xây dựng chương trình quảng cáo của công ty SEAMASTER 10

63 1K 0
xây dựng chương trình quảng cáo của công ty SEAMASTER 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI GIỚI THIỆU 1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu lý luận về quảng cáo, để áp dụng lý luận vào tình hình thực tế ở Công Ty để “Xây Dựng Chương Trình Quảng Cáo Sản Phẩm Sơn SEAMASTER Tại Công Ty TNHH Sơn Seamaster (VN)” 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ sản xuất kinh doanh sản phẩm sơn và công tác quảng cáo tại Công Ty. Phạm vi nghiên cứu là sản phẩm sơn, ngân sách, lịch trình, thông điệp, phương tiện quảng cáo 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp diễn dịch và phương pháp quy nạp, phương pháp thống kê, so sánh Trang 1 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢNG CÁO I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA QUẢNG CÁO 1. KHÁI NIỆM Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về quảng cáo, sau đây một số định nghĩa: ‘Theo Tiến sĩ Paul E. Adams, quảng cáo có nghĩa là yêu cầu khách hàng, mua hàng.’ 1 ‘Theo Philip Kotler thì quảng cáo là mọi hình thức trình bày gián tiếp và khuyếch trương ý tưởng, hàng hoá và dịch vụ được người bảo trợ nhất định trả tiền.’ 2 Quảng cáo là cách thức giới thiệu nhãn hiệu sản phẩm của mình cho mọi người biết. Quảng cáo là hình thức thông tin có tính chất phi cá nhân cho sản phẩm nhằm gợi mở và khuyến khích nhu cầu. Định nghĩa này đơn giản và có sự phân biệt rõ ràng. Đối với tổ chức hoặc Công Ty muốn giới thiệu những thông tin về công ty mình thì họ phải quảng cáo, để làm được điều đó thì phải chi tiền. Nếu phương tiện truyền thông không được trả tiền thì không được gọi là quảng cáo. Tất cả những quảng cáo đều nhằm cố gắng thuyết phục khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Mục đích của thông tin quảng cáo là làm cho khách hàng yêu thích nhãn hiệu và điều cuối cùng là họ sẽ tiêu dùng sản phẩm đó. Nếu ý tưởng quảng cáo thiếu thuyết phục thì sự truyền thông đó chỉ mang tính chất thông tin và điều đó sẽ không được xem là quảng cáo. « Qua các định nghĩa trên cho ta hiểu thế nào là quảng cáo, bây giờ ta cần phân biệt, giữa mục quảng cáo và chiến dịch quảng cáo. Mục quảng cáo đề cập đến một thông điệp cụ thể nhằm thuyết phục người xem. Còn chiến dịch quảng cáo là một chuỗi quảng cáo được kết hợp với nhau theo một chủ đề thống nhất. » 1 Http//www.marketingchienluoc.com 2 Quản trị marketing, Philip Kotler, Nhà xuất bản thống kê, Năm 2003 Trang 2 2. VAI TRÒ CỦA QUẢNG CÁO. Quảng cáo nó có một số vai trò sau: - Vai trò của quảng cáo là đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm - Quảng cáo có thể sử dụng để tạo ra một hình ảnh lâu bền cho một sản phẩm. - Quảng cáo là phương thức có hiệu quả để vươn tới nhiều người mua phân tán về địa lý với chi phí thấp cho một lần tiếp xúc - Quảng cáo kích thích sự mua sắm, kích thích nhu cầu, thu hút quyến rũ khách hàng. - Sự trung thành đi vớ một thương hiệu làm cho khách hàng tiếp tục mua sản phẩm, dịch vụ. - Quảng cáo có vai trò xác lập hoặc thay đổi hình tượng công ty trong công chúng. 3. CHỨC NĂNG CỦA QUẢNG CÁO Trong một số chức năng mà quảng cáo có thể thực hiện trong thị trường đó là: - “ Quảng cáo hướng vào doanh nghiệp có thể giúp xây dựng uy tín cho công ty và các sản phẩm. - Quảng cáo đặc biệt có hiệu quả trong việc tạo nên ý thức trong số những khách hàng tiềm năng. Nhân viên bán hàng nào tiếp xúc với một đối tượng chưa có ý thức về công ty hay sản phẩm của mình sẽ thấy công việc chào hàng của mình khó khăn hơn rất nhiều so với một đồng nghiệp đang xúc tiến từ một ý thức ban đầu của khách hàng tiềm năng. - Quảng cáo có thể giúp nhân viên bán hàng trong việc tiếp thị sản phẩm mới bằng cách chia sẻ một phần gánh nặng của việc giải thích những đặc điểm của sản phẩm và việc xây dựng hiểu biết về công ty. Trang 3 - Quảng cáo sử dụng phiếu trả lời có thể hé mở những ý tưởng cho lực lượng bán hàng.” 3 - Tạo ra sự biết đến: Các khách hàng tiềm năng chưa biết đến doanh nghiệp hay sản phẩm có thể từ chối không tiếp đại diện bán hàng. - Tạo sự biết đầy đủ: Nếu sản phẩm có những tính chất mới thì quảng cáo đảm nhận việc giải thích những tính chất đó một cách hiệu quả. - Nhắc nhở có hiệu quả: Nếu khách hàng tiềm năng biết về sản phẩm như chưa sẵn sàng mua thì quảng cáo nhắc nhở sẽ kinh tế hơn viếng thăm chào hàng - Hướng dẫn: những quảng cáo có phát những cuốn sách nhỏ và ghi số điện thoại của công là một phương thức hướng dẫn có hiệu quả đối với người đại diện bán hàng. - Chính thức hoá: các đại diện bán hàng có thể sử dụng những tờ quảng cáo về doanh nghiệp trong những tạp chí hàng đầu có thể lấy rời ra để chính thức hoá doanh nghiệp và sản phẩm của mình. - Cam đoan một lần nữa: Quảng cáo có thể nhắc nhở khách hàng về cách sử dụng sản phẩm và cam đoan một lần nữa về hàng hoá mà đã mua. - Quảng cáo làm giảm sự bất đồng sau khi mua. Khi kh ách II. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP Khi xây dựng chương trình quảng cáo các, các nhà quảng trị phải bắt đầu từ việc xác định khán thính giả mục tiêu và động cơ của người tiêu dùng. Sau đó phải thông qua năm quyết định quan trọng là: Xác định mục tiêu quảng cáo, quyết định ngân sách, quyết định thông điệp, quyết định phương tiện, đánh giá kết quả. 3 Bán hàng và quản trị bán hàng, Trang 4 1. XÁC ĐỊNH KHÁN THÍNH GIẢ TRỌNG ĐIỂM Xác định khán thính giả mục tiêu là khâu đầu tiên và quan trọng trong quá trình quảng bá sản phẩm thương hiệu. Khán thính giả có thể là những người mua tiềm ẩn đối với sản phẩm của Công Ty, người sử dụng hiện tại, người quyết định hay người ảnh hưởng kể cả công chúng vì họ có thể gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng cũng như gây ấn tượng đến thương hiệu. Nhận dạng khán thính giả mục tiêu đóng vai trò quan trọng trong các quyết định tiếp theo như thông tin những gì? Như thế nào? Khi nào? Ở đâu? Sau khi xác định được khán thính giả trọng điểm ta phải xác định được những phản ứng của khán thính giả. Tất nhiên phản ứng đáp lại là mua hàng và hài lòng. Nhưng hành vi mua hàng là kết quả cuối cùng của một quá trình rất dài để thông qua quyết định của người tiêu dùng người làm quảng cáo làm thế nào để khán giả mục tiêu lên giai đoạn sẵn sàng mua cao hơn. Người làm truyền thông có thể tìm kiếm ở công chúng phản ứng đáp lại về nhận thức, về tình cảm hay về hành vi. Nghĩa là người làm truyền thông có thể muốn khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng một điều gì đó thay đổi thái độ người tiêu dùng hay thúc đẩy người tiêu dùng đến chỗ hành động. Ở đây ta giả thuyết rằng người mua để tâm rất nhiều vào sản phẩm và nhận thức được sự khác biệt rất nhiều trong loại sản phẩm đó. Vì vậy ta sử dụng mô hình ‘thứ bậc của hiệu quả’ (Nhận thức, cảm nhận và hành vi) và ta mô tả sáu trạng thái mua của người mua. Đó là : Biết đến, hiểu biết, thích ưa thích, tin tưởng và mua. - Biết đến : Nếu hầu hết khán thính giả mục tiêu không biết đến sự vật đó, thì nhiệm vụ của quảng cáo là phải tạo ra sự biết đến sự vật đó, dù chỉ là biết đến thôi. Việc này có thể thực hiện bằng những thông điệp đơn giản và nhắc lại nhiều lần tên đó. Cho dù chỉ có thể làm như vậy cũng mất thời gian. - Hiểu biết : Nếu khán giả mục tiêu có thể biết đến doanh nghiệp, sản phẩm nhưng không hiểu biết nhiều. Khi đó người làm marketing chọn sự hiểu biết về sản phẩm làm mục tiêu hàng đầu của truyền thông. Trang 5 - Thích : Nếu khán giả mục tiêu hiểu biết về sản phẩm thì họ cảm thấy như thế nào về nó? Nếu khán thính giả không thích nó thì người truyền thông phải tìm hiểu vì sao. Sau đó triển khai một chiến dịch quảng cáo nhằm gợi lên cảm giác tốt đẹp. Nếu Quan điểm không ưng thuận từ vấn đề thực tế của doanh nghiệp, thì chỉ riêng chiến Dịch quảng cáo không khắc phục được nhược điểm đó. Trước hết doanh nghiệp phải Khắc phục vấn đề thực tế của mình rồi sau đó mới thông báo đối với khán giả mục tiêu. Quan hệ tốt với khán giả mục tiêu đòi hỏi phải đảm bảo lời nói đi đồi với việc làm. - Ưa thích : khán giả mục tiêu có thể thích sản phẩm, nhưng không ưa thích nó hơn các sản phẩm khác. Trong trường hợp này có thể khuyếch trương chất lượng, giá cả công dụng và những tính chất cứa sản phẩm. - Tin tưởng : khán giả mục tiêu có thể ưa thích một sản phẩm cụ thể nhưng không tin tưởng là sẽ mua nó. Công việc của người truyền thông là xây dựng niềm tin. - Mua hàng : Cuối cùng có một số người trong khán thính giả mục tiêu có thể tin Tưởng nhưng không hoàn toàn dứt khoát mua hàng. Họ có thể chờ đợi thêm thông tin hay có ý đồ muộn hơn. Người truyền thông phải dẫn dắt để người tiêu dùng đó thực hiện bước cuối cùng. Việc xác định những phản ứng đáp lại là mục tiêu rất quan trọng khi xây dựng một chương trình quảng cáo hiệu quả. 2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU QUẢNG CÁO Sau khi xác định khán thính giả mục tiêu, bước tiếp theo là xác định mục tiêu quảng cáo. Mục tiêu quảng cáo luôn luôn gắn liền với mục tiêu marketing và cuối cùng của mục tiêu quảng cáo là doanh thu cho sản phẩm- thương hiệu. Tuy nhiên tuỳ theo trường hợp cụ thể có mục tiêu quảng cáo khác nhau. Những mục tiêu này phải xuất phát từ các quyết định trước đó về thị trường mục tiêu, định vị trí trong thị trường và marketing-mix. Có thể sắp xếp mục tiêu quảng cáo thành các nhóm mục tiêu thông tin, thuyết phục, nhắc nhở. Trang 6 2.1. Mục Tiêu Thông Tin Quảng cáo thông tin được dùng trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm thì mục tiêu chủ yếu là tạo nên nhu cầu ban đầu. Gồm có một số mục quảng cáo thông tin chủ yếu sau : - Thông báo cho thị trường mục tiêu về một sản : Khi công ty tung ra một sản phẩm mới, một dịch vụ mới thì cần phải thống báo cho khách hàng, hay giải thích về nguyên tắc tắc hoạt động của sản phẩm. - Thông tin về giá cả : Khi công ty thay đổi giá cả, tăng giá hoặc hạ giá thì cần Phải thông báo cho khách hàng mục tiêu - Thông tin về công ty : Khi công chúng có một hình ảnh, ấn tượng không tất về công ty khi đó quảng cáo có vai trò uốn nắn những ấn tượng không đúng. Hay tạo dựng hình ảnh công ty trong công chúng mục tiêu. 2.2. Mục tiêu thuyết phục Quảng cáo thuyết phục trở nên quan trọng ở giai đoạn cạnh tranh, khi mục tiêu của doanh nghiệp là tạo nên nhu cầu có chọn lọc đối với nhãn hiệu cụ thể. Hầu hết các quảng cáo thuộc loại này. Sau đây là một số mục tiêu của quảng cáo thuyết phục. - Hình thành sự ưa thích nhãn hiệu - Khuyến khích chuyển sang nhãn hiệu của mình - Thay đổi nhận thức của người mua về các tính chất của sản phẩm - Thuyết phục người mua ngay 2.3. Mục tiêu nhắc nhở Quảng cáo nhắc nhở vô cùng quan trọng đối với những sản phẩm trong thời kỳ sung mãn của chu kỳ sống. Một hình thức gần đây với loại quảng cáo này là quảng cáo củng cố nhằm cam đoan với người mua hiện tại rằng họ đã lựa chọn đúng. Một số mục tiêu quảng cáo nhắc nhở sau : Trang 7 - Nhắc nhở người mua là sắp tới họ sẽ cần sản phẩm đó - Nhắc nhở người mua về địa điểm có thể mua sản phẩm đó - Nhắc nhở người mua về sự có mặt của sản phẩm trong thời kỳ trái mùa vụ - Duy trì sự biết đến sản phẩm ở mức độ cao Việc lựa chọn mục tiêu quảng cáo cần căn cứ vào kết quả phân tích kỹ lưỡng từ hình thức marketing hiện tại. Chẳng hạn, nếu một nhóm sản phẩm ở thời kỳ sung mãn và doanh nghiệp là người đang dẫn đầu thị trường, và nếu mức độ sử dụng nhãn hiệu thấp, thì mục tiêu thích hợp là phải kích thích sử dụng nhãn hiệu đó nhiều hơn. Mặt khác, nếu nhóm sản phẩm đó là mới và doanh nghiệp là người không phải dẫn đầu thị trường, nhưng nhãn hiệu của nó tốt hơn của người dẫn đầu, thì mục tiêu thích hợp là thuyết phục thị trường về tính ưu việt của sản phẩm đó. 3. QUYẾT ĐỊNH NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO Sau khi xác định được khán thính giả mục tiêu và mục tiêu quảng cáo, quyết định tiếp theo là quyết định về ngân sách. Có thể xác định ngân sách cho quảng cáo theo bốn phương pháp chủ yếu là: Ấn định tỷ lệ trên phần trăm doanh thu, căn cứ vào khả năng, cân bằng cận tranh, căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ. 3.1. Xác định ngân sách theo phương pháp phần trăm doanh thu Nhiều doanh nghiệp xác định chi phí cổ động của mình bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu (trong năm hay dự kiến) hay của giá bán. Phương pháp này có ưu điểm: Thứ nhất, có nghĩa là chi phí quảng cáo có thể thay đổi tuỳ theo khả năng của doanh nghiệp. Điều này thoả mãn được những người quản trị tài chính có quan điểm “chi phí phải gắn chặt với biến động mức tiêu thụ của doanh nghiệp trong chu kỳ kinh doanh”. Thứ hai, nó khuyến khích ban lãnh đạo nghĩ đến mối quan hệ giữa chi phí quảng cáo, giá bán và lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm. Thứ ba, nó khuyến khích ổn định cạnh tranh ở mức độ mà các doanh nghiệp chi cho quảng cáo một tỷ lệ phần trăm doanh thu của mình xấp xỉ ngang nhau. Trang 8 Mặc dù vậy nhưng phương pháp này có một nhược điểm. Nố dẫn đến chỗ xác định ngân sách căn cứ vào ngân quỹ hiện có chứ không phải theo những cơ hội thị trường. Nó không khuyến khích việc tiến hành quảng cáo không theo chu kỳ hay chi phí tiến công. Sự phụ thuộc ngân sách quảng cáo vào việc biến động của mức tiêu thụ hằng năm sẽ gây trở ngại cho việc lập kế hoạch dài hạn. Phường pháp này không tạo ra căn cứ logic để lựa chọn một tỷ lệ phần trăm cụ thể, ngoại trừ những gì đã làm được trong quá khứ hay những gì mà đối thủ cạnh tranh đang làm. Cuối cùng nó không khuyến khích xây dựng ngân sách quảng cáo trên cơ sở xác định xem mỗi sản phẩm và thị trường xứng đáng chi bao nhiêu. 3.2. Tuỳ thuộc vào khả năng của công ty Nhiều doanh nghiệp xác định ngân sách quảng cáo mà họ có thể dành cho hoạt động này. Phương pháp xác định ngân sách theo kiểu này hoàn toàn bỏ qua vai trò của quảng cáo như một khoản đầu tư và ảnh hưởng tức thời của quảng cáo đến khối lượng tiêu thụ. Nó dẫn đến ngân sách quảng cáo hàng năm không xác định, gây khó khăn cho lập kế hoạch quảng cáo dài hạn. 3.3. Theo mục tiêu và công việc Phương pháp này đòi hỏi những người làm marketing phải xây dựng ngân sách quảng cáo của mình trên cơ sở xác định mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu rồi ước tính chi phí để thực hiện nhiệm vụ đó. Tổng các chi phí này là ngân sách dự toán cho quảng cáo. - Xác định chỉ tiêu thị phần. - Xác định số phần trăm thị trường mà việc quảng cáo cần đạt tới. - Xác định phần trăm khách hàng tiềm năng biết đến cần thuyết phục dùng thử nhãn hiệu. - Xác định ấn tượng quảng cáo tính trên phần trăm số người dùng thử. Trang 9 - Xác định số điểm chỉ số tổng hợp cần đạt được. Một điểm chỉ số tổng hợp là một lần tiếp xúc trên % công chúng mục tiêu. Ví dụ một doanh nghiệp cần đạt 30 lần tiếp xúc cho 70% công chúng thì nó cần 3500 điểm chỉ số tổng hợp. - Xác định ngân sách quảng cáo cần thiết căn cứ vào chi phí bình quân cho một điểm chỉ số tổng hợp. Phương pháp này có ưu điểm là đòi hỏi ban lãnh đạo phải trình bày rõ ràng những giả thiết với quan hệ giữa tổng chi phí, mức độ tiếp xúc, tỷ lệ dùng thử và mức sử dụng thường xuyên. Vấn đề chủ yếu là cần dành cho quảng cáo trọng số bằng bao nhiêu trong toàn bộ promotion-mix, câu trả lời còn phụ thuộc vào chỗ sản phẩm của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm, chúng có phải là hàng tiêu dùng thông thường hay sản phẩm khác biệt, chúng có phải là nhu cầu thường xuyên hay cần phải bán đi. Về lý thuyết, ngân sách quảng cáo phải xác định ở mức đảm bảo lợi nhuận biên tế từ đồng quảng cáo. Tuy nhiên việc thực hiện nguyên tắc này không dễ dàng. 3.4.Ngang bằng cạnh tranh Một số doanh nghiệp xác định ngân sách quảng cáo của mình theo nguyên tắc đảm bảo ngang bằng với chi phí của đối thủ cạnh tranh. Họ tin chắc rằng bằng cách chi một tỷ lệ phần trăm doanh thu bán hàng cho quảng cáo ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh họ sẽ duy trì được thị phần của mình. Quan điểm này cho rằng, mức chi phí của các đối thủ cạnh tranh thể hiện sự sáng suốt tập thể của ngành, và việc duy trì cân bằng cạnh tranh giúp ngăn chặn các cuốc chiến tranh quảng cáo. Tuy nhiên, không có cơ sở nào để tin rằng các đối thủ cạnh tranh biết rõ họ cần phải chi bao nhiêu cho quảng cáo. Bởi vì các doanh nghiệp rất khác nhau về danh tiếng, nguồn lực, cơ hội và mục tiêu marketing. 4. LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN QUẢNG CÁO Công việc tiếp theo của người làm quảng cáo là lựa chọn phương tiện quảng cáo. Quá trình này gồm các bước: quyết định về phạm vi, tần suất và cường độ tác Trang 10 [...]... người quảng cáo phải lựa chọn các loại quảng cáo liên tục, quảng cáo tập trung, quảng cáo lướt qua và quảng cáo từng đợt Quảng cáo liên tục là đảm bảo lịch trình quảng cáo đều đặn trong suốt thời gian nhất định Chi phí cho quảng cáo này thường cao và khơng nên áp dụng cho những sản phẩm mua sắm theo thời vụ, mà chỉ áp dụng trong trường hợp cần mở rộng thị trường và những sản phẩm mua thường xun Quảng cáo. .. độ cao Quảng cáo từng đợt khai thác điểm mạnh của quảng cáo liên tục và quảng cáo lướt qua để tạo ra một sự dung hồ trong lịch trình quảng cáo Những người ủng hộ quảng cáo từng đợt cho rằng cơng chúng sẽ hiểu được thơng điệp thấu đáo hơn mà vẫn tiết kiệm được chi phí Trang 14 4.4 Quyết định về phương diện địa lý của phương tiện quảng cáo Doanh nghiệp phải quyết định phân bổ ngân sách quảng cáo cáo theo... định nó phải quảng cáo trước hay vào thời vụ bán hàng; quảng cáo phải mạnh hơn, tương ứng hay yếu hơn doanh số của mỗi thời vụ đó Người quảng cáo cáo còn phải lựa chọn nên quảng cáo đều đặn trong một thời gian nhất định, hay quảng cáo ngắt qng, dồn dập trong một khoảng thời hạn ngắn của khoảng thời gian đó Lịch trình quảng cáo có hiệu quả phụ thuộc vào các mục tiêu truyền thơng, đặc điểm của sản phẩm,... phí quảng cáo trong một thời kỳ, và chỉ phù hợp với những sản phẩm mua theo thời vụ Quảng cáo lướt qua là kiểu quảng cáo chỉ phát sống trong một thời gian nào đó, tiếp đến là ngừng quảng cáo, và lại tiếp tục quảng cáo vào thời gian tiếp theo Kiểu này được sử dụng trong trường hợp kinh phí có hạn Quảng cáo từng đợt là kiểu quảng cáo liên tục với cường độ thấp nhưng được cũng có bằng những đợt quảng cáo. .. thời gian Doanh nghiệp có thể quyết định quảng cáo tồn quốc nó đăng quảng cáo trên mạng truyền hình tồn quốc hay trong tạp chí và báo chí phát hành tồn quốc Doanh nghiệp cũng có thể quảng cáo trong phạm vi một vài địa phương khi nó đăng tải các chương trình quảng cáo trên kênh truyền hình hay tạp chí và báo của địa phương đó 5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢNG CÁO Quảng cáo cần được đánh giá liên tục Các nhà nghiên... thành lập Cơng ty TNHH Sơn Seamaster (Việt Nam) là Cơng ty Seamaster Paint International Pte Ltd Cơng ty Seamaster Paint International Pte Ltd là một cơng ty được thành lập ở Singapore và là cơng ty con hồn tồn thuộc quyền sở hữu của Cơng ty Star Chemical Manufactures Pte Ltd (SCM) Cơng ty Star Chemical Manufactures Pte Ltd (SCM) được thành lập năm 1959, là Tổng cơng ty mẹ của cơng ty 100 % vốn nước... được u cầu Bên cạnh đó kiến thức về internet của khách hàng còn hạn chế Làm cho hoạt động quảng cáo trên internet của các doanh nghiệp Việt Nam hạn chế PHẦN II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢNG CÁO TẠI CƠNG TY TNHH SƠN SEAMASTER (VN) A TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CƠNG TY I TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY TY TNHH SƠN SEAMASTER (VN) 1 1.1 Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Giới thiệu khái... nào đó sẽ nhận được quảng cáo mấy lần Cần phân biệt số lần tiếp xúc với quảng cáo của người tiêu dùng và số lần xuất hiện quảng cáo trên các phương tiện truyền thơng Cường độ tác động (I) là giá trị định lượng của một lần tiếp xúc qua một phương tiện truyền thơng nhất định Người quảng cáo phải quyết định mức độ tác động mà quảng cáo phải có khi đến được với khách hàng mục tiêu Quảng cáo trên truyền hình... đình tiếp xúc với mục quảng cáo cụ thể trên phương tiện truyền thơng ít nhất một lần trong một thời kỳ nhất định Người quảng cáo phải định rõ chiến dịch quảng cáo của mình sẽ đến được bao nhiêu người trong thị trường mục tiêu trong một thời gian nào đó Tần suất quảng cáo (F) là số lần một người hay hộ gia đình tiếp xúc với quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định Người quảng cáo phải xác định rõ... Seamaster Paint International PTE.LTD – cơng ty mẹ của cơng ty TNHH Sơn Seamaster (Việt Nam) đã chuyển nhượng một phần vốn, quyền lợi và nghĩa vụ trong cơng ty TNHH Sơn Seamaster (Việt Nam) cho cơng ty Seamaster Paint Manufacturing Berhad (chuyển nhượng 30% vốn) 2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠNG TY * Chức năng - Cơng ty Sơn Seamaster là một doanh nghiệp 100 % vốn nước ngồi, chun sản xuất kinh doanh . Nhược Truyền hình: Gây chú ý cao, bắt mắt; hấp dẫn; Làm người tiêu dùng liên tưởng đến chất lượng; Có thể kết hợp nghe, nhìn, từ ngữ và hành động, tác động mạnh Chi phí cao, khán thính giả ít chọn. được cũng có bằng những đợt quảng cáo có cường độ cao. Quảng cáo từng đợt khai thác điểm mạnh của quảng cáo liên tục và quảng cáo lướt qua để tạo ra một sự dung hoà trong lịch trình quảng cáo. Những. cáo ít tin cậy hơn những bằng chứng cụ thể, nhưng số điểm đánh giá cao hơn và cho biết một quảng cáo có khả năng đạt hiệu quả cao hơn. Trắc nghiệm quảng cáo, yêu cầu người tiêu dùng xem hay nghe

Ngày đăng: 08/08/2014, 16:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢNG CÁO

    • I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA QUẢNG CÁO

      • 1. KHÁI NIỆM

      • 2. VAI TRÒ CỦA QUẢNG CÁO.

      • 3. CHỨC NĂNG CỦA QUẢNG CÁO

      • II. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

        • 1. XÁC ĐỊNH KHÁN THÍNH GIẢ TRỌNG ĐIỂM

        • 2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU QUẢNG CÁO

          • 2.1. Mục Tiêu Thông Tin

          • 2.2. Mục tiêu thuyết phục

          • 2.3. Mục tiêu nhắc nhở

          • 3. QUYẾT ĐỊNH NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO

            • 3.1. Xác định ngân sách theo phương pháp phần trăm doanh thu

            • 3.2. Tuỳ thuộc vào khả năng của công ty

            • 3.3. Theo mục tiêu và công việc

            • 3.4. Ngang bằng cạnh tranh

            • 4. LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN QUẢNG CÁO

              • 4.1. Quyết định về phạm vi, tần suất và cường độ tác động

              • 4.2. Lựa chọn phương tiện quảng cáo

              • 4.3. Quyết định lịch trình sử dụng phương tiện quảng cáo

              • 4.4. Quyết định về phương diện địa lý của phương tiện quảng cáo

              • 5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢNG CÁO

                • 5.1. Nghiên cứu hiệu quả truyền thông

                • 5.2. Nghiên cứu hiệu doanh số

                • III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA QUẢNG CÁO VÀ ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

                • PHẦN II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢNG CÁO TẠI CÔNG TY TNHH SƠN SEAMASTER (VN)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan