nghiên cứu biến động sử dụng đất huyện bắc quang, tỉnh hà giang giai đoạn 2005 2013

100 924 7
nghiên cứu biến động sử dụng đất huyện bắc quang, tỉnh hà giang giai đoạn 2005   2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH vi MỞ ĐẦU vi 1. Đặt vấn đề vi 2. Mục tiêu tổng quát viii 3. Mục tiêu cụ thể viii 4. Yêu cầu của đề tài ix Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ix 1.1. Cơ sở thực tiễn của đề tài ix 1.2. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất x 1.2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất x 1.2.2. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất xi 1.2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ nền sử dụng trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xi 1.2.4. Nội dung và nguyên tắc thể hiện các yếu tố hiện trạng sử dụng đất xv 1.2.5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số xvi 1.3. Nghiên cứu biến động đất đai xxiii 1.3.1. Khái niệm về biến động xxiii 1.3.2. Nội dung đánh giá biến động sử dụng đất xxiii 1.3.3. Các phương pháp đánh giá biến động xxv 1.3.4. Ý nghĩa của việc đánh giá biến động sử dụng đất đai xxx 1.4. Nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) ở nước ta xxx 1.5. Tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong đánh giá biến động đất đai xxxi 1.5.1.Tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp với GIS trên thế giới xxxi 1.5.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp với GIS ở Việt Nam xxxiii Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU xxxix 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu xxxix 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu xxxix i 2.3. Nội dung nghiên cứu xxxix 2.4. Phương pháp nghiên cứu xxxix 2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu xxxix 2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa xl 2.4.3. Phương pháp xây dựng và biên tập bản đồ xl 2.4.4. Phương pháp chồng ghép bản đồ và thống kê số liệu xlii Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN xliii 3.1. Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xliii 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên xliii 3.1.2. Các nguồn tài nguyên xlv 3.1.3. Thực trạng môi trường xlvii 3.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội: xlviii 3.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng xlix 3.2. Tư liệu và thiết bị sử dụng lii 3.3. Xây dựng bản đồ hiện trạng năm 2005 liii 3.3.1. Thu thập dữ liệu phục vụ cho số hóa bản đồ liii 3.3.2. Kết quả thu thập bản đồ, tài liệu đã có trên khu vực nghiên cứu liii 3.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và cơ cấu các loại đất lvi 3.4.1. Đất nông nghiệp lvi 3.4.2. Đất phi nông nghiệp lvii 3.4.3. Đất chuyên dùng lviii 3.5. Xây dựng bản đồ hiện trạng năm 2013 lx 3.5.1. Công tác thu thập, chuẩn bị tài liệu lx 3.5.2. Độ tin cậy của số liệu lxi 3.6. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 và cơ cấu các loại đất lxiv 3.6.1. Đất nông nghiệp lxv 3.6.2. Đất phi nông nghiệp lxvi 3.6.3. Đất chưa sử dụng lxviii 3.7. Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2013 lxx 3.8. Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013 lxxiv 3.8.1. Tổng diện tích tự nhiên huyện Bắc Quang 69 3.8.2. Nhóm đất nông nghiệp 69 3.8.3. Nhóm đất phi nông nghiệp 73 3.8.4. Nhóm đất chưa sử dụng 76 3.9. Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất 77 3.10. Đề xuất quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất 79 3.10.1. Giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất 79 3.10.2. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 81 3.10.3. Giải pháp định hướng quy hoạch sử dụng đất năm 2020 82 ii KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 1. Kết luận 85 2. Kiến nghị 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 iii DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ và cụm từ viết tắt Nghĩa BCH Ban chấp hành CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa DT Diện tích GPMB Giải phóng mặt bằng HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất KCN Khu công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xii Bảng 1.2: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất xv Bảng 1.3. Bảng biến động giữa hai thời gian a và b xxviii Bảng 3.1. Thống kê diện tích các loại đất năm 2005 lv Bảng 3.2: Thống kê diện tích các loại đất năm 2013 lxiv Bảng 3.3: Thống kê biến động các loại đất lxxiv Bảng 3.4: So sánh diện tích năm 2005 và năm 2013 lxxiv Bảng 3.6: Biến động các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 69 năm 2005 – 2013 (ha) 69 Bảng 3.7: Biến động các loại hình sử dụng đất phi đất nông nghiệp 2005 – 2013 (ha). .73 Bảng 3.8: Biến động các loại hình đất chưa sử dụng 2005-2013 (ha) 76 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Phương pháp phân loại dữ liệu đa thời gian xxvi Hình 1.2. Phương pháp đánh giá biến động tạo thay đổi phổ xxvii Hình 1.3. Chỉ số thực vật qua hai mùa khác nhau trong năm xxviii Hình 1.4. Phương pháp đánh giá biến động sau phân loại xxix Hình 1.5. Trạm thu ảnh vệ tinh & Trung tâm Quản lý dữ liệu quốc gia xxxiv Hình 2.1: Các bước trong quá trình nắn chỉnh ảnh Raster xli Hình 3.1: Sơ đồ vị trí huyện Bắc Quang xliii Hình 3.2 Cơ cấu diện tích đất năm 2005 lvi Hình 3.3: Cơ cấu diện tích đất Nông nghiệp năm 2005 (%) lvi Hình 3.4: Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp năm 2005 (%) lviii Hình 3.5: Cơ cấu diện tích đất chưa sử dụng năm 2005 (%) lx Hình 3.6: Cơ cấu diện tích đất đai năm 2013 lxv Hình 3.7: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 2013 (%) lxv Hình 3.8: Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp năm 2013 (%) lxvii Hình 3.9: Cơ cấu diện tích đất chưa sử dụng năm 2013 (%) lxix Hình 3.10: Quy trình xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất lxx Hình 3.11. Cơ sở dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 lxxi lxxii Hình 3.12. Cơ sở dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2013 lxxii Hình 3.13: Chức năng chồng ghép Analysis Tools – Overlay – Union lxxii Hình 3.14: Chức năng chồng ghép bản đồ UNION lxxiii Hình 3.15: Cơ sở dữ liệu bản đồ biến động sử dụng đất huyện Bắc Quang 2005-2013 trên ArcGIS lxxiv Hình 3.16: Biến động diện tích đất nông nghiệp 2005-2013 (ha) 70 Hình 3.17: Biến động diện tích đất phi nông nghiệp 2005-2013 (ha) 74 Hình 3.18: Biến động diện tích đất chưa sử dụng 2005-2013 (ha) 77 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu biến động sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng với thực tiễn sản xuất, bảo vệ môi trường, đối với công tác quy hoạch và bảo vệ nguồn tài nguyên, đặc biệt trước sự suy giảm nhanh của nguồn tài nguyên này dưới sức ép của tốc độ gia tăng dân số, CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn như hiện nay. Sự thay đổi tích cực hoặc tiêu cực của mỗi loại hình sử dụng đất là bức tranh phản ánh chân thực và rõ nét nhất thực trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Những năm trước đây, công tác quản lý đất đai của nước ta chưa được quan tâm nhiều, gần như bị lãng quên, gây ra nhiều tiêu cực xã hội ảnh hưởng vi lớn đến đời sống nhân dân. Mặt khác, trong cơ chế thị trường ngày nay sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế kéo theo sự đa dạng của các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các thông tin phải chính xác, nhanh chóng và kịp thời nên việc ứng dụng các phương pháp làm bản đồ truyền thống không còn phù hợp và một bộ công cụ làm bản đồ mới ra đời, đáp ứng được nhu cầu trên. Đó là hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Systems), viết tắt là GIS. Sự ra đời của hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một bước tiến hết sức to lớn trên con đường đưa các ý tưởng, kết quả nghiên cứu địa lý, cách tiếp cận hệ thống theo quan điểm địa lý học hiện đại vào cuộc sống. Ngày nay, GIS được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến địa lý như: thành lập bản đồ, phân tích dữ liệu không gian đánh giá tài nguyên đất, xây dựng, quy hoạch đô thị và nông thôn… GIS được sử dụng trong nhiều ngành kỹ thuật trong đó có ngành quản lý đất đai. Huyện Bắc Quang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của tỉnh Hà Giang, đặc biệt trong những năm qua với sự chuyển mình mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa chung của cả nước, bộ mặt huyện thay đổi nhanh chóng theo hướng giảm đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất sử dụng vào mục đích công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm gần đây, công tác quản lý về đất đai nói riêng và tình hình thực hiện Pháp Luật đất đai trên địa bàn huyện đã bắt đầu đi vào nề nếp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan công tác cập nhật biến động đất đai chưa tốt, chưa kịp thời, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho công tác chưa đầy đủ, đồng bộ, đa số còn lạc hậu, trình độ, năng lực cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở các cấp còn chưa cao, nhất là cán bộ địa chính cơ sở. Hiện nay diện tích đất nông nghiệp tại các xã, thị trấn thuộc huyện Bắc Quang còn rất ít, điều đáng lo ngại là diện tích đất dành cho sản xuất nông vii nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do tốc độ đô thị hóa và chuyển sang mục đích chuyên dùng. Chính vì lẽ đó, các loại hình sử dụng đất cần được quản lý chặt chẽ, không ngừng nâng cao tính hiệu quả trong quá trình sử dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của Nhà nước, nhu cầu sử dụng đất của nhân dân và xã hội. Với mong muốn đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn gần đây tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, cụ thể từ 2005 - 2013 nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu biến động sử dụng đất huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2005 - 2013”. 2. Mục tiêu tổng quát - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và nghiên cứu biến động các loại hình sử dụng đất huyện Bắc Quang năm 2005 – 2013. - Phân tích nguyên nhân biến động các loại hình sử dụng đất giai đoạn năm 2005 – 2013. - Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả và định hướng cho công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Bắc Quang đến năm 2020. 3. Mục tiêu cụ thể - Kiểm kê toàn bộ quy đất đã giao, chưa giao theo hiện trạng sử dụng đất được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích và đúng loại đất được quy định trong luật đất đai năm 2003. - Đánh giá được những biến động sử dụng đất huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2005 – 2013. - Đánh giá được tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ cho công tác quản lý đất đai - Phân tích nguyên nhân biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2013 từ đó đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả cho huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. viii 4. Yêu cầu của đề tài - Thể hiện đúng diện tích các loại đất, cho từng cấp cũng như tính tương quan về diện tích giữa quỹ đất đã giao và chưa giao với bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Đáp ứng đồng bộ và hiệu quả các yêu cầu về độ chính xác hiện thời diện tích đang sử dụng của từng loại đất. - Là nguồn số liệu cơ bản để quản lý sử dụng đất đai hiệu quả, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Nắm được tình hình thực tế hiện trạng quản lý và sử dụng đất của mỗi cấp. - Làm tài liệu phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được thống nhất phê duyệt. - Khai thác triệt để tài nguyên đất đai, sử dụng, quản lý đất đai hợp lý và có hiệu quả hơn. - Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất đai hiệu quả và khả thi. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở thực tiễn của đề tài Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đất đai có nhiều biến động. Luật đất đai 2003 đã được ban hành, người sử dụng đất được hưởng 6 quyền chung. Tại điều 105; 106 luật đất đai 2003 công nhận quyền của người sử dụng đất: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…. thực hiện các quyền của người sử dụng đất hợp pháp này sẽ tạo ra sự chuyển dịch, biến động không ngừng của đất đai. ix Nhiệm vụ của cơ quan quản lý đất đai là phải nắm chắc được mọi sự biến động như: Thay đổi các yếu tố không gian của các thửa đất: chia nhỏ, ghép, nhập thửa đất làm cho chúng thay đổi hình dạng, kích thước, diện tích Thay đổi mục đích sử dụng đất: đất nông nghiệp, lâm nghiệp được chuyển sang đất giao thông, thủy lợi, đất xây dựng các công trình hoặc làm đất ở theo quy hoạch mới… Thay đổi chủ sử dụng đất: đây là yếu tố thay đổi nhiều nhất khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo luật đất đai 2003. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất, sự thay đổi mục đích sử dụng đất hợp pháp là yếu tố quan trọng làm thay đổi nội dung của nó, khi đó bản đồ cũ không còn phù hợp với thực tại và bản đồ hiện trạng sử dụng đất mới được thành lập. Để xây dựng một tờ bản đồ mới được biên vẽ trên giấy đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều thời gian và độ chính xác không cao. Để khắc phục những nhược điểm của bản đồ giấy, chỉ có bản đồ số mới có khả năng đáp ứng được những yêu cầu trong công tác quản lý đất đai. Bản đồ số cho thấy sự tiện lợi trong công tác quản lý đất đai hơn hẳn bản đồ giấy, đó là việc cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Bản đồ số cũng có thể in ra giấy với bất kỳ tỷ lệ nào tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thường được xây dựng cho từng cấp hành chính: xã, huyện, tỉnh và cả nước. Trước hết phải xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp cơ sở xã, thị trấn sau đó sẽ dùng bản đồ các xã, thị trấn để tổng hợp thành bản đồ cấp huyện, tỉnh. 1.2. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1.2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề đất đai được biên vẽ x [...]... sự biến động đất đai về sử dụng đất Tùy theo nhu cầu phát triển của từng khu vực cũng như từng mục đích sử dụng mà có sự biến động ít hay nhiều của từng loại hình sử dụng đất 1.3.2.1 Mục đích - Đánh giá sự thay đổi toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng về mặt định lượng diện tích các loại hình sử dụng đất trong một giai đoạn nhất định xxiv - Nắm được tình hình thực tế về xu hướng sử dụng đất. .. xxx loại 1.3.4 Ý nghĩa của việc đánh giá biến động sử dụng đất đai Đánh giá biến động sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng đất đai: Việc đánh giá biến động của các loại hình sử dụng đất là cơ sở phục vụ cho việc khai thác tài nguyên đất đai đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái Do đó đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền... động sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất như sau: - Đất nông nghiệp: + Đất sản xuất nông nghiệp + Đất lâm nghiệp + Đất nuôi trồng thủy sản + Đất nông nghiệp khác - Đất phi nông nghiệp: + Đất ở + Đất chuyên dùng + Đất tôn giáo tín ngưỡng + Đất nghĩa trang nghĩa địa + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng - Đất chưa sử dụng: xxv + Đất bằng chưa sử dụng + Đất đồi núi chưa sử dụng + Núi đá không có rừng... gia Hà Nội) , đã tiến hành nhiều thử nghiệm dưới dạng các đề tài nghiên cứu, các dự án và đã thu được những kết quả ban đầu quan trọng - Năm 2011 Đàm Việt Bắc, Đàm Xuân Vận đã ứng dụng công nghệ GIS để nghiên cứu biến động sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Ngọc Thái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam (1990 - 2005) Mục tiêu của nghiên cứu là xác định sự thay đổi sử dụng đất trong 15 năm qua (1990 -2005) ... công nghệ GIS để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất tại xã Ngọc Thái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam (1990 - 2005) Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng chính đến sự biến xxxvi động sử dụng đất trong 15 năm qua (1990 -2005) của thời kỳ Đổi mới ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi sử dụng đất bao gồm khai... điểm a biến thành đơn vị L3 của thời điểm b 1.3.3.7 Phương pháp phân tích Vector Là phương pháp nghiên cứu hướng biến động của các vector thông tin của từng pixcel trên ảnh Có thể áp dụng phương pháp để nghiên cứu xu thế biến động của nhiều yếu tố tự nhiên, môi trường như rừng, nước và đất 1.3.2.8 Nghiên cứu biến động sau phân loại Là phương pháp thông dụng nhất được áp dụng để nghiên cứu biến động Bản... như lưu trữ phim ảnh [2] 1.3 Nghiên cứu biến động đất đai 1.3.1 Khái niệm về biến động Biến động là sự biến đổi, thay đổi, thay thế trạng thái này bằng một trạng thái khác liên tục của sự vật, hiện tượng tồn tại trong môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội 1.3.2 Nội dung đánh giá biến động sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất, thường nẩy sinh nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích khác nhau... hoạch sử dụng đất và làm cơ sở để phục vụ cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước 1.3.2.2 Yêu cầu - Đánh giá đúng sự thay đổi về mặt định lượng diện tích các loại hình sử dụng đất, cho từng cấp lãnh thổ - Đáp ứng đồng bộ và hiệu quả các yêu cầu về sự thay đổi về mặt định lượng diện tích sử dụng của từng loại đất trong một giai đoạn nhất định 1.3.3.3 Nội dung Công tác nghiên cứu biến động sử dụng đất. .. đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú cần thiết khác [2] 1.2.4 Nội dung và nguyên tắc thể hiện các yếu tố hiện trạng sử dụng đất 1 Biểu thị các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải tuân thủ các quy định trong "Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất" do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải... loại đất đai theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê đất theo định kỳ 5 năm một lần 1.2.2 Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất Khi xác định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải dựa trên các căn cứ sau: - Mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Quy mô diện tích tự nhiên, hình dạng của khu vực thành lập bản đồ - Mức độ phức tạp và khả năng khai thác sử dụng . giá biến động sử dụng đất giai đoạn gần đây tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, cụ thể từ 2005 - 2013 nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu biến động sử dụng đất huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang giai đoạn. đồ biến động sử dụng đất huyện Bắc Quang 200 5- 2013 trên ArcGIS lxxiv Hình 3.16: Biến động diện tích đất nông nghiệp 200 5- 2013 (ha) 70 Hình 3.17: Biến động diện tích đất phi nông nghiệp 200 5- 2013. nghiệp lxvi 3.6.3. Đất chưa sử dụng lxviii 3.7. Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2013 lxx 3.8. Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013 lxxiv 3.8.1. Tổng

Ngày đăng: 09/08/2014, 13:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan