CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ppsx

6 12.4K 111
CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN oo0oo TỰ LUẬNVÀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: I. Giới thiệu chung: - Tự luận và trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện kiểm tra khả năng học tập và cả hai đều là trắc nghiệm cả. Theo nghĩa chữ hán “ Trắc” là đo lường, “ Nghiệm” là suy xét chứng thực. - Các bài kiểm tra thuộc loại tự luận mà xưa nay vốn quen thuộc tại các trường học, cũng là những bài trắc nghiệm nhằm khảo sát khả năng của HS về môn học. - Bài báo cáo này đề cập chủ yếu đến “ TNKQ” theo cách gọi thông thường hiện nay là trắc nghiệm, áp dụng trong giáo dục và các kỹ thuật liên hệ đến trắc nghiệm này, vì vậy đây là hình thức khảo sát thành quả học tập tương đối mới mẽ đối với đa số GV. Chắc chắn nó không phải là hình thức kiểm tra, đánh giá duy nhất và nó cũng không thể thay thế hoàn toàn loại trắc nghiệm tự luận trong các trường học hiện nay. Cả hai đều bổ túc cho nhau, tuỳ theo yêu cầu, mục tiêu khảo sát, vì kiểm tra đánh giá nào cũng có ưu, khuyết điểm riêng của nó. Phần dưới đây sẽ nêu ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai loại trắc nghiệm nói trên mà chúng ta gọi là “tự luận” và “trắc nghiệm”. * Giống nhau: - Trắc nghiệm hay tự luận đều có thể đo lường mọi thành quả học tập quan trọng mà một bài khảo sát bằng lối viết có thể khảo sát được. - Dù trắc nghiệm hay tự luận, tất cả đều có thể sử dụng khuyến khích HS học tập nhằm đạt đến mục tiêu: Hiểu; Biết; Vận dụng các kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề. - Cả hai loại đều đòi hỏi vận dụng ít nhiều phán đoán chủ quan. - Cả hai loại tuỳ thuộc vào tính khách quan và đáng tin cậy của chúng. * Khác nhau: Tự luận Trắc nghiệm - Một câu hỏi thuộc loại tự luận đòi hỏi HS phải tự mình soạn câu trả lời và diễn tả nó bằng ngôn ngữ của chính mình. - Một bài tự luận gồm một số câu hỏi tương đối ít và có tính chất tổng quát đòi hỏi HS phải triển khai câu trả lời - Một câu trắc nghiệm buộc HS phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong một số câu đã cho sẵn. - Một bài trắc nghiệm thường gồm nhiều câu hỏi có tính chất chuyên biệt chỉ đòi hỏi những câu trả lời bằng lời lẽ dài dòng. - Trong khi làm bài tự luận, HS phải bỏ ra phần lớn thời gian để suy nghĩ và viết. - Chất lượng một bài tự luận tuỳ thuộc vào kỹ năng của người chấm bài. - Một bài thi theo lối tự luận tương đối dễ soạn, nhưng khó chấm và khó cho điểm chính xác. - Với loại tự luận HS có nhiều tự do bộc lộ cá tính của mình trong câu trả lời và chấm bài cũng có tự do cho điểm các câu trả lời theo xu hướng riêng của mình. - Không có. - Sự phân chia điểm của một bài tự luận có thể đựơc kiểm soát một phần lớn do người chấm. ngắn gọn. - Khi làm một bài trắc nghiệm HS dùng nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ. - Chất lượng của một bài trắc nghiệm được xác định phần lớn do kỹ năng của người soạn thảo bài trắc nghiệm ấy. - Một bài thi trắc nghiệm khó soạn, nhưng việc chấm và cho điểm dễ dàng và chính xác hơn. - Với một bài trắc nghiệm người soạn thảo có nhiều tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình qua việc đặc câu hỏi, nhưng chỉ cho quyền tự do chứng tỏ mức độ hiểu biết của mình qua tỷ lệ câu trả lời đúng. - Một bài trắc nghiệm cho phép và đôi khi khuyến khích sự đoán mò, sự phỏng đoán. - Bài trắc nghiệm thường phân chia điểm số của HS hoàn toàn quyết định do bài trắc nghiệm. II. Một số ưu điểm và nhược điểm của TNKQ: * Ưu điểm: - Trắc nghiệm đảm bảo các yếu tố công bằng, vô tư, chính xác. - Trắc nghiệm ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian lận trong thi cử. - Rất thuận lợi trong việc chấm thi. * Nhược điểm: - Trắc nghiệm khuyến khích sự đoán mò: xét về mặt lí thuyết HS có thể đoán mò trên một bài trắc nghiệm khách quan, nhất là những bài gồm những câu có 2 lựa chọn: Đúng, Sai. - Trắc nghiệm chỉ đòi hỏi người học nhận ra thay vì phải nhớ thông tin. - Trắc nghiệm chỉ đòi hỏi HS nhận ra những gì đã học qua các câu trả lời cho sẵn, thay vì phải nhớ các thông tin ấy và viết chúng ra. - Trắc nghiệm không khảo sát mức độ cao của các quá trình tư duy. - Trắc nghiệm không khảo sát được khả năng sáng tạo của HS. III. Các dạng câu hỏi TNKQ: - Dạng câu nhiều lựa chọn. - Dạng câu đúng, sai. - Dạng câu ghé đôi. - Dạng câu điền khuyết. 1. Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn: a. Ưu điểm: + Xác suất chọn được phương án đúng do ngẫu nhiên không cao. + Hình thức đa dạng, có thể kiểm tra được nhiều mức độ nhận thức và hình thức tư duy. b. Nhược điểm: + Biên soạn khó + Chiếm nhiều chỗ trong giấy kiểm tra. + HS dễ nhắc nhau trong lúc làm bài. c. Phạm vi sử dụng: + có thể sử dụng cho mọi loại hình kiểm tra. + Rất thích hợp cho việc đánh giá để phân loại. d. Cách thực hiện: Gồm câu lệnh, phần gốc ( phần dẫn) và phần lựa chọn ( phần trả lời = phần nhiễu). + Phần dẫn là một câu hỏi hoặc một mệnh đề chưa hoàn chỉnh. + Phần trả lời gồm 4 đến 5 phương án trả lời mà chỉ có một phương án đúng nhất HS phải khoanh tròn hoặc đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất. Ví dụ: Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D, … đứng trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Trong các chất dưới đây, chất làm quỳ tím hoá đỏ là: A. Nước. B. Dung dịch Natrihiđrôxit. C. Dung dịch Axit sunfuric. D. Dung dịch Kalisunfat. Câu 2: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là do tính chất: A. Khí Oxi nhẹ hơn nước. B. Khí Oxi hoà tan trong nước. C. Khí Oxi ít tan trong nước. D. Khí Oxi khó hoá lỏng. Câu 3: Rêu khác Tảo ở đặc điểm nào: A. Cơ thể có cấu tạo đa bào. B. Cơ thể có dạng rễ giả, thân và lá thật. C. Cơ thể có một số loại mô. D. Cơ thể có màu xanh lục 2. Dạng câu hỏi đúng sai: a. Ưu điểm: + Có thể đưa ra nhiều nội dung trong một thời gian ngắn. + Dễ biên soạn. + Chiếm ít chỗ trong giấy kiểm tra. b. Nhược điểm: + Xác xuất chọn được đáp án đúng cao. + Nếu dung nhiều câu lấy từ SGK sẽ khuyến khích HS học vẹt. + Việc dung nhiều câu “ sai” có thể gây tác dụng tiêu cực trong việc ghi nhớ kiến thức. + Tiêu chí “đúng, sai” có thể phụ thuộc vào chủ quan của HS và người chấm. c. Phạm vi sử dụng: + Hạn chế. + Thích hợp cho việc kiểm tra vấn đáp nhanh. + Thường sử dụng khi không tìm được đủ phương án nhiễu cho câu nhiều lựa chọn. d. Cách thực hiện: + Phần dẫn là một câu có nội dung mà HS phải xác định đúng hay sai. + Phần trả lời gồm chữ Đ hoặc chữ S mà HS phải khoanh tròn hoặc đánh dấu khi xác định. Ví dụ: Hãy khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu sau là đúng và khoanh tròn chữ S nếu câu sau là sai: a. Phản ứng hóa hợp đều là phản ứng oxi hoá khử. Đ S b. Phản ứng phân huỷ không phải là phản ứng oxi hoá khử. Đ S c. Phản ứng thế là phản ứng oxi hoá khử Đ S d. Phản ứng trung hòa không phải là phản ứng oxi hóa khử. Đ S 3. Dạng câu ghép đôi: a. Ưu điểm: + Dễ biên soạn. + Có thể kiểm tra nhiều nội dung trong một thời gian ngắn. b. Nhược điểm: + Dễ trả lời thông qua việc loại trừ. + Khó đánh giá được mức độ tư duy ở trình độ cao. + HS mất nhiều thời gian làm bài vì cứ mỗi câu phải đọc lại toàn bộ những câu lựa chọn trong đó có những câu rỏ ràng không thích hợp. c. Phạm vi sử dụng: + Hạn chế. + Thích hợp với việc kiểm tra nhận biết kiến thức cơ bản sau khi học xong một chương hay một chủ đề. d. Cách thực hiện: + Phần dẫn ở cột thứ nhất gồm một phần của câu, mệnh đề hoặc một yêu cầu. + Phần trả lời ở cột thứ hai chứa phần còn lại của câu mệnh đề hoặc đáp án mà HS phải ghép hai phần với nhau sao cho hợp lý. + Số lượng mệnh đề ( yêu cầu hoặc đáp án) ở hai cột không nên bằng nhau. Ví dụ: Hãy nối các nữa câu ở cột A và cột B sao cho thích hợp Cột A Cột B Trả lời 1.NaOH A. Là một bazơ không tan. 1………… 2.Cu(OH) 2 B. Có thể bị nhiệt phân huỷ tạo ra Al 2 O 3 . 2…………. 3.Fe(OH) 3 C. Là bazơ không tan có màu xanh lam. 3………… 4.Al(OH) 3 D.Là bazơ kiềm. 4………… E.Có thể bị nhiệt phân huỷ tạo ra Fe 2 O 3 . 4. Dạng câu điền khuyết: a. Ưu điểm: - Có thể kiểm tra được khả năng viết và diễn đạt của học sinh. - Dễ biên soạn. b. Nhược điểm: Tiêu chí đánh giá có thể không hoàn toàn khách quan. c. Phạm vi sử dụng: - Thích hợp cho các môn xã hội, ngoại ngữ. - Thích hợp với các lớp 6, 7 nhiều hơn. d. Cách thực hiện: - Phần dẫn là một chỗ trống trong một mệnh đề và một số từ, cụm từ, công thức, chỉ số cho trước ( có số lượng nhiều hơn chỗ trống). - Phần trả lời là những ý hoặc từ HS phải điền vào chỗ trống cho hợp lý. VÍ DỤ: Chọn những từ, cụm từ sau hoặc số thích hợp điền vào chỗ trống ( ….) trong các câu sau để được những khẳng định đúng: Đòn bẩy, 200, nhỏ hơn, ròng rọc, kg, mặt phẵng nghiêng, g, 100, lớn hơn. a. Các máy cơ đơn giản gồm ………………………………… b. Đơn vị của khối lượng là c. Một nhóm người đưa một hòn đá từ mặt đất lên xe theo phương thẳng đứng với tổng hợp lực là 2000 N. Hòn đá nặng kilogam. d. khi dùng mặt phẵng nghiêng, ta có thể dùng một lực IV. Một số lưu ý khi viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Dạng câu nhiều lựa chọn -Phần dẫn phải rõ ràng và chỉ nên đưa vào một nội dung. VD: Phương pháp lọc được dung để tách hỗn hợp nào sau đây: A. Muối ăn với nước. B. Muối ăn với đường. C. Đường với nước. D. nước với cát. - Tránh dùng dạng phủ định nếu dùng phải in đậm chữ “ không”. VD: Chất nào sau đây không phải là Axit: A. HCl. B. HNO 3 . C. H 2 SO 4 . D. NaCl. - Nên viết dưới dạng 1 phần của câu, chỉ dùng “câu hỏi” khi cần nhấn mạnh. VD: Châu chấu hô hấp bằng gì? A. Mang. B. Da. C. ống khí. D. Phổi. - Nên có 4 đến 5 phương án lựa chọn trong đó chỉ có 1 phương án đúng nhất. Các phương án nhiễu phải có vẽ hợp lý và hấp dẫn HS. VD: Oxit nào sau đây vứa là chất tan trong nước, vừa để hút ẩm: A. CaO, SiO 2 . B. Fe 2 O 3 , P 2 O 5 . C. Fe 2 O 3 , SiO 2 . D. CaO, P 2 O 5 . - Các phần lựa chọn phải được viết theo cùng 1 lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp. VD: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ? A. Một con rùa lớn. B. Đã chìm đáy nước. C. Sáng le lói dưới mặt hồ xanh. D. đi chậm lại. - Hạn chế dùng “các câu trên đều sai” hoặc “ các câu trên đều đúng”. VD: Ốc sên đào lỗ đẻ trứng có ý nghĩa sinh học gì? A. - Không để HS đoán ra câu trả lời dựa vào hình thức trình bày của phần lựa chọn. - Sắp xếp các phương án lựa chọn ngẫu nhiên, tránh thể hiện một ưu tiên nào đối với vị trí phương án. - Đảm bảo phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép phải thành một cấu trúc đúng ngữ pháp và đúng chính tả. V. Qui trình biên soạn đề kiểm tra: - Xác định mục đích yêu cầu của đề kiểm tra. - Thiết lập ma trận hai chiều. - Thiết kế câu hỏi theo ma trận. - Xác định đáp án và biểu điểm. * Thiết lập ma trận hai chiều: - Một chiều: Nội dung chính cần đánh giá. - Một chiều: Các mức nhận thức của HS. + Nhận biết: Khả năng ghi nhớ hoặc nhận ra các khái niệm, định nghĩa, định luật mà HS đã được học. + Thông hiểu: Khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu, giải thích tài liệu + Vận dụng: Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào một tình huống mới. + Tỉ lệ điểm: Biết - Hiểu - Vận dụng có thể là 4: 4: 2 hoặc 3,5: 3,5: 3 hoặc 3: 4: 3. Phương bình, ngày 22 tháng 01 năn 2007 Người viết Trần Minh Hải . CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN oo0oo TỰ LUẬNVÀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: I. Giới thiệu chung: - Tự luận và trắc nghiệm khách quan đều là những phương. soạn câu trả lời và diễn tả nó bằng ngôn ngữ của chính mình. - Một bài tự luận gồm một số câu hỏi tương đối ít và có tính chất tổng quát đòi hỏi HS phải triển khai câu trả lời - Một câu trắc nghiệm. nghiệm buộc HS phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong một số câu đã cho sẵn. - Một bài trắc nghiệm thường gồm nhiều câu hỏi có tính chất chuyên biệt chỉ đòi hỏi những câu trả lời bằng lời lẽ dài

Ngày đăng: 08/08/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan