các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO

42 1.3K 5
các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến Tổ bộ môn Luật Thương Mại Quốc Tế - Trường Đại học Luật Hà Nội đã dạy dỗ em kiến thức và tạo cơ hội cho em được thực hiện đề tài khóa luận môn Thương Mại Quốc Tế. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình tới thầy: PGS- TS Nông Quốc Bình người thầy đáng kính đã tận tình chỉ dạy và giúp dỡ em trong suốt quá trình em hoàn thành bài Khóa luận này. Em kính chúc thầy luôn luôn mạnh khỏe! Cuối cùng em xin kính chúc các thầy các cô luôn luôn mạnh khỏe! DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á APEC : Diễn Đàn Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương DSB : Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO DSU : Bản ghi nhớ các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp của WTO GATT 1947 : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1947 NT : Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia MFN : Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc UN : Liên hợp quốc WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới MỤC LỤC MỤC LỤC 3 LỜI NÓI ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Phương pháp nghiên cứu 2 3. Ý nghĩa của luận văn 2 4. Kết cấu đề tài 2 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO 4 1. Một số khái niện cơ bản 4 1.1. Tranh chấp thương mại quốc tế 4 1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 5 2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 5 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 5 2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO 9 2.3. Quy định cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO 10 2.4. Phạm vi đối tượng tranh chấp 14 2.5. Trình tự và thời hạn giải quyết tranh chấp của WTO 15 Kết luận chương 1 19 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG 20 PHÁT TRIỂN 20 1. Những quy định đối với Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU-Dispute Settlement Understanding) có liên quan đến các nước đang phát triển 20 2. Tình hình giải quyết tranh chấp tại WTO dước góc nhìn của các nước đang phát triển 23 3. Đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn dưới góc độ của các nước đang phát triển 25 3.1. Những ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn từ góc độ của các nước đang phát triển 25 3.2. Những hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn dưới góc độ của các nước đang phát triển 26 Kết luận chương 2 28 CHƯƠNG 3: VIỆT NAM VỚI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO 29 1. Sự tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 29 2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 31 2.1. Các biện pháp về pháp luật 31 2.2. Các biện pháp thực tiễn 34 Kết luận chương 3 36 KẾT LUẬN 37 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa và hội nhập hóa nền kinh tế quốc tế là xu thể tất yếu hiện nay, theo với xu thế đó của thế giới Việt Nam cũng đang từng bước đổi mới và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Cụ thể hóa điều này tại đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương…khai thác có hiệu quả các cơ hội và giám sát tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta gia nhập WTO”. Thực hiện chủ trương này đất nước ta đã và đang tích cực hội nhập vào sân chơi khu vực và quốc tế. Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO tổ chức Thương mại Thế giới. Gia nhập WTO đã mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển như: Nguồn viện trợ, hỗ trợ, nguồn vốn đầu tư…nhưng cũng mang lại cho chúng ta rất nhiều thử thách. Một khi đã tham gia sân chơi quốc tế ắt sẽ không tránh khỏi sự tranh chấp quốc tế. Hiện nay, cách giải quyết đang được xem là có hiệu quả đó chính là sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Để có thể tham gia sân chơi này thì việc tìm hiểu nghiên cứu các quy tắc, quy định của WTO là điều vô cùng cần thiết. Mặt khác, Việt Nam là một nước đang phát triển, nên việc đánh giá nhìn dưới góc độ của nước đang phát triển là một cách nhìn mới, và cũng là cơ hội cho Việt Nam và những nước đang phát triển trong quá trình tham gia vào cơ chế này. Chính vì những lý do trên em chọn đề tài là: “Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”. Trên cơ sở nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO của các nước đang phát triển, em nêu ra giải pháp cụ thể cho Việt Nam để tham gia một cách có hiệu quả vào sân chơi quốc tế. 1 Đối tượng nghiên cứu là Phụ lục II của Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới WTO (DSU), cũng như các điều khoản của các Hiệp định khác có liên quan và thực tiễn giải quyết tranh chấp của các nước đang phát triển tương đồng với Việt Nam để Việt Nam học tập, vận dụng trong bối cảnh mới. 2. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được nghiên cứu và hoàn thiện dựa trên một số phương pháp như: Phương pháp lịch sử để tìm hiểu lịch sử hình thành cũng như phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO; Dùng phương pháp phân tích để phân tích những nội dung của cơ chế giải quyết tranh chấp, thời gian thực hiện…qua các quy định của WTO; Dùng phương pháp so sánh để thấy được những điểm tiến bộ ưu việt hay hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp, đối chiếu, chứng minh, thống kê… Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để đề xuất những kiến nghị và giải pháp, nhằm giúp Việt Nam chủ động giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế một cách có hiệu quả. 3. Ý nghĩa của luận văn Về mặt lí luận, Khóa luận hệ thống hóa về khái niệm, bản chất, nội dung và quá trình giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Về mặt thực tiễn, Khóa luận cập nhật các thông tin, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, mà chủ thể là các nước đang phát triển. Làm căn cứ cho quá trình hoạch định chính sách và pháp luật, cũng như biện pháp để có thể chủ động giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết của WTO. 4. Kết cấu đề tài Bài Khóa luận của em ngoài phần mở đầu và kết luận thì trong phần nội dung có 3 chương như sau: 2 Chương 1: Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Chương 2: Quy định của WTO về vấn đề giải quyết tranh chấp đối với các nước đang phát triển. Chương 3: Việt Nam với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO 1. Một số khái niện cơ bản 1.1. Tranh chấp thương mại quốc tế Tranh chấp là một hiện tượng khách quan, nó tồn tại mang tính chất tất yếu cùng với quá trình vận động và phát triển của xã hội loài người. Khi xã hội càng phát triển thì các tranh chấp phát sinh cũng nhiều hơn, đa dạng và phức tạp hơn. Theo Từ điển Tiếng Việt xuất bản 1998 thì: “Tranh chấp là đấu tranh, giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa các bên”[ 7 ]. Theo Từ điển Luật học Black Law Dictionary thì: “Tranh chấp là sự mâu thuẫn hoặc bất đồng về các yêu cầu hay quyền lợi, sự đòi hỏi về các yêu cầu hay quyền lợi từ một bên được đáp lại bởi một yêu cầu hay lập luận trái ngược từ bên kia”. Từ đây ta có thể hiểu: Tranh chấp là sự bất đồng về quyền lợi, lợi ích, quan điểm mà trong đó yêu cầu hay đòi hỏi của một bên bị bên kia từ chối hay khiếu nại lại. Tuy nhiên, hiện nay với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thì các tranh chấp không chỉ giới hạn trong phạm vi của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nhất định, riêng biệt mà nó vượt ra cả các quốc gia hay vùng lãnh thổ khác tạo nên tính chất quốc tế của các tranh chấp. Mặc dù các tranh chấp quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất trong các văn bản pháp lý về tranh chấp quốc tế. Ta có thể hiểu: “Tranh chấp thương mại quốc tế là sự mâu thuẫn, bất đồng về quyền lợi, lợi ích hay quan điểm phát sinh trong quan hệ thương mại quốc tế”[ 4, tr.4 ]. Tranh chấp thương mại quốc tế một mặt được hiểu là tranh chấp giữa các quốc gia, các chủ thể của pháp luật quốc tế về các vấn đề thương mại, kinh tế quốc tế. Mặt khác, tranh chấp thương mại quốc tế còn được hiểu là: Tranh 4 chấp thương mại có yếu tố nước ngoài. Theo luật Trọng tài Việt Nam tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự ( Khoản 4 Điều 3 Luật Trọng tài 2010)… Tổ chức Thương mại Thế giới WTO là một tổ chức quốc tế, mà thành viên của nó là các quốc gia (đại diện là các chính phủ), các lãnh thổ độc lập về mặt hải quan. WTO là một tổ chức quốc tế đa phương với rất nhiều thành viên. Tranh chấp thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO được hiểu là bất đồng giữa các thành viên WTO, liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các hiệp định và thỏa thuận của WTO, và bất đồng này được thông báo chính thức cho Ban thư kí WTO. 1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Theo đại từ điển Tiếng Việt thì: “Cơ chế là cách thức sắp xếp tổ chức để làm định hướng cơ sở theo đó mà thực hiện”[ 8 ]. Từ đây ta có thể hiểu một cách khái quát nhất về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế như sau: “Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là tổng hợp các yếu tố làm cơ sở định hướng cho việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế”. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là cách thức, phương pháp hay các hoạt động của WTO để điều chỉnh các bất đồng, các xung đột giữa các thành viên WTO, liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các hiệp định và thỏa thuận của WTO, nhằm khắc phục và loại trừ các tranh chấp đã phát sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. 2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Tổ chức thương mại thế giới WTO được thành lập ngày 1/1/1995 theo hiệp định Maraket thành lập tổ chức thương mại thế giới, là kết quả của vòng 5 đàm phán Urugoay (1986 - 1995) với tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1947 (gọi tắt là GATT 1947). WTO ra đời là một bước phát triển trong thương mại và pháp lý quốc tế. Với hệ thống các hiệp định và thỏa thuận điều chỉnh quyền và nghĩa vụ thương mại giữa các thành viên. Trước khi WTO ra đời, các tranh chấp giữa các nước thành viên của GATT được giải quyết thông qua một cơ chế tham vấn và điều tra, được quy định chủ yếu tại các Điều XXII và XXIII của GATT. Theo đó Điều XXII quy định về thủ tục tham vấn giữa các bên liên quan đến việc thực thi GATT, đòi hỏi hội đồng chung tham vấn cùng với mỗi thành viên trong các sự kiện tranh chấp có liên quan đến bất kì một vấn đề nào ảnh hưởng đến hoạt động của GATT và đưa ra sự quan tâm đặc biệt tới lời phản kháng của mỗi bên…Chỉ trong trường hợp các bên không tự giải quyết được tranh chấp, Điều XXII khoản 2 quy định rằng bản thân các bên kí kết phải với tư cách là tập thể để giải quyết bất kì tranh chấp nào giữa các bên kí kết. Các tranh chấp được chuyển đến Ban công tác (Working Party) gồm đại diện của tất cả các bên kí kết có liên quan, bao gồm cả các bên tranh chấp. Những Ban công tác này thông báo trên cơ sở quyết định đồng thuận. Sau này Ban công tác bị thay thế bởi Ban hội thẩm gồm từ 3-5 chuyên gia độc lập của các nước thành viên GATT. Ban hội thẩm làm báo cáo gửi Hội đồng GATT và phải được tất cả các nước thành viên GATT đồng ý thì báo cáo mới được thông qua (nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối). Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT mặc dù có nhiều ưu việt trong giải quyết tranh chấp ổn định các quan hệ thương mại quốc tế, nhưng nó ngày càng bộc lộ những hạn chế cản trở quá trình giải quyết tranh chấp. Bởi vì: Thứ nhất, việc thông qua báo cáo giải quyết tranh chấp được thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận. Như vậy bất kì nước nào cũng có thể phản đối hoặc trì hoãn việc thành lập Nhóm chuyên gia, và không thông qua Bản báo cáo. Dẫn đến một cơ quan xét xử chẳng bao giờ được thành lập hoặc nếu có 6 [...]... chấp thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO Cũng như lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Các nguyên tắc phải tuân thủ khi giải quyết tranh chấp Bên cạnh đó chương 1 cũng chỉ ra các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp 20 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC... tranh chấp tại WTO của các nước đang phát triển Từ đó đánh giá những điểm tích cực và những điểm hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với các nước đang phát triển 29 CHƯƠNG 3: VIỆT NAM VỚI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO 1 Sự tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO WTO là một tổ chức quốc tế toàn cầu với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới Tham gia WTO. .. trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung và với các tranh chấp quốc tế có liên quan đến các nước đang phát triển nói riêng 3 Đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn dưới góc độ của các nước đang phát triển 3.1 Những ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn từ góc độ của các nước đang phát triển Thứ nhất, theo quy định thì trình tự giải quyết tranh chấp về nguyên tắc... giải quyết tranh chấp của WTO chỉ giải quyết tranh chấp giữa các thành viên WTO Như vậy chỉ có các thành viên của WTO mới có thể trở thành các bên tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp với tư cách là bên tranh chấp hay bên thứ ba Các chủ thể khác không phải là thành viên của WTO không thể khiếu kiện giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Về nội dung tranh chấp thì các tranh. .. để cho các nước này có thể tham gia vào cơ chế này Như vậy khi giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thì các bên phải tuân theo đầy đủ các nguyên tắc chung và cả các nguyên tắc riêng điều chỉnh 2.3 Quy định cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO 2.3.1 Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO a Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) Đây không phải là một cơ quan... nước đang phát triển khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Kết luận chương 2 Chương 2 cho ta thấy một bức tranh toàn cảnh những quy định của WTO dành cho các nước đang phát triển khi tham gia giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Các ưu đãi và những quy định riêng mà WTO dành cho các nước đang phát triển được quy định trong DSU Cũng như tình hình giải quyết tranh. .. của các bên hoặc bên thứ ba 2.4 Phạm vi đối tượng tranh chấp Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xem là hiệu quả nhất đối với các tranh chấp quốc tế hiện nay, nhưng không phải tranh chấp nào cũng có thể áp dụng cơ chế giải quyết này Các tranh chấp thuộc phạm vi giải quyết 15 tranh chấp của WTO phải thỏa mãn các điều kiện về chủ thể và nội dung tranh chấp Về chủ thể của tranh chấp thì cơ chế giải. .. tính nền móng của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Ngoài các nguyên tắc chung như trên, Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO còn ghi nhận các nguyên tắc sau: Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên tranh chấp Theo nguyên tắc này các nước thành viên tranh chấp dù là nước lớn hay nước nhỏ, phát triển hay chậm phát triển đều bình đẳng với nhau trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh Nguyên... cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Kể từ khi tham gia WTO đến năm 2012 Việt Nam tham gia 6 vụ trong đó 1 vụ là nguyên đơn và 5 vụ tham gia với tư cách là bên thứ ba [ 12 ] Các nước đang phát triển ngày càng tham gia nhiều vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với cả tất cả tư cách nguyên đơn, bị đơn và bên thứ ba Trong những năm gần đây các nước đang phát triển tham gia vào cơ chế giải quyết tranh. .. WTO Bởi cơ chế này dựa trên hệ thống các quy định hết sức chặt chẽ về thủ tục, cơ chế thông qua quyết định và các cơ quan chuyên môn độc lập…Sự ra đời của WTO cùng với cơ chế giải quyết tranh chấp đã khắc phục được các điểm yếu, thiếu sót của GATT 1947 Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT rất đơn giản, nó chỉ là các quy định riêng 9 lẻ, không có tính hệ thống như với cơ chế giải quyết tranh chấp của . các nước đang phát triển 25 3.1. Những ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn từ góc độ của các nước đang phát triển 25 3.2. Những hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Chương 2: Quy định của WTO về vấn đề giải quyết tranh chấp đối với các nước đang phát triển. Chương 3: Việt Nam với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. 3 NỘI. VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO 4 1. Một số khái niện cơ bản 4 1.1. Tranh chấp thương mại quốc tế 4 1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 5 2. Cơ chế giải quyết tranh chấp

Ngày đăng: 11/08/2014, 10:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Phương pháp nghiên cứu

    • 3. Ý nghĩa của luận văn

    • 4. Kết cấu đề tài

  • NỘI DUNG

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

    • 1. Một số khái niện cơ bản

      • 1.1. Tranh chấp thương mại quốc tế

      • 1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

    • 2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

      • 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

      • 2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO

      • 2.3. Quy định cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO

      • 2.4. Phạm vi đối tượng tranh chấp

      • 2.5. Trình tự và thời hạn giải quyết tranh chấp của WTO.

    • Kết luận chương 1

  • CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG

  • PHÁT TRIỂN.

    • 1. Những quy định đối với Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU-Dispute Settlement Understanding) có liên quan đến các nước đang phát triển.

    • 2. Tình hình giải quyết tranh chấp tại WTO dước góc nhìn của các nước đang phát triển

    • 3. Đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn dưới góc độ của các nước đang phát triển

      • 3.1. Những ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn từ góc độ của các nước đang phát triển

      • 3.2. Những hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhìn dưới góc độ của các nước đang phát triển

    • Kết luận chương 2

  • CHƯƠNG 3: VIỆT NAM VỚI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

    • 1. Sự tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

    • 2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

      • 2.1. Các biện pháp về pháp luật.

      • 2.2. Các biện pháp thực tiễn.

    • Kết luận chương 3

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan