Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với tinh hoa Nho giáo doc

2 474 0
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với tinh hoa Nho giáo doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với tinh hoa Nho giáo Trước hết cần phân biệt đạo đức Hồ Chí Minh với tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Khi nói đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta chỉ nói đến các hành vi ứng xử mẫu mực, hết sức giản dị, trong sáng trong hoạt động thực tiễn của Người. Còn khi nói tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta phải đề cập cả một hệ thống quan điểm, bao gồm nhiều nội dung Người lựa chọn từ các hệ thống tư tưởng đạo đức từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây để vận dụng sáng tạo phù hợp với dân tộc mình, thời đại mình. Bài viết này chỉ trình bày một số suy nghĩ về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với tinh hoa Nho giáo. 1. Khổng Tử là một nhà đạo đức lớn. Ông truyền bá thuyết nhân chính (một nền chính trị lấy đạo nhân làm gốc). Ông là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên của nhân loại biết tập trung sự chú ý của con người vào những vấn đề thuần túy của con người, là một trong những bậc thầy lớn nhất đã giúp loài người tiến lên thành “người”. Ông là nhà nhân văn chủ nghĩa đầu tiên theo đúng nghĩa của nó! Hồ Chí Minh đặt Khổng Tử ngang hàng với Giê-su, Các Mác, Tôn Dật Tiên. Người còn gọi Khổng Tử là:“Đức Khổng Tử vĩ đại”. Trong các bài nói , bài viết của mình, Hồ Chí Minh trích dẫn nguyên văn hoặc mượn ý Khổng Tử và các môn đồ gấp nhiều lần trích dẫn ý kiến của Mác, Enghen, Lênin. Chỉ riêng những câu nói về tu dưỡng đạo đức, đã có thể thấy Người mượn ý rất nhiều, đôi khi trích dẫn nguyên văn, chẳng hạn: “ Tăng Tử nói: “Kẻ sĩ cần phải có chí khí rộng lớn và cương nghị. Là vì gánh thì nặng mà đường thì xa ”(Luận ngữ - Thái Bá). Hồ Chí Minh viết: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành nhiệm vụ một cách vẻ vang.”(1) .Tu dưỡng đạo đức là một quá trình công phu. Khổng Tử nói: “Bậc quân tử như người thợ làm đồ ngà, cần phải cắt, phải cứa; như người thợ chuốt ngọc, cần phải dùi, phải mài” (Luận ngữ - Học nhi).Hồ Chí Minh viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Cũng như ngọc càng mài, càng sáng, vàng càng luyện, càng trong” (2) Khổng Tử và Hồ Chí Minh đều có nếp sống mẫu mực. Khổng Tử nói: “ Nếu tự mình giữ theo chính đạo, thì chẳng đợi ra lệnh dân cũng ăn ở theo chính pháp. Còn nếu như tự mình chẳng giữ theo chính đạo thì dẫu ra lệnh buộc dân theo, dân cũng không theo” (Luận ngữ - Tử Lộ). Hồ Chí Minh viết: “Tự mình phải chính trước mới giúp người khác chính. Mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý” (3). “Mình trước hết phải siêng năng trong sạch mới bảo người ta trong sạch siêng năng được” (4)v.v Mạnh Tử nêu cao khí phách của bậc trượng phu: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (Đằng Văn Công- hạ). Trong bài phát biểu nhân lễ ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam tại Việt Bắc (3 - 1951) Hồ Chí Minh đã nhắc lại nguyên vẹn lời đó của Mạnh Tử và Người dịch như sau: “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”. Như vậy, Hồ Chí Minh đã nhất trí với Khổng – Mạnh nhấn mạnh vai trò đạo đức, nhấn mạnh sự tu dưỡng đạo đức của người quân tử xưa và của người cán bộ cách mạng ngày nay. Nhưng cần lưu ý: đạo đức của người quân tử xưa là đạo đức cũ; đạo đức của người cán bộ cách mạng ngày nay là đạo đức mới. Theo Hồ Chí Minh: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời ”(5) 2.Dùng lại khái niệm Khổng - Mạnh nhưng Người đã cấp cho nó một ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ. Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Nho giáo là luân thường.Luân có 5 điều (ngũ luân), trong đó có 3 điều lớn là tam cương tức là 3 mối quan hệ: vua - tôi, cha- con, chồng - vợ. Nếu rút gọn một lần nữa thì chỉ còn hai: vua – tôi, cha – con, trong đó nghĩa của bầy tôi đối với vua biểu hiện bằng chữ Trung; đạo của con đối với cha biểu hiện bằng chữ Hiếu. Trung Hiếu được mọi kẻ sĩ Việt Nam, Trung Hoa xưa tuyệt đối tuân thủ: Bui một tấc lòng trung mấy hiếu/ Mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen (Nguyễn Trãi). Khái niệm Trung Hiếu được Hồ Chí Minh thay vào nội dung mới khác về chất:Trung với nước, hoặc trung với Đảng; Hiếu với dân. Người giải thích chữ Hiếu: “Hiếu là hiếu với nhân dân, ta thương cha mẹ ta mà còn phải thương cha mẹ người, phải làm cho mọi người đều biết thương cha mẹ”(6) Ngũ thường (năm nét đức hạnh hằng xuyên) của Nho giáo là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Thật ra, mới đầu Khổng Tử chỉ nêu ra ba đức hạnh: Trí, Nhân, Dũng. (Trí, Nhân, Dũng, tam giả, thiên hạ chi đạt đức dã). Từ ba đức , Mạnh Tử chuyển thành: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Đổng Trọng Thư thời Hán bổ sung thêm chữ Tín nữa gọi là ngũ thường. Hồ Chí Minh sử dụng nguyên vẹn ba chữ của Khổng Tử, một chữ của Mạnh Tử, và thêm vào chữ Liêm mà xưa không ai đặt vào ngũ thường cả, thành ra: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Nhưng điều quan trọng hơn rất nhiều là Người đã cấp cho các khái niệm này những nội dung khác hẳn. Chẳng hạn chữ Nhân, hạt nhân cơ bản của Nho giáo. Nhân là gì? Gần 30 thế kỷ đã trôi qua nhưng người ta vẫn còn tranh luận về khái niệm này. Tuy vậy, cũng có thể nói gắn gọn mà không sợ xa đề: Nhân là lòng yêu thương con người và là mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trên cơ sở lòng yêu thương, tôn trọng con người.Còn theo Hồ Chí Minh: “Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền” (7). Ở một chỗ khác, Người lại giải thích: “Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.” ( 8) Ở đây Hồ Chí Minh đã dùng khái niệm Dân để định nghĩa khái niệm Nhân. Mà Nhân và Dân là hai khái niệm quen thuộc của Nho giáo. Khổng Tử chưa coi trọng Dân. Nhưng Mạnh Tử thì nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Tận tâm- hạ). Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã dịch câu này trong một bài báo viết cho Tạp chí Cộng sản (Tiếng Pháp): Lợi ích của nhân dân là trước hêt, thứ đến là lợi ích của quốc gia, còn lợi ích của vua là không đáng kể. Như vậy, Nhân , Dân, hay Nhân dân của Hồ Chí Minh đều là các khái niệm mác – xít. 3.Bình sinh Khổng Tử là người “Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện”(Học không biết chán, dạy không biết mỏi). Ông là nhà giáo dục lớn, nhà văn hóa lớn có công to lớn xây dựng một nền văn hóa dựa trên học thức, và một bộ máy nhà nước từ trên xuống dưới bao gồm những nhà trí thức. Bình sinh Hồ Chí Minh cũng là người hiếu học và hết sức coi trọng giáo dục nói riêng và văn hóa nói chung. Ngay sau ngày tuyên bố độc lập, Người đã nêu khẩu hiệu chống giặc dốt ngang hàng với khẩu hiệu chống giặc đói, chống giặc ngoại xâm trong bối cảnh giặc đói vừa giết hại hơn 2 triệu người và giặc ngoại xâm đang đặt dân ta trước họa sống còn của Tổ quốc. Khi học tập, phấn đấu để đạt đạo người ta có niềm vui cực lớn ngay trong lòng mình, nên Khổng Tử nói “Sớm nghe đạo, chiều chết cũng cam”. Hồ Chí Minh thì trả lời các nhà báo: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(9) Cả Khổng Tử và Hồ Chí Minh đều dạy: học đi đôi với hành, lời nói đi đôi với việc làm. Rất nhiều vị có chức, có quyền ngày nay thường nói một đằng, làm một nẻo, vì vậy người dân khủng hoảng niềm tin! Hồ Chí Minh thì nói và làm thống nhất. Xin dẫn lời bà Xpenxơn (Josephine Spenson) trình bày trong cuộc hội thảo về “Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa thế giới”: “Tôi là nhà sử học đã lật ra những trang ghi của các nhà chính khách mỗi khi đến tham quan chiêm ngưỡng tượng Thần Tự Do. Nguyễn Tất Thành cũng đến Nữu Ước, đến tượng Thần Tự Do, cũng ghi vào sổ lưu niệm. Nguyễn Tất Thành cũng là khách như các nhà chính khách. Trong quyển sách đó, chính khách nào cũng chiêm ngưỡng ngôi sao tỏa sáng trên vòng nguyệt quế tượng Thần Tự Do ca ngợi hêt lời. Duy có Nguyễn Tất Thành là người đến tượng Thần Tự Do & nhìn xuống chân Thần Tự Do. Người ghi: “Ánh sáng trên đầu Thần Tự Do tỏa sáng trời xanh, còn dưới chân tượng Thần Tự Do này thì người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng, bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc, bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với người nam giới?”. Duy có Nguyễn Tất Thành nhìn xuống chân tượng Thần Tự Do, nhìn số phận con người, không chiêm ngưỡng hào quang trên tượng Thần Tự Do. Chính vì thế tôi tìm tới con người này, xem nói và làm có tương phản không? Hồ Chí Minh quả thật nói và làm đi đôi. Tôi đã đến nhà của Người, lục tìm của riêng của Người. Người không có của riêng. Rất là lạ. Chính khách nào lên cầm quyền đều ra sắc lệnh quyền bình đẳng cho phụ nữ, nhưng khi sắc lệnh ký xong thì ban đêm họ đi nhà thổ, họ phát triển kỹ nghệ đàn bà. Thậm chí một vị Tổng thống có 3 – 4 tình nhân. Thành ra người ta nói một đằng làm một nẻo. Duy có Nguyễn Tất Thành nói điều đó khi mình còn lầm than. Khi mình làm Chủ tịch nước & khi Người qua đời trên giường Người vẫn vắng hơi ấm đàn bà” (10) 4. Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình Nho học xứ Nghệ. Trong con người Hồ Chí Minh có một vị chân Nho, thậm chí có người nói: một vị chân Nho xứ Nghệ (Nguyễn Đình Chú).Người đã sử dụng sáng tạo một số nhân tố hợp lý trong tư tưởng đạo đức Nho giáo, cũng như Người đã sử dụng rất tài tình tinh hoa của Phật giáo và của tư tưởng Lão Trang; lòng nhân ái của Giê- su; tinh hoa của tư tưởng đạo đức phương Tây và tư tưởng Mác – Lênin kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống đạo đức tốt đẹp của văn hóa dân tộc để xây dựng nên tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh. . Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với tinh hoa Nho giáo Trước hết cần phân biệt đạo đức Hồ Chí Minh với tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Khi nói đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta chỉ nói. trong tư tưởng đạo đức Nho giáo, cũng như Người đã sử dụng rất tài tình tinh hoa của Phật giáo và của tư tưởng Lão Trang; lòng nhân ái của Giê- su; tinh hoa của tư tưởng đạo đức phương Tây và tư. sáng tạo phù hợp với dân tộc mình, thời đại mình. Bài viết này chỉ trình bày một số suy nghĩ về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với tinh hoa Nho giáo. 1. Khổng Tử là một nhà đạo đức lớn. Ông truyền

Ngày đăng: 08/08/2014, 11:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với tinh hoa Nho giáo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan