nguyên tắc tính giá potx

15 352 0
nguyên tắc tính giá potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Nó là công cụ để Nhà nước tính toán, xây dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách nhà nước, kiểm soát quản lý và điều hành nền kinh tế vĩ mô theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong các đơn vị nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó. Vì vậy, nó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tài sản trong đơn vị là đối tượng hạch toán kế toán bao gồm nhiều loại tồn tại dưới hình thái hiện vật khác nhau, mỗi loại tài sản do các yếu tố chi phí cấu thành bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Vì vậy để xác định giá trị của tài sản nhằm cung cấp thông tin tổng hợp về tài sản của doanh nghiệp, kế toán sử dụng phương pháp tính giá với nội dung tổng hợp chi phí trực tiếp và phân bổ chi phí gián tiếp cho từng tài sản theo các nguyên tắc nhất định nhằm xác định giá trị thực tế của tổng tài sản, từng quá trình. Để làm rõ hơn trình tự tính giá từng loại tài sản theo quá trình hình thành nhóm III chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: “Phân biệt trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành”. Đề tài gồm 2 phần: Phần I: Cơ sở lý luận chung về phương pháp tính giá. Phần II: Trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành. 1 1. Cơ sở lý luận chung về phương pháp tính giá 1.1 Khái niệm, nội dung, vai trò của phương pháp tính giá 1.1.1 Khái niệm Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp các tài sản thường xuyên biến động thay đổi cả về hình thái vật chất lẫn giá trị để tại nên tài sản mới. Vì vây, để có được thông tin tổng hợp về tình hình tài sản hiện có của đơn vị cũng như những tào sản mới hình thành, kế toán cần thiết phải sử dụng phương pháp phù hợp để tổng hợp chi phí hình thành nên tài sản theo thước đo thống nhất là thước đo tiền tệ. ‘’Phương pháp tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để tổng hợp và phân bổ chi phí nhằm xác định trị giá của tài sản trong các đơn vị theo những nguyên tắc nhất định.’’ 1.1.2 Nội dung của phương pháp tính giá - Tổng hợp và phân bổ chi phí thực tế cấu thành nên giá của tài sản. Để có những chỉ tiêu về giá trị tài sản xác thực thì việc tính giá phải được thực chiện thông qua hạch toán chi phí. Do có nhiều tài sản hình thành sau một quá trình nhất định (mua tài sản, lắp đặt tài sản cố định, sản xuất sản phẩm,…) trên cơ sở các khoản chi phí nên tính giá phải dựa trên sự tổng hợp các chi phí cấu thành nên tài sản đó. Ngoài ra do đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh có những khoản chi phí phát sinh liên quan tới nhiều tài sản khác nhau nên cần phân bổ các chi phí này cho các tài sản liên quan. - Tính toán, xác định giá trị thực tế của tài sản theo những phương pháp nhất định. Trên cơ sở những chi phí đã tập hợp kế toán phải tính giá đúng đủ và đảm bảo thống nhất về phương pháp tính, trình tự tính giá cho các tài sản. Với nội dung trên trong thực tế công tác kế toán phương pháp tính giá được biểu hiện thông qua các bảng tính giá đã được xác định. 1.1.3 Vai trò của phương pháp tính giá - Đảm bảo theo dõi tính toán được các đối tượng của hạch toán kế toán - Có thể tính toán chính xác cho phí từ đó xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2 1 . 2 Ý nghĩa của phương pháp tính giá Phương pháp tính giá có ý nghĩa rất lớn trong kế toán cũng như trong quản lý các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp. Vì vậy tính giá các đối tượng kế toán có ý nghĩa sau đây: Nhờ có phương pháp tính giá, kế toán ở các đơn vị có thể chuyển các hình thái vật chất khác nhau của các đối tượng kế toán về một thước đo chung là tiền tệ. Từ đó, kế toán có thể thực hiện tốt hơn chức năng phản ánh, giám đốc và cung cấp thông tin của mình. Nhờ có phương pháp tính giá, kế toán ở các đơn vị có thể xác định giá trị đầu vào làm cơ sở so sánh với giá trị đầu ra. Như vậy thông qua tính giá xác định được các chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho công tác quản lý như: giá trị tài sản hiện có, tổng chi phí, doanh thu… và chỉ tiêu chất lượng quan trọng là lợi nhuận. Nhờ có phương pháp tính giá mà kế toán các đơn vị thực hiện tính toán xác định giá trị thực tế của tài sản mới hình thành trong quá trình hoạt động của các đơn vị như tính giá tìa sản cố định, trị giá của vật tư, hàng hóa, giá thành sản phẩm mới sản xuất. 1.3 Các nguyên tắc tính giá 1.3.1 Nguyên tắc trung thực khách quan Toàn bộ trị giá của tài sản phải được đo lường, tính toán trên cơ sở tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản đó. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi kế toán phải tâp hợp được đầy đủ, đúng đắn các khoản chi phí thực tế cấu thành nên giá của tài sản – giá gốc. Với nguyên tắc trung thực khách quan, giá tính cho các loại tài sản phải phù hợp với giá cả thị trường ở thời điểm nhận tài sản, phù hợp về số, chất lượng của tài sản. Qua nội dung cụ thể của nguyên tắc này trong tính giá tài sản có thể thấy kế toán doanh nghiệp cần tôn trọng nhiều nguyên tắc. Trước hết phải giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục trong một tương lai dự kiến trước. Mặt khác, giá của tài sản được tập hợp trên cơ sở dồn tích, có nghĩa là mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Theo nguyên tắc thận trọng kế toán chỉ được ghi nhận các khoản chi hình thành tài sản khi có bằng chứng chắc chắn. 3 1.3.2 Nguyên tắc thống nhất – nhất quán Việc tính giá cho các tài sản của doanh nghiệp phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán giữa các đơn vị, các kỳ hoạt động, giữa kế hoạch với thực hiện nhằm đảm bảo tính so sánh thông tin. Đồng thời thực hiện nguyên tắc thống nhất còn là cơ sở cho việc tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế trong một ngành toàn bộ nền kinh tế quốc dân về giá trị tổng sản phẩm , tổng doanh thu, tổng chi phí, tổng lợi nhuận. * Thực hiện nguyên tắc tính giá trong thực tế công tác kế toán nhà nước quy định việc tính giá một số tài sản chủ yếu: a, Đối với tài sản cố định: được phản ánh theo 3 chỉ tiêu: - Nguyên giá tài sản cố định: + Đối với TSCĐHH mua ngoài: NG = Giá mua trên hóa đơn + Chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử, thuế, lệ phí + Các khoản thuế phải nộp trong khâu mua (không được hoàn lại) nếu có – Chiết khấu thương mại giảm giá + Đối với tài sản do doanh nghiệp tự xây dựng chế tạo: NG = Giá thành thực tế của tài sản được xây dựng chế tạo + Chi phí lắp đặt chạy thử + Đối với tài sản cố định vô hình: TSCĐVH mua riêng biệt: NG = Giá mua trên hóa đơn + Các khoản thuế phải nộp trong khâu mua (không được hoàn lại) nếu có + Chi phí liên quan trực tiếp đưa tài sản vào sử dụng – Chiết khấu thương mại giảm giá nếu có TSCĐVH Nhà nước cấp hoặc được biếu tặng: NG = Giá trị hợp lý ban đầu + Chi phí liên quan trực tiếp đưa tài sản vào sử dụng - Số khấu hao lũy kế là tổng cộng số khấu hao đã trích của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh tính đến thời điểm xác định. - Giá trị còn lại của tài sản là hiệu số giữa nguyên giá tài sản và số khấu hao lũy kế. b, Đối với nguyên liệu công cụ, dụng cụ, hàng hóa: - Do doanh nghiệp mua ngoài: NG = Trị giá thực tế của tài sản = Giá mua theo hóa đơn + Các khoản thuế phải nộp (không được hoàn lại nếu có) + Chi phí phát sinh trong quá trình mua – Chiết khấu thương mại giảm giá hàng mua - Do doanh nghiệp gia công chế biến: Giá thực tế = Trị giá thực tế tài sản thuê gia công + Chi phí thuê gia công + Chi phí vận chuyển bốc dỡ 4 * Đối với thành phẩm nhập kho: giá của thành phẩm được tính theo giá thành sản xuất thực tế khi thành phẩm nhập kho bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung của sản phẩm hoàn thành. 1.4 Trình tự tính giá. Tài sản trong các doanh nghiệp gồn nhiều loại khác nhau được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: mua ngoài, tự sản xuất, gia công, chế biến, thuê gia công… Các loại tài sản khác nhau thì cách thức tính giá và giá trị có thể khác nhau nhưng trình tự tính giá chung luôn bao gồm 4 bước như sau: Bước 1: Tổng hợp các chi phí thực tế cấu thành nên giá của tài sản theo đúng nội dung các khoản chi phí cấu thành nên giá của tài sản đó. + Đối với các chi phí trực tiếp liên quan trực tiếp tới từng đối tượng tính giá thì kế toán tập hợp trực tiếp cho đối tượng tính giá đó. + Đối với các chi phí chung liên quan tới nhiều đối tượng thì kế toán tập hợp riêng sau đó tiến hành phân bổ. Bước 2: Phân bổ chi phí chung cho các đối tượng theo những tiêu thức phù hợp. Chi phí chung phân bổ cho đối tượng tính giá = Tổng chi phí chung cần phân bổ/ Tổng tiêu chuẩn dung phân bổ x Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng tính giá Để tổng hợp, tính toán chính xác chi phí cho từng loại tài sản kế toán cần lựa chon tiêu thức phân bổ cho phù hợp. Ví dụ đối với chi phí vận chuyển hàng hóa có thể phân bổ theo khối lượng, số lượng hoặc giá trị từng loại hàng, đối với lương quản đốc có thể phân biệt theo tiền lương công nhân sản xuất tính cho từng loại sản phẩm. Bước 3: Xác định chi phí của sản phẩm dở dang cuối kì (nếu có) Bước 4: Xác định trị giá thực tế cảu tài sản theo những phương pháp nhất định. Z = D đk + C - D ck Trong đó: D đk : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ D ck : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ C : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Z : Giá trị thực tế tài sản hình thành 5 Giá thực tế tài sản hoàn thành = Z/ Số lượng tài sản hoàn thành 2. Trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành 2.1 Trình tự tính giá của tài sản mua vào Đối tượng tính giá có thể là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định hay hàng hoá dịch vụ. Bước 1: Tổng hợp các chi phí thực tế cấu thành nên giá của tài sản theo đúng nội dung các khoản chi phí cấu thành nên giá tài sản đó. - Xác định giá trị mua vào của hàng tồn kho. Trị giá mua vào của hàng tồn kho bao gồm giá mua thể hiện trên hoá đơn trừ đi các khoản giảm giá hàng mua và chiết khấu thương mại mà đơn vị được hưởng khi mua hàng cộng với các khoản thuế không thuộc diện được khấu trừ như thuế nhập khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu có. - Tập hợp chi phí thu mua. Chi phí thu mua bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quá trình thu mua vật tư, tài sản hàng hóa như: + Chi phí vận chuyển bốc dỡ. + Chi phí kho hàng, bến bãi. + Chi phí lắp đặt, chạy thử. + Chi phí bộ phận thu mua, chi phí hao hụt trong định mức. + Lệ phí trước bạ, hoa hồng môi giới… Bước 2: Phân bổ chi phí chung cho từng đối tượng tính giá tài sản Việc tính toán phân bổ chi phí chung cho mỗi tài sản được thực hiện như sau: Chi phí chung phân bổ cho đối tượng tính giá k = Tổng chi phí chung cần phân bổ/ Tổng tiêu chuẩn dung phân bổ x Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng tính giá k Bước 3: Xác định giá trị thực tế của tài sản theo những phương pháp nhất định. Trị giá thực tế của tài sản = Giá mua theo hóa đơn + Các khoản thuế phải nộp trong khâu mua (không được hoàn lại) + Chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử, thuế, lệ phí… - Chiết khấu thương mại, giảm giá 6 nếu có Giảm giá hàng mua là khoản tiền mà người bán đồng ý giảm trên giá bán cho người mua trong trường hợp khi hàng đã mua không đủ chất lượng hoặc sai qui cách, phẩm chất theo yêu cầu của người mua đã đặt ra. Chiết khấu thương mại là khoản tiền giảm trừ mà người mua được hưởng khi mua hàng với số lượng lớn hoặc là những khách hàng thường xuyên. Mô hình tính giá nguyên vật liệu, công cụ, hàng hoá mua vào: Giá mua Chi phí thu mua Giá hoá đơn Thuế không được khấu trừ (nếu có) Chi phí vận chuyển, bốc dỡ Chi phí kho hàng, bến bãi Chi phí bộ phận thu mua Hao hụt trong định mức … Giá thực tế vật liệu, công cụ, hàng hoá Mô hình tính giá tài sản cố định mua ngoài Giá mua sắm, xây dựng… Chi phí mới trước khi sử dụng -Giá mua (giá hoá đơn + thuế không được khấu trừ (nếu có) - Chi phí vận chuyển, bốc dỡ - Chi phí lắp đặt, chạy thử - Giá xây dựng, lắp đặt (giá quyết toán được duyệt) - Tiền thuê, chi phí kho hàng bến bãi - Lệ phí trước bạ - Giá cấp phát - Hoa hồng môi giới … … Nguyên giá tài sản cố định mua sắm, xây dựng Giá trị còn lại của TSCĐ đang sử dụng Giá trị hao mòn của TSCĐ 7 Ví dụ 1: Về tính giá nhập hàng tồn kho mua vào Thông tin cho biết: Doanh nghiệp A tiến hành mua sắm vật liệu bao gồm -Vật liệu M: 35.000kg, giá mua cả thuế GTGT 10% là 110.000.000đ - Vật liệu N: 45.000kg, giá mua cả thuế GTGT 10% là 550.000.000đ - Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu phát sinh thực tế là 10.000.000đ Yêu cầu: Tính giá thực tế vật liệu mua vào trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. (Chi phí vận chuyển, bốc dỡ phân bổ theo khối lượng vật liệu vận chuyển, bốc dỡ) Chúng ta tiến hành tính giá vật liệu M và N theo trình tự ba bước nêu phương pháp thuế GTGT được khấu trừ. Bước 1: Tính trị giá mua vào của vật liệu (giá mua - giảm giá, chiết khấu hàng mua + thuế không được hoàn lại) Vật liệu M: 110.000.000/(1+10%)= 100.000.000 đồng Vật liệu N: 550.000.000/(1+10%) = 500.000.000 đồng Chi phí vận chuyển, bốc dỡ là 10.000.000 đ Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí thu mua: 10.000.000đ Phân bổ chi phí thu mua cho hai loại vật liệu với tiêu chuẩn phân bổ lựa chọn là khối lượng vật liệu vận chuyển, bốc dỡ. - Tổng chi phí phải phân bổ: 10.000.000đ - Tổng tiêu thức phân bổ: 35.000 + 45.000 = 80.000kg - Tiêu thức phân bổ cho vật liệu M: 35.000kg - Tiêu thức phân bổ cho vật liệu N: 45.000kg Như vậy chúng ta có thể tính được chi phí thu mua phân bổ cho vật liệu M: 10.000.000/(35.000+45.000)*35.000 = 4.375.000 đ Chi phí thu mua phân bổ cho vật liệu N sẽ là: 10.000.000/(35.000 + 45.000)* 45.000 = 5.625.000 đ Bước 3: Tổng hợp chi phí và tính giá thực tế mua vào của vật liệu M và N Trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Giá thực tế của vật liệu M nhập kho sẽ là: 100.000.000 + 4.375.000 = 104.375.000đ Và khi đó đơn giá thực tế nhập kho của vật liệu M là: 104.375.000/35.000 = 2982,14 đ/kg Giá thực tế của vật liệu N nhập kho sẽ là: 500.000.000 + 5.625.000 = 505.625.000 kg Và khi đó đơn giá thực tế nhập kho của vật liệu N là: 8 505.625.000/45.000 = 11236,11 đ/kg 2.2 Trình tự đánh giá tài sản tự sản xuất. Việc tính giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất sẽ hình thành nên giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ. Trình tự tính giá gồm các bước: B ước 1 : Tổng hợp các chi phí thực tế cấu thành nên giá của tài sản do doanh nghiệp tự sản xuất theo nội dung các khoản chi phí cấu thành nên loại tài sản này. Các chi phí cấu thành nên tài sản tự sản xuất bao gồm : + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. Bước 2: Phân bổ các chi phí các khoản chi phí chung cho từng đối tượng tính giá tài sản: Việc tính toán phân bổ chi phí chung cho tài sản tự sản xuất như sau: Chi phí chung phân bổ cho đối tượng tính giá k = Tổng chi phí chung cần phân bổ/ Tổng tiêu chuẩn dung phân bổ x Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng tính giá k B ước 3 : Tính toán, xác định giá trị sản phẩm làm dở dang cuối kỳ nếu có. Theo các phương pháp: + Đánh giá sản phẩm dở danh theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc giá thành nửa phẩm phân bước ( giá thành của nửa thành phẩm của giai đoạn bước trước chuyển sang giai đoạn sau). + Đánh giá sản phẩm dở dang theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. + Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp. 9 + Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Bước 4: Xác định trị giá thực tế của tài sản tự sản xuất theo phương pháp nhất định Z= C + Ddk – Dck Trong đó: + Z: Trị giá thực tế tài sản hình thành. + C: Tổng số chi phí chi ra trong kỳ. + Ddk : Chi phí dở dang kỳ trước chuyển sang kỳ trước. + Dck: Chi phí dở dang cuối kỳ này chuyển sang kỳ sau. Z đơn vị sản phẩm = Tổng Zsp/Số lượng SP, dịch vụ hoàn thành. Ví dụ 2: Thông tin cho biết tại phân xưởng số 1 thuộc Nhà máy A sản xuất sản phẩm X, sản phẩm Y trong tháng 1 năm 2011 có tình hình như sau: - Đầu tháng nhà máy không có sản phầm dở dang. Chi phí phát sinh trong kỳ như sau: - Giá trị vật tư sử dụng: SP X là 50 trđ; SP Y là 120 triệu đồng - Chi phí tiền lương công nhân sản xuất: SP X là 25 trđ, SP Y là 40 trđ - Chi phí sản xuất chung là 45 trđ. - Cuối tháng doanh nghiệp hoàn thành nhập kho 50 sản phẩm X, 120 sản phẩm Y. Còn dở dang 15 sản phẩm X, 10 sản phẩm Y Yêu cầu: Hãy tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của SP X, Y. Biết chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiêu thức nhân công trực tiếp, tính giá trị SPDD theo phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp. Giải: Vận dụng 4 bước tính giá thành đã nêu trên, chúng ta có: Bước 1: - Chi phí tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm là: giá trị vật tư sử dụng: SP X: 50 trđ; SP Y: 120 trđ. - Chi phí tiền lương công nhân sản xuất: SP X: 25 trđ; SP Y: 40 trđ. - Chi phí sản xuất chung: 45 trđ Bước 2: Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp + SP X: 45/(25 +40)*25 = 17,31 trđ + SP Y: 45/(25+40)* 40 = 27,69 trđ 10 [...]... 95385 Giá thành đơn vị 230.775 333.33 230.77 794.75 2.3 Trình tự tính giá tài sản được Nhà nước cấp hoặc biếu tặng Việc tính giá tài sản được nhà nước cấp hoặc biếu tặng sẽ hình thành nên giá trị của tài sản được nhà nước cấp hoặc biếu tặng Đối tượng tính giá bao gồm : nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định…Trình tự các bước tính toán như sau : Bước 1: Tổng hợp chi phí cấu thành nên giá của... 3: Xác định giá trị của tài sản : - Tác phẩm X : 15.000 +2,1429 = 17,1429 (1000đ) - Tác phẩm Y :20.000 + 2,8571= 20,8571 (1000đ) 2.4 Trình tự tính giá của tài sản do doanh nghiệp thuê ngoài gia công Tính giá tài sản do doanh nghiệp thuê ngoài gia công sẽ hình thành nên giá trị tài sản thuê ngoài gia công Đối tượng tính giá bao gồm : hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Trình tự tính giá như sau... 15.000 Quá trình nghiên cứu để viết tác phẩm Y trong 3 năm, tính ra giá trị hợp lý là 20.000 Tiền in 2 bản thảo là 1000 Tính giá thực tế của 2 tác phẩm X và Y Đơn vị 5.000đ Bài làm: Theo trình tự 3 bước tính giá ở trên ta làm như sau : Bước 1: Tổng hợp chi phí cấu thành nên giá tài sản : - Tác phẩm X: giá trị hợp lý là 15.000 - Tác phẩm Y: giá trị hợp lý là 20.000 - Tiền in 2 bản thảo là 5.000 Bước... chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Bước 2: Phân bổ các khoản chi phí chung cho từng đối tượng tính giá tài sản Bước 3: Tính toán, xác định giá trị tài sản được Nhà nước cấp hoặc biếu tặng theo công thức: - Tài sản cố định hữu hình: Giá thực tế = NG = Giá trị còn lại trên sổ kế + Chi phí liên quan trực toán (ở đơn vị cấp)/ giá trị tiếp đưa tài sản vào sử theo đánh giá thực... sinh Giá trị Tổng giá Giá thành chi phí DD ĐK trong kỳ DD CK thành đơn vị Chi phí NVL 50000 11538 38462 769.4 Chi phí NCTT 25000 25000 500 Chi phí SX C 17308 17308 346.6 Tổng 0 92308 11538 80770 1615.4 Bảng tính giá thành sản phẩm Y Đvt: 1000đ Khoản mục chi Giá trị phí DD ĐK Chi phí NVL Chi phí NCTT Chi phí SX C Tổng 0 Phát sinh trong kỳ 120000 40000 27692 187692 Giá trị DD CK 92307 92307 Tổng giá thành... của thiết bị trên (đơn vị : 1.000đ) Biết công ty tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và chi phí chung phân bổ theo tiêu thức giá trị thiết bị Bài làm: Theo trình tự 3 bước tính giá ở trên thì ta làm như sau : Bước 1: Tổng hợp chi phí cấu thành nên giá tài sản : - Thiết bị A có giá trị : 300.000 Thuế nhập khẩu: 300.000 x 50% = 150.000 - Thiết bị B có giá trị : 160.000 Thuế nhập khẩu: 160.000 x 50%... • Xác định giá trị ban đầu của tài sản được biếu tặng - Đối với tài sản cố định hữu hình: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển…hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận 11 - Đối với tài sản cố định vô hình: giá trị hợp lí ban đầu (Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá) • Xác...Bước 3: Tính giá trị sản phẩm dở dang - Giá trị vật tư sử dụng: SP X là 50 trđ; SP Y là 120 triệu đồng - Cuối tháng doanh nghiệp hoàn thành nhập kho 50 sản phẩm X, 120 sản phẩm Y, còn dở dang 15 sản phẩm X, 10 sản phẩm Y + SP DD X: 50/(50 +15)*15 =11,54 trđ + SP DD Y: 120/(120 + 10)*10 = 9,23 trđ Bước 4: Xác định trị giá thực tế của tài sản X, Y Bảng tính giá thành sản phẩm X Đvt:1000đ Khoản mục Giá trị... hình : Giá thực tế = NG = Giá trị hợp lý ban đầu + Chi phí liên quan trực tiếp đưa tài sản vào sử dụng Ví dụ 3: • Ví dụ 3.1 : Tài sản cố định hữu hình Công ty được nước ngoài tặng 2 thiết bị sản xuất A và B Thiết bị A có giá trị : 300.000 Thiết bị B có giá trị : 160.000 Thuế nhập khẩu 50% công ty đã nộp bằng chuyển khoản Chi phí vận chuyển có VAT 10% là 6.600 Chi phí lắp đặt chạy thử là 5.000 Tính giá. .. chi phí sản xuất chung theo tiêu thức số lượng hàng hóa Đơn vị 1000đ Bài làm: Theo trình tự tính giá 3 bước ở trên ta làm như sau : Bước 1: Xác định các chi phí liên quan đến việc tính giá sản phẩm M và N thuê ngoài gia công - Sản phẩm X : Giá trị lô hàng : 25.000 Chi phí thuê gia công: 5.000 - Sản phẩm Y : Giá trị lô hàng : 36.000 Chi phí thuê gia công: 12.000 - Chi phí vận chuyển 2 lần đi và về đã . đơn vị như tính giá tìa sản cố định, trị giá của vật tư, hàng hóa, giá thành sản phẩm mới sản xuất. 1.3 Các nguyên tắc tính giá 1.3.1 Nguyên tắc trung thực khách quan Toàn bộ trị giá của tài. ánh, giám đốc và cung cấp thông tin của mình. Nhờ có phương pháp tính giá, kế toán ở các đơn vị có thể xác định giá trị đầu vào làm cơ sở so sánh với giá trị đầu ra. Như vậy thông qua tính giá. tính giá cho các tài sản. Với nội dung trên trong thực tế công tác kế toán phương pháp tính giá được biểu hiện thông qua các bảng tính giá đã được xác định. 1.1.3 Vai trò của phương pháp tính

Ngày đăng: 10/08/2014, 05:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan