pháp luật quản lý nhà nước về đất đai và thực trạng quản lý đất đai tại xã hưng long huyện giồng trôm – tỉnh bến tre

81 803 5
pháp luật quản lý nhà nước về đất đai và thực trạng quản lý đất đai tại xã hưng long  huyện giồng trôm – tỉnh bến tre

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC……………………… …………………………………………Trang LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………………… 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1 Khái niệm và hệ thống Quản lý Nhà nước về đất đai……………… 5 1.1.1 Khái niệm Quản lý Nhà nước về đât đai………………………………….5 1.1.2 Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai……………………………….12 1.2 Nội dung quản lý đất đai…………………………………………… 20 1.2.1 Qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất……………………………………… 20 1.2.2 Thực hiện thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và trưng dụng đất………………………………28 Thủ tục hành chính về Giao đất.……………………………………… 31 Thủ tục hành chính về cho thuê đất…………………………………… 32 Thủ tục hành chính vè chuyển mục đích sử dụng đất………………… 33 Thủ tục hành chính về thu hồi đất………………………………………37 Thủ tục hành chính về trưng dụng đất………………………………… 43 1.2.3 Thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất……………………………………………………….44 1.2.3.1Đăng ký Quyền sử dụng đất.……………………………………………44 1.2.3.2Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử sụng đất.……………………….48 1.2.4 Thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đất đai……………………………………………………………….52 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯNG PHONG 2.1Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của xã Hưng Phong.………….58 2.2Thực trạng về đất đai ở xã Hưng Phong… …………………………61 2.3Thực trạng quản lý đất đai của chính quyền địa phương …………64 2.3.1 Qui hoạch, kế hoạch về sử dụng đất đai của UBNN huyện và xã………64 2.3.2 Thực trạng giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế ở xã Hưng phong và việc giải quyết các tranh chấp đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về Đất đai tại địa phương.…………………………………….70 2.3.3 Khó khăn và vướng mắc trong quá trình quản lý đất đai ở địa phương và biện pháp khắc phục …….………………………………………………72 KẾT LUẬN…… …….…………………………………………………………79 LỜI NÓI ĐẦU Đất đai là tài nguyên đặc biệt. Trong nền kinh tế thị trường, thì đất đai lại càng giá trị hơn bởi người ta coi nó là hàng hoá đặc biệt. Câu nói “tấc đất, tấc vàng” nói lên sự quý giá ở tầm cao nhất của đất đai thực ra cũng không đủ. Ấy là chưa nói dưới góc độ giá trị lịch sử - xã hội: “mỗi tấc đất đều nhuốm máu cha ông”; đất đai là “giang sơn gấm vóc” thì sự thiêng liêng, quý giá ấy khó lấy thước đo nào mà định giá. Trước khi trở thành hàng hoá đặc biệt thì từ hàng triệu năm qua đất đai đã là tài nguyên đặc biệt. Bởi đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là tặng vật tự nhiên dành cho con người, tiếp đến mới là thành quả do tác động khai phá của con người. Tính chất đặc biệt của đất đai ở chỗ tính chất tự nhiên và tính chất xã hội đan quyện vào nhau; nếu không có nguồn gốc tự nhiên, thì con người dù có tài giỏi đến đâu cũng không tự mình tạo ra đất đai được. Con người có thể làm ra nhà máy, lâu đài, công cự và sản xuất, chế tạo ra muôn nghìn thứ hàng hoá, sản phẩm, nhưng không ai có thể chế tạo ra đất đai. Do đó, quyền sở hữu, định đoạt, sử dụng đất đai, dù Nhà nước hay người dân cũng cần phải hiểu đặc điểm, đặc thù hết sức đặc biệt ấy. Đất đai quý giá còn bởi con người không thể làm nó sinh sản, tăng thêm ngoài diện tích tự nhiên vốn có của Quả đất. Đất đai là Tư liệu sản xuất của các ngành công – nông - ngư nghiệp. Và là tư liệu sản xuất đặc biệt: Luôn bị giới hạn bởi số lượng , không gian như lại vô hạn về thời gian sử dụng (phụ thuộc vào sự đối xử của con người đối với đất đai). C.Mác đã viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Nó mang giá trị quyết dịnh một Quốc gia thịnh vượng: Đất đai – sức lao động - cơ chế - tài chính. Đất đai vừa là yếu tố tạo nên 2 một quốc gia thịnh vượng vừa là yếu tố tạo ra tài chính. Đất đai là một bộ phận không thế thách rời của một quốc gia. Gắn liền với chủ quyển Quốc gia. Khi chúng ta nói đất đai là hàng hoá, dù có thêm hai chữ đặc biệt vào đó, thì cũng không lột tả được hết tính chất đặc biệt của đất đai cả về phương diện tự nhiên cũng như xã hội. Vì thế, sự ứng xử với vấn đề đất đai trong hoạt động quản lý không thể được đơn giản hoá, cả trong nhận thức cũng như trong hành động. Trước Hiến pháp 1980, đất đai thuộc Sở hữu tư nhân. Nhưng từ khi Hiến pháp 1980 ra đời, đất đai khẳng định vai trò là sở hữu toàn dân. Sự khẳng định này giúp xóa bỏ địa tô tuyêt đối của một số người do được độc quyền về sở hữu đất đai. Nhà nước triệt tiêu tính chất hàng hóa của đất. Do đó, mặc dù nó có giá trị lớn nhưng nó chỉ còn giá trị trên giấy tờ: Nhà nước cấp đất cho người có nhu cầu (chỉ có mối quan hệ chuyển giao) và thu hồi nếu không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Đất đai là một trong những yếu tố cấu thành nên quốc gia. Chính vì thế mà lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của Việt nam luôn là các cuốc đấu tranh bảo về chủ quyền của Tồ quốc. Bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thồ. Các cuộc cách mạng trong lịch sử đều lấy đất đai là đối tượng chính của các cuộc chiến tranh, khởi nghĩa và tham vọng lãnh thổ,. Trong hòa bình phát triển, đất đai cũng luôn là một vấn đề nóng. Chính vì lẽ đó mà nhà nước luôn phải đề ra những điều luật và thực hiện những biện pháp quản lý và bảo vệ đất đai khỏi sự xâm phạm bất hợp pháp. Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai”. Vấn đề đất đai đang là vấn đề cực nóng, bức xúc cả về phương diện lý luận và thực tiễn, vi mô lẫn vĩ mô, chính sách và thực thi chính sách; đối với người dân cũng như với các cấp chính quyền. Trên tinh thần đó tôi làm bản Báo cáo thực tập: “Pháp luật Quản lý nhà nước về đất đai và thực trạng quản lý đất đai tại xã 3 Hưng Long- Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre” nhằm mục đích nhìn thực tế về thực trạng sử dụng đất cũng như đưa ra những kiến nghị về quản lý đất đai tại đại phương. Mục đích chọn tham luận này, tôi muốn tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về đất Đai tại đại phương để đánh giá những mặt tích cực và những mặt còn tồn tai. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá, đề xuất những biện pháp thực hiện để quản lý đất dai tại đại phương đạt hiệu quả cao. Tham luận này dựa trên nội dung cở sở khoa hoc và tính pháp lý của quản lý nhà nước về đất đai. Phương pháp thống kê, Phương pháp điều tra, phỏng vấn thăm dò, khảo sát thực tế, Phương pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở số liệu và tài liệu thu thập được. Tìm hiểu các hệ thống pháp luật và dưới luật trong phục vụ công tác quản lý Đất đai tại địa phương. Bên cạnh đó đánh giá và tìm hiểu tình hình quản lý nhà nước về đất đai trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc và đánh giá phân hạng đât. Các quy hoạch và kế hoạch hóa của nhà nước trong việc áp dụng và tình hình thực tế tại địa phương. Cũng như việc ban hành các văn bản pháp luật vế quản lý đất đai và tổ chức triển khai thực tế tại xã Hưng Long. Các cơ chế giao, cho thuê , thu hồi đất, đăng ký đất, thanh tra viêc chấp hành và giải quyết các tranh chấp khiếu nại tối cáo trong quản lý và sử dụng đất tại đai phương. Việc đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai là một tham luận mang tính khoa học. Vì vậy tôi tiếp cận đề tài theo phương pháp: tìm hiểu văn bản pháp luật, các văn bản dưới luật về đất đai do cơ quan Nhà nước ban hành. Trên cơ sở đó so sánh giữa lý luận và thực tiễn về tình hình quản lý đất đai tại địa phương . 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI *** 1.1Khái niệm và hệ thống Quản lý Nhà nước về đất đai. 1.1.1 Khái niệm Quản lý Nhà nước về Đất đai. Thuật ngữ “Quản lý” có nhiều nghĩa khác nhau nó là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội vì vậy mỗi ngành khoa học đều có định nghĩa riêng về thuật ngữ “Quản lý”, nhưng xét về quan niệm chung nhất thì: “Quản lý chính là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hoá và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định”. Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính Quyền lực Nhà nước. Sử dụng Quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các Quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm duy trình và phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự Pháp luật, thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Nhà nước Quản lý toàn dân – toàn diện và Quản lý bằng Pháp luật. Quản lý Nhà nước là các công việc của Nhà nước được thực hiện bởi tất cả các cơ quan Nhà nước. cũng có khi do nhân dân trực tuếp thực hiện bằng hình thức bõ phiếu hoặc do các tổ chúc xã hội, các cơ quan xã hội thực hiện nếu được Nhà nước giao quyền thực hiện chức năng Nhà nước. Quản lý Nhà nước thực chất là sự quản lý có tính chất Nhà nước. Do Nhà nước thực hiện thông qua bộ máy Nhà nước trên cở sở quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của quản lý Nhà nước. Chính phủ là hệ thống cơ quan được thành lập để chuyên thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước. Quản lý nhà nước về đất đai là tổng thể các hoạt động có tổ chức bằng quyền lực nhà nước thông qua các phương pháp và công cụ thích hợp để tác động đến quá trình khai thác sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm phục 5 vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua các thời kỳ. Quản lý đất đai bằng quyền lực của nhà nước được thực hiện thông qua các phương pháp và công cụ quản lý: Phương pháp hành chính; phương pháp kinh tế; thông qua quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở luật pháp. Trước đây, đất đai ở nước ta được coi như một tài nguyên thiên nhiên, một tư liệu sản xuất của nông nghiệp, là môi trường sống và là địa bàn cho các hoạt động của con người. Đến nay, đất đai được xác định là một nguồn lực, nguồn vốn để phát triển kinh tế, quyền sử dụng đất là hàng hoá đặc biệt và là tài sản của người sử dụng đất. Trong giai đoạn hiện nay, tất cả các lý luận kinh tế đều thừa nhận lao động, tài chính, đất đai và tài nguyên thiên nhiên là ba nguồn lực đầu vào của nền kinh tế và đầu ra là sản phẩm hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá dịch vụ). Ba nguồn lực đầu vào này phối hợp với nhau, tương tác lẫn nhau, chuyển đổi qua lại nhau để tạo nên một cơ cấu đầu vào hợp lý, quyết định tính hiệu quả trong phát triển kinh tế. Do điều kiện đặc thù về lịch sử, đất đai ở nước ta hiện đang sử dụng phân tán về mục đích sử dụng và chủ thể sử dụng. Sự đan xen giữa đất đai các khu dân cư với đất phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các cơ quan hành chính sự nghiệp. Sự đan xen về chủ thể và mục đích sử dụng đang làm tăng thêm tính bất hợp lý trong việc sử dụng đất ở nước ta hiện nay. Việc đan xen trên cũng đang là lực cản cho việc quy hoạch phát triển quỹ đất theo hướng văn minh, hiện đại. Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV là thời kỳ hình thành và phát triển cực thịnh của nhà nước phong kiến Việt Nam, ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước chiếm đại bộ phận bao gồm ruộng làng, xã, ruộng quốc khố và ruộng phong cấp. Chính vì thế dân ta có câu: “Đất vua, chùa làng”. Ở nước ta, công tác đạc điền và quản lý điền địa có lịch sử lâu đời, để lắm vững và quản lý đất đai nhà nước phong kiến đã lập ra hồ sơ quản lý đất đai như: Sổ địa bạ thời Gia Long, sổ địa bộ thời Minh Mạng. 6 Thời kỳ thực dân phong kiến, Do chính sách cai trị của thực dân pháp, trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại nhiều chế độ quản lý điền địa khác nhau: - Chế độ quản lý thủ điền thổ tại Nam kỳ - Chế độ quản thủ địa chánh tại Trung kỳ - Chế độ bảo thủ để áp (còn gọi là để đương) áp dụng với bất động sản của người Pháp và kiều dân kết ước theo luật lệ Pháp quốc. - Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 29-3-1925 áp dụng tại Bắc kỳ - Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 21-7-1925 áp dụng tại Nam kỳ và các nhượng địa Pháp quốc ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Sau năm 1954, miền Nam Việt Nam nằm dưới ách cai trị của Mỹ - Nguỵ nên vẫn thừa kế và tồn tại ba chế độ quản lý thủ điền địa trước đây: - Tân chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 1925. - Chế độ điền thổ địa bộ ở những địa phương thuộc Nam kỳ đã hình thành trước Sắc lệnh 1925. - Chế độ quản thủ địa chính áp dụng ở một số địa phương ở Trung kỳ. Tuy nhiên từ năm 1962, chính quyền Việt Nam cộng hoà đã có Sắc lệnh 124-CTNT triển khai công tác kiến điền và quản thủ điền địa tại những địa phương chưa thực hiện Sắc lệnh 1925. Như vậy từ năm 1962, trên lãnh thổ Miền Nam do Nguỵ quyền Sài Gòn kiểm soát tồn tại hai chế độ: Chế độ quản thủ điền địa và tân chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 1925. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1988. Trong Quyết định số 201/CP ngày 01 tháng 07 năm 1980 của hội đồng Chính phủ “về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước”, đây được coi là văn bản đầu tiên quy định chế độ quản lý đất đai thống nhất cả nước sau khi đất nước được thống nhất. 7 Quản lý nhà nước ruộng đất bao gồm các nội dung như sau: - Điều tra, khảo sát và phân bố các loại đất - Thống kê, đăng ký đất đai - Quy hoạch sử dụng đất - Giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý sử dụng đất - Giải quyết các tranh chấp về đất - Quy định các chế độ, thể lệ quản lý việc sử dụng đất và tổ chức việc thực hiện các chế độ, thể lệ ấy. Giai đoạn khi Luật đất đai năm 1988 ra đời. Đây là bộ luật đầu tiên của Nhà nước ta quy định quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật quy định Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài có thời hạn và tạm thời người sử dụng đất hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quy định: Chế độ quản lý sử dụng các loại đất (5 loại đất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng) lập bản đồ địa chính, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Luật đất đai 1993 khẳng định lại quyền sở hữu đất đai đồng thời quy định rõ nội dung quản lý nhà nước về đất đai (7 nội dung). Phân định rõ đất đai thành 6 loại (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng). Luật quy định quyền của UBND các cấp trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền của Chính phủ trong việc giao đất theo hạng mức đất và loại đất. Luật đất đai 2003: Luật này khắc phục tồn tại của các bộ luật trước, đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng đấtphù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Luật đất đai 2003 khác cơ bản luật đất đai 1993 ở một số nội dung sau: 8 - Phân định rõ nhóm đất chính. - Quy định việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện và tỉnh (chính phủ không làm chức năng này). - Quy định về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam: được giao đất, được thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, được quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở. Để xác định vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan Quản lý Nhà nước về đất đai từ trung ương đến địa phương, tại chương I, điều 6, Luật đất đai 2003 quy định : 1. Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai 2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đ) Quản lý việc giao, đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; f) Thống kê, kiểm kê đất đai; g) Quản lý tài chính về đất đai; h) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; i) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; 9 j) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; k) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; l) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. 3. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, đảm bảo quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả. Quản lý Nhà nước về Đất đai dưới góc độ pháp lý, là tổng hợp các Quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quán trình Quản lý Nhà nước đối với đất đai. Dưới góc độ khoa học Quản lý thì Quản lý Nhà nước vể Đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (với tư cách là chủ thề quản lý) nhằm thực hiện và bảo hệ sở hữu Nhà nước đối với đất đai, Quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm: các quan hệ vể Sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng Đất đai, quan hệ về phân phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có… Từ khi luật Đất đai 1993 thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sự đặc biệt thì quyển sở hữu Đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một tài sản dân sự đặc biệt. Chính vì thế, khi nghiện cứu quan hệ Đất đai ta thấy có các quyền năngc ủa sở hữu Nhà nước về Đất đai, bao gồm: Quyền chiến hữu Đất đai, quyền sử dụng Đất đai, và quyển định đoạt Đất đai. Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng Đất đai. Nhà nước không trực tiếp thực hiện các quyển năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan Nhà nước do Nhà nước thảnh lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước. 10 [...]... 7 luật Đất đai năm 2003 có ghi rõ: Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai 12 1 Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước 2 Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, ... sở hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này” Điều 5, khoản 1 của Luật Đất đai 2003 chỉ ra rằng "Đất thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý" Do đó, Nhà nước đại diện cho người dân để hành xử quyền sở hữu đối với đất đai và điều chỉnh các mối quan hệ về quyền đất đai giữa các thành viên trong xã hội bằng luật pháp và các công cụ... dụng đất Để thực hiện chức năng quản lý, Nhà nước phải ban hành các quy định, chế độ, chính sách, pháp luật Việc ban hành các quy định, chế độ, các văn bản pháp luật là một trong các bước của quy trình quản lý Nhà nước Quản lý nhà nước về đất đai nhằm mục đích:  Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất;  Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai. .. dụng đất;  Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường Trên tinh thần của Luật Đất đai 2003, nội dung "Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó" đã được xác định là cơ sở để thực hiện các nội dung khác và được xếp lên vị trí thứ nhất trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai Hơn bao giờ hết, người làm công tác quản lý nhà nước về đất đai. .. chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai mà chủ sở hữu là Nhà nước không hề thay đổi Và Quyền "Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất" không phải là nội dung quản lý nhà nước về đất đai tới Luật Đất đai 2003 mới có nhưng trong quá trình phát triển của công tác quản lý nhà nước về đất đai, nội dung này được thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước 29 Từ Quyết... việc quản lý nhà nước về đất đai “Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất, ... dụng đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất trước ngày 1 tháng 7 năm 2004 (Trích dẫn điều 31, điều 32 Nghị định 181/2004 ND-CP) Về Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất Để đảm bảo chặt chẽ trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, pháp luật đất đai quy định thủ tục hành chính về quản lý đất đai để làm khuôn mẫu cho các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. .. quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai – Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái Sơn – Giáo trình Quản lý Nhà nước về Đất đai 1.1.2 Hệ thống tố chức cơ quan quản lý Đất đai Trong... nước về đất đai được Nhà nước thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai của các cơ quan quyền lực Các quyền năng này cũng không chỉ được thực hiện trực 11 tiếp mà còn được thực hện thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những điều kiện và theo sự giám sát của Nhà nước Vậy, Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước. .. dung quản lý nhà nước về đất đai đã có nội dung "Giao đất, thu hồi đất và trưng dụng đất" ; đến Luật Đất đai 1987, nội dung này được quy định là "Giao đất, thu hồi đất" Bởi lẽ, lúc đó Nhà nước chưa thừa nhận quyền sử dụng đất có giá trị nên Nhà nước chỉ giao đất và khi Nhà nước cần sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng hoặc phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì Nhà nước thu hồi đất hoặc . Báo cáo thực tập: Pháp luật Quản lý nhà nước về đất đai và thực trạng quản lý đất đai tại xã 3 Hưng Long- Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre nhằm mục đích nhìn thực tế về thực trạng sử dụng đất cũng. . 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI *** 1.1Khái niệm và hệ thống Quản lý Nhà nước về đất đai. 1.1.1 Khái niệm Quản lý Nhà nước về Đất đai. Thuật ngữ Quản lý có nhiều nghĩa. quan Quản lý Nhà nước về đất đai từ trung ương đến địa phương, tại chương I, điều 6, Luật đất đai 2003 quy định : 1. Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai 2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Ngày đăng: 11/08/2014, 13:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan