Các phương pháp giải bài tập quan trọng trong hoá học pps

2 479 1
Các phương pháp giải bài tập quan trọng trong hoá học pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo viên soạn: Bùi Xuân Sơn – Quỳ Hợp -Nghệ An Điện thoại: 0982981488 Các phương pháp giải bài tập quan trọng trong hoá học I. PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON Bài 1. Cho hỗn hợp Y gồm Fe và kim loại M có hóa trị duy nhất. 1. Hòa tan hoàn toàn 3,61g hỗn hợp Y bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 2,128l khí H 2 ; còn khi hòa tan 3,61g Y bằng HNO 3 loãng dư sinh ra 1,792l khí NO duy nhất. Xác định M và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp Y. 2. Lấy 3,61g hỗn hợp Y hòa tan trong 100ml dung dịch gồm AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 , khuấy kĩ tới phản ứng hoàn toàn chỉ thu được 8,12g chất rắn gồm 3 kim loại. Hòa tan chất rắn bằng dung dịch HCl dư thoát ra 0,672l H 2 . Tính nồng độ của AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 . Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và hiệu suất phản ứng đạt 100%. ĐS: 1. M:Al, %m Fe =77,56%; %m Al =22,44%; 2. 0,3M và 0,5M. Bài 2. X là hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 ( tỉ lệ mol lần lượt là 1:2:3:4). Hòa tan hoàn toàn 76,8g X bằng HNO 3 thu được 4,48l (đktc) hỗn hợp Y gồm NO và NO 2 .a. Tìm tỉ khối của Y so với oxi. b. Tính thể tích HNO 3 4M tối thiểu cần dùng. ĐS: a. 1,19 b.0,275l. Bài 3. Cho 1,35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO 3 dư thấy thoát ra 1,12l hỗn hợp khí NO và NO 2 có phân tử lượng trung bình bằng 42,89 đvC. Tính tổng khối lượng muối nitrat sinh ra. ĐS: 8,79g. Bài 4. Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe 2 O 3 ở nhiệt độ cao một thời gian, người ta thu được 6,72g hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau. Đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO 3 dư thấy tạo thành 0,448l khí B duy nhất có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 15. Tính giá trị m. ĐS: m=7,2g. Bài 5. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,05 mol Ag và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO 3 thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO 2 có tỉ lệ mol tương ứng 2:3. Tính V hỗn hợp khí A ở đktc. ĐS: 1,368l. Bài 6. Cho hỗn hợp gồm FeO, CuO, Fe 3 O 4 có số mol 3 chất đều bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HNO 3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,09 mol NO 2 và 0,05 mol NO. Tính số mol của mỗi chất. ĐS: 0,12 mol Bài 7. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R 1 , R 2 có hóa trị x, y không đổi (R 1 , R 2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy điện hóa). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO 4 dư. Lấy Cu thu được cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 dư được 1,12l NO duy nhất (đktc). Nếu cho lượng A trên phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 thì V khí N 2 (đktc) là bao nhiêu? ĐS: 0,336l. Bài 8. Đốt cháy 5,6g bột Fe nung đỏ trong bình oxi thu được 7,36g hỗn hợp A gồm Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 và một phần Fe còn dư. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng dung dịch HNO 3 thu được V l hỗn hợp khí B gồm NO 2 và NO có tỉ khối so với H 2 bằng 19. Tính V (đktc). ĐS: 0,896l. Bài 9. Hòa tan hoàn toàn 9,45g hỗn hợp gồm Al và Mg bằng HNO 3 dư. Sau phản ứng thu được 11,2l hỗn hợp hai chất khí NO, NO 2 có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 19,9. Xác định % các chất trong hỗn hợp. ĐS: %m Al =42,86%; %m Mg =57,14%. Bài 10. Đốt một lượng Al trong 6,72l O 2 . Chất rắn thu được sau phản ứng cho hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HCl lại thấy bay ra 6,72l H 2 . Các thể tích khí đều đo ở đktc. Xác định lượng Al đã dùng. ĐS: 16,2 g. Bài 11. Oxi hóa 2,184g bột Fe ta thu được 3,048g hỗn hợp các oxit sắt ( hỗn hợp A). Chia hỗn hợp A thành 3 phần bằng nhau. a. Cần bao nhiêu lit H 2 (đktc) để khử hoàn toàn các oxit trong p1. b. Hòa tan p2 bằng dung dịch HNO 3 loãng dư thu được khí NO duy nhất. Tính V NO (đktc). c. P3: Trộn 5,4g bột Al rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (H=100%). Hòa tan hỗn hợp thu được sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư. V khí bay ra = ? ĐS: a. 0,4032l ; b. 0,224l ; c. 6,608l. Bài 12. Hòa tan hoàn toàn 19,2g Cu bằng dung dịch HNO 3 . Tất cả lượng NO thu được đem oxi hóa thành NO 2 rồi chuyển hết thành HNO 3 . Tính thể tích của oxi đã tham gia. ĐS: 3,36l. Bài 13. Cho 2,52g hỗn hợp gồm Mg và Al hòa tan hoàn toàn vào dung dịch hcl, thu được 2,688l H 2 (đktc). Với lượng hỗn hợp như trên cho vào H 2 SO 4 đặc nóng thì thu được 0,03 mol một sản phẩm duy nhất hình thành do sự khử S +6 . Xác định sản phẩm duy nhất trên. ĐS: x=-2: H 2 S. Bài 14. Cho hỗn hợp A gồm Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 và FeO có số mol bằng nhau. Lấy m 1 gam A cho qua ống sứ chứa CO nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cho sản phẩm khí qua dung dịch Ba(OH) 2 dư được m 2 gam kết tủa trắng. Cho chất rắn sinh ra có khối lượng 19,2g gồm Fe 3 O 4 , FeO và Fe qua HNO 3 đặc nóng, thu được 2,24l NO .Viết các phương trình phản ứng xảy ra Tính m 1 , m 2 và số mol HNO 3 phản ứng. ĐS: m 1 =20,88g; m 2 =20,685g; 0,91 mol. Bài 15. Để m gam Fe trong không khí một thời gian thành hỗn hợp A có khối lượng 12 gam gồm FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 và Fe dư. Cho A tác dụng với dung dịch HNO 3 giải phóng 2,24l khí NO (đktc). Tính m. ĐS: 10,08g. II. Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng trong giải bài tập hoá học. Giáo viên soạn: Bùi Xuân Sơn – Quỳ Hợp -Nghệ An Điện thoại: 0982981488 1. Khử hết m gam hỗn hợp Fe 3 O 4 bằng khí CO thu được hỗn hợp A gồm FeO và Fe. A tan vừa đủ trong 0,3 lít dung dịch H 2 SO 4 1M thu được 4,48 lít H 2 (đktc). Giá trị m và thẻ tích khí CO đã phản ứng với Fe 3 O 4 là: A. 11,6 g và 3,36 lít. B. 23,2 g và 4,48 lít C. 23,2 g và 6,72 lít. D. 5,8 g và 6,72 lít. 2. Khử 39,2 gam một hỗn hợp A gồm Fe 2 O 3 và FeO bằng khí CO thu được hỗn hợp B gồm FeO và Fe. B hoà tan vừa đủ trong 0,5 lít dung dịch H 2 SO 4 1M thu được 4,48 lít H 2 (đktc). Khối lượng của Fe 2 O 3 và FeO trong 39,2 gam hỗn hợp A lần lượt là. A. 32 gam và 7,2 gam. B. 16 gam và 23,2 gam. C. 18 gam và 21,2 gam. D. 20 gam và 19,2 gam. 3. Nung 24 gam hỗn hợp A gồm Fe 2 O 3 và CuO trong một luồng khí H 2 dư (H = 100%). Dẫn toàn bộ khí tạo ra sau phản ứng qua H 2 SO 4 đậm đặc thấy khối lượng bình tăng lên 7,2 gam. Khối lượng của Fe và Cu thu được sau phản ứng lần lượt là: A. 5,6 g và 3,2 g. B. 11,2 g và 6,4 g. C. 5,6 g và 6,4 g. D. 11,2 g và 3,2 g. 4. Một hỗn hợp A gồm Fe 2 O 3 , FeO và MgO có khối lượng 4,24 gam trong đó có 1,2 gam MgO. Cho X phản ứng với CO dư ( H = 100%) thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B gồm CO và CO 2 . Cho hỗn hợp B qua dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 5 gam kết tủa. Khối lượng Fe 2 O 3 và FeO trong hỗn hợp X lần lượt là: A. 0,8 g và 1,44 g. B. 1,6 g và 1,44 g. C. 1,6 g và 0,72 g. D. 0,8 g và 0,72 g. 5. Cho 0,4 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe 2 O 3 được khử bằng khí CO nong nóng. Sau một thời gian thu được 30,88 gam hỗn hợp B gồm Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , FeO, Fe và hỗn hợp khí C. Dẫn toàn bộ khí C qua dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 42 gam kết tủa. Khối lượng FeO và Fe 2 O 3 trong hỗn hợp A ban đầu lần lượt là: A. 14,4 g và 32 g. C. 7,2 g và 48 g. C. 21,6 g và 16 g. D. Kết quả khác. . Sơn – Quỳ Hợp -Nghệ An Điện thoại: 0982981488 Các phương pháp giải bài tập quan trọng trong hoá học I. PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON Bài 1. Cho hỗn hợp Y gồm Fe và kim loại M có hóa trị. Cho A tác dụng với dung dịch HNO 3 giải phóng 2,24l khí NO (đktc). Tính m. ĐS: 10,08g. II. Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng trong giải bài tập hoá học. Giáo viên soạn: Bùi Xuân Sơn –. nóng, thu được 2,24l NO .Viết các phương trình phản ứng xảy ra Tính m 1 , m 2 và số mol HNO 3 phản ứng. ĐS: m 1 =20,88g; m 2 =20,685g; 0,91 mol. Bài 15. Để m gam Fe trong không khí một thời gian

Ngày đăng: 09/08/2014, 07:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan