bài tiểu luận pháp luật đại cương docx

11 10K 21
bài tiểu luận pháp luật đại cương docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục Trang A. Mở đầu ……………………………………………………………………………2 B. Nội dung I. Luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự………………….3 1. Luật dân sự……………………………………………………………………….3 2. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự………………………………… 3 2.1. Quan hệ tài sản……………………………………………………………….3 2.2. Quan hệ thân nhân phi tài sản………………………………………………3 II. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự……………………………….3 1. Khái niệm phương pháp điều chỉnh của dân luật…………………………… 3 2. Đặc điểm………………………………………………………………………….4 2.1 Bình đẳng giữa các chủ thế về phương diện pháp lí……………….4 a) Thế nào là bình đẳng về phương diện pháp lí……………… 4 b) Biểu hiện bình đẳng về phương diện pháp lí…………………4 2.2 Quyền tự định đoạt của các chủ thể……………………………… 5 a) Thế nào là quyền tự định đoạt……………………………… 5 b) Biểu hiện quyền tự định đoạt………………………………….5 2.3 Trách nhiệm tài sản………………………………………………… 6 a) Thế nào là trách nhiệm tài sản……………………………… 6 b) Biểu hiện trách nhiệm tài sản…………………………………7 2.4 Tự thỏa thuận và hòa giải khi có tranh chấp……………………….7 2.5 Bảo vệ quyền lợi bị vi phạm bằng cách kiện tới tòa án……………. 8 C. Kết luận……………………………………………………………………………9 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………… 10 1 MỞ ĐẦU Mỗi ngành luật trong một hệ thống pháp luật không những có đối tượng điều chỉnh riêng biệt, mà còn có cả phương pháp điều chỉnh với những đặc trưng riêng. Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để phân biệt ngành luật này với các ngành luật khác. Phương pháp điều chỉnh trong một chừng mực nhất định có tính chất chủ quan và phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Tuy nhiên, trong các quan hệ dân sự, nhà nước không thể tùy tiện đặt ra các phương pháp, cách thức tác động lên các quan hệ dân sự thế nào cũng được. Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật phụ thuộc khách quan vào tính chất và đặc điểm các quan hệ xã hội do ngành luật đó điều chỉnh. Với sự đa dạng về các quan hệ trong đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của luật dân sự được lựa chọn trên cơ sở bản chất và đặc điểm của các quan hệ tài sản và quan hệ thân nhân.Cơ sở để xác lập các quan hệ dân sự là: tự nguyện, bình đẳng, giữa các chủ thể và quyền tự do, tự nguyệncam kết, thỏa thuận của các chủ thể trong giao lưu dân sự. Các chủ thể của luật dân sự còn có quyền thỏa thuận với nhau về cả những nội dung chưa (hoặc không) được quy định trực tiếp trong bộ luật dân sự. 2 I. Luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của luật dân sự: 1. Luật dân sự: Luật dân sự là ngành luật điều chỉnh các quan hệ dân sự , thương mại , hôn nhân và gia đình giữa công dân với các tổ chức trong nhà nước xã hội chủ nghĩa trên nguyên tắc các bên bều bình đẳng với nhau về mặt pháp lí. 2. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự: 2.1 Quan hệ tài sản. Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người gắn liền với tài sản. Quan hệ tài sản gồm có quan hệ sở hữu, quan hệ về mua bán hàng hóa, thuê mướn, tặng biếu, thừa kế…. Đặc điểm: • Là quan hệ giữa người với người gắn liền với tài sản. • Là quan hệ có ý chí • Là quan hệ mang tính chất hàng hóa tiền tệ. 2.2 Quan hệ nhân thân phi tài sản. Quan hệ nhân thân phi tài sản là quan hệ không mang tính chất tài sản và gắn liền với nhân thân của một người cố định. Đó là quan hệ về danh dự, quan hệ về quyền nhân thân của tác giả với tác phẩm, phát minh, sáng chế v.v… Đặc điểm: • Là quan hệ mà khách thể củ nó gắn liền với nhân thân của một người nhất định. • Là quan hệ không có giá trị kinh tế. II. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự. 1 . Khái niệm phương pháp điều chỉnh của dân luật. Phương pháp điều chỉnh của dân luật là những biện pháp mà Nhà nước dùng để tác động đến cách cư xử của những người tham gia vào quan hệ dân sự (quan hệ tài sản và quan 3 hệ nhân thân) nhằm hướng cho các hành vi của họ tuâ thủ đúng các quy phạm dân luật. Nhờ có sự sự tác động này, các quan hệ tài sản và quan hệ thân nhân đã phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt theo ý chí của chủ thể trên cơ sở ý chí của Nhà nước được thể hiện trong các quy phạm pháp luật dân sự cụ thể hoặc theo một trật tự nhất định. 2.Đặc điểm: Do tính chất đặc thù về đối tượng, phương pháp điều chỉnh của pháp dân sự có những đặc điểm sau đây: 2.1. Bình đẳng giữa các chủ thể về phương diện pháp lý. a) Thế nào là bình đẳng về phương diện pháp lí: Bình đẳng về địa vị pháp lí tức là không có sự phân biệt nào về địa vị xã hội, tình trạng tài sản, giới tính, dân tộc giữa các chủ thể…. b) Biểu hiện bình đẳng về phương diện pháp lí: + Điều kiện gắn liền là các chủ thể độc lập về tổ chức và tài sản + Không phân biệt thành ph`n xã hội, tình hình tài sản…. + Không áp đặt quyền uy cho nhau. Trong mọi quan hệ dân sự, yếu tố bình đẳng giữa các chủ thể về phương diện pháp lý là một đặc điểm có tính chất đặc trưng.Trong giao lưu dân sự không có phân biệt: địa vị xã hội, tình trạng tài sản, dân tộc, giới tính, tôn giáo… không bên nào được ra lệnh cho bên nào; chủ thể trong các giao dịch dân sự cụ thể luôn độc lập với nhau và không phụ thuộc vào chủ thể khác. Ví dụ: Sẽ không có sự phân biệt nào giữa một người có chức danh giám đốc của một công ty và bảo vệ của công ty đó cùng đi mua xe máy tại một cửa hàng bán xe máy. Vị tổng giám đốc và người bảo vệ công ty có quyền và nghĩa vụ giống nhau (quyền và nghĩa vụ của người mua hàng) và cửa hàng sẽ không có sự phân biệt nào. Đồng thời, các bên đều độc lập về tổ chức và tài sản. Độc lập về tổ chức có nghĩa là không có sự phụ thuộc vào quan hệ cấp trên – cấp dưới, các quan hệ hành chính khác. Còn độc lập về tài sản tức là khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, các cá nhân, tổ chức hoàn toàn độc lập với nhau. Không có sự nh`m lẫn hay đấnh đồng giữa tài sản của cá nhân, tổ chức. 4 Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của luật dân sự. Điều 5 Bộ luật dân sự đã quy định: “ Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lí do khác biệt về dân tộc, giới tính, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau”. Tính chất độc lập và bình đẳng giữa các chủ thể về tài sản và quyền tự định đoạt của các chủ thể là yếu tố quan trọng. Bởi lẽ, các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh luôn có tính chất hàng – tiền tệ. Muốn thực hiện được việc “trao đổi ngang giá” và “đền bù tương” trong các giao dịch có tính chất hàng hóa – tiền tệ, thì mỗi chủ thể phải thực sự bình đẳng, có quyền tự định đoạt theo ý chí của mình trên cơ sở độc lập về tài sản.Không có sự bình đẳng, độc lập về tài sản và chủ thể không có quyền tự định đoạt, thì cũng không thể thực hiện được tính chất đền bù tương đương – ngang giá trị. Ngoài ra, sự bình đẳng và độc lập về tài sản của các chủ thể trong giao lưu dân sự còn được thể hiện ngay cả trong trường hợp khi mà giữa các chủ thể còn có mối liên hệ không có tính chất bình đẳng (như trong quan hệ hành chính, lao động ….)Dù rằng có sự “phụ thuộc” trong các quan hệ khác, nhưng đã thỏa thuận xác lập với nhau một giao dịch dân sự, thì các chủ thể vẫn có quyền bình đẳng và độc lập. Điều đó chứng tỏ rằng, yếu tố bình đẳng và độc lập của các chủ thể trong giao lưu dân sự có tính chất tuyệt đối.Nếu không đảm bảo tính chất bình đẳng và độc lập giữa các chủ thể, thì đó không phải là quan hệ dân sự; hoặc nếu có được xác lập, thì giao dịch dân sự đó cũng có thể bị coi là vô hiệu. 2.2. Quyền tự định đoạt của các chủ thể Quyền tự định đoạt của các chủ thể khi tham gia giao lưu dân sự luôn được bảo đảm. a)Thế nào là quyền tự định đoạt? Tự định đoạt có nghĩa tự do ý chí và thể hiện ý chí khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. b) Biểu hiện quyền tự định đoạt: Các chủ thể có quyền tự do lựa chọn quan hệ họ muốn tham gia. • Các chủ thể có toàn quyền thỏa thuận và quyết định việc lựa chọn biện pháp, cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự trong các giao dịch dân sự cụ thể. • Các chủ thể lựa chọn và thỏa thuận với nhau về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cách thức xử lí tài sản khi có sự vi phạm. • Các chủ thể có quyền tự do lựa chọn chủ thể tham gia quan hệ dân sự với mình. 5 Có thể thấy rằng đây là sự thể hiện tiếp theo của tính chất bình đẳng giữa các chủ thể trong giao lưu dân sự. Các quan hệ pháp luật dân sự suy cho cùng là việc việc thực hiện những mục đích, động cơ theo ý chí và mong muốn của mỗi chủ thể trong giao dịch dân sự .Vì vậy, việc tham gia vào các giao dịch cụ thể nhất định là do chủ thể tự quyết định căn cứ vào khả năng, mục đích và nhu c`u của chủ thể đó. Nghĩa là, các chủ thể có quyền tự do lựa chọn quan hệ họ muốn tham gia, tự do lựa chọn chủ thể tham gia quan hệ dân sự với mình. Quyền tự định đoạt của chủ thể còn được thể hiện: các chủ thể có toàn quyền thỏa thuận và quyết định việc lựa chọn biện pháp, cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự trong các giao dịch dân sự cụ thể. Pháp luật dân sự còn cho phép các chủ thể tự mình đặt ra ( trong các trường hợp pháp luật chưa có quy định) biện pháp, cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự; thỏa thuận với các chủ thể khác nhau về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ( theo các quy định chung tại mục 5 chương XVII ph`n thứ ba của Bộ luật dân sự ); hình thức trách nhiệm pháp lí khi có sự vi phạm cách thức áp dụng trách nhiệm dân sự ….khi một bên đã không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đ`y đủ nội dung các điều khoản mà họ đã tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Quyền tự định đoạt của các chủ thể được dân sự tôn trọng và bảo vệ. Các chủ thể được thể hiện quyền này theo sự tùy nghi và theo ý chí của mình, nhưng phải chú ý tới các yêu c`u của pháp luật về giới hạn các quyền đối với từng loại chủ thể khác nhau. Về nguyên tắc, các chủ thể của luật dân sự được quyền tự định đoạt, tự do lựa chọn cách thức biện pháp thực hiện quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, nhưng quyền tự định đoạt đó không phải là hoàn toàn không bị một giới hạn nào. Giới hạn quyền của chủ thể trong giao dịch dân sự chính là: “Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (theo Điều 10 Bộ luật dân sự). Trong giao lưu dân sự, các chủ thể có quyền tự do cam kết thỏa thuận, nhưng “mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội (khoản 1 điều 122 của Bộ luật dân sự ). Sự định đoạt có hiệu lực của chủ thể có giá trị bắt buộc đối với tất cả các chủ thể trong quan hệ, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Quyền tự định đoạt của chủ thể trong giao lưu dân sự cũng được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước cũng được quy định tại Điều 4 Bộ luật dân sự: “Mọi cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”. Ngoài ra, khi xác lập quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự các chủ thể còn phải tuân theo các căn cứ, cách thức, trình tự thủ tục do Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác quy định.Giao dịch dân sự khi xác lập không được trái với các nguyên tắc cơ bản của bộ luật dân sự khi xác lập, không được trái với các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự (Điều 127 Bộ luật dân sự). 2.3. Trách nhiệm tài sản. a) Thế nào là trách nhiệm tài sản 6 Trách nhiệm tài sản chính là trách nhiệm của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự khi hành vi của họ đã gây ra thiệt hại (gồm cả cả những thiệt hại về vật chất và tinh th`n) và có đủ các điều kiện theo yêu c`u của pháp luật dân sự. b) Biểu hiện trách nhiệm tài sản • Bồi thường bằng tiền • Khắc phục những hậu quả về mặt vật chất như sửa chữa, đổi, thay thế, bằng các tài sản cùng loại. Trách nhiệm tài sản cũng là đặc trưng về trách nhiệm pháp lí trong phương pháp điều chỉnh của luật dân sự. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chủ yếu là các quan hệ tài sản có tính chất hàng hóa – tiền tệ và những quan hệ nhân thân, nên sự vi phạm của một bên có thể dẫn đến sự thiệt hại về tài sản hoặc tinh th`n cho cho phía bên kia. Người bị thiệt hại có quyền yêu c`u người gây thiệt hại phải bù đắp những tổn thất về vật chất. Trong việc bảo vệ quyền thân nhân, luật cũng quy định : khi người có quyền nhân thân bị vi phạm họ cũng có quyền yêu c`u bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh th`n (Điều 27 Bộ luật dân sự). Điều 302 của Bộ luật dân sự còn quy định: “Người có nghiã vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện mà đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người có quyền”. Đây là những tiền đề pháp lí để các bên có trách nhiệm với nhau trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản, vì vậy trách nhiệm dân sự cũng thường là trách nhiệm tài sản. Trong luật dân sự, trách nhiệm pháp lí có thể do luật dân sự quy định hoặc do các chủ thể tự cam kết, thỏa thuận với nhau khi xác lập giao dịch dân sự. Nhưng dù được hình thành từ cơ sở nào, chúng đều có giá trị pháp lí ngang nhau trong quá trình áp dụng. Đây là đặc trưng cơ bản chỉ có trong pháp luật dân sự. Trách nhiệm pháp lí do pháp luật quy định hoặc do chủ thể cam kết, thỏa thuận trong các giao dịch dân sự cụ thể khi được áp dụng bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước đều có nội dung tài sản với mục đích nhằm: khôi phục lại tình trạng ban đ`u (tình trạng trước khi có sự vi phạm) hoặc nhằm khắc phục những hậu quả xấu về tài sản và tinh th`n cho các bên chủ thể bị vi phạm. 2.4. Tự thỏa thuận và hòa giải khi có tranh chấp. + Các chủ thể tự thỏa thuận để giải quyết tranh chấp; Trong giao lưu dân sự các chủ thể có quyền bình đẳng, quyền tự định đoạt khi cam kết, thỏa thuận xác lập giao dịch dân sự, nên đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là: tự thỏa thuận và hòa giải + Các chủ thể có thể giải quyết qua vai trò hòa giải của các cơ quan, tổ chức, cá nhân do họ thỏa thuận hoặc theo qui định pháp luật (Ví dụ: hòa giải theo thủ tục tố tụng tại Tòa án); Khi có tranh chấp, các bên không tự hòa giải và thỏa thuận với nhau được, thì các cơ 7 quan nhà nước có thẩm quyền vẫn tiếp tục hòa giải để các bên tự nguyện chấp hành nghĩa vụ. + Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế c`n thiết theo trình tự, thủ tục luật định để giải quyết các tranh chấp dân sự mà các chủ thể không có hoặc không thể thỏa thuận hoặc hòa giải. Khi không thể hòa giải được nữa thì các cơ quan có thẩm quyền mới áp dụng đếnn các biện pháp cưỡng chế. Pháp luật dân sự nghiêm cấm không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự (Điều 12 Bộ luật dân sự). Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhất thiết phải thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện theo những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. 2.5. Bảo vệ quyền lợi bị vi phạm bằng cách kiện tới tòa án hoặc trọng tài. Khi các bên không thể thỏa thuận hoặc hòa giải với nhau được, thì bên có có quyền bị xâm hại (bao gồm quyền tài sản và các quyền nhân thân) có quyền khởi kiện bằng đơn kiện theo quy định của luật tố tụng dân sự để yêu c`u Tòa án bảo vệ. Cơ quan bảo vệ quyền lợi bị vi phạm của các bên đương sự trong quan hệ dân sự là tòa án hoặc trọng tài. Trong đơn khởi kiện để yêu c`u Tòa án bảo vệ, người có quyền bị xâm hại phải nêu rõ sự vi phạm của người kia và các yêu c`u của mình; người khởi kiện có trách nhiệm cung cấp những chứng cứ c`n thiết liên quan đến việc khởi kiện nhằm tạo thuận lợi cho quá trình chứng minh khi giải quyết tranh chấp. Trong tố tụng dân sự, chứng minh là nghĩa vụ của các đương sự. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, nếu quan hệ đó đúng thẩm quyền giải quyết, Tòa án sẽ thụ lí và giải quyết để khôi phục lại các quyền đã bị xâm phạm, khắc phục những hậu quả xấu về tài sản. Người bị khiếu nại có các quyền đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hoặc việc làm bị khiếu nại, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định của cơ quan đã giải quyết. Người bị khiếu nại có nghĩa vụ xem lại quyết định hoặc việc làm bị khiếu nại của mình và trả lời cho người khiếu nại bằng văn bản , chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại. Quyền khởi kiện theo trình tự tố tụng dân sự tại tòa án là quyền tố tụng có ý nghĩa thực tế của mỗi công dân, tổ chức. Đây là phương tiện pháp lí quan trọng bảo đảm cho các chủ thể của pháp luật dân sự sử dụng trong những trường hợp c`n thiết để bảo vệ các quyền, lợi ích của mình khi bị xâm phạm. 8 Kết luận Trên đây là những nghiên cứu của tôi về đề tài phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự. Bài tiểu luận đã làm rõ được các vấn đề liên quan. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự được lựa chon dựa trên cơ sở bản chất và đặc điểm của các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản. Phương pháp điều chỉnh của dân luật đã hướng cho các hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự tuân thủ đúng các quy phạm Dân luật. Nó có vai trò quan trọng giúp Nhà nước thế hiện ý chí của mình. Vì thời gian có hạn cũng như năng lực cá nhân hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót nên mong các bạn góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện bài tiêu luận của mình. 9 Tài liệu tham khảo 1. Bộ luật dân sự năm 2005. 2. GS.TS.NGND. Nguyễn Thị Mơ ; PGS.TS. Hoàng Ngọc Thiết. Giáo trình pháp lí đại cương . Nhà xuất bản Giáo Dục năm 2008 trang 52, 53, 54, 55. 3. TS. Đinh Văn Thanh; TS Phạm Văn Tuyết. Viện đại học mở Hà Nội khoa luật. Giáo trình luật dân sự tập I. Nhà xuất bản Tư Pháp năm 2004 ttrang 20, 21, 22, 23, 24, 25. 4. forum.ueh.vn/forums/144-Pháp-Luật-Đại-Cương . giá trị kinh tế. II. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự. 1 . Khái niệm phương pháp điều chỉnh của dân luật. Phương pháp điều chỉnh của dân luật là những biện pháp mà Nhà nước dùng để tác động. nghiên cứu của tôi về đề tài phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự. Bài tiểu luận đã làm rõ được các vấn đề liên quan. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự được lựa chon dựa trên. phương pháp điều chỉnh với những đặc trưng riêng. Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để phân biệt ngành luật này với các ngành luật khác. Phương pháp

Ngày đăng: 12/08/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan