các vấn đề pháp lý về mua và sở hữu nhà ở của người việt nam định cư ở nước ngoài – lý luận và thực tiễn

72 998 1
các vấn đề pháp lý về mua và sở hữu nhà ở của người việt nam định cư ở nước ngoài – lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC http://dantri.com.vn/c20/s20-387501/viet-kieu-mua-nha-van-qua-kho.htm 51 LỜI MỞ ĐẦU Nhận thức được xu thế của thời đại là tích cực mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, để đảm bảo sự phát triển của đất nước theo kịp với khu vực và thế giới, chúng ta phải không ngừng phát huy sức mạnh nội lực kết hợp với việc thu hút những nguồn lực từ bên ngoài. Trong xu thế đó, số lượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài trở về nước đầu tư ngày càng nhiều. Để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng này được yên tâm đầu tư, làm ăn, sinh sống, Nhà nước ta đã có chính sách và pháp luật cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nắm bắt tình hình đó, nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà, chung cư được triển khai sẵn sàng phục vụ nhu cầu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng Việt kiều sở hữu nhà ở tại Việt Nam còn rất khiêm tốn, trái với dự đoán của giới chuyên môn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “bất thường” này là những vướng mắc còn tồn tại trong hệ thống pháp luật. Mặc dù các văn bản pháp luật được ban hành điều chỉnh vấn đề này là tương đối phong phú, được sửa đổi 1 thường xuyên nhưng hiệu quả điều chỉnh không cao. Trong bối cảnh đó, vấn đề mua và sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã trở thành đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu nhưng vẫn chưa thực sự có những giải pháp thiết thực để giải quyết triệt để những vướng mắc đó. Đó chính là lý do mà em lựa chọn đề tài “Các vấn đề pháp lý về mua và sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài – Lý luận và thực tiễn” một đề tài không mới nhưng còn nguyên tính thời sự nóng hổi trong khóa luận tốt nghiệp của mình. * Ý nghĩa và mục đích nghiên cứu: Đề tài: “Các vấn đề pháp lý về mua và sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài – Lý luận và thực tiễn” với mục đích: Đem đến một cái nhìn toàn diện, thực tế hơn về nhu cầu sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng như thực trạng của việc giải quyết, đáp ứng nhu cầu trên. Phân tích để chỉ ra những mặt còn hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này, từ đó tìm ra những phương hướng và giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề. * Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thực trạng mua bán nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam, tìm ra những mặt tích cực và hạn chế trong các quy định của pháp luật hiện hành xung quanh vấn đề này, từ đó đề ra những phương hướng nhằm giải quyết vấn đề. Khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định về đối tượng, điều kiện mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu; các quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ sở hữu nhà ở. Các quy định trên được 2 nghiên cứu trong mối quan hệ thống nhất với các quy định của luật đất đai, luật kinh doanh bất động sản và các quy định pháp luật khác liên quan. * Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, bài viết chủ yếu dựa trên phương pháp luận của triết học Mác – Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống như: phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, logic… nhằm làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. * Bố cục của khóa luận: Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo, lời nói đầu và kết luận, khóa luận được cơ cấu gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật về mua và sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam và thực tiễn thi hành; Chương 3: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về mua và sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam. 3 CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CHO PHÉP NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI MUA VÀ SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận dân cư không nhỏ trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là một động lực lớn phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. Với tư cách là một chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đề cập tới trong nhiều văn bản pháp luật và dần được hoàn thiện. Trước đây, thuật ngữ “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” đã được nhiều văn bản pháp quy của Nhà nước ta sử dụng nhưng chưa có sự thống nhất. Từ năm 1982 trở về trước, trong các văn bản pháp quy, người ta thường sử dụng thuật ngữ “Việt kiều”, “người Việt Nam ở nước ngoài”, “người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài”…. Thuật ngữ “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” được sử dụng trong Quyết định số 84 – HĐBT ngày 28/07/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Việt kiều trung ương. Từ đó, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp luật ở nước ta 4 như Chỉ thị số 165-HĐBT ngày 28 tháng 10 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài ở các nước xã hội chủ nghĩa, Quyết định số 567-TTg ngày 18 tháng 11 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc mời chuyên gia, trí thức người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia tư vấn, Quyết định số 59-TTg ngày 1 tháng 4 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương về Việt Nam…Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này vẫn chưa được xác định rõ, nhiều sự giải thích chỉ nằm trong một số văn bản hướng dẫn mà lại thiếu thống nhất, không chính xác, do đó dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Đến năm 1998, với sự ra đời của Luật quốc tịch Việt Nam thì thuật ngữ “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” mới được giải thích rõ ràng. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Thống nhất với quy định của Luật quốc tịch, Nghị định 81/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/11/2001 quy định về việc Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo Nghị định này là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài đã được quy định tại Luật quốc tịch Việt Nam ngày 1/1/1999” (Điều 2) Sau đó, tại Khoản 1 Điều 65 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở 2005 cũng định nghĩa: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 20/5/1998 (có hiệu lực từ 1/1/1999)”. Trong đó, công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam bao gồm hai trường hợp họ là những người có quốc tịch Việt Nam làm ăn, sinh sống 5 lâu dài ở nước ngoài và chưa nhập quốc tịch của bất kỳ nước nào hoặc họ là những người còn giữ quốc tịch Việt Nam nhưng đã nhập quốc tịch nước ngoài; còn người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài thì chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Khi Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 ra đời thay thế Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài rõ ràng và chi tiết hơn. Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 kế thừa quy định của Luật Quốc tịch năm 1998, đồng thời luật mới bổ sung định nghĩa về người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Như vậy, khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm hai nhóm chủ thể là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài và người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài. 1.1.2. Khái niệm “Nhà ở” và “quyền sở hữu về nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài” Theo từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, nhà ở được quan niệm là “Chỗ ở và sinh hoạt của một gia đình” 1 Trên phương diện pháp lý, Điều 1 Luật Nhà ở năm 2005 định nghĩa: nhà ở là “công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân” Theo Điều 3 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, nhà ở có các loại sau đây: - Nhà ở thương mại là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để bán, cho thuê theo nhu cầu và cơ chế thị trường; 1 Nguyễn Như Ý (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr.514 6 - Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53, Điều 54 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP mua, thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định; - Nhà ở công vụ là nhà ở do Nhà nước đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 60 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ- CP thuê trong thời gian đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ; - Nhà biệt thự tại đô thị là nhà ở riêng biệt (hoặc có nguồn gốc là nhà ở đang được dùng vào mục đích khác) có sân, vườn, hàng rào và lối ra vào riêng biệt, có số tầng chính không quá ba tầng (không kể tầng mái che cầu thang, tầng mái và tầng hầm), có ít nhất ba mặt nhà trông ra sân hoặc vườn, có diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất, được xác định là khu chức năng trong quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân, của chủ đầu tư và phần diện tích thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư; Theo quy định của pháp luật, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu thông qua hình thức mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi nhà ở hoặc được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (đối với dự án tại các khu vực phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức bán nền theo quy định của pháp luật đất đai) để mua xây dựng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình tại Việt Nam. 7 Quyền sở hữu là một trong những tiền đề vật chất cho sự phát triển kinh tế, vì quyền sở hữu chính là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện trong quá trình, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Theo Điều 164 Bộ Luật dân sự 2005:“ Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”. Như vậy, quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài là quyền của cá nhân, tổ chức nước ngoài được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nhà ở đó. Tuy nhiên, những quyền này được biểu hiện như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí nhà nước. Tuỳ vào từng thời kỳ mà Nhà nước có những chính sách với người Việt Nam định cư ở nước ngoài cho phù hợp, vì thế một trong ba quyền năng cơ bản của chủ sở hữu có thể tuyệt đối hay bị giới hạn phụ thuộc vào quy định cụ thể của pháp luật trong từng giai đoạn. Đặc biệt với tài sản là nhà ở là một tài sản lớn và các chính sách với nhà ở sẽ tác động rất lớn tới kinh tế - xã hội, thì việc thận trọng khi ban hành các quy định pháp luật là điều dễ hiểu, bởi vậy quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cụ thể ra sao cũng sẽ được hiểu căn cứ vào những thời kỳ nhất định. 1.2. Cơ sở của việc ban hành các quy định pháp luật cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam 1.2.1. Cơ sở lý luận của việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài; mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam 1.2.1.1. Chính sách đại đoàn kết toàn dân trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, cũng là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt đến người Việt Nam định cư ở nước 8 ngoài - những con người sống xa quê hương. Sự quan tâm đó không chỉ thể hiện ở những định hướng lớn của Người về tổ chức, xây dựng phong trào yêu nước của kiều bào những ngày đầu cách mạng mà còn ở những công việc cụ thể, thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình phát triển của cách mạng. Kế thừa tư tưởng đó, trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi kiều bào là bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước cần phải phát huy nội lực, huy động công sức, trí tuệ của mọi người Việt Nam ở trong nước và ở ngoài nước; đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước trên thế giới. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 13 tháng 04 năm 1992 và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001, tại Điều 75 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình quê hương, góp phần xây dựng quê hương đất nước”. Việc ghi nhận địa vị pháp lý của người Việt nam định cư ở nước ngoài tại đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật đã khẳng định, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng việc giữ gìn mối quan hệ khăng khít giữa cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài với quê hương, luôn coi họ là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tư tưởng này ngày càng được quán triệt sâu sắc trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 9 Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng có nêu: “Đồng bào định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, chấp hành tốt pháp luật nước sở tại; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào. Làm tốt công tác thông tin trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về tình hình trong nước và các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Có chính sách khuyến khích người Việt Nam, trí thức Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương, góp phần xây dựng đất nước, khen thưởng những người có nhiều thành tích đóng góp cho Tổ quốc” 2 Đặc biệt, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách đổi mới công tác vận động kiều bào và thân nhân hướng về tổ quốc. Nghị quyết 36/NQ–TƯ ngày 26 tháng 03 năm 2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài và khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng ta luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam; đồng thời góp phần tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc trong cộng đồng kiều bào và động viên họ cùng chung sức xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hùng cường. Nghị quyết cũng xác định: “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và toàn dân. Các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước và toàn dân cần coi đây là nhiệm 2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 10 [...]... 121 của Luật §ất đai và Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở được ban hành tiếp tục mở rộng thêm đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MUA VÀ SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 2.1 Thực trạng quy định pháp luật về mua. .. đẳng về quyền được sở hữu nhà ở tại Việt Nam giữa công dân Việt Nam ở trong nước với công dân Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời bảo đảm sự công bằng về quyền được sở hữu nhà ở giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với người nước ngoài theo quy định của Nghị quyết số 19/2008/QH12 2.1.1.2 Điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam 33 Theo quy định của pháp luật... mua và sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam 2.1 1 Đối tượng và điều kiện 2.1.1.1 Đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam Trước khi Luật số 34/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai có hiệu lực, pháp luật nước ta đã có nhiều văn bản đề cập tới các đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước. .. tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam không ngừng tăng lên, tuy nhiên quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn những điểm bất hợp lý làm hạn chế rất nhiều quyền được sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài Thứ nhất, Điều 121 Luật Đất đai năm 2003 và Điều 126 Luật Nhà ở năm 2005 đã đánh đồng giữa quyền được sở hữu nhà ở của công dân Việt Nam và người. .. được mua nhà ở tại Việt Nam Điều kiện về cư trú của người Việt Nam định cư ở nước ngoài ngày càng được “nới lỏng” tạo điều kiện cho các đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhiều cơ hội để sở hữu nhà ở tại Việt Nam Trước khi có Luật số 34/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai có hiệu lực, thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam cư trú... phán và ký kết các hiệp định cần thiết, trong đó có các hiệp định lãnh sự, hiệp định tư pháp 15 1.2.2 Cơ sở thực tiễn của việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam 1.2.2.1 Vai trò của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với sự phát triển đất nước Thông tin từ Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết hiện có gần 4 triệu người. .. một người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi đã xác định được mình thuộc một trong các đối tượng được mua nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì phải có đầy đủ các giấy tờ để chứng minh mình thuộc các đối tượng đó Chính vì vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng hai điều kiện: Thứ nhất, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện mua nhà ở tại Việt. .. Việt Nam Những đối tượng công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài khác không 27 được quyền sở hữu nhà một cách đầy đủ như công dân Việt Nam trong nước Trong khi đó, quyền sở hữu nhà ở của mọi công dân Việt Nam đã được quy định tại Điều 58 Hiến pháp 1992 Điều 126 Luật Nhà ở năm 2005 đã áp dụng hai quy định khác nhau về quyền sở hữu nhà ở đối với công dân Việt Nam trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài. .. người nước ngoài Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam Người gốc Việt Nam là những người trước đây có quốc tịch Việt Nam nhưng hiện tại đã mang quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch Do đó, về mặt pháp lý, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người nước ngoài Với quy định tại Luật Nhà ở năm 2005, quyền sở hữu nhà ở. .. trước pháp luật”, thể hiện ở việc công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài nếu không thuộc diện những nhà đầu tư, nhà khoa học…thì sẽ không được sở hữu nhà ở một cách tự do về số lượng như công dân Việt Nam định cư ở trong nước Nói cách khác, theo quy định này, thì chỉ có những công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài mang lợi ích về cho đất nước mới được hưởng quyền sở hữu nhà ở như công dân Việt . hành các quy định pháp luật cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam 1.2.1. Cơ sở lý luận của việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài; mua và sở hữu. quy định của pháp luật về mua và sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam và thực tiễn thi hành; Chương 3: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về mua và sở hữu nhà ở. và hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thực trạng mua bán nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Ngày đăng: 11/08/2014, 10:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • http://dantri.com.vn/c20/s20-387501/viet-kieu-mua-nha-van-qua-kho.htm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan