nghệ kỹ thuật, sở hữu công nghệ như: nhà máy điện, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến có công nghệ hiện đại. + Mục tiêu là nơi tụ tập đông người: Là những nơi có đông người tụ tập với mục đích đa dạng nhưng thường tương đối đồng nhất ở những mục tiêu nhất định như: khách sạn, nhà hàng, siêu thị, bến xe, nhà ga… + Các mục tiêu là cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Là các công trình phục vụ phúc lợi xã hội nhưng là cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: cầu, cống, bến phà…và các công trình văn hoá, di tích lịch sử như tượng đài, lăn mộ… + Các mục tiêu đặc thù khác: Mục tiêu dưới mặt đất như bãi giữ xe ngầm, các công trình nằm phía dưới mặt đất; Các mục tiêu trên cao như: nhà cao tầng, cáp treo,… và các mục tiêu trên mặt nước. - Mục tiêu di động: Là những mục tiêu có sự chuyển động về không gian và vị trí địa lý. Mục tiêu di động bao gồm hàng hoá có giá trị được vận chuyển bằng các loại phương tiện vận tải và con người. Trên thực tế còn có thể có mục tiêu mang tình chất hỗn hợp, tức là mang một số tính chất của mục tiêu cố định, hoặc vừa cố định, vừa chuyển động. Hình 1. Sơ đồ các mục tiêu bảo vệ tại công ty Minh Long I 5/46 8. Nội dung huấn luyện lực lượng bảo vệ theo quy định - Kiến thức cơ bản về pháp luật; đạo đức, tác phong nghề nghiệp. - Các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ. - Hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ, vũ khí thô sơ, các loại phương tiện được trang bị cho lực lượng bảo vệ và những động tác tự vệ, bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật và nội quy của cơ quan, doanh nghiệp. - Kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy và cấp cứu người bị nạn. CHƯƠNG 2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BẢO VỆ - Nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật để làm đúng những quy định của pháp luật là yêu cầu hết sức cần thiết đối với lực lượng bảo vệ; 6/46 - Luật pháp Việt Nam ngày càng hoàn thiện để đáp ứng công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa; - Trong công tác bảo vệ thường ngày chúng ta thừơng gặp những vụ việc liên quan đến Bộ luật hình sự và Bô luật tố tụng hình sự. 1. Bộ luật hình sự a) Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự - Nhiệm vụ cơ bản của Bộ luật hình sự là nhằm bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ quyền làm chủ tập thể của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà Nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN chống mọi hành vi phạm tội đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và phòng chống tội phạm. - Bộ luật hình sự quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội, chỉ một người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt do tòa án quyết định. b) Tội phạm - Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổTổ Quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản các quyền lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN. - Căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong bộ luật này.Tội phạm được phân thành:Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. + Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt này đối với tội này là đến 03 năm tù. + Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất cho khung hình phạt này đối với tội này là 07 năm tù. + Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất cho khung hình phạt này là 10 năm tù. 7/46 + Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mức cao nhất của khung hình phạt này đối với tội ấy là trên mười năm tù, chung thân hoặc tử hình. - Những hành vi tuy có dấu hiệu phạm tội, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kê thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. - Một số hành vi sau đây không phải là tội phạm : + Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó ( điều 11 bộ luật hình sự 2005). + Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình. Đối với người này phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. + Phòng vệ chính đáng: là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. + Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại cấp thiết không phải là tội phạm + Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện phạm tội đến cùng, tuy không có gì ngăn cản ( Nếu hành vi đó thực tế đã được thực hiện có đủ yếu tố của một tội phạm khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này ). - Những hành vi sau đây phải coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự: + Người phạm tội nhận thức rõ về hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hành vi đó xẩy ra, hoặc thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn cố ý thức để mặc cho hậu quả xẩy ra ( cố ý phạm tội ). + Người phạm tội tuy thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. + Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó ( vô ý phạm tội ). + Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác. 8/46 + Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ( là hành vi ) chống trả rõ ràng quá mức cần thiết không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. + Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. + Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện trên. + Người cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt được mục đích phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt được mục đích. + Người nào sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che dấu tội phạm, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi cản trở việc phát hiện điều tra, xử lý người phạm tội. + Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang thực hiện mà không tố giác kịp thời. + Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng. + Người cùng thực hiện tội phạm hoặc những kẻ thừa hành,xúi dục, tổ chức, giúp sức. c) Hình phạt - Khái niệm: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm tước bỏ hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong bộ luật hình sự và do tòa án quyết định. - Mục đích: Hình phạt không chỉ nhằm mục đích trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt cũng nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. - Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung : + Hình phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. + Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính. - Khi sử phạt không quá 5 năm căn cứ vào nhân thân người phạm tội về tình tiết giảm nhẹ nếu không cần thiết phải bắt chấp hành hình phạt tù thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm. Án treo không phải là hình phạt. 9/46 2. Bộ luật tố tụng hình sự a) Nhiệm vụ - Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng và của cơ quan Nhà Nước, tổ chức xã hội và công dân nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. - Bộ luật tố tụng hình sự góp phần bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy tắc của cuộc sống. - Khi tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bảo vệ tính mạng và sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân, đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. - Không ai có thể được coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của tòa án. - Trước tòa án người tham gia tố tụng đều có quyền bình đẳng, bị can, bị cáo được đảm bảo quyền bào chữa. Bộ luật còn đảm bảo quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân đối với các hoạt động của cơ quan tố tụng. b) Chứng cứ - Là những gì có thật được thu thập theo trình tự do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như tình tiết khác cần thiết cho việc xử lý đúng đắn vụ việc. - Chứng cứ được xác định bằng: + Vật chứng: là những vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết phạm tội, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và những vật khác cĩ giá trị chứng minh tội phạm và người bị buộc tội. + Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn và bị đơn dân sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. + Kết luận giám định. + Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu khác. 10/46 [...]... tuần tra – canh gác: Đảm bảo an ninh, trật tự cho mục tiêu trong mọi tình huống và không làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động bình thường - của cán bộ, công nhân viên trong công tác Nghiên cứu, nắm vững mọi tình hình trong mục tiêu có liên quan đến công tác bảo vệ Quản lý và nắm các diễn biến của các đối tượng cần chú ý, việc chấp hành nội quy - bảo vệ công việc, bảo vệ tài sản, bảo vệ bí mật công ty Nắm... trái phép, hoặc các hành vi trộm cắp gây thiệt hại đến - tài sản của công ty Kết hợp với trưởng bộ phận dán mở niêm phong Kiểm tra các vị trí đóng khóa hoặc niêm phong của xưởng trong trường hợp có nơi đóng khóa hoặc niêm phong 4 Thực hiện canh gác, tuần tra a) Trước khi nhận nhiệm vụ - Gần đến giờ đi làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra nhân viên bảo vệ phải giải quyết mọi sinh hoạt cá nhân, trang phục... quả, gây thiện cảm, tạo sự tin - tưởng Giao trách nhiệm một cách công khai, tạo ra tình huống chỉ có tiến chứ không có lùi, - ràng buộc bằng những sợi dây vô hình về quan hệ nào đó đã được hình thành Gây niềm say mê, tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, công việc đang tiến hành Củng cố niềm tin, thuyết phục về một kết cục tốt đẹp Phải tạo ra sự an toàn, biết cách chống đỡ dư luận, tạo dư luận mới ủng... cháy hơn, ví dụ: Phân xưởng sản xuất làm bằng tre, nứa, lợp lá, giấy dầu, nếu thay bằng các vật liệu khác như gạch, bê + tông, lợp ngói thì khó cháy hơn Bọc kín chất cháy: Dùng các chất không cháy bọc kín các cấu kiện làm bằng vật liệu dễ cháy, ví dụ: Dùng sơn chống cháy phủ lên trần cót, gỗ ốp tường Hoặc bảo quản các chất lỏng, khí dễ cháy bằng các bình kín như đựng xăng vào các can kín + Cách ly chất... cháy lan, dùng cát để đắp thành bờ c) Bọt chữa cháy Bọt chữa cháy gồm hai loại dung dịch tạo bọt: - Dung dịch Suphát nhôm (Al2 (SO4), (ký hiệu A) Dung dịch Natri hydrocacbonnát (NaHCO3), (Ký hiệu B) Bọt có tác dụng chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu – vì bọt nhẹ hơn nên nổi trên mặt chất cháy, chất liên kết tạo thành màng ngăn giữa chất cháy và Oxy * Hạn chế của bọt là không chữa được các đám... Chữa cháy, phải nén CO2 vào bình thép, bình có van đóng mở, vòi hình - phễu Bảo quản bình ở nơi thoáng mát, để nơi dẽ thấy, dễ lấy, phải định kỳ kiểm tra 6 Một số vấn đề lưu ý về phòng cháy chữa cháy tại mục tiêu - Mỗi nhân viên baor vệ khi làm việc cần lưu ý các vấn đề sau: Xem lại phương án phòng cháy – chữa cháy, nắm rõ nhiệm vụ của mình, hiểu rõ - những việc cần làm khi xảy ra sự cố cháy Kiểm tra,... đã có câu “Thủy, Hỏa, Đạo tặc” hay “Giặc phá không bằng nhà - cháy” Thực tế, nước ta đã xảy ra không biết bao nhiêu vụ cháy, làm cho nhiều người lâm - vào cảnh “màn trời, chiếu đất” Do vậy, công tác phòng cháy – chữa cháy hết sức quan trọng, cấp bách đối với mọi đối tượng (cơ quan, xí nghiệp, chợ, khu dân cư ) 1 Sự cháy Bản chất của sự cháy được định nghĩa chính xác như sau: “Cháy là một phản ứng hóa... lại trong quan hệ công tác cũng như các giấy - tờ, biểu mẫu do công ty ban hành Nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách pháp luật, nội quy, quy chế tại công ty có liên quan tới công tác bảo vệ 2 Nhiệm vụ canh gác - Mở đóng cổng, kiểm soát giấy tờ ra vào mục tiêu, đăng ký sổ sách, hướng dẫn giải - quyết cho người ra vào mục tiêu Kiểm soát phương tiện, đồ vật, hành lý của mọi người khi ra vào... huy động lực lượng chiến đấu và giải quyết với các hành vi biểu tình, đình công, bãi công hay tập kích phá hoại từ bên ngoài vào 3 Nhiệm vụ tuần tra - Tuần tra giám sát hàng rào bao quanh công ty để phòng ngừa công nhân cấu kết với - người bên ngoài tuồng hàng và tài sản ra ngoài Tuần tra nơi công nhân đang làm việc, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi, việc làm vi phạm nội quy, quy định... hành vi gian lận trộm cắp, cất giấu tài sản - của các đối tượng công nhân viên Thu giữ thẻ các công nhân viên vi phạm, lập biên bản sự việc chuyển lên phòng nhân - sự chờ giải quyết Phát hiện, ngăn chặn những người có hành vi phá hoại, ngăn chặn những phần tử có hành động đập phá gây rối trật tự trong công ty 17/46 - Kiểm tra hệ thống phương tiện PCCC, luôn đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động, kiểm tra . vụ bảo vệ - Nghiệp vụ bảo vệ là tổng hợp các biện pháp chuyên môn trang bị cho lực lượng bảo vệ nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho cơ quan, doanh nghiệp. Biện pháp nghiệp vụ bảo vệ bao. chống cháy nổ. 4/46 7. Mục tiêu bảo vệ là gì? Mục tiêu cần bảo vệ là : Những khu vực, địa bàn, cơ quan, doanh nghiệp cụ thể mà lực lượng bảo vệ có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự cho các hoạt. tiêu bảo vệ tại công ty Minh Long I 5/46 8. Nội dung huấn luyện lực lượng bảo vệ theo quy định - Kiến thức cơ bản về pháp luật; đạo đức, tác phong nghề nghiệp. - Các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ. -

Ngày đăng: 12/08/2014, 14:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1

  • NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG

  • 1. Chức năng của đội bảo vệ

  • 2. Nhiệm vụ của đội bảo vệ

  • 3. Quyền hạn của đội bảo vệ

  • 4. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên bảo vệ

  • 5. Nghiệp vụ bảo vệ

  • 5.1 Biện pháp hành chính

  • 5.2 Biện pháp quần chúng

  • 5.3 Biện pháp tuần tra canh gác

  • 6. Yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ

  • 7. Mục tiêu bảo vệ là gì?

  • 8. Nội dung huấn luyện lực lượng bảo vệ theo quy định

  • CHƯƠNG 2.

  • MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BẢO VỆ

  • 1. Bộ luật hình sự

  • a) Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự

  • b) Tội phạm

  • c) Hình phạt

  • 2. Bộ luật tố tụng hình sự

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan