Các yếu tố ảnh hưởng đến cách biểu hiện và mức độ đề kháng pps

4 283 0
Các yếu tố ảnh hưởng đến cách biểu hiện và mức độ đề kháng pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các yếu tố ảnh hưởng đến cách biểu hiện và mức độ đề kháng - Tác động của môi trường đến cơ chế di truyền của sức đề kháng: Cơ chế di truyền của sức đề kháng chống một số bệnh chịu ảnh hưởng rất mạnh của môi trường sinh học hay lý học. Nhiệt độ biểu hiện như yếu tố chính quyết định hiện trạng trội của các gen đề kháng. Vanderplank (1978) đưa ra các ví dụ về gen đề kháng trội ở nhiệt độ thấp và lặn ở nhiệt độ cao. Những gen như thế gồm Tm1, Tm2 và Tm3 của cà chua đối với đề kháng virus khảm vàng dâu tây. Đề kháng đối với bệnh héo Verticillum của bông đã được quan sát thấy lặn, tính cộng hoặc trội, tương ứng theo các nhiệt độ 250C, 270C và 290C (Bell, 1982). Sức đề kháng đối với mildew chậm của lúa mì đã quan sát có tính di truyền đơn gen trong điều kiện môi trường nhà kính có kiểm tra và có tính di truyền đa gen trong điều kiện môi trường đồng ruộng không có kiểm tra (Ellingboe, 1981). Cơ chế di truyền của sức đề kháng có thể bị lẫn lộn khi hiện diện hai hay nhiều thể gây bệnh một lúc, và người chọn tạo giống lại không ngờ đến yếu tố này. Sức đề kháng chống bệnh héo Fusarium ở cà chua là một ví dụ rất hay về trường hợp này. Sidhu và Webster (1983) chứng minh là sức đề kháng chống bệnh héo có tính đơn gen. Tính trạng át khuất (epistasis) ký sinh (sidhu, 1984) nghĩa là tác động của một thể gây bệnh khác, cũng là một yếu tố đưa đến kết luận sai lầm về một số gen có liên quan đến việc quyết định sức đề kháng đối với một thể gây bệnh. Cây cà chua mẫn cảm đối với Verticilum nhưng đề kháng đối với Fusarium trở thành đề kháng với cả hai thể khi đất dùng chứa cả Fusarium và Verticilum (Sidhu và Webster 1979) . Một quần thể F2 phân ly theo đề kháng: mẫn cảm đối với hai thể gây hại thì khi được gây nhiễm với cả hai thể sẽ cho tỷ lệ 3 đề kháng: 1 mẫn cảm đối với Fusarium, và sẽ cho tỷ lệ 15 đề kháng: 1 mẫn cảm đối với Verticilum, dù đề kháng đối với Verticilum chỉ do một gen đơn kiểm tra. Tuy nhiên sức đề kháng đối với Fusarium sẽ mất đi nếu trong đất cũng có tuyến trùng nốt rễ. Nếu một đời F2 phân ly theo đề kháng và mẫn cảm đối với cả hai Fusarium và tuyến trùng và 9 đề kháng: 7 mẫn cảm đối với Fusarium ((Sidhu và Webster 1974). Các kết quả trên nhấn mạnh tầm quan trọng là phải loại bỏ tác động của tất cả các thể gây bệnh khác mà chỉ giữ lại riêng thể gây bệnh cần nghiên cứu khi khảo nghiệm di truyền học về sức đề kháng chống bệnh. . Các yếu tố ảnh hưởng đến cách biểu hiện và mức độ đề kháng - Tác động của môi trường đến cơ chế di truyền của sức đề kháng: Cơ chế di truyền của sức đề kháng chống một số bệnh chịu ảnh hưởng. học. Nhiệt độ biểu hiện như yếu tố chính quyết định hiện trạng trội của các gen đề kháng. Vanderplank (1978) đưa ra các ví dụ về gen đề kháng trội ở nhiệt độ thấp và lặn ở nhiệt độ cao. Những. Cơ chế di truyền của sức đề kháng có thể bị lẫn lộn khi hiện diện hai hay nhiều thể gây bệnh một lúc, và người chọn tạo giống lại không ngờ đến yếu tố này. Sức đề kháng chống bệnh héo Fusarium

Ngày đăng: 09/08/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan