ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC NGẦM TẠI THÔN TRUNG SƠN - XÃ HOÀ LIÊN - HUYỆN HOÀ VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG pptx

4 752 4
ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC NGẦM TẠI THÔN TRUNG SƠN - XÃ HOÀ LIÊN - HUYỆN HOÀ VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 244 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC NGẦM TẠI THÔN TRUNG SƠN - XÃ HOÀ LIÊN - HUYỆN HOÀ VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG QUALITY ASSESSMENT OF GROUNDWATER RESOURCES IN TRUNG SON HAMLET, HOA LIEN VILLAGE , HOA VANG DISTRICT, DA NANG CITY SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp 08CDL, Khoa Địa Lý, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Hương Khoa Địa, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trung Sơn là một xã thuần nông, đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn nên nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt phần lớn là nước ngầm. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm ở đây đang có xu hướng bị nhiễm bẩn. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá chất lượng nguồn nước và đưa ra các biện pháp xử lý là một vấn đề cần thiết SUMMARY Trung Sơn is an agricultural cooperative, the lives of people were difficult to use water for eating and living mostly underground water. However, the underground water here tends to be contaminated. So the research, water quality assessment and make treatment measures is a matter of necessity 1. Mở đầu Nước là tài nguyên có ý nghĩa quyết định đối với sự sống và phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên hiện nay nước ngọt trên thế giới đang bị nhiễm bẩn nghiêm trọng bởi rất nhiều nguồn ô nhiễm khác nhau. Ở Đà Nẵng hàng năm khu công nghiệp Hoà Khánh thải ra môi trường các chất chưa được xử lý hoặc mới được xử lý sơ bộ làm cho nguồn nước mặt và ngầm các vùng quanh khu công nghiệp bị ô nhiễm. Trung Sơn là một thôn nằm rất gần với khu công nghiệp Hoà Khánh nên nguồn nước ở đây có khả năng bị ô nhiễm là khá cao. Vì vậy nghiên cứu đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm ở đây để đưa ra những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm là mục đích nghiên cứu của đề tài 2. Nội dung 2.1. Đánh giá chất lượng nước ngầm tại thôn trung sơn Bảng 1. Kết quả 2 đợt thu mẫu (đơn vị mg/l) Đợt 1 Đợt 2 TCNN TCNU SS 0,144 0,12 _ 10 NO 3 - 31,9 11,013 15 10 NO 2 - 1,58 1,52 1 0,5 NH 4 + 1,1 1,73 0,1 3 PO 4 3- 5,1267 9,22 _ 2,5 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 245 Fe 1,1 1,167 5 0,5 COD 4,5387 5,493 4 _ PH 7,05 6,58 5,5- 8,5 6,5- 8,5 AS 0,0028767 0,0044067 0,05 0,01 • Nồng độ trung bình vượt so với tiêu chuẩn nước ngầm - Đợt I: + NO 3 - vượt : 31,9/15= 2,31 lần + NO 2 - vượt: 1,58/1= 1,58 lần + NH 4 + vượt 1,1/0,1= 11 lần + COD vượt 4,5387/4= 1,14 lần - Đợt II: + NO 2 - vượt: 1,52 lần + NH 4 + vượt: 1,73/0,1=17,3 lần + COD vượt:5,483/4= 1,37 lần • Nồng độ trung bình vượt so với tiêu chuẩn nước uống - Đợt I: + NO 3 - vượt : 31,9/10= 3,19 lần + NO 2 - vượt: 1,58/0,5= 3,16 lần + PO 4 3- vượt: 5,1267/2,5= 2,05 lần + Fe vượt: 1,1/ 0,5= 2,2 lần - Đợt II: + NO 3 - vượt : 11,013/10= 1,1 lần + NO 2 - vượt: 1,52/0,5= 3,04 lần + PO 4 3- vượt: 9.22/2,5= 3.69 lần + Fe vượt: 1,167/ 0,5= 22.33 lần 2.2. Ảnh hưởng của chất lượng nước ngầm đối với đời sống ở Trung Sơn Nước ngầm ở Trung Sơn qua 2 đợt phân tích mẫu nước thì không bị nhiễm bẩn do SS, PH, As tuy nhiên lại bị nhiễm bẩn do: Nitrat, nitrit, Amonium, sắt và phốtphát tuy mới bước đầu ô nhiễm chưa biểu hiện rõ tác hại nhưng nếu nguồn nước vẫn tiếp tục không được quan tâm, tình trạng xâm nhiễm các chất bẩn tiếp tục diễn ra sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người dân cụ thể: - Nhiễm bẩn do Nitrat trong nước rất hại cho sức khỏe, nó có thể gây bệnh methemoglobin huyết ở trẻ em và bà mẹ nuôi con nhỏ. - Nitrit khi vào cơ thể có khả năng kết hợp thành phần vận chuyển ôxi trong máu là Hemoglobin đến cơ thể thiếu ôxi, khó thở. - Amonium trong nước có thể bị chuyển hóa thành Nitrat hoặc Nitrit vì vậy sự có mặt của nó trong nước ngầm cũng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 246 - Hàm lượng sắt trong nước cao tuy ít tác động tới sức khỏe nhưng nó làm vàng nước ảnh hưởng tới khả năng sử dụng nước (làm vàng, ố quần áo), ngoài ra sắt trong nước có tác động xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. 2.3. Một số giải pháp Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy chất lượng nước ngầm tại khu vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm các chất hữu cơ. Do vậy, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: - Khuyến khích người dân trước khi sử dụng nước nên lọc qua bể. Bể lọc ngoài cát, than, sạn nên trồng thêm 1 số loại cây mà có khả năng xử lý những chất ô nhiễm hữu cơ như: Chuối hoa, Thủy Trúc, phát lộc, cỏ Vetiver,…(theo Lê Ngọc Kim, Lê Hoàng Sơn, Nghiên cứu kiểm soát sự ô nhiễm nguồn nước hồ Đầm Rong bằng mô hình đất ướt, Khoa Môi trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng) - Tuyên truyền ý thức vệ sinh môi trường trong nhân dân như lựa chọn nguồn nước sinh hoạt cách xa nguồn ô nhiễm - Cần nâng cao chất lượng nguồn nước sinh hoạt cho người dân bằng việc cung cấp sạch đầy đủ cho nhân dân. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận Trên cơ sở đã khảo sát, phân tích đánh giá nguồn nước ngầm trên địa bàn thôn Trung Sơn- xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng tôi rút ra một số kết luận sau: • Về cảm quan: Nước giếng đào đều có màu hơi vàng một số giếng có mùi hôi, tanh. Đối với giếng khoan tương đối trong hơn nhưng lại có mùi rất tanh • Qua kết quả thực nghiệm có thể thấy chỉ có SS, PH, As là còn nằm trong giới hạn của nước ngầm và nước sinh hoạt. Còn nguồn nước ngầm ở đây đã bị ô nhiễm do sự có mặt của COD, N0 2 - , N0 3 - , P0 4 3- , NH 4 + , Fe vượt tiêu chuẩn cho phép 3.2. Kiến nghị Qua đợt khảo sát ý kiến người dân thì được biết tình trạng biến đổi chất lượng nước ngầm mới bị biến đổi mấy năm trở lại đây. Tuy nhiên chính quyền chưa thực sự quan tâm tới sức khỏe người dân. Vì vậy tôi có các kiến nghị sau: - Cần tiến hành khảo sát, phân tích chất lượng nước ngầm ở đây trên quy mô rộng hơn đồng thời tiến hành việc điều tra tình hình địa chất khu vực tìm ra nguyên nhân xâm nhiễm của các chất bẩn vào nguồn nước để đưa ra giải pháp ngăn chặn kịp thời sự nhiễm bẩn để bảo vệ nguồn nước ngầm và sức khỏe người dân - UBNN huyện, xã cần đưa nước máy về thôn để các hộ sử dụng làm nước ăn uống thay cho nguồn nước ngầm - Cần có những chính sách hỗ trợ nguồn vốn lắp đặt đường ống nước máy cho những hộ gia đình nghèo không đủ điều kiện lắp đặt Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 247 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Văn Khoa (chủ biên ). Khoa học môi trường. NXB giáo dục [2] Ủy ban nhân dân xã Hòa Liên, Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xả hội năm 2009 [3] PGS. Nguyễn Đình Mạnh (2000), Hoá chất dùng trong nông nghiệp và ô nhiễm môi trường, NXB nông nghiệp Hà Nội. [4] Lê Thị Tố Nga (2003), Đánh giá hiện trạng và sự biến động chất lượng nguồn nước giếng tại một số địa điểm ở quận Liên Chiểu- Đà Nẵng, luận văn tốt nghiệp, Trường đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng [5] Hệ thống các quy chuẩn về môi trường, Nhà xuất bản lao động- xã hội [6] http:// www.google.com [7] http:// www.danang.gov.vn [8] http:// www.Vietnamnet.vn . Đại học Đà Nẵng năm 2010 244 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC NGẦM TẠI THÔN TRUNG SƠN - XÃ HOÀ LIÊN - HUYỆN HOÀ VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG QUALITY ASSESSMENT OF GROUNDWATER RESOURCES IN TRUNG SON. sát, phân tích đánh giá nguồn nước ngầm trên địa bàn thôn Trung Sơn- xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng tôi rút ra một số kết luận sau: • Về cảm quan: Nước giếng đào đều có màu hơi. PO 4 3- vượt: 9.22/2,5= 3.69 lần + Fe vượt: 1,167/ 0,5= 22.33 lần 2.2. Ảnh hưởng của chất lượng nước ngầm đối với đời sống ở Trung Sơn Nước ngầm ở Trung Sơn qua 2 đợt phân tích mẫu nước

Ngày đăng: 09/08/2014, 11:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC NGẦM TẠI THÔN TRUNG SƠN - XÃ HOÀ LIÊN - HUYỆN HOÀ VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

  • TÓM TẮT

  • SUMMARY

  • Mở đầu

  • Nội dung

    • Đánh giá chất lượng nước ngầm tại thôn trung sơn

    • Ảnh hưởng của chất lượng nước ngầm đối với đời sống ở Trung Sơn

    • Một số giải pháp

  • Kết luận và kiến nghị

    • Kết luận

    • Kiến nghị

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • Lê Văn Khoa (chủ biên ). Khoa học môi trường. NXB giáo dục

    • Ủy ban nhân dân xã Hòa Liên, Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xả hội năm 2009

    • PGS. Nguyễn Đình Mạnh (2000), Hoá chất dùng trong nông nghiệp và ô nhiễm môi trường, NXB nông nghiệp Hà Nội.

    • Lê Thị Tố Nga (2003), Đánh giá hiện trạng và sự biến động chất lượng nguồn nước giếng tại một số địa điểm ở quận Liên Chiểu- Đà Nẵng, luận văn tốt nghiệp, Trường đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

    • Hệ thống các quy chuẩn về môi trường, Nhà xuất bản lao động- xã hội

    • http:// www.google.com

    • http:// www.danang.gov.vn

    • http:// www.Vietnamnet.vn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan