tài liệu tập huấn chuẩn kỹ năng môn toán

166 752 0
tài liệu tập huấn chuẩn kỹ năng môn toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV Môn: Toán Cấp: THPT (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán) Hà Nội, tháng 7 - 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV Môn: Toán Cấp: THPT (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán) Nhóm biên soạn: - Nguyễn Thế Thạch - Nguyễn Hải Châu - Phạm Đức Quang - Phan Đoài Bắc LỜI NÓI ĐẦU 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Đất nước ta vừa trải qua 20 năm đổi mới về Chính trị - Kinh tế - Xã hội. Khởi nguồn cho sự đổi mới ấy là các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, theo phương châm: Nhận thức mới – Tư duy mới – Tư tưởng mới – Hành động mới – Kết quả mới; theo nguyên lý: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi trở lại thực tiễn. Đổi mới Giáo dục và Đào tạo cũng theo chủ trương đó, với vòng lặp: nhận thức – tư tưởng – hành động. Đào tạo người lao động Việt Nam thời kỳ đổi mới theo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng hội nhập khu vực, quốc tế cần theo xu hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa. Bởi vậy, trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, triển khai sự đổi mới ở hai chủ trương: “Chuẩn kiến thức-kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông”, “Tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học thông qua phương pháp dạy học tích cực”. Môn Toán chung sức cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời đại. Nghiên cứu và thực hiện “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” (gọi tắt là Chuẩn) phải rõ các quan hệ giữa “Chuẩn” với các lĩnh vực như: “Mục tiêu giáo dục”, “Chương trình”, “Dạy và Học”, “Kiểm tra, đánh giá”, “Văn bản chỉ đạo, quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan dạy học môn học”, “Trải nghiệm thực tế dạy học”. Từ đó, tài liệu này gồm các nội dung sau: - Giới thiệu tài liệu “Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 10, 11 và 12 THPT”. - Giới thiệu một số quan điểm thực hiện “Chuẩn” - Bồi dưỡng năng lực giáo viên thực hiện “Chuẩn” qua tập huấn thực hiện về: lập kế hoạch bài học, soạn giảng (kiến thức mới, luyện tập, ôn tập), soạn đề kiểm tra, đánh giá; phương pháp dạy-học tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với năng lực học tập của học sinh (phù hợp với nhận thức, sự phát triển trí tuệ, tâm sinh lí lứa tuổi); thiết bị và đồ dùng dạy học (phần mềm tiện ích Powerpoint, Maple; Máy tính cầm tay). - Hướng dẫn tập huấn. Do thời gian có hạn mà yêu cầu của việc bồi dưỡng năng lực giáo viên môn Toán nhằm đổi mới - hữu ích - khả thi là rất cao, nên việc biên soạn tài liệu này không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 7 - 2010 CÁC TÁC GIẢ Danh mục các từ, cụm từ viết tắt trong văn bản này BGH: Ban giám hiệu CNTT: Công nghệ thông tin CT: Chương trình ĐG: Đánh giá GD-ĐT: Giáo dục và Đào tạo GDPT: Giáo dục phổ thông GDTrH: Giáo dục trung học GV: Giaó viên HS: Học sinh 3 KT-KN: Kiến thức, kĩ năng PP: Phương pháop PPDH: Phương pháp dạy học PT: Phương tiện PTDH: Phương tiện dạy học SGK: Sách giáo khoa TB: Thiết bị THPT: Trung học phổ thông TNTHPT: Tốt nghiệp Trung học phổ thông Mục lục Trang Lời giới thiệu Phần thứ nhất: Những vấn đề chung Phần thứ hai: Tổ chức dạy học và KT ĐG theo chuẩn KT-KN thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực Phần thứ ba: Hưỡng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương 4 5 Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1 – Thời gian tập huấn: 3 ngày 2 - Mục tiêu tập huấn: 2.1. Mục tiêu chung Sau khi tập huấn, người học sẽ đạt được những phương diện sau Về kiến thức: - Hiểu được nội dung CT, SGK; các đặc điểm, cấu trúc của nội dung theo chuẩn KT-KN môn Toán. - Hiểu được các tiêu chí, các kĩ thuật thiết kế bài giảng, tổ chức điều khiển quá trình dạy môn Toán trên lớp theo mô hình dạy học tích cực, giải quyết vấn đề, hướng dẫn tự học. - Hiểu được việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán. Về kĩ năng: - Biết phân tích, tổng kết, phân loại, ĐG các nội dung trong Chuẩn KT-KN môn Toán để thực hiện vào việc: + Thiết kế, xây dựng bài soạn và tổ chức dạy học trên lớp. + KT ĐG chất lượng học tập môn học của HS. - Biết tổ chức, điều khiển các tiết dạy môn Toán trên lớp theo định hướng đổi mới PPDH, tăng cường hoạt động toán học cho HS. - ĐG được trình độ HS để xác định khối lượng KT-KN phù hợp, tích hợp dạy học phân hóa trong dạy môn học. - Dự kiến được câu hỏi-bài tập phù hợp đối tượng - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các PP, kĩ thuật dạy học, PT, đồ dùng dạy học mới. Về thái độ: - Có ý thức học hỏi, tự nghiên cứu để cập nhật các tri thức về kĩ thuật dạy học, ứng dụng CNTT trong công việc chuyên môn và nghiên cứu. - Có ý thức và tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm. 2.2. Các mục tiêu khác: - Rèn luyện kĩ năng viết, đọc; tư duy phê phán; phân tích, tổng hợp và ĐG các tài liệu chuyên môn. - Kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng trình bày trước đám đông. - Kĩ năng xử lý tình huống trong dạy học. 3. Nội dung tập huấn - Giới thiệu nội dung Chuẩn KT-KN môn Toán. - Hướng dẫn tổ chức dạy học theo Chuẩn KT-KN của môn Toán. Áp dụng các kỹ thuật dạy - học tích cực, thông qua các tình huống điển hình trong dạy học môn Toán, như: Dạy học kiến thức mới, dạy học bài tập, dạy học ôn tập và KT ĐG,… nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề cho HS; vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực đơn lẻ hoặc tích hợp, như: 1. Kỹ thuật tư duy: Động não; Lược đồ tư duy. 2. Kỹ thuật đặt câu hỏi: 5W1H. 6 3. Kỹ thuật học hợp tác: Kỹ thuật “bể cá”; Kỹ thuật “ổ bi”. 4. Kỹ thuật thảo luận nhóm: Kỹ thuật XYZ. 5. Kỹ thuật học độc lập: SQ3R 6. Kỹ thuật ĐG nhanh: Kỹ thuật tia chớp; Kỹ thuật “3 lần 3”. 7. Một số kỹ thuật khác: Tranh luận, ủng hộ – phản đối; Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học; Điền khuyết; Đặt tiêu đề; PP liên tưởng. - Hướng dẫn tổ chức KT, ĐG theo Chuẩn KT-KN. - Hướng dẫn tổ chức công tác tập huấn tại các địa phương. 4. Giới thiệu tài liệu tập huấn Nội dung tài liệu tập huấn được trình bày theo định hướng: Thông tin – Nhận thức – Hành động (kĩ thuật thực hiện) – Kết quả (bài soạn, đề KT), tương thích với mong đợi sự phát triển nhận thức, trí tuệ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1. Lý do biên soạn tài liệu 1.1. Quản lý, chỉ đạo dạy – học • Chế độ làm việc của GV phổ thông Theo quy định mới nhất về chế độ làm việc do Bộ GD-ĐT vừa ban hành, thời gian làm việc của GV phổ thông là 42 tuần/năm, trong đó có 35-37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục, tùy theo CT giáo dục tiểu học hoặc giáo dục trung học. Theo đó, định mức tiết dạy của GV THPT là 17 tiết/tuần. GV làm công tác chủ nhiệm, phụ trách phòng học bộ môn, tổ trưởng bộ môn, GV tham gia công tác Đảng, đoàn thể, kiêm nhiệm các công việc khác được giảm 2-4 tiết/tuần. Nhưng để đảm bảo chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT quy định mỗi GV không được kiêm nhiệm quá hai chức vụ trong cùng một thời gian. GV làm công tác thanh tra thì một buổi làm việc được tính bằng 5 tiết định mức, GV dạy môn chuyên được tính 3 tiết định mức. GV được huy động làm công tác hướng dẫn, tập huấn chuyên môn thì một tiết giảng dạy bằng 1,5 tiết định mức. Với quy định trên, những GV phải dạy thừa giờ sẽ được trả tiền phụ cấp làm thừa giờ. Năng lực dạy học Bộ trưởng Bộ GDĐT vừa kí ban hành Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT, Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GV THPT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2009. Dưới đây xin tóm tắt Chuẩn về năng lực dạy học, nêu tại Điều 6, gồm 8 tiêu chí: 1. Xây dựng kế hoạch dạy học Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, PPDH phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm HS và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS. 2. Đảm bảo kiến thức môn học Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn. 7 3. Đảm bảo CT môn học Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ được quy định trong CT môn học. 4. Vận dụng các PPDH Vận dụng các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, phát triển năng lực tự học và tư duy của HS. 5. Sử dụng các PT dạy học Sử dụng các PT dạy học làm tăng hiệu quả dạy học. 6. Xây dựng môi trường học tập Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh. 7. Quản lý hồ sơ dạy học Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định. 8. Kiểm tra, ĐG kết quả học tập của HS KT, ĐG kết quả học tập của HS bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự ĐG của HS; sử dụng kết quả KT ĐG để điều chỉnh hoạt động dạy và học. 1.2 Thực tế dạy học + Tỷ lệ HS THPT yếu kém về học lực chiếm khoảng 30-60% Sáng 31-3 (năm nào), tại thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã diễn ra Hội thảo 15 sở Giáo dục- Đào tạo miền núi phía bắc, với chủ đề "Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục", do Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì. 15 tỉnh miền núi phía Bắc với địa bàn dàn trải rộng là vùng cao, trung du, hải đảo, khí hậu khắc nghiệt, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn; tỷ lệ đồng bào dân tộc cao, tỷ lệ đói nghèo cả vùng cao chiếm gần 30%, cao nhất trong toàn quốc. Trong 15 tỉnh có đến 34/62 huyện nghèo (chiếm 54,8%). Từ đó, đã tác động rất lớn đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các địa phương. Qua ĐG kết quả học kỳ 1 năm 2009 -2010, tỷ lệ HS yếu kém về học lực còn cao, nhất là bậc THPT; ở một số tỉnh tỷ lệ này trên 30%, cá biệt có tỉnh 50% - 60%. Nhiều HS vùng cao, vùng đồng bào dân tộc có nhu cầu ra lớp nhưng hiện tại các điều kiện như nơi ăn ở các em còn nhiều khó khăn; tỷ lệ HS thuộc diện nghèo cao so với các vùng khác cũng là nguyên nhân trở ngại để huy động HS ra lớp và nâng cao chất lượng giáo dục trong vùng. + Bảng kê kết quả tốt nghiệp THPT các năm 2007, 2008 và 2009 của các tỉnh có kết quả thi ở hai hoặc ba năm duới 80% TT Đơn vị KQ 2009 KQ 2008 KQ 2007 Ghi chú I Đồng bằng Sông Hồng Không có II Đông Bắc 1 Hà Giang 75,90 82,17 57,89 2 Cao Bằng 64,24 69,11 46,97 3 Bắc Kạn 60,95 58,15 38,74 4 Yên Bái 72,74 72,79 48,80 III Tây Bắc 5 Lai Châu 84,79 75,99 65.07 6 Điện Biên 73,32 83,20 65,44 7 Sơn La 39,07 73,40 48,33 IV Bắc Trung Bộ 8 Nghệ An 87,35 76,85 68,45 9 Quảng Bình 79,25 80,97 62,78 V Nam Trung Bộ 10 Quảng Ngãi 73,16 79,05 75,80 8 VI Tây Nguyên 11 Gia Lai 75,84 74,33 69,12 12 Đăk Lăk 69,11 68,60 62,60 13 Đăk Nông 76,09 76,35 64,57 VII Đông Nam Bộ 14 Bình dương 77,89 74,79 76,36 VIII Đồng bằng Sông Cửu Long 15 Đồng Tháp 63,08 82,68 78,83 16 Kiên Giang 59,38 75,99 73,79 17 Hậu Giang 61,95 61,43 73,48 18 Sóc Trăng 63,59 72,54 66,69 19 Bạc Liêu 73.08 73,02 60,95 (Về cơ bản các tỉnh nêu trên là những tỉnh có qui mô giáo dục phát triển mạnh trong những năm gần đây, lượng GV trẻ nhiều và hạn chế về sư phạm (còn hạn chế hiểu về CT, SGK, kỹ thuật dạy học, kỹ thuật ĐG ), đội ngũ cán bộ quản lý thiếu ổn định chưa cập nhật kịp thời chỉ đạo của Bộ và yêu cầu phát triển giáo dục bình đẳng giữa các vùng miền. Còn tồn tại sự chưa đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận KT&KĐCLGD và bộ phận chỉ đạo dạy và học ở cơ sở giáo dục các cấp). 1.3. Dạy, học và thi TNTHPT môn Toán Tính đến nay, việc thực hiện đại trà CT phân ban đã sang năm thứ tư, đã có hai khóa HS tốt nghiệp THPT theo CT đó. Một số nhận xét về ưu- khuyết xung quanh việc dạy – học – thi môn Toán như sau: 1. CT, SGK Toán THPT của nước ta không khác nhiều so với các nước khác. SGK Toán THPT được biên soạn theo tinh thần của CT GDPT. Chú trọng sự chính xác khoa học. SGK Toán THPT nâng cao bao hàm nội dung SGK Toán THPT. Cụ thể, SGK Toán THPT (chuẩn, nâng cao) đảm bảo các yếu tố: - Hiện đại: Đưa xác suất – thống kê; - Hội nhập: Đưa số phức, đưa máy tính cầm tay; - Kế thừa: Không tích hợp, không đảo thứ tự logic nội dung từng chủ đề kiến thức-kĩ năng; - Đảm bảo tính liên môn: Đưa đạo hàm xuống lớp 11 để chuẩn bị cơ sở toán cho HS học môn Vật lý lớp 12. Điểm mới của SGK môn Toán THPT (chuẩn, nâng cao): - Sách viết công phu, các định lý được chứng minh chính xác. Các tác giả đã bỏ nhiều công sức sưu tầm các bài tập và tìm tòi lịch sử đời sống cũng như phát minh của nhiều nhà toán học khiến cho việc học toán trở nên hấp dẫn. In ấn trình bày đẹp, ít sai sót. - Có chú ý dẫn dắt đến khái niệm mới, chú ý giúp HS tích cực học tập (qua câu hỏi giữa bài); - Có những câu giới thiệu mục đích của chương, có bài đọc thêm; - Có đáp số, có hướng dẫn giải bài tập, có câu hỏi trắc nghiệm. 2. Về CT, SGK môn Toán THPT dư luận xã hội không có ý kiến lớn. Một số cho rằng HS của ta khi học theo học CT - SGK Toán THPT nêu trên, sang Mỹ thì tiếp cận và học toán tốt, nhưng sang Châu Âu thì có một số hạn chế mà nguyên nhân cơ bản là ở trong SGK của ta còn chưa nhiều những bài toán có yếu tố kỹ thuật, ứng dụng thực tế, Về CT - SGK Toán THPT so với trước có đưa nội dung xác suất-thống kê, có giảm một số tiểu tiết với sự rút gọn đáng kể các nội dung + độ khó của bài tập toán, song do thời lượng thực hiện CT bị chiết giảm gần một phần ba so với trước, do thực tế dạy (theo thói quen, theo yêu cầu của cha mẹ HS và do đề thi tuyển sinh CĐ - ĐH) GV vẫn giao cho HS làm thêm các bài tập khó với số lượng lớn gấp hai, ba lần so với số lượng bài tập có trong SGK, vẫn duy trì các nội dung giải toán gắn với: định lí đảo của dấu tam thức bậc hai, tính giới hạn nhờ qui tắc Lôpitan, tính tọa độ tiếp điểm của tiếp tuyến với đường cong nhờ nghiệm kép, tìm cặp vectơ chỉ phương của mặt phẳng, tính vectơ pháp tuyến của 9 mặt phẳng nhờ định thức cấp 3, viết phương trình mặt phẳng nhờ chùm mặt phẳng, v.v đã tạo nên sự quá tải trong dạy học toán. Cũng như các nước, yếu tố quyết định sự thành bại của CT - SGK là người GV; CT- SGK viết chuẩn mà GV dạy không chuẩn, thì không thể có hiệu quả và chất lượng giáo dục mong muốn; Chúng ta cần phải có GV truyền được cái hồn, cái thần của CT - SGK cho HS, dạy cách nghĩ, dạy cách học, từ đó phát triển trí tuệ cho HS và tạo ra năng lực và bản lĩnh người lao động cho nền KT – XH công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tế, trong thời gian qua, Bộ GDĐT đã có những chỉ đạo giảm sức ép về thời lượng khi thực hiện CT-SGK như chuyển từ 35 tuần lên 37 tuần, tích hợp một số môn , song vẫn chỉ là giải pháp tình thế. Việc thực hiện CT - SGK cần gắn liền với ĐG. ĐG việc học của HS căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng là qui định pháp lý, những bài đọc thêm nhất thiết không được hỏi trong KT và thi cử; cần có sự ĐG khuyến khích những HS có năng lực và ham muốn học lên thể hiện ở việc giải toán bởi những kiến thức không có trong CT - SGK. Trong CT - SGK còn có nhiều phần sơ sài, nhiều phần bị lược bỏ không được học ở bất kỳ chỗ nào. Đề nghị, những phần lược bỏ, nhưng có nhiều ứng dụng thực tế cần được phục hồi như: tính chất đường phân giác của tam giác; ba đường cônic; tam diện thuận, nghịch; chiều và độ dài của tích vectơ; Vấn đề lồi, lõm, điểm uốn trong khảo sát hàm số; Áp dụng tích phân tính độ dài dây cung, tính diện tích tròn xoay. Nếu thiếu sự phục hồi này thì HS ban KHTN sẽ hổng về kiến thức cơ bản khi tiếp thu giáo trình đại học, những kỹ sư khó trở thành những tổng công trình sư. Phần CT, SGK lớp 11 có hơi nặng so với sự tiếp thu của HS; Bởi vậy, cần có sự hoán đổi giữa chủ đề xác suất-thống kê với chủ đề hàm số lũy thừa, mũ, logarit; để phần giải phương trình, hệ phương trình được nối liền; còn phần xác suất cần được dạy ở lớp 12, ứng với thời điểm HS đủ năng lực tiếp thu. Hình bìa sách, hình 104b trang 126 của Hình học lớp 10 nâng cao cần thay, vì dây cáp cầu thõng xuống không phải theo hình parabol mà theo hình dây xích. Xem lại chứng minh trường hợp 2 của định lý về “sự bằng nhau của hai tứ diện” của sách Hình học 12 nâng cao. Thực hiện CT, SGK cần chú ý tới đặc điểm thời đại CNTT, sao cho có thời lượng cho những vấn đề cần học và cho HS tự thân trải nghiệm để học suy nghĩ, tự học, học suốt đời; cần chú ý tới sự liên thông với cấp học tiếp theo để tránh lặp và tránh nặng, những nội dung học ở đại học nên trả lại bậc đại học để tránh sự biên soạn sơ sài ở cấp phổ thông, tăng cường nội dung giáo dục kỹ năng sống ở từng môn học. Thực tế cho thấy hầu hết trường phổ thông dạy theo CT chuẩn, việc thi TN THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ cũng không phân biệt rõ việc học theo CT nào, từ đó thực hiện CT cho các đối tượng đặc biệt (HS vùng khó, HS năng khiếu ), những kiến thức nâng cao ở từng môn học phải được cân nhắc dạy phân hoá bằng hình thức tự chọn. Trong SGK cần cân nhắc sự hợp lý trong phân tách câu hỏi với hoạt động. Nên chăng các tình huống hoạt động không cần cho ở dạng câu hỏi mà chỉ dùng thống nhất là các hoạt động thôi. Sử dụng thuật ngữ trong đề bài: Nếu yêu cầu “tính” thì chỉ chấp nhận giá trị đúng, nếu yêu cầu “giải” phương trình hoặc hệ phương trình thì chỉ chấp nhận nghiệm đúng; Nếu yêu cầu “tính gần đúng” thì cần quy định lấy đến chữ số thập phân thứ mấy hoặc tính góc đến phút (hay giây). CT-SGK đã tương thích thế giới, đa phần GV trách nhiệm tâm huyết, nhưng sản phẩm HS vẫn bất cập yêu cầu xã hội, sự học chểnh mảng, bỏ học vẫn là vấn nạn, phải chăng là ở kỹ thuật dạy và học chưa cập nhật thời đại CNTT, trong lĩnh vực này hầu như không có sự chuyển giao từ Viện nghiên cứu, từ các dự án cho các vụ chức năng chỉ đạo tổ chức thực hiện 3. HS ban Khoa học xã hội và nhân văn, học theo SGK toán chuẩn (chữ chuẩn không ghi lên bìa sách, chỉ ngầm hiểu). HS ban KHTN, học theo SGK toán nâng cao (chữ nâng cao có ghi lên bìa sách). HS ban Cơ bản nếu chọn học nâng cao môn Toán thì cũng học theo SGK toán nâng cao; ngoài số tiết 10 [...]... của Vụ GDTrH về chuyên môn, nghiệp vụ trong dạy – học và KT, ĐG, dùng cho tất cả các GV và cán bộ chỉ đạo môn Toán THPT đảm bảo nhận thức: Chuẩn KT-KN của CT GDPT vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, KT, ĐG - Sử dụng kết hợp tài liệu này với các tài liệu CT GDPT, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN trong CT GDPT, SGK và các loại tài liệu tham khảo khác - Sử dụng tài liệu này trong việc thiết... nhất về KT, ĐG kết quả học tập của HS trong năm học cũng như trong các kỳ thi tuyển và thi tốt nghiệp các cấp 3 Cấu trúc tài liệu Tài liệu gồm 3 phần Phần thứ nhất: Những vấn đề chung Phần thứ hai: Tổ chức dạy học và KT, ĐG theo chuẩn KT-KN thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực Phần thứ ba: Hưỡng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương 4 Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu - Tài liệu này được xem là một... giúp HS rèn luyện kĩ năng giải toán đạt chuẩn và phân hoá theo mức độ yêu cầu của CT chuẩn và CT nâng cao Thực hiện chuẩn gắn với CT tự chọn của bộ môn - Chú trọng các ví dụ và bài toán có nội dung thực tiễn đời sống và gắn với các môn học khác (làm cho HS thấy rõ Toán học gắn với cuộc sống và làm quen với việc áp dụng tri thức Toán học để giải các bài toán thực tế, các bài toán của môn học khác, như... sắp xếp các ý tưởng B.TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG THÔNG QUA CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC 1 Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn KT-KN trong Chương trình GDPT thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực 1.1 Nguyên tắc chung nhận thức về nội dung nghiên cứu, học tập, tập huấn: 1 - Khái niệm Chuẩn KT-KN Chuẩn KT-KN của một cấp học, lớp học, môn học là các yêu cầu phổ thông, cơ bản... Mỗi chủ đề: lựa chọn nội dung trong SGK NC hoặc tài liệu chủ đề 2 2 3 4 4 3 3 4 2 Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học 2.1 Quan hệ giữa Chuẩn KT-KN, SGK và CT GDPT WHO WHEN Phiếu học tập 1 Về Chuẩn KT-KN Ban hành (Lược đồ phối hợp Ai thựcthuật 5W-1H và bản đồ tư duy) hai kỹ Ghi chú Mỗi chủ đề: lựa chọn nội dung trong SGK NC hoặc tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao do Bộ GDĐT ban hành... dạy học và ôn tập theo CT GDPT cấp THPT và chuẩn KT-KN do Bộ GD-ĐT quy định, ngoài SGK, GV và HS có thể sử dụng các tài liệu tham khảo phù hợp Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT không có chủ trương yêu cầu bắt buộc GV và HS phải sử dụng tài liệu tham khảo cụ thể nào GV, HS và gia đình hoàn toàn có quyền tự lựa chọn tài liệu phù hợp giúp cho việc ôn tập để thi tốt nghiệp thuận lợi - Tài liệu dạy học theo Chuẩn KT-KN... gũi khác II Chuẩn KT-KN trong CT GDPT Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ trong CT GDPT được thể hiện cụ thể trong CT các môn học hay hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học) và các CT cấp học Đối với mỗi môn học, mỗi cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học được cụ thể hóa thành chuẩn KT-KN của CT môn học, CT cấp học 1 Chuẩn KT-KN của CT môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của môn học mà... Dạy học theo Chuẩn KT-KN thực chất là thực hiện chuẩn hoá trình độ của HS, đòi hỏi HS ít nhất cũng phải đạt được chuẩn KT-KN của các môn học bắt buộc trong CT GDPT Việc chuẩn hoá trình độ học tập của HS lại đòi hỏi phải chuẩn hoá các điều kiện đảm bảo chất lượng học tập ở mức độ chuẩn, trong đó cần phải có những hỗ trợ đặc biệt cho bộ phận HS có hoàn cảnh khó khăn - Chuẩn kiến thức kĩ năng là căn cứ... tiến hành dạy học, ôn tập và dựa trên đó để KT, ĐG kết quả học tập của HS Vừa chuẩn hoá vừa phân hóa đặc điểm vùng, miền cho các đối tượng HS khác nhau; ĐG theo đề tự luận, đề TNKQ hoặc đề hỗn hợp gồm cả bài toán tự luận lẫn bài toán TNKQ Ôn tập nhằm hệ thống hoá kiến thức đã học, hoàn thiện kĩ năng giải bài tập, qua ôn tập bổ khuyết cho những phát hiện thiếu sót về KT-KN về suy luận toán học thiếu căn... thức: Làm cho HS nắm vững hơn chuẩn KT-KN của CT chuẩn và trên cơ sở đó tiếp cận chuẩn KT-KN của CT nâng cao b) Kĩ năng: Tăng cường rèn luyện kĩ năng giải toán Thông qua việc rèn luyện đó, HS được củng cố một số kiến thức đã học trong CT chuẩn và tìm hiểu một số kiến thức mới trong CT nâng cao c) Thái độ: Làm cho HS tự tin, hứng thú, kiên trì, sáng tạo trong học tập môn Toán 2 Một số điểm cần lưu ý: . HỌC TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV Môn: Toán Cấp: THPT (Tài liệu. KT, ĐG theo Chuẩn KT-KN. - Hướng dẫn tổ chức công tác tập huấn tại các địa phương. 4. Giới thiệu tài liệu tập huấn Nội dung tài liệu tập huấn được trình bày theo định hướng: Thông tin – Nhận. dạy, học tập, KT, ĐG. - Sử dụng kết hợp tài liệu này với các tài liệu CT GDPT, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN trong CT GDPT, SGK và các loại tài liệu tham khảo khác. - Sử dụng tài liệu này

Ngày đăng: 09/08/2014, 14:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan