''''Giải mã'''' tín hiệu cơ thể phái đẹp docx

5 226 0
''''Giải mã'''' tín hiệu cơ thể phái đẹp docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phụ nữ cần cân nhắc với những dấu hiệu bệnh tật. (Ảnh minh họa) 'Giải mã' tín hiệu cơ thể phái đẹp - Bạn bị chuột rút cơ đùi hoặc đau bụng vật vã? Không phải tất cả tín hiệu do cơ thể phát ra đều thông báo tình trạng nghiêm trọng. 1. Xuất hiện mụn nhỏ? Là bình thường: nếu có kích thước đồng đều, phẳng phiu, một mầu, bờ mép gọn – chắc chắn là mụn trứng cá bình thường, không có gì nguy hiểm. Đáng lo ngại: một khi mụn có tạo dáng khác nhau, nhiều mầu (thí dụ, một bộ phận màu be; bộ phận khác – mầu nâu), bề mặt nhăn nhúm. Mép mụn nham nhở, không định hình, cần phải gõ cửa phòng khám Da liễu. Cũng cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia – trường hợp mụn nhọt tồn tại lâu ngày phát triển, gây ngứa ngáy hoặc chảy máu. 2. “Hai trái đào tiên” quanh năm không đổi? Bình thường: hãy quan sát và kiểm tra bằng cách dùng bàn tay rà soát quanh bầu vú theo chiều và ngược chiều kim đồng hồ, tối thiểu mỗi tháng một lần, tốt nhất nên chọn một ngày nhất định trong chu kỳ hàng tháng. Bầu vú cần quanh năm duy trì một hình dáng và kích cỡ, nếu chủ sở hữu không phát phì hoặc sụt cân. Trước kỳ kinh nguyệt vú có thể căng lên một chút và cương cứng. Đó là hiện tượng bình thường liên quan đến tình trạng cơ thể giữ nước cuối mỗi chu kỳ. Sẽ đáng lo ngại và nhanh chóng gõ cửa bác sĩ phụ khoa: nếu phát hiện thấy da vú nhăn nhúm, núm vú phù nề rỉ dịch bất thường hoặc chảy ra – khi nắn bóp. Cần khẳng định, những dấu hiệu này không phải là triệu chứng ung thư vú. 3. Tỷ lệ hợp lý giữa vòng hai và vòng ba? Bình thường: khi lấy số đo vòng hai (bụng) chia cho số đo vòng ba (mông) bạn được giá trị nhỏ hơn 0,8 – tất cả tốt đẹp. Không bị béo bụng – nhân tố gia tăng nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường dạng 2 và xơ vữa thành mạch. Không có trạng thái béo phì nào tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nguy cơ mắc những bệnh đã kể nhỏ hơn – trường hợp mô mỡ tập trung chủ yếu ở đùi và mông. Đáng lo ngại: kết quả tính toán lớn hơn 1 (tức vòng bụng bằng hoặc lớn hơn vòng mông), chứng tỏ tình trạng lưu giữ lượng mỡ quá thừa thãi bên trong vòm bụng. Nó làm rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hãy nghĩ cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và giảm béo. Nên nhớ, béo bụng gắn liền với không ít bệnh nguy hiểm. 4. Độ dài hợp lý chu kỳ “bẩn người”? Bình thường: kinh nguyệt xuất hiện theo chu kỳ 25 đến 31 ngày, kéo dài tối đa 7 ngày. Đáng lo ngại: cần gõ cửa bác sĩ phụ khoa khi chu kỳ quá dài (trên 31 ngày) hoặc ngắn hơn 25 ngày; thời gian “bẩn người” dài hơn 7 ngày. Những rối loạn hormone hoặc tình trạng viêm nhiễm hoặc mắc bệnh cơ quan sinh dục có thể là thủ phạm. Phụ nữ cần cân nhắc với những dấu hiệu bệnh tật. (Ảnh minh họa) 5. Bị ù tai? Bình thường: hiện tượng “vo ve” chốc lát trong tai thường xuất hiện do ảnh hưởng tình trạng cơ thể mệt mỏi, stress, nhiễm bệnh đường hô hấp. Không có nguy hiểm. Đáng lo ngại: cần gõ cửa phòng khám Tai – Mũi – Họng nếu tình trạng ù tai hoặc tắc tai hành hạ đã lâu gắn liền với hiện tượng chóng mặt. Ù tai trong trường hợp này có thể là tín hiệu khởi đầu mất thính giác hoặc tai thiếu máu. 6. Bị đau vai? Bình thường: không có lý do lo ngại nếu xuất hiện mỗi năm vài lần. Phần nhiều do hậu quả cơ bắp căng thẳng thái quá vì tình trạng stress, áp lực quá lớn (thí dụ làm việc nhiều giờ liền ở tư thế ngồi). Đáng lo ngại: cần gõ cửa của bác sĩ trong trường hợp tình trạng đau thường xuyên và kéo dài. Nguyên nhân có thể thoái hóa đốt sống cổ. 7. Nhịp tim hợp lý? Bình thường: nhịp tim hợp lý duy trì ở mức từ 60 đến 89 nhịp/phút. Tốt nhất đo buổi sáng, đặt ngón tay vào phía trong cổ tay hoặc ở cổ (chỗ động mạch cổ). Tất cả tốt đẹp, nếu nhịp đập nhanh hơn do hậu quả nỗ lực thể chất hoặc stress. Đáng lo ngại: cần kiểm tra xác định nguyên nhân khi lúc nghỉ ngơi nhịp vẫn cao hơn 80 và duy trì trong thời gian trên một tháng. Nhịp nhanh hơn bình thường có thể là tín hiệu thông báo nhiều bệnh, thí dụ cương tuyến giáp. 8. Bất ngờ đau bụng vật vã? Bình thường: gần như chuẩn mực, khi đau bụng xảy ra ngay trước kinh nguyệt và khởi đầu của nó. Cũng có thể là hậu quả tình trạng thức ăn khó tiêu – trường hợp này cần chuyển sang những món ăn “nhẹ” dễ tiêu. Đáng lo ngại: một khi cơn đau vật vã, mỗi lúc càng trầm trọng kèm theo người sốt. Thủ phạm có thể, thí dụ đau ruột thừa, đau dạ dày hoặc sỏi mật. 9. Chuột rút hoặc “giun nổi cộm” đùi? Bình thường: không có gì bất thường nếu bị chuột rút sau tập luyện thể thao hoặc vận động thể lực. Massage các bài tập thư giãn sẽ mang lại trạng thái thoải mái. Hiện tượng “giun nổi cộm” đùi sau thời gian đứng lâu cũng bình thường. Chúng sẽ biến mất sau cuộc dạo bộ ngắn. Đáng lo ngại: tình trạng chuột rút cơ đùi ban đêm có thể là biểu hiện cơ thể thiếu magie, canxi, kali. Cần bổ sung bằng thuốc vi khoáng (theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ). Là tín hiệu rối loạn tuần hoàn máu trong tĩnh mạch – nếu thường xuyên bị “giun nổi cộm”. Có thể sử dụng kem đặc trị và thường xuyên đi xe đạp. . nhắc với những dấu hiệu bệnh tật. (Ảnh minh họa) 'Giải mã' tín hiệu cơ thể phái đẹp - Bạn bị chuột rút cơ đùi hoặc đau bụng vật vã? Không phải tất cả tín hiệu do cơ thể phát ra đều. ngại: tình trạng chuột rút cơ đùi ban đêm có thể là biểu hiện cơ thể thiếu magie, canxi, kali. Cần bổ sung bằng thuốc vi khoáng (theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ). Là tín hiệu rối loạn tuần hoàn. hợp này có thể là tín hiệu khởi đầu mất thính giác hoặc tai thiếu máu. 6. Bị đau vai? Bình thường: không có lý do lo ngại nếu xuất hiện mỗi năm vài lần. Phần nhiều do hậu quả cơ bắp căng

Ngày đăng: 09/08/2014, 15:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan