Giáo trình hướng dẫn phân tích và chẩn đoán bệnh thú nuôi từ các triệu chứng báo trước phần 2 pps

10 300 0
Giáo trình hướng dẫn phân tích và chẩn đoán bệnh thú nuôi từ các triệu chứng báo trước phần 2 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

15 tương ứng của con vật: hai bên mông, hai bên thành bụng, hai bên ngực, hai bên chân, và có sự so sánh giữa cơ quan tổ chức đau với cơ quan tổ chức lành để thấy được những biến đổi bất thường. b. Phương pháp sờ nắn Sờ nắn là phương pháp dùng cảm giác của ngón tay, bàn tay để kiểm tra chỗ khám, xác định nhiệt độ, độ ẩm, trạng thái, và sự mẫn cảm của tổ chức cơ thể gia súc. Sờ nắn cũng biết được cảm giác của con vật khi đau. Qua sờ nắn người khám còn xác định được tình trạng mạch của gia súc, sờ nắn để đo huyết áp, để khám trực tràng. Do vậy, sờ nắn là phương pháp thường dùng trong thú y (hình 1.13). Sờ nắn có hai cách sau: - Sờ nắn nông: là việc sờ nắn những cơ quan bộ phận nông để biết được ôn độ, độ ẩm của da, lực căng của cơ, tần số hô hấp, nhịp tim,… - Sờ nắn sâu: dùng để khám các khí quan, tổ chức sâu trong cơ thể gia súc (ví dụ: Sờ nắn dạ cỏ trâu bò). Khi sờ nắn kiểm tra các khí quan, tổ chức của cơ thể gia súc, nhờ cảm giác tay ta có thể nhận biết các trạng thái sau: - Dạng rất cứng: Như sờ vào xương. - Dạng cứng: Như sờ vào gan, thận. - Dạng bột nhão: Cảm giác mềm như bột, ấn tay rồi bỏ ra để lại vết. Dạng này thường do tổ chức bị thấm ướt (ví dụ: bị thủy thũng). - Dạng ba động: Khi sờ thấy cảm giác lùng nhùng, di động, ấn vào giữa thì lõm xuống. Dạng này là do tổ chức mất đàn tính vì thấm đầy nước (Ví dụ: Các tổ chức bị mưng mủ). - Dạng khí thũng: Sờ vào thấy cảm giác mềm, chứa đầy khí. Ấn mạnh vào tổ chức nghe thấy tiếng kêu lép bép do khí lấn sang phần tổ chức bên cạnh. Dạng này có thể do tổ chức tích khí hoặc có túi không khí. Sờ nắn là phương pháp khám bệnh đơn giản, tuy nhiên để sờ nắn mang lại hiệu quả cao đòi hỏi người khám phải nắm vững về vị trí giải phẫu và có kinh nghiệm trong chẩn đoán bệnh. Hình 1.13. Phương pháp sờ nắn Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 16 c. Phương pháp gõ Gõ là phương pháp khám bệnh cơ bản, mà cơ sở của nó là âm hưởng, âm thanh do các vật thể chấn động tạo ra. Các vật thể khác nhau, ở trong các trạng thái khác nhau khi gõ sẽ cho các âm thanh khác nhau. Do vậy, các khí quan tổ chức khác nhau trong cơ thể gia súc có cấu tạo và tính chất khác nhau nên khi gõ sẽ phát ra các âm thanh khác nhau. Trong trạng thái bệnh lí, các cơ quan tổ chức cũng thay đổi về tính chất, khi đó âm phát ra khi gõ sẽ thay đổi. * Kỹ thuật gõ Tùy theo gia súc cần khám bệnh lớn hay nhỏ mà ta có thể áp dụng các phương pháp gõ sau: Gõ trực tiếp: dùng ngón trỏ và ngón giữa của tay thuận gõ theo chiều thẳng đứng (vuông góc) vời bề mặt của tổ chức khí quan cần khám. Với cách gõ này, lực gõ không lớn, âm phát ra nhỏ, thường áp dụng với gia súc nhỏ. Gõ gián tiếp: là các phương pháp gõ qua một vật trung gian - Gõ qua ngón tay: dùng ngón giữa và ngón trỏ tay trái đặt sát lên bề mặt tổ chức khí quan cần khám của gia súc, ngón giữa và ngón trỏ của tay phải gõ lên vuông góc với hai ngón tay trái. Phương pháp này thường áp dụng để khám cho các loài gia súc nhỏ ( dê, cừu, chó, mèo,…) - Gõ bằng búa qua bản gõ: Búa gõ có kích thước và trọng lượng khác nhau tùy theo vóc dáng của gia súc. Đối với gia súc nhỏ thường dùng loại búa có trọng lượng nhẹ từ 60 - 75 gam, gia súc lớn dùng loại búa nặng hơn 120 - 160 gam (hình 1.14) Bản gõ được làm cùng vật liệu với búa gõ, có thể bằng gỗ, sừng, nhựa hay kim loại. Bản gõ có loại hình vuông, hình tròn dài, hình chữ nhật, sao cho thuận tiện, dễ thao tác, áp sát được vào thân con vật. Cách gõ: Tay trái cầm bản gõ (phiến gõ) đặt sát lên bề mặt khí quan tổ chức của gia súc cần khám. Tay phải cầm búa gõ, gõ dứt khoát từng tiếng một. Lực gõ mạnh hay nhẹ phụ thuộc vào tổ chức cần gõ to hay bé, ở nông hay sâu. Khi gõ mạnh, các chấn động có thể lan trên bề mặt cơ thể từ 4 - 6cm, sâu đến 7cm, còn nếu gõ nhẹ các chấn động lan 2 - 3cm và sâu 4cm. Khi gõ nên để gia súc ở nơi yên tĩnh, không có tạp âm để tránh làm lẫn tạp với âm gõ. Do vậy, nên để gia súc ở trong phòng có diện tích phù hợp và đóng kín cửa. * Những âm gõ Tùy theo đặc điểm và tính chất của các tổ chức, khí quan mà có các âm gõ sau: Hình 1.14. Búa gõ và bản gõ Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 17 - Âm trong: âm này vang mạnh, âm hưởng kéo dài Ví dụ: khi gia súc khỏe mạnh nếu ta gõ vùng phổi và vùng manh tràng thí âm phát ra sẽ trong. - Âm đục: âm này có tiếng vang yếu và ngắn Ví dụ: khi gõ vùng gan hoặc vùng có bắp cơ dày sẽ phát ra âm đục. Khi phổi bị thùy phế viêm ở giai đoạn gan hóa ta gõ cũng sẽ nghe thấy có âm đục. - Âm đục tương đối: là âm phát ra khi ta gõ vùng rìa phổi, vùng quanh tim hoặc vùng phổi bị xung huyết (do tổ chức phổi vừa chứa nước, vừa chứa khí),… - Âm trống: là những âm to nhưng không vang Ví dụ: âm phát ra khi ta gõ vào vùng dạ cỏ hoặc vùng manh tràng ở gia súc nhai lại khỏe mạnh. d. Phương pháp nghe Nghe là phương pháp dùng trực tiếp tai hoặc qua dụng cụ chuyên dụng để nghe những âm phát ra từ các khí quan bộ phận của của cơ thể gia súc như tim, phổi, dạ dày, ruột,…để biết được trạng thái và sự hoạt động của các cơ quan, bộ phận đó. * Các phương pháp nghe: có hai phương pháp nghe Nghe trực tiếp: là cách dùng trực tiếp tai, áp sát vào cơ thể gia súc để nghe, người nghe có thể dùng một miếng vải hoặc miếng khăn sạch phủ lên vùng cần nghe trên cơ thể gia súc để giữ vệ sinh. Khi nghe phần ngực của gia súc thì người nghe quay mặt về phía đầu gia súc, còn khi nghe phần bụng của gia súc thì người nghe quay mặt về phía sau của con vật. Khi nghe tay bên trong của người nghe đặt lên sống lưng của con vật. Nghe gián tiếp: Đây là phương pháp nghe qua ống nghe. Hiện nay người ta thường dùng ống nghe hai loa có độ phóng đại âm thanh lớn, sử dụng thuận lợi và âm nghe được rõ, không lẫn tạp âm (hình 1.15). * Điều kiện nghe - Để gia súc ở nơi yên tĩnh, tránh gió to, không làm gia súc rung da, gia súc phải đứng ở tư thế thoải mái. - Nghe lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, ở mỗi vị trí phải nghe lâu để xác định rõ âm thanh nghe được. Hình 1.15. Nghe tim bò Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 18 - Khi nghe phải có sự so sánh đối chiếu giữa hai bên ngực, nếu muốn nghe rõ thì cho gia súc vận động trong vài phút. 1.5.2. Các phương pháp khám đặc biệt Trong nhiều trường hợp, các phương pháp khám cơ bản không thể đưa ra những kết luận chẩn đoán chính xác hoặc cần phải có thêm căn cứ để kết luận về bệnh thì việc sử dụng các biện pháp khám đặc biệt là cần thiết. Các phương pháp khám đặc biệt bao gồm các phương pháp sau a. Xét nghiệm Trong một số bệnh cụ thể cần phải tiến hành một số xét nghiệm cận lâm sàng (trong phòng thí nghiệm) như các xét nghiệm máu, phân, nước tiểu, sữa, b. X - quang Chẩn đoán X - quang là những phương pháp dùng tia Rơnghen để khám xét các khí quan trong cơ thể. Những phương pháp đó dựa vào: - Tính chất đâm xuyên sâu của tia Rơn-ghen. - Sự hấp thụ tia Rơn-ghen khác nhau của các phần tử trong cơ thể. Do các mô hấp thụ tia Rơn-ghen khác nhau nhiều hay ít nên nó tạo ra những hình X - quang đậm hay nhạt. Vì tia Rơn-ghen không tác dụng trên võng mạc mắt nên để thấy các hình ảnh đó, người ta phải dùng các phương pháp đặc biệt sau: - Phương pháp chụp X - quang: dùng phim ảnh để chụp (hình 1.16). - Phương pháp chiếu X - quang hay chiếu điện: dùng màn chiếu huỳnh quang hoặc dùng tăng sáng truyền hình. Hiện nay, người ta không dùng chiếu X - quang dưới màn huỳnh quang mà chỉ chiếu X - quang dưới tăng sáng truyền hình để giảm liều nhiễu xạ, bảo vệ cho thầy thuốc và cơ thể bệnh, đồng thời cho chất lượng hình ảnh tốt hơn. Khi cần thấy rõ chi tiết cấu tạo của một bộ phận cụ thể của cơ thể như: xương, phổi, người ta sử dụng phương pháp chụp X - quang. Tuy nhiên, khi muốn khám xét các bộ phận theo đủ mọi hướng và muốn thấy sự chuyển động của các cơ quan như: nhu động của dạ dày ruột, người ta dùng phương pháp chiếu X - quang. Hai phương pháp trên không mâu thuẫn với nhau mà được sử dụng kết hợp với nhau nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác chẩn đoán bệnh. Hình 1.16. Chụp X - quang Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 19 c. Siêu âm * Nguyên lý J. Curie (1880) và Lippman (1981) đã tìm ra sóng siêu âm trên cơ sở hiệu ứng áp điện. Trên cơ sở tinh thể áp điện ép vào, giãn ra dưới ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều tạo ra năng lượng âm học, người ta chế tạo ra các đầu dò phát và thu sóng siêu âm. Các sóng âm được phát ra từ đầu dò xuyên qua các tổ chức cơ thể, dội lại một phần năng lượng nếu gặp các tổ chức kháng âm của tổ chức khác nhau. Phần sóng âm còn lại tiếp tục truyền đi và dội lại tới khi không còn năng lượng. Các sóng âm dội lại trở về đầu dò phát sóng được đưa vào bộ phận tiếp nhận khuếch đại của máy siêu âm để xuất hiện trên màn hiện sóng. Tín hiệu ghi nhận trên màn hiện sóng phản ánh cấu trúc của tổ chức khi sóng siêu âm truyền qua như kích thước, độ dày, biên độ di động, khoảng cách giữa các cấu trúc,… Siêu âm là những sóng âm có tần số cao hơn 20.000 Hz, có đặc tính: - Sự phát xạ của siêu âm - Tính dẫn truyền của siêu âm. - Sự phản hồi của siêu âm khi truyền qua môi trường khác nhau của các cơ quan. - Sự suy giảm của siêu âm * Tính ưu việt của siêu âm - Phương pháp thăm dò không chảy máu - Không độc hại cho cơ thể nên thăm dò được nhiều lần để theo dõi diễn biến bệnh. - Sử dụng dễ dàng và có kết quả nhanh chóng. d. Nội soi Để chẩn đoán bệnh nhất là bệnh đường tiêu hoá, hiện nay trong y học dùng các phương pháp nội soi: soi dạ dày - tá tràng, soi đại tràng, soi hậu môn - trực tràng, soi ổ bụng (hình 1.18) Hình 1.17. Siêu âm chẩn đoán bệnh Hình 1.18. Phương pháp nội soi khí quản ở gia súc Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 20 Soi dạ dày - tá tràng là phương pháp thăm dò bên trong ống tiêu hoá từ thực quản đến tá tràng nhờ máy nội soi dạ dày tá tràng ống mềm. Soi đại tràng, hậu môn - trực tràng là phương pháp chẩn đoán có sử dụng ống soi mềm đưa từ hậu môn đi ngược lên manh tràng để quan sát tổn thương của từ hậu môn lên đại tràng. Soi ổ bụng là phương pháp thăm dò trực tiếp về hình thái một số cơ quan trong ổ bụng, đánh giá tình trạng bất thường và mối liên quan giữa các cơ quan đó. Qua soi ổ bụng có thể sinh thiết để chẩn đoán bệnh. Phương pháp này đòi hỏi sự vô trùng tuyệt đối, tuân theo những chỉ định và chống chỉ định để hạn chế những tai biến có thể xảy ra, nguy hiểm đến con bệnh (Ví dụ: nhiễm trùng, chảy máu,…). Ngày nay, người ta áp dụng nội soi điều trị để thay thế một số phẫu thuật thường qui ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các cơ sở nội khoa, ngoại khoa, sản khoa. Phẫu thật qua nội soi có nhiều ưu điểm: thời gian ngắn hơn, chăm sóc sau phẫu thuật đơn giản hơn, có lợi cho sức khoẻ con bệnh. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 21 Chương 2 TRÌNH TỰ KHÁM BỆNH Tóm tắt nội dung: - Trình tự khi khám một vật nuôi mắc bệnh, tác dụng của bệnh án và bệnh lịch về mặt nghiên cứu khoa học và hành chính pháp lý, cách hỏi bệnh đối với chủ vật nuôi - Cách tiến trình khám tổng thể một con bệnh như kiểm tra niêm mạc, khám lông và da, khám thân nhiệt,… Mục tiêu: - Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cách lập hồ sơ bệnh, cách ghi chép từng phần trong hồ sơ bệnh đảm bảo tính khoa học và trung thực - Giúp cho sinh viên có những kỹ năng khám tương ứng với mỗi một cơ quan nhất định và có những kiến thức tổng thể vè cách khám, đánh giá một cơ quan mắc bệnh theo sự biểu hiện khác nhau của các triệu chứng. 2.1. HỎI BỆNH (hỏi chủ nhà về con vật ốm) Việc hỏi chủ nhà sẽ giúp ta có những thông tin quan trọng ban đầu về biểu hiện bệnh trên con vật ốm, về phương thức chăn nuôi và các lý do khác làm cho con vật ốm. 2.1.1. Hỏi thông tin về con vật * Nguồn gốc vật nuôi: loài, giống, xuất xứ? (giống mua từ đâu về hay tự gia đình sản xuất được?). Rất nhiều bệnh có liên quan đến các thông tin này. Ví dụ: gà ta thường ít mắc bệnh so với gà công nghiệp. Còn về xuất xứ: nếu giống mua ở nơi khác về thì có thể mang bệnh theo hoặc bị mắc bệnh trong quá trình vận chuyển, * Tuổi: vật nuôi còn non, trưởng thành, hay đã già? Bỏi vì có rất nhiều bệnh chỉ xảy ra ở một độ tuổi nào đó. Ví dụ: bệnh lợn con ỉa phân trắng, bệnh giun đũa bê nghé. * Tính biệt: đực hay cái? Nếu là gia súc cái: thời gian phối giống, chửa, đẻ, sảy thai hoặc các vấn đề khác như thế nào? Nhiều bệnh có liên quan đến tính biệt của vật nuôi. Ví dụ: bệnh xảy thai, viêm vú chỉ có ở gia súc cái. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 22 * Tình trạng hiện tại của vật nuôi: con vật còn ăn hay bỏ ăn? có đứng, đi lại được hay nằm lả,… Qua các thông tin trên có thể biết được bệnh nặng hay nhẹ và có hướng can thiệp kịp thời. 2.1.2. Hỏi biểu hiện của bệnh - Bệnh xảy ra từ khi nào? - Tiến triển của bệnh nhanh hay chậm? - Con vật ốm có biểu hiện gì khác thường kể từ khi bắt đầu ốm cho đến khi kiểm tra? - Triệu chứng ở con vật ốm? - Có bao nhiêu con chết trong tổng đàn vật nuôi của gia đình? - Bệnh đã từng xảy ra bao giờ chưa? - Các loại vật nuôi khác trong nhà có bị bệnh không? Vật nuôi nhà hàng xóm có bị bệnh như thế không? Qua đó ta có thể biết được mức độ nặng nhẹ (chết nhiều hay ít), bệnh cấp tính (tiến triển nhanh) hay mạn tính (tiến triển chậm), mức độ lây lan nhanh hay chậm?. 2.1.3. Hỏi thông tin về môi trường xung quanh - Thức ăn, nước uống: cho vật nuôi ăn thức ăn gì? Thức ăn có thay đổi gì không? Thức ăn có đủ không? Cách cho ăn? Nước uống có đủ sạch sẽ không? - Phương thức chăn nuôi: nuôi nhốt hay thả rông? - Chuồng nuôi: có khô ráo không? có vệ sinh sạch sẽ? có thường xuyên tắm chải cho vật nuôi không? mật độ nuôi, nhốt có quá đông không? - Có nhập đàn vật nuôi mới không? - Có mua thịt hoặc sản phẩm chăn nuôi ở chợ mang về nhà không? - Có khách đến tham quan không? Qua các thông tin trên, ta có thể định hướng được: liệu có phải là bệnh do nguyên nhân chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng, hoặc có thể do bệnh lây lan từ xung quanh qua người hoặc động vật khác (nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm). 2.1.4. Tác động của chủ vật nuôi - Đã phòng vacxin cho con vật chưa? tên vacxin? ai tiêm và tiêm khi nào? - Có cách ly con vật ốm không? - Có điều trị bằng thuốc không? dùng thuốc gì? mua thuốc ở đâu? ai chữa? liều lượng thế nào? Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 23 Qua đó ta có thể loại bỏ khả năng xảy ra của các bệnh đã được phòng bằng vacxin cũng như không lặp lại phác đồ điều trị của người trước và giúp định hướng cho việc chẩn đoán, điều trị với kết quả cao. 2.2. KHÁM CHUNG 2.2.1. Quan sát bên ngoài con vật ốm Quan sát để xem tình trạng con vật tại chuồng nuôi và các biểu hiện khác thường của nó, đồng thời kiểm tra lại những thông tin đã được cung cấp từ chủ vật nuôi. a. Tình trạng hiện tại - Tư thế của con vật: đi đứng có bình thường không? có chân nào bị liệt hay bị đau không? đau ở chỗ nào? Trong trường hợp con vật bị viêm khớp hoặc tổn thương ở các cơ quan vận động hay bị bệnh lở mồm long móng thì đi lại rất khó khăn và con vật có biểu hiện đau. - Con vật có còn tỉnh táo hay mệt mỏi, nằm lả, ủ rũ? (hình 2.1) Nếu nằm bệt một chỗ thì tư thế nằm như thế nào? - Con vật gầy hay béo? Trong một số bệnh mạn tính, bệnh do ký sinh trùng và bệnh do dinh dưỡng thì con vật sẽ gầy còm, ốm yếu. - Bụng con vật như thế nào? Có bị chướng bụng không? Ví dụ: trâu bò bị chướng hơi dạ cỏ thì bụng bên trái sẽ phình to lên. - Các lỗ tự nhiên (mắt, lỗ mũi, lỗ đái, hậu môn, ) của con vật có dịch viêm chảy ra không? Trong nhiều bệnh, nhất là khi bị viêm nhiễm, các lỗ tự nhiên sẽ có dịch viêm, mủ, thậm chí lẫn cả máu chảy ra. Ví dụ: khi bị bệnh nhiệt thán, các lỗ tự nhiên của trâu bò thường chảy máu đen khó đông, khi bị viêm phổi nước mũi chảy nhiều (hình 2.2) b. Lông, da - Mượt hay xơ xác? Sạch hay bẩn? Hình 2.1 Con vật ủ rũ Hình 2.2. Chảy nước mũi Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 24 - Da có chỗ nào bị sưng không? - Màu sắc của da có thay đổi gì không? - Da có điểm, đám tụ huyết hay xuất huyết không? - Có tổn thương gì trên da không? - Có ký sinh trùng ngoài da không? Trong nhiều bệnh, trên da sẽ có các dấu hiệu rất điển hình. Ví dụ: lợn bị 1 trong 4 bệnh đỏ thì trên da sẽ có các điểm tụ huyết hoặc xuất huyết (hình 2.3) c. Hô hấp Con vật thở như thế nào? có khó thở không? cách thở ra sao? nhịp thở nhanh hay chậm? Có bị ho không? Các triệu chứng trên thường có ở một số bệnh về đường hô hấp. Ví dụ: khi bị bệnh viêm phổi con vật thường khó thở (hình 2.4) 2.2.2. Kiểm tra phân - Trạng thái của phân có bình thường không? có bị nhão? lỏng? táo. - Màu sắc của phân có thay đổi không? - Trong phân có lẫn mủ, máu, màng nhầy không - Trong phân có lẫn giun, sán không? - Trong phân có lẫn thức ăn chưa tiêu hoá không - Phân có mùi thối khắm không? 2.2.3. Kiểm tra nước tiểu Hình 2.3. Xuất huyết dưới da Hình 2.4. Thở khó thè lưỡi Hình 2.5. Lợn ỉa chảy Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m . Chương 2 TRÌNH TỰ KHÁM BỆNH Tóm tắt nội dung: - Trình tự khi khám một vật nuôi mắc bệnh, tác dụng của bệnh án và bệnh lịch về mặt nghiên cứu khoa học và hành chính pháp lý, cách hỏi bệnh đối. ra các đầu dò phát và thu sóng siêu âm. Các sóng âm được phát ra từ đầu dò xuyên qua các tổ chức cơ thể, dội lại một phần năng lượng nếu gặp các tổ chức kháng âm của tổ chức khác nhau. Phần. vật nuôi - Cách tiến trình khám tổng thể một con bệnh như kiểm tra niêm mạc, khám lông và da, khám thân nhiệt,… Mục tiêu: - Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cách lập hồ sơ bệnh, cách

Ngày đăng: 09/08/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan