chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

54 2.3K 24
chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, cô đã giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường để em tích luỹ được vốn kiến thức cần thiết cho công viêc mai sau. Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn đến cô giáo, thạc sĩ Trần Bảo Ánh – Giảng viên khoa Pháp luật Kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội, đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2012 LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập, họ phải lo cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Dưới sự tác động và chi phối của các quy luật kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị kinh tế phải tự hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi để tồn tại và phát triển nếu không muốn bị phá sản. Để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng phải mua sắm trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu và sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp khác thông qua hợp đồng mua bán và hợp đồng dịch vụ. Vì vậy, mỗi ngày có thể có hàng ngàn hợp đồng được kí kết. Khi hợp đồng đã được kí kết và có hiệu lực pháp luật, các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nếu bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng gây thiệt hại cho bên đối tác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Bồi thường thiệt hại là một chế tài pháp luật phổ biến đã có từ lâu trong hệ thống pháp luật của nước ta cũng như của các nước trên thế giới. Có thể nói chế tài pháp luật này “xưa như trái đất” nhưng không phải vì thế mà việc nghiên cứu về chế tài này kém đi tính thời sự của nó. Bởi vì các quy định pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật thương mại vẫn còn nhiều vấn đề đang bàn cãi. Việc nghiên cứu để hiểu rõ bản chất của chế tài này nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể trong kinh doanh là việc vô cùng cần thiết. Vì vậy, em chọn đề tài “Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại” làm khoá luận tốt nghiệp cử nhân Luật của mình. Mục đích và nhiệm vụ của khoá luận là tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận chung nhất về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương 2 mại, đánh giá thực trạng của các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại, nêu ra những tồn tại, bất cập của những quy định này, trên cơ sở đó kiến nghị, sửa đổi một số quy định của Luật thương mại về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại. Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích, so sánh, đối chiếu, logic, tổng hợp…. Khoá luận gồm ba chương • Chương 1: Khái quát chung về bồi thường thiệt hại • Chương 2 : Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại • Chương 3: Những bất cập của Luật thương mại và một số kiến nghị 3 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 1.1 Bản chất của bồi thường thiệt hại Trong đời sống xã hội, mọi công dân có đủ năng lực hành vi dân sự cũng như các tổ chức có tư cách pháp nhân, đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình hoặc tổ chức mình. Cá nhân, tổ chức nào gây ra thiệt hại cho tổ chức hoặc cá nhân khác thì có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho tổ chức hoặc cá nhân đó. Vậy bồi thường thiệt hại là gì? Theo Từ điển Luật học, bồi thường thiệt hại là việc người có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần phải bồi hoàn cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại [12, tr.84] . Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là việc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả vật chất bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra cho người khác. Người vi phạm phải lấy tài sản, tiền bạc của mình bù đắp những tổn thất về vật chất mà mình gây ra cho người bị vi phạm. Những tổn thất về vật chất này phải tính được thành tiền, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bi mất, bị giảm sút, chi phí cứu chữa, …. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần là trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và có thể còn phải bồi thường khoản tiền nhất định cho người bị thiệt hại. Bồi thường thiệt hại có thể phát sinh trong cả lĩnh vực công pháp và tư pháp. Trong lĩnh vực công pháp, chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là các cơ quan công quyền khi các cơ quan này thực hiện 4 không đúng chức năng, nhiệm vụ, vi phạm pháp luật làm tổn hại đến lợi ích của công dân và các cơ quan, tổ chức khác. Khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, các cơ quan công quyền có trách nhiệm phải tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu làm không đúng chức năng nhiệm vụ của mình, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho công dân thì phải có trách nhiệm bồi thường. Để khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự, nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự. Theo đó, tính đến tháng 6-2008, cơ quan tư pháp các cấp đã tiếp nhận đơn yêu cầu bồi thường của 311 người và đã thương lượng, bồi thường cho 210 người với tổng số tiền hơn 16 tỷ đồng. Theo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan tư pháp thụ lý đơn đều thực hiện khôi phục danh dự cho người bị oan trước khi thương lượng bồi thường thiệt hại vật chất, hình thức gồm cải chính công khai trên báo, tổ chức xin lỗi công khai tại nơi cư trú, nơi làm việc theo yêu cầu của người bị oan. Tất cả được tiến hành với nghi thức trang trọng, cầu thị, giúp minh oan, giải tỏa tâm lý mặc cảm nặng nề, góp phần củng cố lòng tin của người dân với hoạt động tư pháp. Có trường hợp sau khi được xin lỗi công khai, người bị oan không đòi bồi thường vật chất nữa. Cùng với việc khôi phục danh dự, cơ quan tố tụng cũng xử lý cán bộ làm oan: 3 điều tra viên bị kỷ luật, 4 trường hợp phải rút kinh nghiệm, 8 thẩm phán không được tái bổ nhiệm, 53 kiểm sát viên bị xử lý trách nhiệm, trong đó 21 cán bộ là viện trưởng, viện phó Viện kiểm sát nhân dân cấp 5 huyện, một viện phó Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là cán bộ tố tụng thiếu ý thức trách nhiệm, hạn chế năng lực áp dụng luật. Đến nay chưa phát hiện trường hợp cán bộ tố tụng vì động cơ cá nhân mà cố ý làm oan cho người vô tội. Tuy nhiên, qua 5 năm thực hiện, Nghị quyết 388 đã bộc lộ một số hạn chế. Một số vụ việc cơ quan tư pháp không nhận thấy hết trách nhiệm, hậu quả của việc gây oan, dẫn tới né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Có nơi cơ quan tư pháp còn đưa ra lý do thiếu chính đáng để từ chối xin lỗi, bồi thường hoặc có thụ lý giải quyết thì thiếu cầu thị, gây căng thẳng hoặc tính không đầy đủ, toàn diện thiệt hại thực tế cho người bị oan… [22] Để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo quyền và lợi ích cho người bị xử lí oan sai, ngày 18 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khoá 12 kì họp thứ 5 đã ban hành Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Điều 1 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước quy định rõ: Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án. Cụ thể là theo các Điều 31, 32, 33 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự khi không thực hiện đúng trình tự, thủ tục tố tụng; Toà án nhân dân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, dân sự, hành chính, thương mại,…. Khi người thi hành công vụ thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho các tổ chức và cá nhân thì trước hết Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho các tổ chức, cá nhân này. Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền (xem Điều 56 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009). 6 Gần đây, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài chính cấp hơn 990 triệu đồng theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình bồi thường cho một giám đốc doanh nghiệp là bà Phùng Thị Thu, nguyên giám đốc Xí nghiệp May xuất khẩu Thành Công, tỉnh Thái Bình vi vụ việc sau đây: Quá trình điều tra xác định, năm 1998 bà Thu ký hợp đồng may gia công với Công ty Hungsen (Đài Loan). Để thực hiện hợp đồng, bà Thu đem nguyên liệu nhận hợp đồng gia công cho Công ty Hungsen đi bán để gán nợ. Đến thời hạn giao hàng, doanh nghiệp của bà Thu chưa thực hiện đủ hợp đồng, gây tổn hại kinh tế cho công ty này. Đầu tháng 10/1998, công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với bà Thu về các tội danh như lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và bắt tạm giam. Trong quá trình điều tra vụ án, cảnh sát còn phát hiện một quả lựu đạn trong xí nghiệp.Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình đã truy tố bà Thu với 5 tội danh: lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Xã hội chủ nghĩa; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân; lừa đảo chiếm đoạt tài sản Xã hội chủ nghĩa; lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng. Tháng 9/1999, vụ án được đưa ra xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Thái Bình. Bà Thu bị kết án 16 năm tù giam. Không đồng tình với bản án, bà Thu đã kháng cáo lên Tòa tối cao. Sau đó, Phòng Kỹ thuật Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình đã giám định và kết luận quả lựu đạn được phát hiện trong xí nghiệp của bà Thu là dụng cụ để diễn tập, được chế tạo bằng nhựa và cát. Tháng 8/2000, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao mở phiên phúc thẩm và tuyên bà Thu không phạm tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, đồng thời hủy bản án hình sự sơ thẩm. Tòa tối cao xác định quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp bà Thu và nước ngoài là quan hệ kinh tế, không cấu thành tội phạm. Do vậy, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ mọi hoạt động tố tụng đối với bà Thu. [23] 7 Trong lĩnh vực tư pháp, chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là các cá nhân, tổ chức khi cá nhân, tổ chức này có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần cho cá nhân, tổ chức khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực tư pháp được quy định tại các bộ luật dân sự, lao động, thương mại…. Theo pháp luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong luật dân sự. Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khác, xâm phạm đến danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những quy định của pháp luật (quy định những hậu quả pháp lý ngoài mong muốn của chủ thể) không có sự thoả thuận trước của các bên và được phát sinh chỉ trên cơ sở hành vi bất hợp pháp do lỗi cố ý hoặc vô ý. Các quyền và nghĩa vụ pháp lí hoàn toàn do pháp luật quy định, trước thời điểm phát sinh trách nhiệm các bên trong quan hệ pháp luật này không có quan hệ với nhau. Trong các trường hợp có quan hệ hợp đồng nhưng nếu có việc gây thiệt hại không liên quan gì đến việc thực hiện hợp đồng thì đó cũng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phát sinh khi một trong các bên tham gia kí kết hợp đồng có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của mình và gây thiệt hại cho bên kia. Khi hợp đồng đã được kí kết và có hiệu lực pháp luật, hợp đồng được coi là luật của các bên kí kết và các bên có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó. Nếu bên nào 8 không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình, tức là phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do hành vi vi phạm đó gây ra. Một trong những hậu quả pháp lý đó là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng được quy định tại Chương VIII Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Cụ thể, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lao động được quy định như sau: Thứ nhất là các quy định về trách nhiệm của người lao động Theo Điều 89, “người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này”. Điều 90 của Bộ luật Lao động còn quy định: “Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tuỳ trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường; trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.” Thứ hai là các quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động Theo Điều 94 của Bộ luật lao động, “khi cơ quan có thẩm quyền kết luận về quyết định xử lý của người sử dụng lao động là sai, thì người sử dụng lao động phải huỷ bỏ quyết định đó, xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho người lao động.” Như vậy, theo những quy định được trích dẫn trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật lao động chỉ có thể phát sinh từ quan hệ hợp đồng lao động và hợp đồng có liên quan. 9 Trong pháp luật thương mại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một chế định vô cùng quan trọng và cũng chỉ phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Cũng như chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật lao động, trong Luật thương mại không có chế tài bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại, bồi thường thiệt hại là “việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”. Tương tự như với hợp đồng dân sự, một khi hợp đồng thương mại đã được kí kết và có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng cũng được coi là luật của các bên kí kết và tất nhiên các bên có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó. Nếu một trong các bên vi phạm nghĩa vụ của mình thì có thể sẽ bị áp dụng các chế tài theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam, trong đó có chế tài buộc bồi thường thiệt hại. Về chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại sẽ được trình bày chi tiết ở Chương 2. 1.2 Chức năng của chế tài bồi thường thiệt hại Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành và là bộ phận không thể thiếu trong quy phạm pháp luật. Đó là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lí khi có hành vi vi phạm những quy tắc xử sự chung được ghi trong phần giả định và quy định của quy phạm pháp luật. Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: chế tài hành chính, chế tài hình sự, chế tài dân sự, chế tài thương mại…. Việc áp dụng các chế tài không những phụ thuộc vào những đặc điểm của lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ mà còn phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm pháp, mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan. Chế tài gồm có các hình thức: chế tài trừng trị (trong lĩnh vực hình sự), chế tài khôi phục trạng thái pháp lí ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự), …. 10 [...]... trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo những quy định về bồi thường thiệt hại của Luật thương mại, bởi vì hợp đồng này cũng được coi là hợp đồng thương mại Như vậy, chủ thể có thể bị áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại chỉ có thể là các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thương mại 18 2.2 Căn cứ phát sinh chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại Như chúng... thức chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại nói chung và chế tài bồi thường thiệt hại nói riêng Nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng thì tất nhiên không thể áp dụng bất kì chế tài nào 21 2.2.2 Có thiệt hại thực tế Nếu như hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ cần phải có đối với vi c áp dụng mọi hình thức chế tài do vi phạm pháp luật nói chung và chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng thì thiệt. .. cho chế tài bồi thường thiệt hại, mà không có quy định nào về phạt hợp đồng Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế dành Mục 4 Chương 7 để thống nhất các vấn đề về bồi thường thiệt hại 16 CHƯƠNG II BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 2.1 Chủ thể có thể bị áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại Như đã phân tích ở trên, trong lĩnh vực thương. .. bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm Vi c bồi thương này được trả bằng tiền Còn phạt vi phạm hợp đồng, theo Điều 300 Luật thương mại 2005, “là vi c bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận” Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng. .. thiệt hại thực tế chỉ là căn cứ bắt buộc phải có đối với vi c áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm nếu như hành vi vi phạm của mình gây thiệt hại thực tế cho bên bị vi phạm Hay nói một cách khác, bên bị vi phạm chỉ có thể yêu cầu bên có hành vi vi phạm bồi thường thiệt hại khi chứng minh có thiệt hại thực tế do. .. hành vi vi phạm và thiệt hại phải có mối quan hệ nhân quả Hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt 24 hại là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm đó Nếu không có vi phạm thì thiệt hại không thể phát sinh Xác định quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại là xác định cơ sở khách quan của trách nhiệm bồi thường thiệt hại Bên có hành vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường thiệt hại khi thiệt. .. xác nhận trường hợp miễn trách của bên vi phạm Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh, thương mại, không phải lúc nào bên vi phạm nghĩa vụ, gây thiệt hại cũng phải bồi thường thiệt hại mà có thể được miễn trách nhiệm bồi thường trong một số trường hợp nhất định Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại là vi c bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, gây thiệt hại không phải... này Khi vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm Suy cho cùng, bên bị vi phạm có thể đòi được bên vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình đã là quá tốt Đối với hợp đồng thương mại quốc tế, khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng, một trong những chế tài được áp dụng phổ biến cũng là bồi thường thiệt hại Công ước Vi n 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế... thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại là: (i) Có hành vi vi phạm hợp đồng, (ii) Có thiệt hạn thực tế và (iii) hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên ngân trực tiếp gây ra thiệt hại ( quan hệ nhân quả) mà không quy định về lỗi của bên vi phạm Như vậy theo Luật thương mại 2005 thì lỗi của bên vi phạm hợp đồng không còn là một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nữa... đoán khoa học, vi dụ như thu nhập thực tế bị mất, giảm sút….[14, tr.60] Về nguyên tắc, bên bị vi phạm chỉ có thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường khoản thiệt hại trong phạm vi do pháp luật quy định Bên vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường cho bên bị vi phạm nếu hành vi vi phạm của mình gây ra thiệt hại thực tế cho bên bị vi phạm và chỉ phải bồi thường phần thiệt hại thực tế đó Bên bị vi phạm có nghĩa . thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại chỉ có thể là các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thương mại. 17 2.2 Căn cứ phát sinh chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương. hành vi vi phạm hợp đồng; (ii) có thiệt hại thực tế; (iii) hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. 2.2.1 Có hành vi vi phạm hợp đồng Hành vi vi phạm hợp đồng là. hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại nói chung và chế tài bồi thường thiệt hại nói riêng. Nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng thì tất nhiên không thể áp dụng bất kì chế tài nào.

Ngày đăng: 11/08/2014, 10:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan