Tiểu luận Thủy nông cải tạo đất ppt

38 428 2
Tiểu luận Thủy nông cải tạo đất ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Thủy nông cải tạo đất I. Phần mở đầu Tài nguyên nước có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người, Nước được dùng trong sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, tưới tiêu trong nông nghiệp, giao thông vận tải, đánh bắt thủy hải sản và nhiều giá trị khác… hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều nơi không có đủ nước sạch để dùng. Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt, trong đó có sự dồi dào về nguồn tài nguyên nước: với lượng mưa dồi dào và hệ thống sông ngòi dày đặc với 9 hệ thống sông lớn phân bố từ Bắc vào Nam. Trong đó, hệ thống sông Đồng Nai là một hệ thống sông quan trọng, lưu vực của nó là vùng kinh tế quan trọng, phát triển sôi động nhất cả nước đóng góp trên 40% mức thu ngân sách cho nhà nước. Cùng với sự phát triển đó, nơi đây cũng tạo nên những áp lựu ngày càng lớn lên hệ thống sông Đồng Nai cả về sử dụng và xả thải làm cho nguồn nước bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Đây là một thực trạng đang được báo động và gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sản xuất, sinh hoạt của người dân trong khu vực. Qua đề tài này, chúng tôi đề cập đến đặc điểm, nguyên nhân gây ô nhiễm, những tác động xấu đến cuộc sống của người dân, những biện pháp đã được áp dụng và đề xuất một số giải pháp để giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên hệ thống sông Đồng Nai nói riêng và ô nhiễm nguồn nước nói chung. II. Nội dung 1. Giới thiệu về hệ thống sông Đồng Nai Lưu vực hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam, có diện tích khá rộng (37.885 km 2 ) và liên quan đến nhiều địa phương. Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có hình thái cấu trúc theo dạng nhánh cây, phân bố theo trục Đông Bắc_ Tây Nam và các nhánh sông lớn quan trọng cùng đổ nước vào dòng sông chính là sông La Ngà (nằm bên trái dòng sông chính theo hướng từ thượng nguồn ra cửa sông), sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ ( nằm bên phải). Sông Đồng Nai có dòng chải chính dài 470 km và có diện tích lưu vực tính đến thác Trị An là 14.800 km 2 . Sông Sài Gòn có dòng chảy chính dài 256 km, diện tích lưu vực 4710 km 2 . Sông Bé có dòng chảy chính là 344 km, diện tích lưu vực 7170 km 2 . Sông La Ngà có độ dài 290 km, diện tích lưu vực 4.100 km 2 . Toàn bộ diện tích lưu vực có trên 266 sông suối với chiều dài từ 10 km trở lên. Tổng lượng dòng chảy hang năm LVHTS Đồng Nai khoảng 36,3 tỷ m 3 , trong đó có khoảng 32 tỷ m 3 phát sinh trong lãnh thổ ( chiếm 89%), lượng dòng chảy năm của sông Bé khoảng 8 tỷ m 3 , sông Sài Gòn khoảng 3 tỷ m 3 , sông Vàm Cỏ, sông La Ngà khoảng 5 tỷ m 3 mỗi sông. Chế độ dòng chảy ở lưu vực sông phụ thuộc nhiều vào chế độ mưa và chế độ triều từ biển Đông. Chế độ thủy văn biến đổi lớn theo không gian và thời gian: mưa nhiều thì dòng chảy mạnh, mưa ít thì dòng chảy yếu. Khi có triều cường thì dòng chảy mạnh hơn, xâm nhập vào đất liền và khi triều kém thì ngược lại. Khí hậu trong lưu vực có hai mùa chính (mùa mưa và mùa khô) , Nên chế độ dòng chảy ở lưu vực sông cũng hình thành tương ứng: chế độ dòng chảy mùa mưa, chế độ dòng chảy mùa kiệt. Sự biến đổi dòng chảy giữa hai mùa rất tương phản nhau. Lưu vực có đập và công trình điều tiết với 2 hồ chứa lớn là hồ Trị An ( phát điện) và hồ Dầu Tiếng ( hồ thủy lợi). Các công trình thủy điện khác như Đơn Dương, Đai Ninh, trên sông Đồng Nai, thác Mơ, Srok Fuming trên sông Bé, Hàm Thuận, Đa Mi trên sông La Ngà. Sau khi có thủy điện Dầu Tiếng, lưu lượng trung bình tháng trong mùa kiệt ( tháng 2,3,4) tăng lên tới 4 đến 5 lần so cới trước, lưu lượng mùa lũ( tháng 8, 9, 10)giảm chỉ còn 50% so với trước khi có công trình. Về điều kiện tự nhiên, 11 tỉnh thuộc lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có diện tích hơn 5 triệu ha. Nền nhiệt độ trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai tương đối cao và ổn định. Lưu vực sông chịu ảnh hưởng chủ yếu của ba hệ thống hoàn lưu: gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hè và gió tín phong xen kẽ vào các thời kỳ suy yếu của từng đợt gió mùa. Do đó hướng gió thịnh hành ở lưu vực sông thay đổi rõ rệt theo mùa. Sự biến đổi của độ ẩm phụ thuộc theo mùa, với độ ẩm tương đối trung bình năm từ 78% - 86%. Trong lưu vực sông có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến trung tuần tháng 11. Thời gian còn lại trong năm là của mùa khô. Lượng mưa hàng năm trên lưu vực khá lớn, nhiều nơi đạt trên 2000 mm, nhưng tập trung nhiều vào mùa mưa (chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm). Tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai được biết là khu vực có tài nguyên khoáng sản phong phú bao gồm vàng, sắt, thiếc, kẽm…bắt đàu đueọc quan tâm và khai thác trong thời gian gần đây. Hệ thống rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng đối với nguồn nước ở LVHTS Đồng Nai. Tổng diện tích rừng đầu nguồn ở LVHTS Đồng Nai hiện còn 950.000 ha, chiếm khoảng 18.66% tổng diện tích đất tự nhiên của 9 tỉnh miền Đông Nam bộ, trong đó có khoảng 28000 ha là rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn có ý nghĩa lớn trong duy trì nguồn nước LVHTS Đồng Nai vào mùa khô và chống lũ vào mùa mưa, Đồng thời có ý nghĩa trong bảo vệ các nguồn gen quý và là nơi bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái nhiệt đới. Tuy nhiên, hiện nay rừng ngày càng bị tàn phá nặng nề, không bảo đảm chức năng phòng hộ của rừng đầu nguồn. Về số lượng, 89% các loại thực bì che phủ rừng là các loại kém tác dụng về mặt dữ nước, dưới tán rừng thảm mục ít, làm giảm khả năng điều hòa nước. Trong lưu vực có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị sinh thái và kinh tế cao, lớn nhất là khu bảo tồn sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ với diện tích 73.260 ha ( khu bảo tồn sinh quyển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận), khu bảo tồn sinh quyển vườn quốc gia Cát Tiên diện tích 73.878 ha. Ngoài ra còn rất nhiều khu rừng đầu nguồn cũng có giá trị cao về nhiều mặt. Vùng châu thổ của hệ thống sông Đồng Nai được biết đến là nơi sinh sản của các loài thủy sinh, trong đó sản phẩm từ thủy sản đóng góp một phần đáng kể vào kinh tế địa phương. Ô nhiễm nước vùng của sông sẽ đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống ngư dân vùng biển. Về điều kiện kinh tế xã hội: Tổng dân số của 11 tỉnh thuộc lưu vực năm 2005 khoảng 16,4 triệu người chiếm 19,7% dân số cả nước. Trong đó, dân số nông thôn khoảng 8,3 triệu người, dân số thành thị khoảng 7,8 triệu người. Phân bố dân cư trên toàn bộ lưu vực không đồng đều, có sự khác biệt, mất cân bằng giữa các địa phương, giữa thành thị và nông thôn. Mật độ dân số trung bình là 296 người/ km 2 , riêng thành phố Hồ Chí Minh là 2.811 người/ km 2 . Trên lưu vực sông đang diễn ra quá trình đô thị hóa với tốc độ cao, trung bình trên toàn lưu vực là 5.5%, trong đó cao nhất là tại Bình Dương lên tới 15,6 %. T.p Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa_ Vũng Tàu…là những tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao tập trung phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đô thị hóa mạnh nhất trong hệ thống các vùng kinh tế lớn của Việt Nam mà trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng cơ sở hạ tầng lại không tương xứng . Như vậy sông Sài Gòn – Đồng Nai giữ vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội của 11 tỉnh, thành phố có liên quan đến lưu vực. Hệ thống này vừa là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế trên lưu vực, đồng thời là môi trường tiếp nhận và vận chuyển các nguồn đổ thải trên lưu vực. Trên lưu vực sông đang diễn ra mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các mục tiêu khai thác, sử dụng nguồn nước để phát triển kinh tế - xã hội với các mục tiêu quản lý, bảo vệ nguồn nước để sử dụng lâu bền. 2. Thực trạng chất lượng nước 2.1. Hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai ô nhiễm nặng Trải rộng trên địa bàn nhiều tỉnh, lưu vực hệ thống sông Đồng nai chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều nguồn tác động trên toàn lưu vực. Phần hạ lưu của nhiều sông trong khu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó có đoạn đã trở thành sông chết. Thông tin trên đã được Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố tại Hội thảo "Tăng cường hỗ trợ đầu tư bảo vệ môi trường tại lưu vực hệ thống sông Đồng Nai từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam” do Quỹ này tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), ngày 6/4.Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm, nhiều chỉ tiêu về môi trường ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai đã vượt tiêu chuẩn cho phép ở mức độ báo động, trong đó nghiêm trọng nhất là ô nhiễm hữu cơ, vi sinh, kim loại nặng và dầu mỡ. Kết quả quan trắc chất lượng nước của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh tại trạm cấp nước sinh hoạt Hóa An (trên sông Đồng Nai) cũng cho thấy các chỉ tiêu DO, dầu và caliform đều không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt loại A1. Phó giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP HCM Nguyễn Văn Phước cho hay, hiện nước sông Đồng Nai đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng vượt mức cho phép 3-9 lần. Giá trị các chất COD vượt 1,8-2,8 lần, giá trị DO cũng thấp dưới giới hạn cho phép. Hiện chỉ số N-NH 4 (lượng amoniac) trong nguồn nước ở tất cả cửa sông thuộc lưu vực sông Đồng Nai đều vượt chỉ tiêu quốc gia (QCVN) về chất lượng nước loại A1, trong đó chỉ số COD nhiều nơi có xu hướng tăng mạnh ở các khu vực như phà Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, sông Soài Rạp… Chất lượng nước sông của khu vực hạ lưu: giá trị DO giảm xuống rất thấp, SS vượt từ 2-2,5 lần TCVN 5942 – 1995 (loại B). Vùng này cũng đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nước sông ở khu vực này không không còn khả năng sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu. Nước trên các con sông thuộc lưu vực sông Đồng Nai càng ngày càng đen - Ảnh do Văn phòng Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai cung cấp Đánh giá tầm quan trọng của sông Đồng Nai đối với đời sống của hơn 17 triệu dân tại các tỉnh thành trong khu vực, TS Nguyễn Văn Ba, phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ – môi trường, nói: “Sông Đồng Nai như là động mạch chủ của các tỉnh miền Đông và các tỉnh thành lân cận. Thế nhưng lưu lượng nước trên dòng sông này ngày càng giảm”. Tài liệu của Hội Tài nguyên nước Việt Nam cho thấy năm 2005, lưu lượng nước trên sông Đồng Nai chỉ cung cấp được khoảng 2.486m 3 nước/người/năm (theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu một người dân chỉ được sử dụng dưới 4.000m 3 /người/năm là đã thiếu nước sạch trầm trọng), năm 2010 giảm xuống còn trên 2.000m 3 /người/năm và tới năm 2020 chỉ còn khoảng 1.770m 3 /người/năm. Tình hình thiếu nước, dù là nước đang bị ô nhiễm, đang ngày càng gay gắt. Tình trạng ô nhiễm hệ thống sông Đồng Nai làm cho hệ sinh thái bị thay đổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của các loại sinh vật sống ở đây. Từ năm 2004 đến nay, nhiều hộ nuôi cá bè ở tỉnh Đồng Nai đã phải điêu đứng vì tình trạng cá chết hàng loạt. Đầu năm 2007, cá bè của bà con ở phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa bị chết rất nhiều, nhất là lúc nước sông chảy chậm. Chỉ trong năm 2010, hàng chục tấn cá nuôi ở trong các bè của nhiều hộ dân thành phố Biên Hòa chết nổi trắng trên mặt nước. Ông Nguyễn Văn Thỏa, một hộ nuôi cá ở xã Hiệp Hòa (Biên Hòa) bức xúc cho biết: Hàng chục tấn cá, chủ yếu là cá chép và cá điêu hồng của chúng tôi nổi trắng mặt sông vì nước bị ô nhiễm, thiệt hại quá lớn về kinh tế, mà không biết bao giờ mới khắc phục được. Nước sông Cái, một nhánh của sông Đồng Nai, bị ô nhiễm khiến cá nuôi chết hàng loạt (ảnh nhỏ – chụp ngày 25-6-2010) 2.2. Ô nhiễm hệ thống sông Sài Gòn Theo Tổng cục Môi trường, năm 2010 kết quả quan trắc cho thấy hiện trạng mặt nước sông Sài Gòn về chất N-NH4 có chỉ số luôn vượt ngưỡng tiêu chuẩn QCVN ở mức B1 nhiều lần; còn chỉ số BOD5 (nhóm chỉ tiêu đánh giá về mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của bề mặt nước) nhiều khu vực tăng mạnh… Điều đáng nói là N-NH4 ở tất cả cửa sông đều vượt QCVN loại nước A1 như phà Bình Khánh, đập Tam Thôn Hiệp, sông Soài Rạp… Theo nghiên cứu của Sở Tài nguyên môi trường TP HCM, đoạn sông từ khu vực trạm bơm cấp nước Hóa An đến Cát Lái, qua địa bàn TP HCM thuộc hệ thống sông Sài Gòn chất lượng nước tương đối ổn định. Tuy nhiên, tại các trạm quan trắc Phú Cường, Bình Phước và Phú An, nước đã bị ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh, không thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo kết quả phân tích chất lượng nước từ năm 2000 đến 2006 thì khu vực sông Sài Gòn đã bị ô nhiễm vi sinh (coliform) ở mức cao, vượt từ 3 đến 168 lần tiêu chuẩn cho phép và có xu hướng tăng dần từ thượng nguồn, khu vực Phú Cường, về phía hạ lưu, trạm bình Phước và Cát Lái. Tại khu vực Nhà Bè – Cần Giờ (phía sau hợp lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai), khu vực Nhà Bè và Lý Nhơn (trên sông Nhà Bè), Tam Thôn Hiệp (trên sông Đồng Tranh) và Vàm Cỏ (cửa sông Vàm Cỏ): chất lượng nước sông tại khu vực Nhà Bè - Cần Giờ không có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ. Giá trị DO và BOD5 vẫn đạt tiêu chuẩn chất lượng. Song ô nhiễm vi sinh vẫn ở mức cao và có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ các năm trước. Càng xuống vùng trung lưu (khu vực cầu Bến Súc, cửa sông Thị Tính) và đi dần về phía hạ lưu sông thì tình hình ô nhiễm lại ở mức báo động. Theo kết quả quan trắc, vùng cửa sông Thị Tính có hàm lượng Nitơ vượt gần 30 lần tiêu chuẩn. Nguồn nước sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng (Ảnh: K.V) 2.3. Những con sông khác thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai Các con sông thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai như Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Sài Gòn, sông Bé, Đồng Nai, La Ngà… – nơi sinh sống của cả chục triệu người – đang bị ô nhiễm nặng nề. [...]... hệ thống xử lý nước thải 3.7 Hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Trồng trọt Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai hiện có khoảng 1,8 triệu ha đất nông nghiệp (chiếm 48,7% diện tích toàn lưu vực) Hoạt động canh tác trên lưu vực sông đã gây ảnh hưởng xấu đến môi nước do việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách Việc khai thác và cải tạo đất phèn trên một số vùng như Long An,... 3.11 Sự xâm nhập của thủy triều gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến tài nguyên đất Trong vài năm gần đây, nước sông Đồng Nai đã có biểu hiện gia tăng độ mặn vào mùa khô Đến mùa khô, độ mặn nước sông Đồng Nai đã tăng lên gấp nhiều lần và xâm nhập sâu lên thượng nguồn Lượng nước mặt trên các sông, hồ tại Đồng Nai xuống thấp nên khi thủy triều dâng đã đẩy nước mặn vào sâu trong đất liền, khiến cho... lưu Thêm vào đó, do ảnh hưởng của thủy triều và xâm nhập mặn ở khu vực hạ lưu, vấn đề phèn hóa, axit hóa nguồn nước ở nhiều nơi đã khiến cho việc giải quyết nhu cầu nước cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất đang gặp nhiều khó khăn Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm nước cũng đã ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản của bà con nông dân quanh khu vực, gây thiệt hại lớn và tạo nên gánh nặng kinh tế cho người... chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón, bột giấy… sẽ không được cấp phép hoạt động tại khu vực này 5.2.7 Sử dụng hợp lý phân bón, hóa chất trong nông nghiệp Trong lĩnh vực nông nghiệp cần sử dụng hợp lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ tình trạng sử dụng không đúng quy định, nhất là tập trung khuyến khích phát triển các mô hình nông nghiệp... người dân nghèo Người dân sinh sống trong khu vực nông thôn và vùng núi cao không được tiếp cận với hệ thống nước sạch hoặc thiếu nước cho sinh hoạt Tại khu vực nông thôn, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch trung bình toàn quốc năm 2005 là 66%, trong khi đó tỷ lệ này ở lưu vực hệ thống sông Đồng Nai là 67% (Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, bộ NN&PTNN, 2006) 4.3 Ảnh hưởng tới môi... tới phát triển kinh tế Việc sử dụng nước trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai hiện nay tập trung vào 3 lĩnh vực chính: cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp Lượng nước sử dụng cho nông nghiệp và sinh hoạt là chính, tuy nhiên tỷ lệ lượng nước sử dụng cho nông nghiệp trong thời gian tới sẽ giảm để tăng lượng nước sử dụng cho công nghiệp và sinh hoạt cho phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế... lưu vực sông là khoảng 147.300 m3/ngày Hầu hết lượng nước thải này đều được đổ xuống các nguồn nước mặt gây ô nhiễm môi trường Nuôi trồng thủy sản Hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh trên toàn lưu vực nước thải và chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản thường không được kiểm soát, không qua xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường nước gây tác động đáng kể đến chất lượng nước mặt trong... năng tự làm sạch để bảo vệ môi trường nước các dòng sông Đánh giá tổng thể các công trình thủy lợi, thủy điện, các hoạt động dân sinh nhằm ngăn chặn giảm thiểu tình trạng sụt lở, bồi lắng các dòng sông và đề ra các biện pháp nhằm khôi phục lại cảnh quan, sự cân bằng cho các dòng sông 5.1.4 Tăng cường các nguồn lực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng các nguồn vay từ quỹ bảo vệ môi trường... từ hàng chục đến hàng trăm nghìn tấn đất đã làm ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai Khai thác cát của các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng cũng đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn Khi khai thác cát tràn lan sẽ làm đảo nguồn, tạo dòng chảy, gây xói lở cho bờ sông, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh cũng như vận tải thủy 3.4 Nước thải sinh hoạt Theo số... LVSĐN qua các năm Nuôi cá bè ở thượng nguồn sông Đồng Nai gây ô nhiễm 3.8 Hoạt động giao thông vận tải thủy Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có nhiều sông lớn, rộng, sâu…đặc biệt là khu vực hạ lưu sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải…Những khu vực này có các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giao thông thủy và hệ thống cảng nước sâu trong khu vực Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cảng kéo theo lượng tàu . Tiểu luận Thủy nông cải tạo đất I. Phần mở đầu Tài nguyên nước có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người, Nước được dùng trong sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, tưới tiêu trong nông nghiệp,. hệ thống xử lý nước thải. 3.7. Hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Trồng trọt Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai hiện có khoảng 1,8 triệu ha đất nông nghiệp (chiếm 48,7% diện tích toàn lưu. Dầu Tiếng ( hồ thủy lợi). Các công trình thủy điện khác như Đơn Dương, Đai Ninh, trên sông Đồng Nai, thác Mơ, Srok Fuming trên sông Bé, Hàm Thuận, Đa Mi trên sông La Ngà. Sau khi có thủy điện Dầu

Ngày đăng: 09/08/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan