CPU bo mach chu ram&rom pptx

19 217 0
CPU bo mach chu ram&rom pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CPU Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Bộ vi xử lý Intel 80486DX2 trong PGA bằng đồ gốm CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là đơn vị xử lí trung tâm. CPU có thể được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác. CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ. Bộ xử lý trung tâm bao gồm Bộ điều khiển và Bộ làm tính. Mục lục [ẩn] • 1 Bộ điều khiển (CU-Control Unit) • 2 Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit) • 3 Mô tả chức năng • 4 Tốc độ • 5 Các nhà sản xuất • 6 Chú thích • 7 Xem thêm [sửa] Bộ điều khiển (CU-Control Unit) Là các vi xử lí có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lí trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi.Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp.Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp - tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây-Mhz. Thanh ghi là phần tử nhớ tạm trong bộ vi xử lý dùng lưu dữ liệu và địa chỉ nhớ trong máy khi đang thực hiện tác vụ với . [sửa] Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit) ALU có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo tên gọi, đơn vị này dùng để thực hiện các phép tính số học(+,-,*,/)hay các phép tính logic(so sánh lớn hơn, nhỏ hơn ) [sửa] Mô tả chức năng Chức năng cơ bản của máy tính là thực thi chương trình. Chương trình được thực thi gồm một dãy các chỉ thị được lưu trữ trong bộ nhớ. Đơn vị xử lý trung tâm(CPU) đảm nhận việc thực thi này. Quá trình thực thi chương trình gồm hai bước: CPU đọc chỉ thị từ bộ nhớ và thực thi chỉ thị đó. Việc thực thi chương trình là sự lặp đi lặp lại quá trình lấy chỉ thị và thực thi chỉ thị. [sửa] Tốc độ Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa). Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ công nghệ Core hay Nehalem. Tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng các đơn vị như MHz, GHz, ). Đối với các CPU cùng loại, tần số này càng cao thì tốc độ xử lý càng tăng. Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng; ví dụ CPU Core 2 Duo có tần số 2,6GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 3,4GHz một nhân. Tốc độ CPU còn phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của nó, ví như Intel Core 2 Duo sử dụng chung cache L2 (shared cache) giúp cho tốc độ xử lý của hệ thống 2 nhân mới này nhanh hơn so với hệ thống 2 nhân thế hệ 1 (Intel Pentium D) với mỗi core từng cache L2 riêng biệt. (Bộ nhớ đệm dùng để lưu các lệnh hay dùng, giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn). Hiện nay công nghệ sản xuất CPU mới nhất là 32nm. Hiện nay CPU phổ biến là Duo-Core (2 nhân), Quad-Core (4 nhân). Quý 2 năm 2010 Intel và AMD ra mắt CPU Six-Core (6 nhân). Các nhà sản xuất Hai nhà sản xuất CPU lớn hiện nay là Intel và AMD. Một trong những CPU đầu tiên của hãng Intel là chip Intel 4004. Tung ra thị trường vào tháng 11 năm 1971, Intel 4004 có 2250 transistors và 16 chân. Một CPU của Intel năm 2006 là chiếc Intel Northwood P4, có 55 triệu transistors và 478 chân. Nhà sản xuất AMD (Advanced Micro Devices) cũng được đánh giá cao cho một số sản phẩm CPU của họ Bo mạch chủ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Kiểu bus Độ rộng (bits) Tốc độ (Mhz) Chu kỳ dữ liệu theo xung nhịp Băng thông (MBps) 8-bit ISA (PC/XT) 8 4.77 1/2 2.39 8-bit ISA (AT) 8 8.33 1/2 4.17 LPC bus 4 33 1 16.67 16-bit ISA (AT-Bus) 16 8.33 1/2 8.33 DD Floppy Interface 1 0.25 1 0.03125 HD Floppy Interface 1 0.5 1 0.0625 ED Floppy Interface 1 1 1 0.125 EISA Bus 32 8.33 1 33 VL-Bus 32 33 1 133 MCA-16 16 5 1 10 MCA-32 32 5 1 20 MCA-16 Streaming 16 10 1 20 MCA-32 Streaming 32 10 1 40 MCA-64 Streaming 64 10 1 80 MCA-64 Streaming 64 20 1 160 PC-Card (PCMCIA) 16 10 1 20 CardBus 32 33 1 133 PCI 32 33 1 133 PCI 66MHz 32 66 1 266 PCI 64-bit 64 33 1 266 PCI 66MHz/64-bit 64 66 1 533 PCI-X 66 64 66 1 533 PCI-X 133 64 133 1 1066 PCI-X 266 64 266 1 2133 PCI-X 533 64 533 1 4266 PCI-Express 1.0 1-lane 1 2500 0.8 250 PCI-Express 1.0 16-lanes 16 2500 0.8 4000 PCI-Express 1.0 32-lanes 32 2500 0.8 8000 Intel Hub Interface 8-bit 8 66 4 266 Intel Hub Interface 16-bit 16 66 4 533 AMD HyperTransport 2x2 2 200 2 100 AMD HyperTransport 4x2 4 200 2 200 AMD HyperTransport 8x2 8 200 2 400 AMD HyperTransport 16x2 16 200 2 800 AMD HyperTransport 32x2 32 200 2 1600 AMD HyperTransport 2x4 2 400 2 200 AMD HyperTransport 4x4 4 400 2 400 AMD HyperTransport 8x4 8 400 2 800 AMD HyperTransport 16x4 16 400 2 1600 AMD HyperTransport 32x4 32 400 2 3200 AMD HyperTransport 2x8 2 800 2 400 AMD HyperTransport 4x8 4 800 2 800 AMD HyperTransport 8x8 8 800 2 1600 AMD HyperTransport 16x8 16 800 2 3200 AMD HyperTransport 32x8 32 800 2 6400 ATI A-Link 16 66 2 266 SiS MuTIOL 16 133 2 533 SiS MuTIOL 1G 16 266 2 1066 VIA V-Link 4x 8 66 4 266 VIA V-Link 8x 8 66 8 533 AGP 32 66 1 266 AGP 2X 32 66 2 533 AGP 4X 32 66 4 1066 AGP 8X 32 66 8 2133 RS-232 Serial 1 0.1152 1/10 0.01152 RS-232 Serial HS 1 0.2304 1/10 0.02304 IEEE 1284 Parallel 8 8.33 1/6 1.38 IEEE 1284 EPP/ECP 8 8.33 1/3 2.77 USB 1.1/2.0 low-speed 1 1.5 1 0.1875 USB 1.1/2.0 full-speed 1 12 1 1.5 USB 2.0 high-speed 1 480 1 60 IEEE 1394a S100 1 100 1 12.5 IEEE 1394a S200 1 200 1 25 IEEE 1394a S400 1 400 1 50 IEEE 1394b S800 1 800 1 100 IEEE 1394b S1600 1 1600 1 200 ATA PIO-4 16 8.33 1 16.67 Hệ thống theo chuẩn BTX Thuật ngữ Bo mạch chủ thường dùng nhiều nhất trong ngành công nghiệp máy tính nói chung như một từ dành riêng, mặc dù có rất nhiều thiết bị khác cũng có thể có bản mạch chính được gọi là "bo mạch chủ". Bài viết này nói đến Bo mạch chủ trong các máy tính nói chung mà chú trọng nhiều hơn là của máy tính cá nhân. Bo mạch chủ của máy tính trong tiếng Anh là motherboard hay mainboard và thường được nhiều người gọi tắt là: mobo, main. Mục lục [ẩn] • 1 Các thiết bị thường có mặt trên bo mạch chủ o 1.1 Kết nối với bo mạch chủ o 1.2 Thiết bị khác liên quan • 2 Cấu trúc bo mạch chủ o 2.1 Cấu trúc sử dụng CPU của hãng Intel o 2.2 Cấu trúc sử dụng CPU của hãng AMD • 3 Cấu tạo bản mạch in của bo mạch chủ • 4 Tản nhiệt trên bo mạch chủ • 5 Thiết kế riêng của các nhà sản xuất phần cứng • 6 Các chuẩn bo mạch chủ thông dụng đến năm 2007 o 6.1 Chuẩn ATX o 6.2 Chuẩn BTX • 7 Các chuẩn kích thước của bo mạch chủ o 7.1 Các chuẩn cổ điển trước đây o 7.2 Các chuẩn hiện tại o 7.3 Kích thước không theo chuẩn • 8 Kết nối thông thường [sửa] Các thiết bị thường có mặt trên bo mạch chủ Ảnh một bo mạch chủ theo chuẩn ATX Đặc điểm:Bố trí tản nhiệt bằng ống dẫn nhiệt cầu nam-cầu bắc-transistor Có 3 khe PCI Express X16 cho các bo mạch đồ hoạ hoạt động ở chế độ Crossfire Trong các thiết bị điện tử Bo mạch chủ là một bản mạch đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Một cách tổng quát, nó là mạch điện chính của một hệ thống hay thiết bị điện tử. Có rất nhiều các thiết bị gắn trên bo mạch chủ theo cách trực tiếp có mặt trên nó, thông qua các kết nối cắm vào hoặc dây dẫn liên kết, phần này trình bày sơ lược về các thiết bị đó, chi tiết về các thiết bị xin xem theo các liên kết đến bài viết cụ thể về chúng. • Chipset cầu bắc cùng với chipset cầu nam sẽ quyết định sự tương thích của bo mạch chủ đối với các CPU và đôi khi là hiệu năng của bo mạch chủ. • BIOS: Thiết bị vào/ra cơ sở, rất quan trọng trong mỗi bo mạch chủ, chúng chứa thiết đặt các thông số làm việc của hệ thống. BIOS có thể được liên kết hàn dán trực tiếp vào bo mạch chủ hoặc có thể được cắm trên một đế cắm để có thể tháo rời. • Các linh kiện, thiết bị khác: Hầu hết còn lại là linh kiện điện tử (giống như các linh kiện điện tử trong các bo mạch điện tử thông thường). [sửa] Kết nối với bo mạch chủ • Nguồn máy tính: Không thể thiếu trong hệ thống, nguồn máy tính cung cấp năng lượng cho hệ thống và các thiết bị ngoại vi hoạt động. • CPU: Thường được cắm vào bo mạch chủ thông qua các đế cắm (socket) riêng biệt tuỳ theo từng loại CPU (dùng từ "cắm" chỉ là tương đối bởi các đế cắm hiện nay sử dụng tiếp xúc) • RAM: Rất quan trọng trong hệ thống máy tính, RAM được cắm trên bo mạch chủ thông qua các khe cắm riêng cho từng thể loại. • Bo mạch đồ hoạ: Sử dụng tăng tốc đồ hoạ máy tính, một số bo mạch chủ có thể không sử dụng đến bo mạch đồ hoạ bởi chúng được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ. • Bo mạch âm thanh: Mở rộng các tính năng âm thanh trên máy tính, một số bo mạch chủ đã được tích hợp sẵn bo mạch âm thanh. • Ổ cứng: Không thể thiếu trong hệ thống máy tính cá nhân. Một số máy tính tuân theo chuẩn PC nhưng sử dụng trong công nghiệp có thể không sử dụng đến ổ cứng truyền thống, chúng được sử dụng các loại ổ flash. • Ổ CD, ổ DVD: Các ổ đĩa quang. • Ổ đĩa mềm: Hiện nay các máy tính cá nhân thường không cần thiết đến chúng, tuy nhiên trong một số hệ thống cũ ổ đĩa mềm vẫn tồn tại thường dùng để sao lưu hay nâng cấp BIOS. • Màn hình máy tính: Phục vụ giao tiếp giữa máy tính với người sử dụng. • Bàn phím máy tính: Sử dụng nhập dữ liệu và làm việc với máy tính. • Chuột (máy tính): Phục vụ điều khiển và làm việc với máy tính. • Bo mạch mạng: Sử dụng kết nối với mạng. Bo mạch mạng có thể được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ hoặc được cắm vào các khe PCI hoặc ISA (với các hệ thống máy tính cũ trước kia). • Modem: Sử dụng kết nối với Internet hoặc một máy tính từ xa. • Loa máy tính: Xuất âm thanh ra loa máy tính; Thiết bị này kết nối trực tiếp với các bo mạch chủ được tích hợp bo mạch âm thanh trên nó. Trong trường hợp khác nó kết nối thông qua giao tiếp USB hoặc bo mạch âm thanh rời. • Webcam: Sử dụng cho tán ngẫu trực tuyến, hội họp trực tuyến • Máy in: Dùng trích xuất văn bản, hình ảnh ra giấy. • Máy quét: Sử dụng số hoá các bức ảnh hoặc văn bản. [sửa] Thiết bị khác liên quan • Vỏ máy tính là thiết bị mà bo mạch chủ cần lắp đặt trong nó cùng với các thiết bị khác (ở trên) cấu thành nên một máy tính hoàn chỉnh. Tuy nhiên đôi khi một số overlocker có thể không cần sử dụng đến thiết bị này nhằm tạo ra hệ thống máy tính dễ dàng cho việc tháo lắp, thay đổi và thuận tiện cho việc làm mát các thiết bị của họ. [sửa] Cấu trúc bo mạch chủ [sửa] Cấu trúc sử dụng CPU của hãng Intel Cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng Intel Cấu trúc một bo mạch chủ tiêu biểu sử dụng CPU của hãng AMD. Điểm khác biệt ở đây là CPU được nối thẳng tới RAM không thông qua Chipset cầu bắc Cấu trúc bo mạch chủ sơ lược giải nghĩa như sau: CPU kết nối với Chipset cầu bắc (North Bridge), tại đây chipset cầu bắc giao tiếp với RAM và bo mạch đồ hoạ. Nói chung, cấu trúc máy tính cá nhân dùng bộ xử lý Intel đến thời điểm năm 2007 CPU sử dụng RAM thông qua chipset cầu bắc. Chipset cầu bắc được nối với chipset cầu nam thông qua bus nội bộ. Do tính chất làm việc "nặng nhọc" của chipset cầu bắc nên chúng thường toả nhiều nhiệt, bo mạch chủ thường có các tản nhiệt cho chúng bằng các hình thức khác nhau. Chipset cầu nam nối với các bộ phận còn lại, bao gồm các thiết bị có tính năng nhập/xuất (I/O) của máy tính bao gồm: các khe mở rộng bằng bus PCI, ổ cứng, ổ quang, USB, Ethernet [sửa] Cấu trúc sử dụng CPU của hãng AMD Về cơ bản, cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng AMD giống như cấu trúc của bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng Intel. AMD cũng như nhiều hãng khác đều chưa đưa ra định hướng riêng của mình mà phải theo cấu trúc của Intel bởi sự phát triển của máy tính cá nhân ngay từ thời điểm sơ khai đã phát triển theo cấu trúc nền tảng của các hãng IBM - Intel. Phần này chỉ nói ra những sự khác biệt nhỏ trong cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của AMD so với bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng Intel: về một số cấu trúc bo mạch chủ cho bộ xử lý AMD có thể cho phép CPU giao tiếp trực tiếp với RAM mà điều này cải thiện đáng kể sự "thắt cổ chai" thường thấy ở cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng Intel. Với thế hệ chipset X58/P5x/H5x, Intel đã giảm tải cho chíp cầu bắc bằng việc chuyển các bus giao tiếp với Ram và VGA lên CPU quản lý. [sửa] Cấu tạo bản mạch in của bo mạch chủ Bản mạch in của bo mạch chủ có cấu tạo khác biệt một chút so với các bản mạch in của các thiết bị điện tử thường thấy khác. Đa số các bản mạch in ở các mạch điện đơn giản đều có cấu tạo hai mặt (mặt trước và mặt sau) để chứa các đường dẫn trên nó. Do có rất nhiều các đường dẫn hoạt động với tần số khác nhau nên (theo quy tắc chung) bản mạch phải được thiết kế với các đường dẫn không gây nhiễu sang nhau, đây là một điểm khác biệt khiến việc thiết kế bản mạch của bo mạch chủ khác với các bo mạch thông thường. Ở bo mạch chủ, do chứa nhiều linh kiện với các đường dẫn lớn nên chúng được thiết kế từ 3 đến 5 lớp (thậm trí nhiều hơn): Ngoài hai lớp mặt trước và mặt sau thì ở giữa của bo mạch cũng có các đường dẫn. Ngoài tác dụng để cắm và dán các linh kiện trên bề mặt nó, bo mạch chủ còn được thiết kế để truyền một phần nhiệt từ các thiết bị toả nhiệt trên nó và truyền nhiệt ra một diện tích rộng để được làm mát bằng không khí. ASUS là một hãng phần cứng của Đài Loan thường rất thành công trong việc thiết kế tản nhiệt ra bản mạch của bo mạch chủ. [sửa] Tản nhiệt trên bo mạch chủ Do có nhiều linh kiện có thể phát nhiệt tại trực tiếp hoặc được cắm, gắn trên bo mạch chủ nên vấn đế tản nhiệt rất được coi trọng trong thiết kế. Phương thức tản nhiệt thường thấy trên bo mạch chủ bao gồm: • Sử dụng các tấm, phiến tản nhiệt bằng nhôm hoặc đồng độc lập với cách truyền nhiệt tự nhiên ra môi trường xung quanh hoặc tận dụng luồng gió từ quạt CPU thổi ra. • Sử dụng quạt tạo sự tản nhiệt cưỡng bức, tuy nhiên cách dùng quạt hiện nay dần ít được dùng bởi sự rủi ro có thể xảy đến khi bo mạch chủ được sử dụng sau vài năm và quạt có thể bị hư hỏng dẫn đến thiết bị được tản nhiệt bằng quạt này sẽ bị hư hỏng. • Sử dụng công nghệ ống truyền nhiệt để liên kết các cụm chi tiết cần tản nhiệt với nhau. Các cụm được gắn kết với nhau thường là: Chipset cầu bắc-Chipset cầu nam-Transistor điều tiết điện năng cho CPU và bo mạch chủ. • Cho phép sự tản nhiệt bằng nước với các hệ thống tản nhiệt nước gắn ngoài bằng cách thiết kế các đầu cắm ống nước chờ sẵn. Các thiết bị cần tản nhiệt trên bo mạch chủ: • Chipset cầu bắc là thiết bị mà bất kỳ bo mạch chủ nào cũng phải tản nhiệt cho nó bởi sự phát nhiệt lớn tỏa ra bởi chúng là cầu nối quan trọng của hệ thống và làm việc liên tục. Nhiều bo mạch chủ tích hợp sẵn bo mạch đồ hoạ trong chipset cầu bắc khiến chúng càng toả nhiệt nhiều hơn. • Chipset cầu nam mới được coi trọng sự tản nhiệt trong thời gian gần đây (trước đây chúng thường được để trần mà không được gắn bất kỳ một tấm tản nhiệt nào) bởi các tính năng và thiết năng mở rộng có thể làm nó hoạt động mạnh hơn và phát nhiệt nhiều hơn. • Các transistor trường cho phần điều chế nguồn của bo mạch chủ và CPU: Nhiều bo mạch chủ thiết kế áp mặt lưng của các transistor này xuống trực tiếp bo mạch để tản nhiệt ra bo mạch, một số bo mạch chủ thiết kế các tấm phiến tản nhiệt riêng, số ít các bo mạch chủ cao cấp thiết kế ống truyền nhiệt liên kết chúng với các thiết bị tản nhiệt khác. [sửa] Thiết kế riêng của các nhà sản xuất phần cứng Các nhà sản xuất phần cứng luôn tạo ra các sự thay đổi trong thiết kế cấu trúc của bo mạch chủ nên mỗi hãng khác nhau sẽ tạo ra một sự thay đổi nào đó so với các kiến trúc thông thường để hướng sự chú ý của khách hàng. Chính điều đó đã thúc đẩy công nghệ phát triển, tạo ra sự phát triển không ngừng. Sự thay đổi thiết kế có thể kể đến: • Tăng số khe cắm PCI-Express X16 lên 3-4 khe để có thể hoạt động với đồng thời 2-4 bo mạch đồ hoạ hỗ trợ công nghệ CrossFire. • Tạo ra những phương thức tản nhiệt hiệu quả. • Cho phép ép xung của hệ thống. • Thay đổi các loại linh kiện truyền thống bằng các linh kiện tốt hơn, bền hơn và chịu đựng được nhiệt độ cao hơn: Ví dụ việc sử dụng các tụ rắn thay cho tụ hoá thông thường. [sửa] Các chuẩn bo mạch chủ thông dụng đến năm 2007 [sửa] Chuẩn ATX Đầu nối nguồn 24 chân theo chuẩn ATX ATX là chuẩn bo mạch chủ thông dụng nhất hiện nay, chúng được phát triển có chọn lọc trên nền các chuẩn cũ (Baby-AT và LPX) với sự thay đổi của thiết kế và liên quan nhiều đến việc thay đổi đầu nối nguồn với nguồn máy tính, tính năng quản lý điện năng thông minh và sự thay đổi nút khởi động một phiên làm việc. Một thay đổi khác là sự tập hợp các cổng kết nối vào/ra về phía sau của hệ thống máy tính cá nhân (bao gồm các khe cắm mở rộng ở phía dưới và cụm cổng vào/ra ở phía trên (I/O connector panel) đối với vỏ máy tính kiểu đứng). Hình minh hoạ đầu tiên của bài viết này là một bo mạch chủ theo chuẩn ATX. Đầu nối nguồn cho bo mạch chủ theo chuẩn ATX: Đầu nối nguồn cho bo mạch chủ theo chuẩn ATX bao gồm hai loại đầu: 20 chân và 24 chân. Hình phần trên: Đầu nối 24 chân cung cấp điện năng cho bo mạch chủ; hình dưới: Đầu nối vào bo mạch chủ cung cấp nguồn +12V cho CPU Theo sự quy ước (như hình) thì các đầu nối 20 chân chỉ khác biệt 4 chân dưới cùng. Nếu bỏ các chân 11, 12, 23, 24 (theo quy ước như hình) thì đầu nối 24 chân trở thành đầu nối 20 chân. Chính vì điều này mà một số nguồn máy tính đã thiết kế loại đầu cắm 20+4 chân phù hợp cho cả hai loại bo mạch chủ. Thay đổi nút Power so với các chuẩn cũ: Nút power ở các chuẩn cũ thuộc thể loại "công tắc", chúng có nguyên lý hoạt động giống như các công tắc bật đèn thông thường trong dân dụng (đây là điều tạo lên sự dễ phân biệt các chuẩn ATX và chuẩn cũ). Theo chuẩn ATX thì nút "Power" trên vỏ máy tính là một nút nhấn "mềm" (chúng tự đàn hồi về trạng thái 0 sau khi bấm), nút này có thể được lựa chọn tuỳ biến thành các chức năng khác nhau khi máy tính đã khởi động vào hệ điều hành (Ví dụ có thể trở thành một trong các nút: Stand by, Hibernate, Shutdown). [...]...[sửa] Chu n BTX BTX là một chu n mới xuất hiện và thường chỉ dùng cho các hệ thống máy tính cá nhân cao cấp, điểm đặc biệt của bo mạch chủ theo chu n này là sự sắp xếp lại vị trí của các thiết bị trên bo mạch chủ nhằm tạo ra sự lưu thông không khí tối ưu trong thùng máy CPU được chuyển gần ra phía trước của thùng máy cùng với quạt tản nhiệt CPU thiết kế kiểu thổi ngang (song song với bo mạch chủ)... với bo mạch chủ Không phải các RAM khác nhau đều sử dụng được trên tất cả các bo mạch chủ Mỗi loại bo mạch chủ lại sử dụng với một loại RAM khác nhau tuỳ thuộc vào chipset của bo mạch chủ.Đó là các bo mạch chủ sử dụng CPU Intel bởi vì trong chipset đó có tích hợp điều khiển bộ nhớ(memory controller) Còn đối hệ thống sử dụng CPU AMD thì việc quản lý bộ nhớ Ram phụ thuộc vào chính CPU Bởi trong CPU AMD... BTX không có khác biệt so với của chu n ATX 24 chân BTX hiện nay chưa trở thành thông dụng với đa số người dùng do đó các hãng sản xuất phần cứng cũng chưa cho ra đời nhiều loại bo mạch chủ theo chu n này [sửa] Các chu n kích thước của bo mạch chủ Hình ảnh so sánh kích thước các loại bo mạch chủ với các khổ giấy (ví dụ khổ A4) Kích thước của bo mạch chủ thường được chu n hoá để đảm bảo tương thích với... với chu n ATX bởi CPU theo chu n ATX có thể sử dụng luồng gió luẩn quẩn nếu không được thiết kế thông thoáng và định hướng gió hợp lý hoặc sử dụng vỏ máy tính theo chu n 38° Luồng gió đầu vào sau khi làm mát CPU có thể tiếp tục làm mát bo mạch đồ hoạ, một phần thoát ra phía sau theo quạt thông gió của vỏ máy tính phía sau, một phần qua RAM để thoát ra ngoài thông qua nguồn máy tính Kết nối nguồn của chu n... SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "SDR" Có 168 chân Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời 3 * DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR" Có 184 chân DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ Đã được... tương thích với bo mạch chủ 7 Xem thêm • 8 Chú thích • • • • [sửa] Đặc trưng Bộ nhớ RAM có 4 đặc trưng sau: • • • • Dung lượng bộ nhớ: Tổng số byte của bộ nhớ ( nếu tính theo byte ) hoặc là tổng số bit trong bộ nhớ nếu tính theo bit Tổ chức bộ nhớ: Số ô nhớ và số bit cho mỗi ô nhớ Thời gian thâm nhập: Thời gian từ lúc đưa ra địa chỉ của ô nhớ đến lúc đọc được nội dung của ô nhớ đó Chu kỳ bộ nhớ: Thời... nhập bằng chu kỳ của bộ nhớ [sửa] RAM động 1 transistor và 1 tụ điện trong một ô nhớ của RAM động RAM động dùng kỹ thuật MOS Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó Chu kỳ bộ... mạch chủ thường được chu n hoá để đảm bảo tương thích với các vỏ máy tính Có các loại kích thước sau: [sửa] Các chu n cổ điển trước đây • • • • • Baby-AT: 216 mm × 254-330 mm Full-size AT: 305 mm × 279–330 mm LPX: 229 mm × 279–330 mm WTX: 355.6 mm × 425.4 mm ITX: 215 mm x 191 mm [sửa] Các chu n hiện tại • • • • • • • • BTX: 325 x 267 mm microBTX: 264 x 267 mm pico BTX: 203 x 267 mm ATX: 305 x 244 mm... chu kỳ bộ nhớ Đã được thay thế bởi DDR2 4 * DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR2" Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed 5 RDRAM (Viết tắt từ Rambus Dynamic RAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "Rambus" Đây là một loại DRAM được thiết kế kỹ thuật hoàn toàn mới so với kỹ... 6400 MB/s bandwidth [sửa] Các loại modul của RAM Trước đây, các loại RAM được các hãng sản xuất thiết kế cắm các chip nhớ trên bo mạch chủ thông qua các đế cắm (có dạng DIP theo hình minh hoạ trên), điều này thường không thuận tiện cho sự nâng cấp hệ thống Cùng với sự phát triển chung của công nghệ máy tính, các RAM được thiết kế thành các modul như SIMM, DIMM (như hình minh hoạ trên) để thuận tiện cho . cứng • 6 Các chu n bo mạch chủ thông dụng đến năm 2007 o 6.1 Chu n ATX o 6.2 Chu n BTX • 7 Các chu n kích thước của bo mạch chủ o 7.1 Các chu n cổ điển trước đây o 7.2 Các chu n hiện tại. trúc bo mạch chủ [sửa] Cấu trúc sử dụng CPU của hãng Intel Cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng Intel Cấu trúc một bo mạch chủ tiêu biểu sử dụng CPU của hãng AMD. Điểm khác biệt ở đây là CPU. biệt nhỏ trong cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của AMD so với bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng Intel: về một số cấu trúc bo mạch chủ cho bộ xử lý AMD có thể cho phép CPU giao tiếp trực tiếp

Ngày đăng: 08/08/2014, 15:20

Mục lục

  • CPU

    • Mục lục

    • [sửa] Bộ điều khiển (CU-Control Unit)

    • [sửa] Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit)

    • [sửa] Mô tả chức năng

    • [sửa] Tốc độ

    • Các nhà sản xuất

    • Bo mạch chủ

      • Mục lục

      • [sửa] Các thiết bị thường có mặt trên bo mạch chủ

        • [sửa] Kết nối với bo mạch chủ

        • [sửa] Thiết bị khác liên quan

        • [sửa] Cấu trúc bo mạch chủ

          • [sửa] Cấu trúc sử dụng CPU của hãng Intel

          • [sửa] Cấu trúc sử dụng CPU của hãng AMD

          • [sửa] Cấu tạo bản mạch in của bo mạch chủ

          • [sửa] Tản nhiệt trên bo mạch chủ

          • [sửa] Thiết kế riêng của các nhà sản xuất phần cứng

          • [sửa] Các chuẩn bo mạch chủ thông dụng đến năm 2007

            • [sửa] Chuẩn ATX

            • [sửa] Chuẩn BTX

            • [sửa] Các chuẩn kích thước của bo mạch chủ

              • [sửa] Các chuẩn cổ điển trước đây

              • [sửa] Các chuẩn hiện tại

              • [sửa] Kích thước không theo chuẩn

              • [sửa] Kết nối thông thường

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan