Ke hoach chuyen mon tieu hoc pot

7 364 0
Ke hoach chuyen mon tieu hoc pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG TRƯỜNG TH VẠN PHÚC Số CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Vạn Phúc, ngày 14 tháng 9 năm 2010 KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN Năm học 2010- 2011 Căn cứ công văn số 18/PGD&ĐT-GDTH ngày 06/9/2010 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ninh Giang. Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện thưc tiễn của nhà trường. Trường Tiểu học Vạn Phúc xây dựng kế hoạch chuyên môn năm học 2010- 2011 như sau: PHẦN I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH A. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NĂM HỌC 2009 – 2010 1. Các danh hiệu thi đua Tổ đạt TTLĐTT: Tổ 1-2-3 Cá nhân đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở: Đ/c Lê Thị Hảo Học sinh giỏi tỉnh: 2 Học sinh giỏi huyện: 9 Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 1 2. Chất lượng giáo dục 2.1. Hạnh kiểm Thực hiện đầy đủ: 248/248 = 100% 2.1. Xếp loại giáo dục Xếp loại Giỏi: 46/248 = 18,5% Xếp loại Khá: 112/248 = 45,2 % Xếp loại TB: 89/248 = 35,9 % Xếp loại Yếu: 1/248 = 0,4 % 2.3. Danh hiệu thi đua Học sinh giỏi: 46/248 = 18,5 % Học sinh Tiên tiến: 112/248 = 45,2 % Khen từng mặt: 32/248 = 12,9 % Đối với các môn đánh giá bằng nhận xét, không có học sinh nào chưa hoàn thành ở môn học nào. B. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐẦU NĂM HỌC 2010 – 2011 1. Giáo viên Năm học 2010 - 2011, Trường Tiểu học Vạn Phúc có 14 giáo viên trong đó trên chuẩn: 12/14 = 85,7%, còn lại THSP: 2/14 = 14,3% Trong số 14 giáo viên có 11 giáo viên văn hoá, 1 giáo viên Âm nhạc 1 giáo viên Mĩ thuật, 1 giáo viên Thể dục, có 1 giáo viên Tiếng Anh hợp đồng ngoài biên chế. Có 1 nhân viên làm công tác Thư viện- đồ dùng. Giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo cơ cấu và chất lượng tương đối đồng đều, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng giáo dục. Một số giáo viên nhà xa nên đi lại khó khăn. Một số khả năng áp dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. 2. Học sinh Năm học 2010- 2011, trường có 256 học sinh (có 1 học sinh hoà nhập khuyết tật), biên chế thành 10 lớp, mỗi khối 2 lớp. Bình quân 25,6 học sinh/lớp. Học sinh có nền nếp học tập và sinh hoạt khá ổn định, chấp hành tốt nội quy của nhà trường, 5 nhiệm vụ của học sinh Tiểu học và 5 điều Bác Hồ dạy, không có học sinh cá biệt. Tuy vậy còn một số nhận thức chậm, chữ viết chưa đẹp. 3. Cơ sở vật chất Trường có đủ phòng học 2 buổi/ ngày cho 100% học sinh. Lớp học được thiết kế khoa học, đủ đồ dùng phương tiện, có hệ thống đèn chiếu sáng, quạt điện, thuận lợi cho thầy và trò học tập trong mọi điều kiện thời tiết. Về đồ dùng, thiết bị dạy học: có 10 bộ đồng bộ, 6 bộ máy vi tính, 2 máy chiếu, 1 cattsett và một số thiết bị khác, cơ bản đáp ứng được hoạt động dạy và học. Học sinh có sách giáo khoa, vở viết và đồ dùng học tập tương đối đầy đủ. Số lượng sách báo, tạp chí trong thư viện cơ bản đáp ứng đựơc nhu cầu của giáo viên và học sinh. Tuy vậy vẫn cần bổ sung để đảm bảo các yêu cầu của thư viện tiên tiến. PHẦN II. PHƯƠNG HƯỚNG NĂM HỌC 2010 – 2011 A. NHIỆM VỤ CHUNG Chủ đề năm học " Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục" Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tích hợp trong dạy học các môn học; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; thí điểm và chuẩn bị tích cực các điều kiện triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học- chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày. 3 Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý; chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo. B. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU NĂM HỌC 2010 – 2011 1. Các danh hiệu thi đua Tổ chuyên môn đạt Tập thể LĐTT: 2 tổ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 4 Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 3 cấp trường: 10 Giáo viên viết đẹp cấp huyện: 2 Tham gia hội giảng cấp trường: 11 cấp huyện: 4 Kinh nghiệm sáng kiến Tham gia viết 10 Đạt A cấp trường: 5 Đạt A cấp huyện: 2 Đạt B cấp huyện 4 Tổ chức chuyên đề: 4 Kiểm tra toàn diện đạt 30% Tốt; 60 % Khá Học sinh giỏi tỉnh: 1 Học sinh giỏi huyện: 2 Học sinh viết chữ đẹp cấp huyện: 10 Lớp đạt VSCĐ cấp trường 10/10; cấp huyện 5/10 2. Chất lượng học sinh: Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 256/256 đạt 100% Học sinh giỏi: 77/256 Học sinh tiên tiến: 103/256 Khen từng mặt:8/256 Học sinh lớp 5 hoàn thành chương tình tiểu học 53/53= 100%. Các khối lớp khác cuối năm được xét lên lớp 100%. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được công nhận chuẩn mức độ I. Thi bóng đá mini, Aerobic đạt giải khuyến khích. PHẦN III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thực hiện đúng và linh hoạt chương trình giáo dục. Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo, quan tâm đến sử dụng đồ dùng dạy học. Bài soạn phải thể hiện được hoạt động của giáo viên và học sinh trong đó chủ yếu là các hoạt động học tập của học sinh. Thực hiện dạy học và đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Tích hợp Bảo vệ môi trường. Rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học. Kích thích học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Thực hiện đúng quy chế coi, chấm thi trong các kì kiểm tra của nhà trường. Đánh giá công bằng, khách quan. Không vì bệnh thành tích mà thay đổi kết quả bài làm của học sinh. Đối với học sinh khuyết tật, tổ chuyên môn và giáo viên dạy học sinh khuyết tật lập hồ sơ, kế hoạch giáo dục cá nhân, phân công giáo viên hỗ trợ. Quan tâm đến giáo dục kĩ năng sống để trẻ hòa nhập được với cộng đồng. + Để đạt chỉ tiêu về chất lượng giáo dục, giáo viên xem trong số học sinh giỏi năm trước có bao nhiêu em, năm học này đăng kí tăng lên bao nhiêu em và là những em nào có khả năng phấn đấu trở thành học sinh giỏi, khá… để có biện pháp bồi dưỡng. Năm học 2010- 2011, số học sinh xếp loại học lực Giỏi xây dựng kế hoạch tăng 31 học sinh, số xếp loại học lực Khá giảm 9 học sinh. 31 học sinh XL Khá phấn đấu thành học sinh XL Giỏi và bồi dưỡng cho 22 học sinh TB vươn lên XL Khá. + Mỗi khối lớp bồi dưỡng cho 4 học sinh luyện viết chữ đẹp để dự thi cấp huyện. Nhà trường in giấy viết theo mẫu cho học sinh mỗi tuần tập viết 1 bài. Luyện viết trong vở chính tả, vở luyện viết và vở tập viết. Hướng dẫn học sinh nắm vững kĩ thuật, cấu tạo của chữ và cách nối các con chữ khi viết. Rèn cho học sinh viết các nét sổ phải thẳng, nét cong phải đều và 2. Phân hoá đối tượng học sinh trong lớp. Đầu năm học thực hiện nghiêm túc việc khảo sát chất lượng, nghiên cứu hồ sơ năm trước để nắm tình hình học sinh. Trong quá trình soạn bài và tổ chức giảng dạy cần chú trọng đến đối tượng học sinh khá giỏi và học sinh yếu. Ở buổi thứ hai tập trung phụ đạo học sinh yếu hoàn thành kiến thức, kĩ năng cơ bản, bồi dưỡng học sinh giỏi và khá ở các môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí… Thiết kế bài dạy buổi 2 như quy định chuyên môn. Trong đó không kéo dài tiết Tập đọc hoặc Tập làm văn thành 2-3 tiết. Không sử dụng vở bài tập đại trà mà có thể coi như phiếu bài tập, giáo viên vận dụng cho phù hợp sao cho học sinh đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu phù hợp. Lưu ý rèn cho học sinh khả năng tự ghi bài đối với môn Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí. Không yêu cầu học sinh học thuộc nhiều nhưng những nội dung chính theo chuẩn cần phải ghi nhớ. Nội dung giáo dục địa phương thực hiện theo kế hoạch. Chú trọng việc gắn học tập với thực tiễn, giữa học tập và lao động. 3. Thực hiện tốt việc bồi dưỡng giáo viên theo kế hoạch bồi dưỡng năm học 2010 – 2011. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào học tập các văn bản quy định về chuyên môn, gồm có: + Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học + Thông tư 36/2009/TT-BGD&ĐT ngày 4 tháng 12 năm 2009 về Quy định kiểm tra, đánh giá, công nhận Phổ cập giáo dục tiểu học và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, công văn 1034/SGD&ĐT-GDTH ngày 06 tháng 9 năm 2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương về hướng dẫn thực hiện thông tư 36. + Nghiên cứu để nắm vững cách đánh giá xếp loại kết quả học tập của học sinh tiểu học theo thông tư 32/2009/TT- BGD&ĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Tập huấn cách ghi học bạ mới và ghi học bạ cũ theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương. + Tập huấn cách ghi điểm ở bài kiểm tra định kì. 4 + Các văn bản về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo, cuộc vận động Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Nghiên cứu lại chỉ thị 40 về phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. + Giải toán khó của tiểu học, nguồn lấy từ tạp chí Toán tuổi thơ, sách tham khảo, các bài toán trong chương trình thi ViOlympic trên mạng. 4. Tổ chức hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả + Tổ chuyên môn hoạt động theo điều 15 quyết định 51 quy định về Điều lệ trường tiểu học. + Tổ trưởng thường xuyên dự giờ, thăm lớp với mức tối thiểu 5 tiết/ tháng, tập trung dự giờ giáo viên còn non yếu về nghiệp vụ, dự giờ những giáo viên định hướng tham gia hội giảng huyện. Dự giờ buổi chính khóa và cả buổi thứ hai. Dự giờ để kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề. + Nội dung sinh hoạt chuyên môn tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: - Đánh giá việc thực hiện công tác chuyên môn, mỗi tháng 1 lần (khoảng 30 phút) - Nghiên cứu những khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhất là việc giảng dạy. Trước 1 tuần, giáo viên gửi ý kiến về cho tổ trưởng để tổ trưởng phân công người thực hiện. - Sau mỗi kì kiểm tra định kì, tập hợp những ưu điểm, nhược điểm của học sinh và bàn biện pháp phát huy, khắc phục. - Học tập, nghiên cứu các chuyên đề của tạp chí Giáo dục tiểu học, Tạp chí giáo dục, Thế giới trong ta… - Thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu và những vấn đề khó khăn, vướng mắc của tổ hoặc những vấn đề nhằm nâng cao chất lượng theo yêu cầu nhiệm vụ năm học… - Thực hiện chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của nhà trường. 5. Tổ chức hội giảng cấp trường có chất lượng Hội giảng cấp trường thực hiện theo Thông tư số 21 /2010/TT-BGDĐT ngày 20 /7 /2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình thi giảng, tạo điều kiện để giáo viên được đi dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm chung. Coi đó là một đợt sinh hoạt chuyên môn. 6. Áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Hiện tại, khả năng áp dụng công nghệ thông tin của giáo viên nhà trường còn yếu. Đã bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên nhưng nhiều giáo viên vẫn chưa có khả năng tự soạn giáo án điện tử, đánh máy văn bản chưa thành thạo. Bồi dưỡng cho hai giáo viên để cuối kì I có thể soạn giáo án điện tử thành thạo là đồng chí Phượng và Huyền. 7. Xây dựng thư viện tiên tiến Lập kế hoạch rà soát số sách trong thư viện để bổ sung cho đủ với yêu cầu của từng loại. Phấn đấu có 3 tiêu chí tiến bộ hơn để được công nhận thư viện tiên tiến. Thư viện hoạt động thường xuyên, có hiệu quả. Mỗi tháng giới thiệu sách mới được một lần. Mỗi học kì lập được một thư mục. Tổ chức cho giáo viên và học sinh mượn sách theo nhu cầu và khả năng thư viện. Tổ công tác thư viện hoạt động thường xuyên, thúc đẩy phong trào và tham mưu cho hiệu trưởng mua bổ sung sách cho thư viện. 8. Tổ chức hoạt động ngoài giờ Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp. Mỗi tháng 1 buổi giáo dục ngoài giờ. Tổ trưởng, khối trưởng lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức cho phù hợp. Có thể tổ chức thành các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, hội thi Rung chuông vàng. Thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Xây dựng mối quan hệ thầy- trò, trò- trò ứng xử bình đẳng, văn hóa. Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn truyền thống của nhà trường, của địa phương. 5 BẢNG PHÂN CÔNG CHUYÊN MÔN STT Họ và tên Nhiệm vụ được giao Công tác khác Thay đổi, bổ sung 1 Bùi Hồng Nhiễu Hiệu trưởng, dạy 2 tiết/tuần BTCB 2 Hà Huy Tráng Phó HT, dạy 4 tiết/tuần PBTCB 3 Lê Thị Hảo Dạy và CN 1A CTCĐ 4 Trần Thị Nhanh Dạy và CN 1B 5 Đoàn Thị Tâm Dạy và CN 2A Thư kí HĐ 6 Trịnh Thị Xuân Dạy và CN 2B Thanh tra ND 7 Phạm TT Huyền Dạy và CN 3A 8 Nguyễn Thị Thuỷ Dạy và CN 3B, TT 1,2,3 9 Nguyễn Thị Xuyến Dạy và CN 4A 10 Nguyễn Ngọc Anh Dạy và CN 4B 11 Nguyễn Thị Phượng TT tổ 4, 5, Dạy và CN 5A 12 Trần Xuân Bạch Dạy và CN 5B 13 Nguyễn Thị Thoa 1/2 TPT, dạy Âm nhạc 14 Bùi Văn Huy 1/2TPT, Dạy Mĩ thuật 15 Phạm Thị Thương Dạy buổi 2 16 Hà Trung Dạy Thể dục 17 Phạm Thị Xây Thư viện- Thiết bị 6 KẾ HOẠCH HÀNG THÁNG Thời gian Nội dung công việc Ghi chú Tháng 8/2010 Tập trung học sinh, tổ chức cho học sinh học nội quy trường lớp, biên chế lớp, bầu cán sự lớp. Phân công chuyên môn. Tuyển sinh lớp 1 Học tập nhiệm vụ năm học, tiếp thu các văn bản quy định về chuyên môn dạy học. Bắt đầu thực dạy Tuần 1 ở tất cả các khối lớp từ ngày 23/8/2010. Các khối thống nhất nội dung dạy học buổi thứ hai. Lên kế hoạch phân công làm chuyên đề. Đăng kí KNSK, làm hồ sơ Tổ chuyên môn. Học tập Thông tư 32 về đánh giá, xếp loại học sinh. Phân loại đối tượng học sinh để có kế hoạch dạy học phù hợp với trình độ học sinh. Làm hồ sơ phổ cập, phân công giáo viên điều tra tổng hợp, nhập số liệu phần mềm ……………………………… ……………………………… ……………………………… ……………………………… ……………………………… ………………………… Tháng 9/2010 Tổ chức lễ khai giảng năm học mới và Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Phát động các phong trào thi đua, tháng An toàn giao thông. Thực hiện chương trình tuần 2 Kiểm tra nền nếp chuyên môn. Kiểm tra chuyên đề. Tuyên truyền, nhắc nhở và tập luyện cho học sinh tham gia giao thông an toàn, đúng luật. Tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyên đề. Thống nhất quy định chuyên môn, kế hoạch giáo dục ngoài giờ, kế hoạch giáo dục địa phương. Tổ 4,5 và đồng chí Nguyễn Thị Xuyến xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục học sinh khuyết tật. ……………………………… ……………………………… ……………………………… ……………………………… ……………………………… ……………………………… ……………………………… ………………… Thời gian Nội dung công việc Ghi chú Tháng 10/2010 Tổ chức Hội giảng chọn giáo viên giỏi cấp trường lần I, thi sử dụng phương tiện dạy học. Vào các loại biểu bảng hồ sơ phổ cập Củng cố, tăng cường rèn nền nếp giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong giáo viên và học sinh. Thành lập CLB học Toán, TV và TN-XH. Hoàn thiện các loại hồ sơ, chuẩn bị đón đoàn kiểm tra phổ cập. Nâng cao chất lượng dạy học ở mỗi tiết dạy. Dự giờ, thăm lớp. Thực hiện chuyên đề theo kế hoạch. Xây dựng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Thi đọc hay, viết đẹp trong giáo viên và học sinh. Các lớp chấm VS-CĐ Kiểm tra nền nếp chuyên môn. Bồi dưỡng học sinh giỏi ở các khối lớp, bồi dưỡng tại lớp theo nhóm đối tượng học sinh. Kiểm tra chuyên đề. ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… Tháng 11/2010 Tiếp tục thực hiện kế hoạch hội giảng cấp trường. Tổng kết hội giảng trước 20/11. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tổ chức giờ dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Phát động thi đua hướng về ngày 20/11 Ngày Nhà giáo Việt Nam. Tổ chức Tuần học tốt trong tháng 11 Tăng cường các biện pháp giáo dục học sinh theo nội quy trường lớp, nhiệm vụ học sinh Tiểu học tại Thông tư 32 và Năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng. Thi giáo án của giáo viên trong toàn trường. Bồi dưỡng học sinh giỏi. Tổ chức Hội thi Đọc hay- viết đẹp. Kiểm tra chuyên đề, ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… …………… Thời gian Nội dung công việc Ghi chú 7 Tháng 12/2010 Thực hiện tốt nền nếp chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học. Tăng cường các biện pháp giáo dục học sinh. Rà soát đối tượng học sinh theo trình độ để bồi dưỡng cho phù hợp, đảm bảo mọi học sinh đều được học tập và phát triển, đạt yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng. Bồi dưỡng học sinh giỏi, tài liệu bồi dưỡng tham khảo từ Toán tuổi thơ. Kiểm tra hồ sơ giáo viên và học sinh. Kiểm tra nền nếp chuyên môn. Chấm VSCĐ. ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… …………………………… Tháng 01/2011 Duy trì, ổn định nền nếp chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học. Tăng cường giáo dục học sinh thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy, nội quy trường lớp, nhiệm vụ của học sinh Tiểu học. Thực hiện KTĐK lần II. Bồi dưỡng học sinh giỏi. Sơ kết thi đua học kì I. Giáo dục học sinh phòng tránh các tai tệ nạn xã hội, không sử dụng, mua bán và tàng trữ các loại vật liệu cháy nổ, không chơi trò chơi nguy hiểm, không sử dụng các chất gây nghiện. Đảm bảo an toàn trong thời gian trước và sau Tết Nguyên đán. ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… Thời gian Nội dung công việc Ghi chú Tháng 2/2011 Nâng cao chất lượng dạy và học, sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả. Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để làm tốt hơn công tác giáo dục. Viết báo cáo KNSK, nộp về tổ chuyên môn. Chấm KNSK ở tổ, ở trường Thực hiện chuyên đề theo kế hoạch. Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh yếu. Bồi dưõng học sinh giỏi, tập trung vào lớp 5 chuẩn bị thi học sinh giỏi tỉnh. Kiểm tra nền nếp chuyên môn. ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ……………… 8 Tháng 3/2011 Tổ chức Tuần học tốt trong đợt thi đua chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ. Thực hiện KTĐK lần III. Sơ kết thi đua đợt III. Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5. Tổ chức hội thi Học vui- vui học. Hội giảng cấp trường lần II. Kiểm tra nến nếp chuyên môn, kiểm tra chuyên đề. Chấm VS-CĐ cấp trường. Nộp KNSK về Phòng Giáo dục và Đào tạo ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… Thời gian Nội dung công việc Ghi chú Tháng 4/2011 Rà soát đối tượng học sinh theo trình độ, tăng cường bồi dưỡng học sinh yếu để tất cả học sinh có thể hoàn thành kiến thức, kĩ năng cơ bản. Duy trì và ổn định các nến nếp, tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Giáo dục học sinh thực hiện nội quy trường lớp, 5 điều Bác Hồ dạy và nhiệm vụ của học sinh Tiểu học. Chấm VS-CĐ …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… Tháng 5/2011 Tăng cường chất lượng giờ dạy, bồi dưỡng học sinh yếu, đảm bảo tất cả học sinh hoàn thành yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng. Kiểm tra hồ sơ giáo viên và học sinh. Chấm VS-CĐ lần IV. Hoàn chỉnh các công việc của năm học. Thực hiện KTĐK lần IV, vào học bạ. Đánh giá việc hoàn thành chương trình Tiểu học đối với học sinh khối lớp 5, chuyển lớp đối với các khối khác. Làm hồ sơ thi đua cuối năm Tổng kết năm học. …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …………………………………… …… PHẦN PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CỦA HIỆU TRƯỞNG. ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… 9

Ngày đăng: 11/08/2014, 07:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan