vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo BLHS việt nam

50 747 3
vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo BLHS việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong số mười nước trồng rừng nhiều nhất thế giới.Nằm ở vùng Đông Nam Á, với diện tích 330.922,5 km 2 , khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây cối quanh năm xanh tốt, vậy nên, Việt Nam có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, có diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 30% diện tích lãnh thổ. Rừng là loại tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá có khả năng tái sinh và có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của con người. Do vậy, khai thác rừng một cách bền vững cũng như bảo vệ rừng ở Việt Nam trở thành một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong khi đó, có một thực tế đáng lo ngại là hiện nay cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, rừng đã trở thành đối tượng khai thác của nhiều cá nhân, tổ chức với mục đích vụ lợi. Tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đã gây ra cho xã hội những hậu quả nghiêm trọng đồng thời trở thành một nguy cơ, thách thức to lớn, cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương phát triển kinh tế mà Đảng, Nhà nước đã đề ra và đe doạ nghiêm trọng đến sự cân bằng môi trường sinh thái. Tuy nhiên, việc xử lý tội phạm này bằng pháp luật hình sự vẫn chưa hiệu quả. Số vụ án bị xét xử về tội phạm này còn rất nhỏ so với thực trạng hoạt động khai thác rừng trái pháp luật. Việc áp dụng quy định của luật hình sự trong thực tiễn xét xử tội phạm này còn tồn tại những hạn chế. Nguyên nhân một phần của tình trạng này là do các quy định có liên quan của BLHS hiện hành còn có những bất cập, thiếu sự thống nhất. Vì thế các quy định này cần được nghiên cứu để hoàn thiện. Với việc thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo BLHS Việt Nam”, tác giả 2 mong muốn tìm hiểu sâu hơn về tội phạm này, cụ thể là để nâng cao nhận thức về quy định của pháp luật hình sự và những hạn chế khi áp dụng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Qua đó, tác giả có cơ sở đưa ra một số ý kiến đề xuất cá nhân nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác xét xử tội phạm này. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có không ít các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết đề cập và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tội “vi phạm các quy định về khai thác và bảo rừng” theo bộ luật hình sự Việt Nam như: giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2008 đã nêu ra các quy định của BLHS về tội phạm trên và phân tích một cách khái quát, cơ bản nhất về các quy định này; giáo trình luật hình sự Việt Nam – phần các tội phạm của khoa luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đưa ra các dấu hiệu pháp lý và nêu ra những quy định của BLHS 1999 cũng như phân tích, đánh giá về tội phạm này một cách tương đối kỹ lưỡng. Bình luận khoa học BLHS phần các tội phạm – tập I các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tếcủa tác giả Đinh Văn Quế năm 2006 phân tích chuyên sâu các dấu hiệu pháp lý của tội và đưa ra các ý kiến đánh giá, bình luận các quy định đó. Bên cạnh một số giáo trình và sách chuyên khảo nêu trên, còn một số bài viết có liên quan tới tội phạm này được đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật như: Bài viết: “Về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng tại Điều 175 Bộ luật Hình sự” của tác giả Phạm Văn Beo đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 1 năm 2011 đã nêu lên các vấn đề về dấu hiệu cấu thành tội phạm này; bài viết: “Một số khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ rừng” của tác giả Cao Anh Đức được đăng trên Tạp chí Kiểm sát – VKSNDTC số 22 năm 2010 đã đưa ra các khó khăn, vướng mắc cũng như các bất cập của việc áp dụng các quy định của pháp luật đối với tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo bộ luật hình sự Việt Nam; bài viết của tác giả Đỗ 3 Đức Hồng Hà: “Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng- những tồn tại và vướng mắc cần tháo gỡ”, tạp chí Toà án nhân dân số 14 năm 2005, về những tồn tại và vướng mắc khi áp dụng quy định của BLHS Việt Nam để xét xử các vụ án liên quan đến tội phạm này. Ngoài ra, có một số nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm này như: luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Lê Văn Hà: Trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và đấu tranh phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2002 dưới góc độ tội phạm học; luận án tiến sỹ luật học của tác giả Phạm Đình Xinh: “Hoạt động điều tra tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng của cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý và chức vụ” dưới góc độ điều tra tội phạm. Như vậy, trong các công trình nghiên cứu trên, có công trình đã nghiên cứu một cách khái quát về tội phạm này, có công trình thì dừng lại ở từng vấn đề, từng khía cạnh cụ thể hoặc có công trình thì đi sâu nghiên cứu hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung. Vì thế, với việc thực hiện đề tài “Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo luật hình sự Việt Nam” tác giả mong muốn góp phần làm phong phú hệ thống lý luận về tội phạm này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những vấn đề lý luận và pháp lý về tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo quy định của bộ luật hình sự Việt Nam, khóa luận đi sâu vào phân tích những vấn đề lý luận cũng như những dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, làm rõ bản chất, mức độ nguy hiểm và những ảnh hưởng tiêu cực của những hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam cũng như đối với môi trường sinh thái. 4 Từ đó đưa ra các kiến nghị về hướng hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phạm này trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm này. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nói trên, Khóa luận đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu lịch sử các quy định về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trước khi có Bộ luật hình sự năm 1999. Thứ hai, nghiên cứu lý luận xung quanh khái niệm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng; Thứ ba, nghiên cứu, phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Thứ tư, nghiên cứu những bất cập của việc áp dụng luật hình sự hiện hành và đưa ra kiến nghị cá nhân góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự về tội phạm này. 4. Phạm vi nghiên cứu Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như nghiên cứu dưới góc độ của luật hình sự, tội phạm học, dưới góc độ của luật tố tụng hình sự và dưới góc độ điều tra tội phạm. Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, tác giả muốn trình bày về các đặc điểm, nghiên cứu và đánh giá, phân tích các vấn đề của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng dưới góc độ của luật hình sự theo các quy định của pháp luật Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu,tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của ngành khoa học xã hội nói chung và của ngành luật học nói riêng 5 như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp tổng hợp. 6. Bố cục đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Chương 2: Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và hình phạt đối với người phạm tội. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG 1.1. Một số vấn đề lý luận về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng Vấn đề lý luận được quan tâm đầu tiên là khái niệm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Trên cơ sở Điều 8 BLHS về khái niệm tội phạm và Điều 175 BLHS, có thể định nghĩa khái quát tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng như sau: “Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Điều 175 BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện do cố ý hoặc vô ý, xâm phạm những quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng”. Xung quanh khái niệm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, các quan điểm đưa ra dường như khá thống nhất. Ví dụ, tác giả - Thạc sĩ Đinh Văn Quế cho rằng: “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là hành vi khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng hoặc vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép”.[24, tr.321] Tương tự như vậy, Thạc sĩ Nguyễn Mai Bộ định nghĩa tội phạm này như sau: “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là hành vi khai thác trái phép cây rừng, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng (nếu không thuộc các trường hợp quy định tại các Điều 153, Điều 154 và Điều 189 BLHS) gây hậu quảnghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.[20, tr.227] 7 Những định nghĩa trên đã nêu ra được các hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, chỉ ra tính trái pháp luật của các hành vi đó. Tuy nhiên, các định nghĩa đó vẫn còn những hạn chế nhất định. Những hạn chế này sẽ được chỉ ra sau khi chúng ta xem xét những yêu cầu đối với một khái niệm về tội phạm cụ thể. Khi đưa ra một khái niệm về tội phạm, khái niệm đó phải vừa thể hiện được đặc điểm chung của tội phạm, có nghĩa là nó phải thể hiện được bốn dấu hiệu: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình phạt; đồng thời khái niệm đó cũng phải thể hiện được những đặc điểm riêng biệt, đặc trưng của tội phạm này (đây là yếu tố quan trọng nhất) để khi đọc lên khái niệm về một tội phạm cụ thể người đọc có thể phân biệt các tội phạm với nhau. Về vấn đề xây dựng khái niệm của một tội phạm, TSKH.PGS Lê Cảm đã cho rằng: “Khi đưa ra khái niệm về một tội phạm phải thể hiện ba bình diện với năm đặc điểm của nó, đó là: a/ bình diện khách quan – tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b/ bình diện pháp lý – tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c/ bình diện chủ quan – tội phạm là hành vi do người có năng lực TNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách có lỗi”. Như vậy, các khái niệm được các tác giả đưa ra chưa được rõ ràng. Bởi các định nghĩa trên mới chỉ dừng lại ở bình diện khách quan với việc nêu lên hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gì và ở bình diện pháp lý: tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự. Chưa tác giả nào đề cập tới bình diện chủ quan của tội phạm này. Bên cạnh đó, định nghĩa được tác giả Đinh Văn Quế đưa ra còn chưa thể hiện rõ ranh giới của hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng được coi là tội phạm với hành vi chỉ cấu thành vi phạm pháp luật hành chính. Dựa trên các phân tích và khái niệm đã nêu có thể đưa ra một khái niệm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng như sau: 8 Tội vi phạm các qui định về khai thác và bảo vệ rừng là tội phạm vi phạm pháp luật hình sự có các hành vi như khai thác trái phép cây rừng, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng (nếu không thuộc các trường hợp quy định tại các Điều 153, Điều 154 và Điều 189 BLHS 1999) gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, do người có năng lực TNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, vi phạm những quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng nói riêng cũng như xâm phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung. Vấn đề lý luận tiếp theo mà tác giả muốn đề cập đến là khách thể của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Khách thể của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là sự xâm phạm chế độ quản lý về khai thác và bảo vệ rừng. Nói đến rừng là nói đến thiên nhiên, môi trường. Vậy nên, một câu hỏi được đặt ra là tại sao khi xây dựng lên điều luật về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, các nhà làm luật lại xếp tội phạm này ở chương XVI: các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà không để ở chương XVII: các tội phạm về môi trường ? Theo hiểu biết của tác giả, rừng có nhiều lợi ích không chỉ đối với môi trường sống của con người mà rừng còn mang lại lợi ích kinh tế khổng lồ từ những cây gỗ quý, hiếm như: đinh, lim, sến, táu, trầm, hương v.v… Những loại gỗ quý, hiếm này có giá trị rất cao trên thị trường. Không chỉ dừng lại ở các loại gỗ quý hiếm, các loài động vật quý hiếm trong rừng như báo, voi, hổ, tê giác v.v cũng là mục đích mà tội phạm hướng tới để thu về lợi nhuận cao. Chính vì vậy mà tội phạm giàu lên nhanh chóng nhờ việc 9 khai thác và buôn bán các loại gỗ quý này, và cũng chính vì những “lợi ích béo bở” đó mà tội phạm đã không từ bỏ một thủ đoạn nào để có thể đạt được mục đích làm giàu từ những hành động phạm pháp. Rừng là nguồn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng cho loài người. Thế nhưng, nếu bị khai thác một cách bừa bãi, trái phép sẽ nhanh chóng cạn kiệt gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân và qua đó gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế đất nước. Nhận thức rõ vai trò kinh tế của rừng, các nhà làm luật đã quy định tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ở Chương XVI – các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, góp phần vào việc quản lý kinh tế ổn định và bền vững hơn. Một vấn đề lý luận nữa mà tác giả muốn trình bày đó là tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Một sự thật không thể phủ nhận đó là rừng có nhiều vai trò quan trọng trong đời sống con người như: là nguồn cung cấp oxy cho khi quyển – nhân tố đặc biệt quan trong cho sự tồn tại của loài người và các loại sinh vật. Kế đến, rừng chính là màng lọc không khí trong lành như: cản khói bụi, hạn chế nhiều loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn gây hại. Rừng còn là nhân tố quan trọng trong điều hòa khí hậu trái đất hay nói cách khác rừng chính là lá phổi xanh của trái đất. Bên cạnh đó, rừng cung cấp nguyên liệu, hợp chất hóa học, lương thực, thực phẩm cho con người. Rừng không những có giá trị kinh tế cao mà còn có vai trò quan trọng trong quốc phòng an ninh. Đặc biệt, rừng tạo ra sự ổn định và cân bằng về môi trường sinh thái, hạn chế các tác hại của thiên nhiên như mưa gió, lũ lụt, hạn hán, phục vụ đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch cho con người. Nhưng ngày nay, do nhu cầu và mục đích vụ lợi của con người mà rừng ngày càng bị tàn phá nặng nề. Tội vi phạm các quy định về khai thác 10 và bảo vệ rừng là một loại tội phạm nguy hiểm, đe dọa đến tài nguyên thiên nhiên rừng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người. Hậu quả của việc khai thác rừng trái phép là khôn lường. Việc đốt nương làm rẫy đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại nhất là việc làm đó đã phá hủy vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm họa sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được đang là mối đe dọa đối với chúng ta. Kèm theo đó là sự nóng lên của trái đất, khí hậu thay đổi, thiên tai xảy ra liên tục là những gì mà hành vi khai thác rừng bừa bãi đem lại. Thực tế cho thấy, tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ngày càng gia tăng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ ở khắp nơi. Muốn lấy gỗ quý chúng chẳng ngại phá hại hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng… ngay cả trong mùa sinh sản làm cho các loại thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, giảm đi sự phong phú đa dạng của hệ sinh thái rừng. Tài nguyên rừng nước ta trước đây bị đe dọa bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, ngày nay bị phá hoại bởi những hoạt động vô ý thức, vô trách nhiệm, tùy tiện và thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này. Với những hậu quả không thể lường trước đó mà việc đưa hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng từ chỗ chưa là đối tượng của TNHS trở thành hành vi bị coi là tội phạm trong luật hình sự là cần thiết. Hình phạt đối với người phạm tội là vấn đề lý luận cuối cùng mà tác giả muốn đề cập đến. Với tính chất của tội phạm là loại tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, mục đích mà tội phạm hướng tới là mục đích lợi nhuận và sự nguy hiểm của tội phạm này, theo tác giả, luật nên quy định hình phạt phạt tiền là hình [...]... phạm Điều 175 BLHS quy định về tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng cho thấy hành vi khai thác và bảo vệ rừng trái pháp luật đã được cụ thể hóa ở Chương XVI phần các tội phạm của BLHS Qua đó có thể xác định khách thể của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là QHXH được luật hình sự xác lập bảo vệ và bị hành vi vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng xâm hại... chút về hình phạt bổ sung đối với tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng Theo đó người phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng có thể bị phạt tiền đến 50.000.000đ (nâng mức phạt tiền lên tối đa là 50.000.000đ) 22 Nhìn chung, quy định trong BLHS năm 1985 về tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng đã góp phần đáng kể vào vi c răn đe và trừng trị tội vi phạm các. .. trị tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cũng như đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng Năm 1999, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 đã thông qua BLHS của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vi t Nam và có hiệu lực từ ngày 21/12/2000 Một lần nữa tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng được đề cập... tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng Giữa các tội phạm này có điểm giống nhau như vậy nên cần phân biệt chúng để tránh vi c xác định nhầm tội Vi c phân biệt tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng với các tội phạm trên sẽ được nêu cụ thể ở các phần phân tích tiếp theo Dấu hiệu pháp lý tiếp theo được phân tích thuộc mặt khách quan của tội vi phạm các quy định về khai thác và. .. 175 BLHS, chủ thể của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là người từ đủ 16 tuổi trở lên Đối với tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 175 BLHS, chủ thể của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi Đối với dấu hiệu về chủ thể, đồng phạm cũng là một vấn đề cần bàn luận Trong tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, ... là những quy định cụ thể để vận dụng Điều 181 BLHS năm 1985 xử lý các hành vi vi phạm Thực tế Điều 181 đã góp phần rất lớn trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng Như vậy, Điều 181 BLHS năm 1985 không những điều chỉnh các hành vi vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng mà còn điều chỉnh các hành vi vi phạm quy định về quản lý rừng Điều này... vi phạm đến vi c khai thác và bảo vệ rừng trái pháp luật bởi CTTP rõ ràng, hành vi cụ thể và hình phạt thích đáng CHƯƠNG 2 DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG VÀ HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI THEO BLHS NĂM 1999 2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng Dấu hiệu pháp lý đầu tiên cần được đề cập đến là khách thể của tội phạm. .. hành vi khách quan để định tội trong lĩnh vực bảo vệ rừng phải dựa vào văn bản hướng dẫn dưới luật Cơ sở pháp lý để xác định hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng là Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và các văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước có thẩm quy n ban hành quy định về vi c bảo vệ, quản lý và phát triển rừng. Cụ thể, đó là Nghị định 77/NĐ-CP... trái phép Như vậy, tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng có đối tượng tác động là rừng và các sản phẩm của rừng như gỗ và các lâm thổ sản khác bị tội phạm xâm hại đến gây thiệt hại cho chế độ quản lý về khai thác và bảo vệ rừng Qua nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả nhận thấy khách thể của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng có điểm giống với khách thể của các tội như: tội buôn... người phạm tội Giữa hành vi 31 khách quan với hậu quả của tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng luôn luôn có mối quan hệ nhân quả với nhau Thứ hai là hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; Đây là trường hợp trước đó người có hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đã bị xử phạt hành chính (với các chế tài như: cảnh cáo, phạt tiền…) về . tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Khách thể của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là sự xâm phạm chế độ quản lý về khai thác và bảo vệ rừng. Nói đến rừng. niệm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng như sau: 8 Tội vi phạm các qui định về khai thác và bảo vệ rừng là tội phạm vi phạm pháp luật hình sự có các hành vi như khai thác trái. BLHS, có thể định nghĩa khái quát tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng như sau: “Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy

Ngày đăng: 11/08/2014, 12:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan