BÀI GIẢNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC docx

54 1.6K 46
BÀI GIẢNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC Người biên soạn: PGS.TS Lê Văn An Huế, 08/2009 0 TS. LÊ VĂN AN BÀI GIẢNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC (Dùng cho lớp Dự án NUFFIC) NĂM 2008 1 Bài 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ CÂY THỨC ĂN GIA SÚC I. Những khái niệm về cây thức ăn gia súc Cây thức ăn gia súc, còn gọi là cây thức ăn xanh là nguồn thức ăn quan trọng nhất cho nghề chăn nuôi gia súc có sừng, đặc biệt là chăn nuôi trâu bò. Cỏ không những là nguồn thức ăn cung cấp cho gia súc với chất lượng tốt, rẻ tiền, phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái khác nhau ở nhiều vùng khác nhau, mà cỏ còn có tác dụng khác như bảo vệ đất, chống xói mòn, làm phân xanh, đồng cỏ còn là nơi cung cấp một số vật liệu thiết yếu cho con người trong sinh hoạt như tranh lợp nhà, cỏ trồng ở các công viên, sân bóng đá, một số còn sử dụng để làm thuốc. Shantz (1954) dự đoán rằng diện tích trồng cỏ trên thế giới khoảng 46 triệu km 2 , chiếm 24% diện tích thực vật trên trái đất. Hầu hết nằm trong khoảng 55 0 Bắc đến 40 0 Nam, vùng nhiệt đới trong khoảng 28 0 Bắc đến 30 0 Nam (Thomas 1978). Đồng cỏ nhiệt đới chiếm khoảng 4,5 triệu hec ta là đất dùng để chăn thả (L’t Mannetje 1978). Với những điều kiện tự nhiên và biện pháp trong sử dụng mà thành phần thảm thực vật và các cây lớn ở trên đồng cỏ nhiệt đới đang mất dần làm cho tính sa mạc hóa ngày càng tăng. Hiện nay chưa có một định nghĩa thỏa đáng cho danh từ đồng cỏ. Tùy theo mỗi vùng khác nhau với những điều kiện tự nhiên khác nhau mà xác định danh từ đồng cỏ. Ở một số nước cho rằng đồng cỏ là vùng đất rộng lớn, không dùng cho việc trồng trọt mà chỉ dùng cho việc sinh trưởng, phát triển của những cây cỏ để làm thức ăn cho gia súc. Ở một số nước khác đồng cỏ là những vùng đất không có cây to, không dùng để trồng trọt mà dùng cho việc chăn nuôi gia súc,… Như vậy tùy theo tình hình phát triển trong chăn nuôi gia súc cũng như tiềm năng về diện tích đất đai mà khái niệm đồng cỏ là một vùng đất rộng lớn ở đó có những quần thể thực vật sinh sống dùng để làm thức ăn cho gia súc. Với những vùng diện tích rộng lớn ở vùng núi và ở đồng bằng dùng cho chăn thả gia súc một cách tự nhiên thì gọi là bãi chăn, những vùng đồng cỏ có sự quan tâm của con người về mặt chăm sóc, sử dụng gọi là đồng cỏ. Ở Việt Nam theo Giáo sư Trịnh Văn Thịnh (1974) đề nghị danh từ đồng cỏ để chỉ những diện tích đồng cỏ có sự tác động của con người vào việc phát triển cây cỏ để làm thức ăn cho gia súc (vĩnh viễn hay tạm thời); còn những vùng đồng cỏ tự nhiên thì được gọi là bãi chăn. Đồng cỏ tạm thời là những vùng đông cỏ có thời hạn sử dụng ngắn, thường từ 2 đến 3 năm sau đó chuyển qua trồng cây khác. Đồng cỏ vĩnh viễn là đồng cỏ có thời hạn sử dụng dài. Mục đích chính của việc sản xuất ở vùng này là dùng cho việc cung cấp thức ăn cho gia súc. II. Phân loại đồng cỏ 2 Căn cứ theo nguồn gốc Đồng cỏ tự nhiên là nhũng vùng đồng cỏ mà thành phần thảm thực vật ở đó chủ yếu là cây cỏ được sinh trưởng một cách tự nhiên. Hầu hết diện tích đồng cỏ này được sử dụng vào mục đích chăn thả gia súc. Thông thường năng suất và giá trị dinh dưỡng của đồng cỏ thấp do đồng cỏ bị chăn thả không hợp lý và thành phần thảm thực vật không cân đối, chủ yếu là cỏ hòa thảo và những cây có thể tồn tại được trong những điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Đồng cỏ nhân tạo có thể cung cấp lượng cỏ với số lượng nhiều và chất lượng cao hơn, nhất là những vùng đồng bằng cỏ nhân tạo được trồng hỗn hợp giữa cỏ hòa thảo và bộ đậu. Do có sự chăm sóc và quản lý trong chăn thả và thu hoạch, vì vậy đồng cỏ nhân tạo thường ổn định hơn về năng suất. Vùng nhiệt đới do có sự khác biệt giữa hai mùa nên thường làm cho sự sinh trưởng của cây cỏ cũng thay đổi. Hiện nay, điều hạn chế nhất cho việc phát triển các đồng cỏ nhân tạo đó là chi phí ban đầu lớn, nhất là chi phí cho chế độ tưới tiêu và cải tạo thảm thực vật. Theo vùng địa lý Đồng cỏ được chia làm 2 vùng rõ rệt: - Vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 23 0 27’ Bắc – Nam. Đặc điểm chủ yếu của vùng đồng cỏ này là phong phú về thành phần thảm thực vật, trong đó chủ yếu là loài cỏ thuộc họ hòa thảo. Đất đồng cỏ nhiệt đới thường nghèo dinh dưỡng, đất chua. Với đặc điểm này đã hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn Rhizobium, một loại cộng sinh ở rễ cây họ đậu. Vùng nhiệt đới còn nhận một lượng năng lượng từ ánh sáng mặt trời làm cho quá trình bay hơi nước nhanh, đồng cỏ thường thiếu nước trong mùa khô cho cả cây cỏ và gia súc. Sự biến đổi về điều kiện tự nhiên khác biệt nhau giữa các mùa đã làm cho năng suất cây cỏ thường không ổn định trong năm. - Vùng ôn đới nằm trong 23 0 27’ đến 66 0 33’ Bắc – Nam. Đồng cỏ ở vùng này có năng suất cao và giá trị dinh dưỡng tốt hơn, cây cỏ mềm hơn và gia súc thích ăn hơn so với ở nhiệt đới. Tuy nhiên đồng cỏ ôn đới cũng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong những tháng mùa đông, vào thời gian này hầu hết gia súc được nhốt tại chuồng và cho ăn thức ăn dự trữ. Vùng nhiệt đới chiếm 1/4 diện tích đất đai và 2/5 diện tích bề mặt của quả đất. Vùng nhiệt đới nhận 1/2 lượng mưa và chiếm 1/3 dân số thế giới (Crowder & Chheda, 1982). Khoảng 1/2 diện tích đồng cỏ chăn thả nằm ở vùng nhiệt đới bao gồm nhiều loại địa hình và điều kiện khí hậu khác nhau. Khoảng 1/3 số lượng đàn gia súc nằm ở vùng sinh thái nhiệt đới. Khoảng 1/3 sản lượng thịt bò và 1/6 sản lượng sữa trên thế giới được sản xuất ở vùng này. Theo năm sử dụng 3 Đồng cỏ thường có hai loại hình đồng cỏ; loại hình đồng cỏ sử dụng lâu dài và loại hình sử dụng có thời hạn. Những vùng đồng cỏ thời gian sử dụng ngắn thường là những vùng diện tích đất canh tác không dùng cho việc sản xuất cỏ mà được sử dụng cho mục đích canh tác khác. Trong thời gian đầu để cải tạo đất người ta thường trồng một số loại cây thức ăn cho gia súc vừa có tác dụng cải tạo đất vừa dùng để chăn nuôi gia súc, hoặc một số vùng có thể vừa xen kẽ việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp hay cây lương thực vừa xen kẽ chăn thả gia súc. Đồng cỏ sử dụng lâu dài là đồng cỏ được quy hoạch cho việc chăn thả gia súc hay cho mục đích sản xuất cây thức ăn cho gia súc trong thời gian dài. Tùy theo mức độ thâm canh trong chăn nuôi mà những vùng đồng cỏ này được thâm canh đầu tư hay dựa vào điều kiện tự nhiên. Theo độ dốc Đồng cỏ có thể chia ra làm nhiều loại. Đồng cỏ bằng phẳng thông thường tập trung ở những vùng mà độ dốc không vượt quá 8 0 . Thông thường loại hình đồng cỏ này tập trung ở vùng đồng bằng, ven sông suối. Loại hình đồng cỏ dốc theo kiểu đồi bát úp (độ dốc trong khoảng 8 – 15 0 ). Loại hình đồng cỏ này tập trung chủ yếu ở vùng trung du và rất phổ biến hiện nay trong các đồng cỏ chăn thả ở Việt Nam và nhiều nước nhiệt đới khác. Thông thường vùng đất này rất khó khăn trong việc thủy lợi và cung cấp nước cho cây trồng. Việc trồng trọt không tiến hành được và hầu hết diện tích dùng để cho cỏ mọc phục vụ cho chăn nuôi. Loại hình đồng cỏ khác tập trung ở núi cao có độ dốc cao hơn 15 0 , việc chăn nuôi gia súc ở loại hình đồng cỏ này chỉ có thể áp dụng cho chăn nuôi dê, bò địa phương. III. Tình hình và lịch sử phát triển đồng cỏ và cây thức ăn gia súc 1. Sơ lược lịch sử khoa học và lĩnh vực nghiên cứu đồng cỏ Trên thế giới môn khoa học này đã phát triển từ lâu đời. Năm 1613 R. Weston đưa cây họ đậu vào để cải tiến đồng cỏ, nhưng mãi đến năm 1938 Lawes và Gilbert mới phát hiện ra tác dụng của việc cải tiến này là nhờ đậu đã tăng N cho đất. Năm 1887 M. Ward chứng minh nốt sần ở rễ chỉ tạo ra khi có vi khuẩn và một năm sau 1888 Beijerinck phân lập được vi khuẩn này và đặt tên là Rhizobium. Tuy từ 1816 Sinclair đã tính năng suất cây thức ăn trên luống nhưng nói chung thì tài liệu thế kỷ 19 ít cho ý kiến về vấn đề này (Davies, 1959). Fream (1888) và Carruthers (1890) đã đi sâu và nghiên cứu tính năng suất đồng cỏ. Sau công trình nghiên cứu của Staphedon (1933) việc nghiên cứu đồng cỏ có bước tiến rất quan trọng. Davies và cộng sự (1933) đã đưa ra phương pháp phân loại cỏ theo % trọng lượng, % diện tích và % cây hay khóm cây. Levy và Madden (1933) đề xuất phương pháp dùng khung vuông ngay tại ruộng để tính thành phần thực vật. 4 Fagan và Jones (1924); Woodmam (1928) v.v đã chú ý tới thành phần hóa học và coi đạm là một chỉ tiêu quan trọng. Sau này Lancaster (1949); Raymond (1954); Mimson (1959) v.v đánh giá khả năng tiêu hóa để xác định phẩm chất cỏ. Hướng nghiên cứu chuyển biến lớn khi các nhà khoa học biết đánh giá đồng cỏ qua sản phẩm gia súc thu được, nói chung trước năm 1950 ít có tài liệu nghiên cứu về năng suất gia súc nhai lại trên đồng cỏ. Hiện nay chỉ tiêu sữa và thành phần sữa đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu đồng cỏ. Lai tạo giống là một trong các chủ đề quan trọng đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu. G. Burton (Mỹ) đã lai tạo thành công các giống cỏ có giá trị như chủng CV. Coastal (1943), Midland (1950), Suwannee (1962) và đặc biệt là Coastcross (1967). Việc nghiên cứu sử dụng đồng cỏ đã được chú ý, những khái niệm cơ bản về chế độ chăn thả gia súc lần lượt đã được ra đời. Chế độ chăn thả luân phiên đã mang lại hiệu quả lớn trong việc làm tăng năng suất chăn nuôi. Nhà bác học A. Voisin người Pháp đã có nhiều đóng góp cho ngành khoa học nghiên cứu đồng cỏ. Các hội nghị quốc tế về đồng cỏ cũng thường được tổ chức theo định kỳ. Trước đây một phần lớn các công trình nghiên cứu về thức ăn gia súc đề cập tới khẩu phần thức ăn, nhất là việc sử dụng thức ăn tinh. Trong vòng mấy chục năm lại đây người ta đã chú ý đến nguồn thức ăn rất phong phú đó là: Đồng cỏ. Lĩnh vực nghiên cứu của môn khoa học này rất phức tạp và rất rộng, vì nó bao gồm kết hợp cả hai đối tượng sống đó là cây cỏ và con gia súc, bắt đầu từ sự nảy mầm của hạt đến quá trình đồng hóa của gia súc để tạo nên sản phẩm cuối cùng, Davies (1959) đã khẳng định việc xác định thành phần hóa học của cây cỏ chỉ là nghiên cứu cơ học mà thôi, những nghiên cứu này có giá trị so sánh các loài cỏ với nhau nhưng không giải đáp được thỏa đáng giá trị thức ăn gia súc của loài cỏ. Những nghiên cứu trên gia súc để đánh giá cây thức ăn qua năng suất và sản phẩm thu được là rất quan trọng. Khoa học nghiên cứu đồng cỏ có liên quan mật thiết với nhiều môn khoa học khác như: Thức ăn và dinh dưỡng gia súc; sinh lý động vật; sinh hóa động vật; ký sinh trùng,… trong Chăn nuôi thú y; sinh lý thực vật; sinh hóa động vật; sinh thái, nông hóa thổ nhưỡng; cơ khí công nghiệp, bảo vệ môi trường,… Hướng nghiên cứu ngày càng đi vào chiều sâu. Một số nghiên cứu gẩn đây cho rằng đặt chăn nuôi trong một hệ thống hợp lý có tính liên quan đến nhiều chuyên nghành khoa học khác. Khai thác nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương được chú trọng trong xu hướng phát triển chăn nuôi bền vững. Phát triển ngày càng gắn liền với bảo vệ tài nguyên môi trường. Thuốc trừ sâu hóa học và các chất hóa học cũng ngày càng hạn chế trong sử dụng. Một số nước có nền kinh tế phát triển các sản phẩm phi hóa học đang khuyến khích sản xuất và bán được giá cả cao. 2. Tình hình phát triển đồng cỏ 5 Để đẩy mạnh chăn nuôi thì một trong những vấn đề cần giải quyết đó là thức ăn. Có hai hệ thống nuôi dinh dưỡng chính: Dựa vào thức ăn tinh là chính (trên 40% nhu cầu dinh dưỡng thõa mãn thức ăn tinh); Dựa vào thức ăn thô là chính (trên 60% nhu cầu dinh dưỡng). Hệ thống dựa vào thức ăn thô là chính tập trung ở những nước có điều kiện phát triển đồng cỏ. Ở những nước này việc sử dụng đồng cỏ không chỉ để chăn thả mà còn cung cấp thức ăn xanh và dự trữ cho gia súc trong thời gian gia súc không chăn thả. Ở Úc, Newzerland sản phẩm chăn nuôi dựa vào đồng cỏ chiếm một vị trí quan trọng. Sau cuộc “cách mạng về thức ăn gia súc” các nước Tây Âu mà đặc biệt là ở Anh, Hà Lan đã tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, đồng cỏ ngày càng được chú ý và sử dụng đúng với vai trò của nó. Bảng 1.1. Diện tích đồng cỏ ở một số nước Diện tích (nghìn ha) Nước Canh tác (a) Đồng cỏ (b) Tỷ lệ (b/a) Tác giả Đan Mạch 2.710 543 20 Điền Văn Hưng Na Uy 849 476 56 “ Thụy Điển 3.293 1.315 40 “ Phần lan 2.717 1.338 49 “ Pháp - - 36 “ Anh - - 40,7 “ Hà Lan - - 60 Nguyễn Danh Kỷ Mỹ - - 59 “ Canađa - - 25 “ Úc - - 50 Đào Thế Tuấn Ở các nước nhiệt đới khả năng phát triển đồng cỏ cũng rất lớn nếu được sử dụng một cách hợp lý (Mcilroy, 1972). Nếu như ở nước ôn đới đồng cỏ được quan tâm từ lâu thì ở nhiệt đới nhận thức về vấn đề này còn mới. Người ta ước tính rằng ở nhiệt đới chỉ cần cải tiến cách chăn thả gia súc trên đồng cỏ là có thể tăng năng suất bò sữa lên 30% và trâu sữa 15%. Điều trên một phần giải thích tại sao các công trình nghiên cứu đồng cỏ nhiệt đới chưa hoàn chỉnh, mới chỉ giai đoạn ban đầu. Trong những năm gần đây chăn nuôi ở các nước nhiệt đới ngày càng phát triển, xu hướng nghiên cứu cải tiến đồng cỏ 6 cũng đã được chú ý đến. Một số nước trong vùng nhiệt đới bước đầu đã mang lại kết quả trong việc nghiên cứu phát triển đồng cỏ. Ở Việt Nam đã có nhiều chính sách và đầu tư thích đáng cho việc phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại cũng như nghiên cứu phát triển về đồng cỏ. Từ những năm 1960 chúng ta đã bắt đầu xây dụng các nông trường chăn nuôi bò sữa và xây dựng hệ thống đồng cỏ. Nhiều giống cỏ trồng đã được nhập nội và trồng ở nhiều nơi trong nước. Với chương trình nâng cấp giống đàn bò địa phương, với việc đầu tư xây dựng một số trung tâm sản xuất sữa ở một số tỉnh và Thành phố, với nhu cầu giải quyết nguồn thức ăn hiện nay trong chăn nuôi đã bước đầu tạo tiền đề cho những hoạt động nghiên cứu phát triển đồng cỏ. IV. Giá trị nông nghiệp của cây thức ăn gia súc 1. Làm thức ăn gia súc. Gia súc có khả năng sử dụng cỏ làm thức ăn. Sử dụng cỏ làm thức ăn cho các loài nhai lại là tận dụng một cách hợp lý khả năng tiêu hóa của chúng. Ngay cả lợn và gia cầm trong khẩu phần ăn cũng cần đến một lượng cỏ nhất định giúp cho việc tiêu hóa được tốt hơn. Gia súc và gia cầm cũng có khả năng tiêu hóa xơ. Bảng 1.2. Tỷ lệ tiêu hóa xơ ở một số loài gia súc (Alberta và cộng sự, 1972) Loài Nơi tiêu hóa % tiêu hóa của xơ Nhai lại Ngựa Lợn Thỏ Chuột Chó Gia cầm Dạ dày Đại tràng “ “ “ “ “ 50 – 90 13 – 40 3 – 25 65 – 78 34 – 46 10 – 30 20 – 30 Khả năng phát triển đồng cỏ ở các nước nhiệt đới: Ở các nước nhiệt đới khí hậu tạo điều kiện cho cây cỏ phát triển. Nếu như ở ôn đới ẩm mỗi năm thu hoạch được 11,000kg vật chất khô/ha thì ở nhiệt đới lượng vật chất khô thu được 2 lần: 22,400kg/ha (Mcilroy, 1972). Những thảm cỏ tự nhiên nếu được cải tạo và chăm sóc thích hợp có thể sử dụng tốt để giải quyết thức ăn xanh cho trâu bò. Ở nước ta bãi cỏ tự nhiên phân bố hầu khắp các vùng, đặc biệt là vùng trung du và miền núi, diện tích đồng cỏ có khả năng khai thác còn nhiều. Tuy nhiên cần hiểu rằng với 7 điều kiện nhiệt đới và sự khác biệt giữa 2 mùa làm cho cây cỏ tự nhiên có giá trị dinh dưỡng cao và gia súc thích ăn thường bị giảm dần. Xu hướng cây cỏ dại và cây quán mộc phát triển ngày càng nhiều. Một số diện tích đồng cỏ hiện nay ở một số nơi bị thu hẹp lại do việc trồng rừng. Với những rừng bạch đàn làm cho đất đai trở nên khô và thành phần thảm thực vật trở nên nghèo hơn. Hiện nay ở các nước nhiệt đới vấn đề quản lý đồng cỏ trong chăn thả và sử dụng sẽ mang lại hiệu quả trong việc khai thác đồng cỏ. Đồng cỏ là nguồn thức ăn rẻ tiền. Đồng cỏ là nơi sản xuất thức ăn rẻ tiền góp phần làm giảm giá thành trong sản xuất. Năng suất cỏ cao và chi phí ít hơn so với việc sản xuất các loại thức ăn khác. Bảng 1.3. Chi phí và sản phẩm thu được của cỏ so với các cây thức ăn gia súc khác Loại cây Năng suất (tạ/ha) Đơn vị thức ăn (tạ/ha) Chi phí công/1 đơn vị thức ăn Cây hạt cốc Khoai tây Củ cải đường Cây Ngô Cỏ trồng 30 250 300 500 600 35.0 71.1 97.7 90.0 100.0 0.9 2.4 3.9 0.6 0.2 Theo Mcolroy (1972) cỏ chăn thả là nguồn thức ăn rẻ tiền nhất. Đặc biệt cỏ khi được phơi khô hay ủ xanh thì giá trị làm thức ăn lớn hơn nhiều so với những cây khác. Cỏ trồng có giá trị dinh dưỡng cao và toàn diện Cỏ trồng có giá trị dinh dưỡng cao đảm bảo nhu cầu phần lớn protein, cacbonhydrat, khoáng, mỡ, carotene, vi lượng,… nếu được chăm sóc và sử dụng đúng. Bảng 1.4. Giá trị dinh dưỡng của một số loài cỏ (%) Loài cỏ Nước Protein Mỡ Cacbon -hydrat Xơ Tro Bermuda 50 ngày Coastcross 40 ngày Pangola 45 ngày Lông Para 45 ngày 61,06 75,33 74,75 61,50 2,92 12,85 2,25 2,66 0,57 2,80 0,56 0,74 19,08 - 11,72 20,35 14,54 25,50 8,93 14,77 1,83 9,00 1,80 2,98 8 Guine 45 ngày Ngô non Cỏ Mộc châu Guatemala Sudan Voi Kudzu nhiệt đới Stylo Glycin Cỏ tự nhiên 66,27 79,30 62,00 80,95 72,40 78,10 69,40 89,33 78,75 74,90 1,89 1,80 0,95 1,75 3,30 1,40 5,50 13,60 16-18,0 3,80 0,65 0,50 0,68 2,40 0,60 0,30 1,00 1,90 2,00 0,80 15,63 12,20 - - 11,20 8,90 13,60 33,78 33,00 11,50 12,12 5,00 3,40 4,50 5,60 9,00 8,30 26,13 - 6,50 3,44 1,20 - - 1,90 2,60 2,20 7,39 1,50 2,50 Cỏ hòa thảo quan trọng không những vì nó phân bố rộng rãi chiếm một tỉ lệ lớn trong đồng cỏ mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là cung cấp nguồn cacbonhydrat. Cây họ đậu tuy chiếm một tỉ lệ ít hơn so với cỏ hòa thảo nhưng có vai trò quan trọng vì giá trị dinh dưỡng cao, nhất là lượng protein và các khoáng thích hợp. Ở bãi cỏ tự nhiên với điều kiện thổ nhưỡng tốt thì 1kg cỏ tươi cung cấp được 16g protein, 32g lipit, 8kg cỏ tươi ở loại này tương đương với 1 đơn vị thức ăn (Trịnh Văn Thịnh, 1974). Những hạn chế của cỏ nhiệt đới: 1) Về thành phần hóa học - Tỷ lệ nước của cỏ ôn đới cao hơn cỏ nhiệt đới, cỏ nhiệt đới khô và cứng - Lượng protein thô: protein là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng của cỏ. Lượng protein của cỏ nhiệt đới thấp hơn cỏ ôn đới (Franck, 1957); Moir, 1965 và Mcilroy, 1972). Ở cỏ nhiệt đới trong khoảng 14-16% sau đó giảm nhanh xuống chỉ còn 3% (McDowell, 1972) trong khi đó cỏ ôn đới 22% và thay đổi trong khoảng 16-28%. - Xơ: Tỷ lệ xơ ở cỏ nhiệt đới cao hơn nhiều so với cỏ ôn đới. Theo Mcillroy lượng xơ trung bình của cỏ ôn đới là 17% biến động trong khoảng 14-19%, trong khi đó cỏ nhiệt đới 31% và biến động trong khoảng 22-40%. Xơ gồm 3 thành phần là: Xelluloz, hemixelluloz và lignin, trong đó hemixelluloz có độ tiêu hóa cao hơn cả rồi đến xelluloz, còn lignin hầu như không tiêu hóa. Ở cỏ nhiệt đới khi nhiệt độ môi trường càng tăng thì quá trình lignin hóa xẩy ra càng nhanh, làm giảm lượng hydratcacbon. - Khoáng: Ở nhiệt đới nếu gia súc chỉ gặm cỏ trên đồng cỏ thì sẽ có hiện tượng thiếu khoáng. Đất nhiệt đới nghèo phốt pho và chỉ đáp ứng được nhu cầu của gia súc 1/7-1/10. Mặt khác Ca ở đất nhiệt đới cũng thiếu. Ngoài ra một số nguyên tố khoáng khác rất cần thiết cho gia súc thường thiếu và không cân đối ở cỏ nhiệt đới. [...]... hiện Đối với gia súc nhai lạ i trưởng thành nhờ khả năng tổng hợp một số vita min nên chỉ cần chú ý đến vita min A, D và E Theo McDowell chỉ có vita min A là thiếu còn vita min D, E thì không thiế u 2) Lượng cỏ ăn tự do: - Lượng cỏ ăn tự do là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng thức ăn Nói chung thức ăn tiêu hóa càng nha nh thì khả năng ăn được càng nhiều Cỏ ôn đới lượng ăn được của gia súc nhiề u hơn... nhanh và thời gia n phát dục chậ m Những loài cỏ đặc trưng để trồng chăn thả như Bermuda, Pango la, Guinê, cỏ gà, Brachiaria, … những cỏ này cũng tốt cho việc thu cắt làm cỏ khô Cỏ voi, ngô, cao lương… thíc h hợp để thu cắt bổ sung thức ăn xanh hay làm thức ăn ủ Các loại đậu có dinh dưỡng cao thích hợp cho việc làm thức ăn bổ sung ha y là m cỏ khô, bột cỏ Bài 3 M ỘT SỐ CÂY THỨC ĂN GIA SÚC – CỎ HÒA THẢO... dưỡng trong chăn nuô i thì việc nghiên cứu cây cỏ là m thức ăn cho gia súc cũng rất quan trọng Trong những nă m gần đây người ta đã chú trọng nhiều đến việc tạo ra các giống cỏ có năng suất cao, thíc h nghi trong nhiề u điề u kiệ n, nhiều vùng sinh thái khác nhau Một số cây cỏ đã trở nên rất quan trọng gắn liền với việc phát triển chăn nuôi Ở Việt na m việc nghiê n cứu cây làm thức ăn gia súc đã được... phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng dự trữ và khả năng chịu đựng sự dẫ m đạp Mặt khác để đả m bảo khẩu phần cân bằng và tận dụng khả năng giữ đạm của cây đậu trên đồng cỏ chăn thả cần có khả năng trồng kết hợp để tăng năng suất và giá trị dinh dưỡng e Khả năng chịu đựng sự thu hoạch Cỏ để chăn thả phải cỏ khả năng chịu đựng sự dẫm đạp liên tục của gia súc Khả năng chịu đựng này phụ thuộc vào tập quán sinh... cho việc chăn thả, cỏ cao thành khó m thích hợp cho việc thu cắt Cỏ có khả năng sinh sản vô tính càng tốt cho sự dẫ m đạp của gia súc Điều hạ n chế lớn nhất đối với cây đậu là khả năng chịu đựng thu hoạch ké m đặc biệt là chăn thả, khi thu hoạch cắt cây đậu thường bị rụng lá f Năng suất 18 Năng suất là một chỉ tiê u yêu cầu đối với việc chọn lựa cây cỏ Muốn có năng suất cao cỏ phải có thời gia n tái... những vùng đất mới khai phá ban đầu thường đem sử dụng trồng cỏ đặc biệt là cây bộ đậu để cải tạo đất Trong kỹ thuật canh tác cỏ còn tha m gia vào luân canh cây trồng để vừa tận dụng đất sản xuất thức ăn vừa là m cân đối chất dinh dưỡng trong đất Bài 2 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÂY THỨC ĂN GIA SÚC 9 Trong nghiên cứu đồng cỏ cây cỏ phải là vấn đề đầu tiên được đề cập tới, trong đó đặc điể m sinh trưởng... mới còn lạ i - Do sự chọn lọc khi gặm cỏ nên những loại cỏ và những phần cây cỏ mà gia súc ăn là những phần có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với khi cắt - Khi chăn thả gia súc dẫm đạp lên cỏ và đất và bài tiết ra đồng cỏ Lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trên đồng cỏ có giá trị làm phân bón cho cây cỏ Những cũng chính sự bài tiết này mà có thể có tới 15% diện tích đồng cỏ không được sử dụng... xét đến một số hình thức sinh trưởng chính liên quan đến việc làm thức ăn cho gia súc (*) Tham khảo: Theo L.V Crơder & H.R Chheda (1982) cỏ có 5 giai đoạn sinh trưởng được xác định như sau: 1- Gia i đoạn hình thành cây non: từ khi nả y mầ m cho đến khi ra chồi hay nhánh 2- Giai đoạn thiết lập: là gia i đoạn chuyển tiếp từ khi hình thành mầ m cho đến khi hình thành lá và rễ thứ cấp 3- Gia i đoạn sinh trưởng... Dương 3 Giá trị thức ăn và so sánh Bộ Hòa thảo rất quan trọng vì phần lớn cây cỏ là m thức ăn gia súc thuộc bộ này, 40 trong số 10.000 loài được sử dụng rất nhiều trong trên đồng cỏ, không những có tỷ lệ cao mà phân bố cũng rộng rãi, có giá trị thức ăn cao và toàn diện đặc biệt là lượng hydratcacbon, đồng thời các chất có tỷ lệ cân bằng Việc sử dụng trong chăn nuôi rộng rãi hơn vì có khả năng chịu đựng... hưởng của gia súc và thu hoạch bằng má y tới năng suất cỏ trên bãi nhưng hình như năng suất cỏ thường cao hơn khi cỏ được thu cắt 2 Những nhân tố quyết định hướng sử dụng Những yêu cầu đối với cỏ sử dụng là m thức ăn gia súc: a Cỏ phải có khả năng tái sinh - Các tế bào sinh trưởng phải tập trung phần lớn ở các gốc, lá nơi khi thu hoạch ít bị ảnh hưởng tới - Cần sinh trưởng liên tục với khả năng chịu . 1 Bài 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ CÂY THỨC ĂN GIA SÚC I. Những khái niệm về cây thức ăn gia súc Cây thức ăn gia súc, còn gọi là cây thức ăn xanh là nguồn thức ăn quan trọng nhất cho nghề chăn nuôi. BÀI GIẢNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC Người biên soạn: PGS.TS Lê Văn An Huế, 08/2009 0 TS. LÊ VĂN AN BÀI GIẢNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC. nguồn thức ăn hiện nay trong chăn nuôi đã bước đầu tạo tiền đề cho những hoạt động nghiên cứu phát triển đồng cỏ. IV. Giá trị nông nghiệp của cây thức ăn gia súc 1. Làm thức ăn gia súc. Gia súc

Ngày đăng: 08/08/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan