Bài tập nhóm: PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ pps

34 1.7K 25
Bài tập nhóm: PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GVHD: Th.s Phạm Lê Hồng Nhung Bài tập nhóm nghiên cứu Marketing TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH o0o Bài tập nhóm PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ Giảng viên h ướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.s Phạm Lê Hồng Nhung Trương Ngọc Thanh Lan 4084876 Nguyễn Ngọc Thư 4084913 Đoàn Hồng ngọc 3052287 Lê Thị Kim Anh 4061468 1 GVHD: Th.s Phạm Lê Hồng Nhung Bài tập nhóm nghiên cứu Marketing Mục Lục CHƯƠNG I 2 GVHD: Th.s Phạm Lê Hồng Nhung Bài tập nhóm nghiên cứu Marketing 1. Lý do chọn đề tài Cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng năng động, nhiều sức ép và cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên phải trang bị nhiều kĩ năng để thích ứng. Ngày nay trình độ học vấn và các bằng cấp không phải là yếu tố chính để đánh giá năng lực của một người. Nhưng đa phần các bạn sinh viên chỉ chú trọng đến phần kĩ năng cứng này. Có những sinh viên học rất tốt các môn trong trường đại học nhưng khi làm việc lại gặp rất nhiều khó khăn. Trong hàng trăm sinh viên chỉ có số ít người đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Thực tế cho thấy, khoảng 80% nhà quản lý và nhà tuyển dụng than phiền nhân viên trẻ quá yếu, lơ ngơ, không đáp ứng được yêu cầu công việc dù có bằng cấp rất tốt. Chẳng hạn, Intel đã từng thất vọng khi chỉ chọn được 40 trong số 2.000 nhân viên cần tuyển dụng cho dự án đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, sinh viên ngành CNTT loại khá, giỏi vẫn ra trường hàng năm, các giải “Trí tuệ Việt Nam”,“Sao Khuê”,… vẫn được trao đều đặn, các cuộc thi Olympic toán học, vật lý , tin học, … quốc tế, sinh viên, học sinh Việt Nam vẫn đoạt giải cao. Nguyên nhân là do các bạn sinh viên đã bỏ quên một yếu tố rất quan trọng đó là những kĩ năng mềm. Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt nhưng có thể do chúng ta rèn luyện mà có như khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, vượt qua khủng hoảng, khả năng lãnh đạo, sáng tạo, đổi mới v.v… Chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột v.v… Đó là những bí quyết quyết định thành công bên cạnh kiến thức chuyên môn của các bạn. Và đặc biệt là đối với các bạn sinh viên kinh tế, kĩ năng mềm cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành đạt của các bạn sau này. Vậy những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến sự phát triển kĩ năng mềm của sinh viên? Chính vì lí do trên mà đề tài “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự nhận thức về phát triển kĩ năng mềm của sinh viên Khoa kinh tế Đại Học Cần Thơ” 3 GVHD: Th.s Phạm Lê Hồng Nhung Bài tập nhóm nghiên cứu Marketing được thực hiện và qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao kĩ năng mềm cho sinh viên hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự nhận thức về phát triển kĩ năng mềm của sinh viên khoa Kinh tế Đại Học Cần Thơ và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng mềm cho sinh viên. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng về kĩ năng mềm của sinh viên khoa kinh tế Đại Học Cần Thơ. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự nhận thức về phát triển kĩ năng mềm của sinh viên khoa kinh tế Đại Học Cần Thơ. - Một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng mềm cho sinh viên khoa kinh tế Đại Học Cần Thơ. Thiết kế nghiên cứu: Loại thiết kế: Nghiên cứu mô tả - thiết kế nghiên cứu đơn thành phần. Chọn mẫu nghiên cứu: a. Xác định tổng thể: Tất cả sinh viên đang học tại trường Đại học Cần Thơ. b. Cỡ mẫu: Cách xác định cỡ mẫu: • Độ biến động dữ liệu: V=p(1-p) • Độ tin cậy (α) • Tỉ lệ sai số (MOE) 4 GVHD: Th.s Phạm Lê Hồng Nhung Bài tập nhóm nghiên cứu Marketing Trong thực tế nhà nghiên cứu thường sử dụng độ tin cậy 95% ( hay α = 5% ⇒ Z α/2 = Z 2.5% = -1.96), và sai số cho phép là 10%, vậy với giá trị p=0,5 ta có cỡ mẫu n tối đa được xác định như sau: ( ) [ ] 2 2 2 1 α Z MOE pp n − = (với p=0.5) 96)96.1( )1.0( 25.0 2 2 ==⇒ n Thông thường để dễ dàng nghiên cứu, cỡ mẫu thường được chọn là 100 vì cỡ mẫu này thuộc mẫu lớn đảm bảo cho tính suy rộng nên chúng tôi chọn cỡ mẫu là 100 bạn sinh viên. c. Đơn vị mẫu: Sinh viên Đại Học Cần Thơ d. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phi xác suất – chọn mẫu thuận tiện. e. Thời gian lấy mẫu: Thời gian thu thập số liệu dự kiến giữa tháng 10/2010. 4. Phương pháp thu thập dữ liệu: Số liệu sơ cấp: thu thập qua phỏng vấn trực tiếp các bạn sinh viên thông qua bảng câu hỏi. 5. Phương pháp phân tích dữ liệu: Phương pháp phân tích: • Phân tích thống kê mô tả (Descriptive Statistics) • Phân tích bảng chéo (Crosstabulation) • Phân tích nhân tố (Factor Analysis) • Phân tích hồi qui tuyến tính đa bội Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để hổ trợ trong việc phân tích số liệu. 5 GVHD: Th.s Phạm Lê Hồng Nhung Bài tập nhóm nghiên cứu Marketing 7. Phạm vi nghiên cứu 7.1 Thời gian Thời gian thu thập số liệu và nghiên cứu dự kiến từ 08/2010 đến 10/2010. 7.2 Không gian Phạm vi nghiên cứu: trường Đại Học Cần Thơ. 8. Câu hỏi nghiên cứu - Có phải đa số các bạn sinh viên không quan tâm đến việc phát triển kĩ năng mềm hay không? - Những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến sự nhận thức phát triển kĩ năng mềm của sinh viên? - Các biện pháp nào sẽ được sử dụng để cải thiện kĩ năng mềm cho sinh viên? 9. Lược khảo tài liệu 9.1 Một số lý thuyết liên quan 9.1.1 Khái niệm về nhận thức Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tínhtích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn hay nhận thức cũng được hiểu là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. * Các giai đoạn của nhận thức: Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, 6 GVHD: Th.s Phạm Lê Hồng Nhung Bài tập nhóm nghiên cứu Marketing từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong, như sau: - Nhận thức cảm tính: (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau: Cảm giác, tri giác, biểu tượng. Giai đoạn này có các đặc điểm: phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức, phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật. Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính. Nhận thức lý tính :(hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. Khái niệm, Phán đoán, suy luận. Giai đoạn này cũng có hai đặc điểm: Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng, là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng. - Nhận thức trở về thực tiễn: ở đây tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói cách khác, thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Do đó, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới. Do đó, sự nhận thức ở giai đoạn này có chức năng định hướng thực tiễn. 9.1.2 Khái niệm về kĩ năng mềm-soft skills và tầm quan trọng của kĩ năng mềm. Ngày nay trình độ học vấn và các bằng cấp chưa đủ để quyết định trong việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Họ còn căn cứ vào yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong sử lý công việc và giao tiếp 7 GVHD: Th.s Phạm Lê Hồng Nhung Bài tập nhóm nghiên cứu Marketing của mỗi người lao động, các yếu tố này được người ta gọi là "Kỹ năng mềm" hay Soft skills.Vậy soft skills là những cái gì? Nó ngày càng phổ biến trong đời sống văn phòng. Soft skills là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc. "Soft skills" còn mô tả những đặc tính riêng về tính cách của người xin việc như sự duyên dáng trong giao tiếp, sự thân thiện và tinh thần lạc quan. "Soft skills" bổ trợ cho "hard skills", là những kỹ năng chính nhà tuyển dụng yêu cầu ở ứng viên. Những kỹ năng cứng (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này. “Soft skills” ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. 9.2 Các nghiên cứu đã thực hiện PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh (2008), "Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với phương pháp học tích cực”.Đề tài được xây dựng trên cơ sở một khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến được nghiên cứu chọn mẫu tại 6 trường là: Đại Học 8 GVHD: Th.s Phạm Lê Hồng Nhung Bài tập nhóm nghiên cứu Marketing Khoa Học Xã hội và Nhân Văn, Đại Học Khoa học Tự Nhiên TP Hồ Chí Minh, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Đại Học Y Hà Nội, Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân với số lượng mẫu là 300. Mục tiêu 1: phân tích hực trạng nhận thức – trạng thái xúc cảm – thực hành, nghiên cứu cho thấy chỉ số của mức độ nhận thức, mức độ thực hành và mức độ trạng thái xúc cảm học tập tích cực lần lượt là 95%, 62% và 55,5%.(). Bài nghiên cứu sử dụng các phân tích tương quan, phân tích phương sai 1 nhân tố (ANOVA) để cho ra kết quả. Mục tiêu 2: phân tích mối tương quan giữa nhận thức – trạng thái xúc cảm – thực hành, nghiên cứu bàn tới độ chênh giữa nhận thức và thực hành, nhận thức và trạng thái xúc cảm, thực hành và trạng thái. Mục tiêu 3: Các yếu tố quy định nhận thức và thực hành của sinh viên đối với phương pháp học tập tích cực, tác giả xây dựng các mô hình hồi quy tuyến tính để xác định các yếu tố quy định nhận thức, thực hành học tập tích cực và độ chênh giữa hai thành phần này. TS. Nguyễn Kim Dung (2009), “Nhận thức & thái độ của học sinh/ sinh viên về định hướng tương lai”. Nghiên cứu được thực hiện trên 2.000 học sinh THPT và Sinh viên tại 4 thành phố lớn bao gồm TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ. Trong hội thảo "Nhận thức và thái độ của học sinh, sinh viên (HS-SV) về định hướng tương lai" do Viện Nghiên cứu giáo dục - trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức. Tiến sĩ Nguyễn Kim Dung - Phó viện trưởng của viện người trực tiếp khảo sát nghiên cứu đề tài này cho biết: hơn 80% HSSV Việt Nam lạc quan và có nhiều ước mơ đẹp cho tương lai nhưng lại thiếu hẳn khả năng hoạch định tương lai, đặc biệt là kỹ năng mềm và thái độ dám dấn thân vào đời. Thay vào đó, 75,4% các em vẫn mong muốn tiếp tục học lên và 23,2% mong muốn đi du học như một cách để trang bị cho tương lai. Thực tế ấy đã ảnh hưởng không ít đến việc phát huy tiềm năng, định hướng nghề nghiệp và thực hiện ước mơ của các em. 9 GVHD: Th.s Phạm Lê Hồng Nhung Bài tập nhóm nghiên cứu Marketing 10. Mô hình nghiêm cứu 10 Thống kê mô tả Hồi qui tuyến tính. Giải Pháp Bộ Số Liệu Xác định thông tin chung sinh viên Thực trạng về kĩ năng mềm của sinh viên Nhân tố ảnh hưởng đến sự nhận thức về phát triển kĩ năng mềm của SV Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nhân thức của sinh viên H 0 : các sinh viên khác nhau sẽ nhận thức giống nhau. Kiểm định ANOVA or Kiểm định t Phân tích nhân tố [...]... nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đến việc phát triển kỹ năng mềm trong đó có hai nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến nhận thức của họ đó là: nhân tố môi trường hoạt động, học tập như ảnh hưởng của chương trình học tín chỉ, ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa, ảnh hưởng của các lớp đào tạo, và nhóm nhân tố xu hướng học tập như sự quan tâm đến kỹ năng cứng, sự phân bổ thời gian cho học tập Trong đó nhân tố về môi trường... việc phát triển kỹ năng mềm Kết quả kiểm định anova về sự khác biệt phân bổ thời gian cho kỹ năng mềm giữa sinh viên các năm cho thấy không có sự khác biệt về phân bổ thời gian giữa sinh viên theo năm 20 423 GVHD: Th.s Phạm Lê Hồng Nhung Bài tập nhóm nghiên cứu Marketing 8 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về kỹ năng mềm Nhận thức của sinh viên về phát triển kỹ năng mềm được... k không có ảnh hưởng đến nhận thức về phát triển kỹ năng mềm của sinh viên  Vậy ta có mô hình cụ thể như sau: Phân bổ thời gian cho phát triển kỹ năng mềm = 18,1 + 3,814 *F1 (Nhân tố môi trường) + ( -3,046) *F2(Xu hướng học tập) Giải thích mô hình: Qua mô hình hồi quy trên cho thấy nhân tố môi trường: F1 (Mức độ quan tâm đến kỹ năng mềm, Ảnh hưởng của chương trình học tín chỉ, Ảnh hưởng của hoạt động... việc phân bổ thời gian của sinh viên cho các hoạt động phát triển kỹ năng mềm Ta có các biến nhân tố ảnh hưởng như sau: X1: Mức độ quan tâm đến kỹ năng cứng X2: Mức độ quan tâm đến kỹ năng mềm X3: Phân bổ thời gian cho học tập X4: Phân bổ thời gian cho vui chơi giải trí X5: Ảnh hưởng của chương trình học tín chỉ X6: Ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa X7: Ảnh hưởng của các lớp đào tạo Bảng 11: Sự ảnh hưởng. .. nhất đến F1 là X5 (Ảnh hưởng của chương trình học tín chỉ) Đối với nhân tố F2 thì yếu tố X1 (Mức độ quan tâm đến kỹ năng cứng) tác động nhiều đến nhân tố F2, sau đó là yếu tố X3 (Phân bổ thời gian cho học tập) Còn nhân tố F3 chỉ có yếu tố X4 (Phân bổ thời gian cho vui chơi giải trí) là nhân tố ảnh hưởng đến F3  Chạy hàm hồi quy ba nhân tố trên với mức độ phân bổ thời gian cho việc phát triển kỹ năng mềm: ... cho việc phát triển kỹ năng mềm Giá trị P của trị F của mô hình rất nhỏ (< mức ý nghĩa)  mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể Ta có p của giá trị t của 2 biến F1 và F2= 0,000 rất nhỏ vậy nhân tố về môi trường và xu hướng học tập có ảnh hưởng đến nhận thức về phát triển kỹ năng mềm của sinh viên p của giá trị t của biến F3 = 0,47 > mức ý nghĩa, vậy nhân tố cá nhân k... quan của các nhân tố ảnh hưởng Nhân tố F1 X1: Mức độ quan tâm đến kỹ năng cứng X2: Mức độ quan tâm đến kỹ năng mềm F2 F3 0,791 0,663 Nhân tố F1 F2 X1:Quan tâm kỹ năng cứng 0,791 X2:Quan tâm kỹ năng mềm 0,663 X3: Phân bổ thời gian cho học tập 0,815 X4: Phân bổ thời gian cho vui chơi giải trí X5: Ảnh hưởng của chương trình học tín chỉ 0,572 X6: Ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa 0,711 X7: Ảnh hưởng của. .. hoạt động ngoại khóa, Ảnh hưởng của các lớp đào tạo) có tác động tỷ lệ thuận với việc phân bổ thời gian cho phát triển kỹ năng mềm và nhân tố xu hướng học tập F2(Mức độ quan tâm đến kỹ năng cứng, Phân bổ thời gian cho học tập) có tác động tỷ lệ nghịch với với việc phân bổ thời gian cho phát triển kỹ năng mềm Trong đó nhân tố về môi trường có tác động mạnh hơn nhân tố xu hướng học tập CHƯƠNG III KẾT LUẬN... trường có tác động mạnh hơn nhân tố xu hướng học tập 2 Giải pháp Mặc dù việc phát triển kỹ năng mềm của sinh viên là rất cần thiết nhưng đa phần sinh viên đều chưa tham gia các lớp đào tạo Ngoài ra các bạn sinh viên cho rằng các hoạt động ngoại khóa, hình thức dạy và học cũng ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng mềm Như vậy để nâng cao hiệu quả cho việc phát triển kỹ năng mềm nhóm chúng tôi có một số... nhiều hơn để sinh viên có thể hoàn thiện hơn kiến thức xã hội của mình TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ……………………………………… BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA VỀ KĨ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ 27 GVHD: Th.s Phạm Lê Hồng Nhung Bài tập nhóm nghiên cứu Marketing I PHẦN GIỚI THIỆU Xin chào các bạn, chúng tôi là sinh viên thuộc khoa Kinh tế - QTKD của trường Đại học Cần Thơ Chúng tôi . trạng về kĩ năng mềm của sinh viên khoa kinh tế Đại Học Cần Thơ. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự nhận thức về phát triển kĩ năng mềm của sinh viên khoa kinh tế Đại Học Cần Thơ. -. chung sinh viên Thực trạng về kĩ năng mềm của sinh viên Nhân tố ảnh hưởng đến sự nhận thức về phát triển kĩ năng mềm của SV Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nhân thức của sinh viên H 0. ảnh hưởng đến sự phát triển kĩ năng mềm của sinh viên? Chính vì lí do trên mà đề tài Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự nhận thức về phát triển kĩ năng mềm của sinh viên Khoa kinh tế Đại

Ngày đăng: 08/08/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan