QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ docx

23 3.7K 25
QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ ĐL3-P4&14/QT.11 Ban hành 01- 14/6/05 Sửa đổi 0 / / Trang 1 / 23 1. QUY ĐỊNH CHUNG : 1.1. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Quy trình này quy định nội dung, trình tự, cách thức xác định sự cố, phân loại sự cố theo các cấp và các hiện tượng bất thường xảy ra trong vận hành lưới điện và nhà máy điện (diesel, thủy điện ) đến trình tự khai báo, tổ chức điều tra, thống kê báo cáo sự cố và hiện tượng bất thường; từ đó đề ra các biện pháp quản lý kỹ thuật nhằm giảm suất sự cố hàng năm tại Công ty cũng như các đơn vị trong Công ty. Quy trình này áp dụng cho lưới điện và nhà máy điện do Công ty Điện lực 3 quản lý vận hành. Các lưới điện và trạm điện do các tổ chức khác quản lý vận hành được phép đấu nối vào lưới điện do Công ty Điện lực 3 quản lý vận hành đều phải tuân theo các quy định về kỹ thuật, an toàn của ngành điện. Trường hợp xảy ra sự cố trên lưới điện mà nguyên nhân do các đơn vị trên gây ra thì các đơn vị quản lý điện thuộc Công ty có quyền tổ chức điều tra và yêu cầu các đơn vị trên phối hợp, tạo mọi điều kiện cần thiết để việc điều tra, kết luận đúng theo quy định của quy trình này. 1.2. QUY TRÌNH NÀY do Phòng Kỹ thuật (P4) soạn thảo, Trưởng phòng Kỹ thuật soát xét và Giám đốc Công ty Điện lực 3 phê duyệt ban hành. 1.3. VIỆC SOẠN THẢO, SOÁT XÉT, sửa đổi, phê duyệt, ban hành, thu hồi, hủy bỏ văn bản này phải tuân thủ theo Thủ tục kiểm soát tài liệu văn bản ĐL3-ISO/T.01 1.4. TRÁCH NHIỆM: - Trưởng Phòng Kỹ thuật Công ty, Giám đốc đơn vị: Đảm bảo quy trình này luôn được tuân thủ. - Cán bộ công nhân viên liên quan: Nghiêm chỉnh thực hiện quy định trong quy trình này. 2. TỪ VIẾT TẮT VÀ TÀI LIỆU VIỆN DẪN 2.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA: - Lưới điện: Bao gồm đường dây tải điện, trạm biến áp và các vật tư, thiết bị điện kết nối với nhau nhằm mục đích truyền tải điện năng từ nhà máy điện cung cấp cho các phụ tải. - Nhà máy điện: Là nơi sản xuất điện năng cung cấp cho các phụ tải thông qua lưới điện. Phạm vi của nhà máy điện được hiểu là các thiết bị trong nhà máy điện tính đến điểm đấu nối vào lưới điện. QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ ĐL3-P4&14/QT.11 Ban hành 01- 14/6/05 Sửa đổi 0 / / Trang 2 / 23 - Nhà máy thủy điện vừa và lớn: Là các nhà máy thủy điện có công suất lắp đặt từ 12MW trở lên. - Nhà máy thủy điện nhỏ: Là các nhà máy có công suất dưới 12MW. - Đường dây: Là hệ thống dây dẫn, cột, xà, cách điện nhằm truyền tải điện năng từ nơi này đến nơi khác. Đường dây thường được nối giữa nhà máy điện với trạm biến áp, giữa các trạm biến áp với nhau hoặc giữa trạm biến áp với phụ tải. Đường dây trong quy trình này được hiểu bao gồm đường dây tải điện trên không, đường cáp ngầm. - Chế độ hoạt động bình thường của lưới điện, nhà máy điện : Là chế độ làm việc mà các vật tư, thiết bị điện của nhà máy điện, lưới điện làm việc ổn định theo đúng các thông số kỹ thuật và quy trình công nghệ nhà sản xuất quy định. - Phụ tải đặc biệt quan trọng: Phụ tải được ưu tiên cung cấp điện liên tục, nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng (các phụ tải này do Uỷ ban nhân dân Tỉnh hoặc các đơn vị an ninh, quốc phòng tỉnh yêu cầu) hoặc đảm bảo điều kiện sản xuất đặc biệt của dây chuyền nhà máy được ràng buộc trong hợp đồng cung cấp điện. - Trạm biến áp phân phối: Là trạm biến áp biến đổi điện năng từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác cung cấp trực tiếp cho phụ tải hoặc chuyên dùng. - Trạm biến áp trung gian: Là trạm biến áp biến đổi điện năng từ cấp điện áp này sang cấp điện áp trung gian khác, không cung cấp trực tiếp cho phụ tải. - Đường dây trung áp: Được hiểu là các đường dây điện (đường dây trên không, đường cáp ngầm) có điện áp từ 1kV đến 35kV. - Đường dây cao áp, siêu cao áp: Được hiểu là các đường dây điện (đường dây trên không, đường cáp ngầm) có điện áp trên 35kV. - Đường dây hạ áp: Được hiểu là các đường dây điện (đường dây trên không, đường cáp ngầm) có điện áp dưới 1kV. - Thiết bị dự phòng nóng: Là thiết bị điện làm nhiệm vụ dự phòng trên lưới điện và ở chế độ sẵn sàng làm việc để có thể đóng nhanh vào hệ thống điện khi cần thiết hoặc thiết bị điện đang vận hành làm nhiệm vụ dự phòng, không vận hành hết công suất định mức và sẵn sàng mang 100% công suất định mức khi cần thiết. Dự phòng nóng trong nhà máy điện được hiểu là công suất tổng sẵn có của các máy phát sẵn sàng khởi động để đóng nhanh vào hệ thống. QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ ĐL3-P4&14/QT.11 Ban hành 01- 14/6/05 Sửa đổi 0 / / Trang 3 / 23 - Thiết bị dự phòng nguội: Là thiết bị điện làm nhiệm vụ dự phòng trên lưới điện mà thời gian huy động khi cần thiết có thể kéo dài. Dự phòng nguội trong nhà máy điện được hiểu là tổng công suất sẵn sàng của các máy phát dự phòng mà việc khởi động đến khi mang tải có thể kéo dài vài giờ. - Đơn vị xảy ra sự cố: Là đơn vị trực tiếp quản lý vận hành thiết bị xảy ra sự cố. 2.2 TỪ VIẾT TẮT: - QLVH : Quản lý vận hành. - VTTB : Vật tư thiết bị. - TBA : Trạm biến áp. - NMĐ : Nhà máy điện. - MBA : Máy biến áp. - MC : Máy cắt. - DCL : Dao cách ly. 2.3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN: - Thủ tục kiểm soát tài liệu văn bản ĐL3-ISO/T.01 - Luật điện lực số 28/2004/QH11. - Quy phạm kỹ thuật vận hành nhà máy điện và lưới điện ban hành kèm theo Quyết định số 199 NL/KHKT ngày 17/4/1990 của Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công nghiệp). - Quy trình “Điều tra sự cố trong nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện” (QT NL -01-92) ban hành kèm quyết định số 82/NL/KHKT ngày 26/2/1992 của Bộ Năng Lượng (nay là Bộ Công Nghiệp). - Quy trình Điều độ hệ thống điện Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 56/2001/QĐ-BCN ngày 26/11/2001 của Bộ Công nghiệp. - Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Điện lực 3 ban hành kèm theo Quyết định số 11 EVN/HĐQT ngày 17/6/1995 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. - Quy chế phân cấp quản lý trong Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo theo Quyết định số 33 EVN/HĐQT-TCCB.LĐ ngày 31/01/2000 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. - Quy chế phân cấp quản lý trong Công ty Điện lực 3 ban hành kèm theo Quyết định số 1524 EVN/ĐL3-3 ngày 15/5/2000 của Công ty Điện lực 3. QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ ĐL3-P4&14/QT.11 Ban hành 01- 14/6/05 Sửa đổi 0 / / Trang 4 / 23 3. NỘI DUNG 3.1. QUY ĐỊNH CHUNG : Điều 1 : Mục đích, yêu cầu của công tác khai báo, điều tra, thống kê báo cáo sự cố, các hiện tượng bất thường. 1. Tìm nguyên nhân gây nên sự cố, các hiện tượng bất thường. Làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức liên quan. 2. Đề ra các biện pháp, giải pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật đó nhằm ngăn ngừa sự cố, các hiện tượng bất thường của lưới điện. 3. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên trong các đơn vị nhằm đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng một cách an toàn và liên tục. 4. Trên cơ sở phân tích các tài liệu điều tra cụ thể đối với các sự cố xảy ra cũng như việc phân tích các số liệu thống kê sự cố và hiện tượng bất thường trong vận hành để yêu cầu các đơn vị thiết kế, chế tạo, lắp ráp, hiệu chỉnh, sửa chữa, v.v tìm những biện pháp cần thiết và kịp thời nhằm khắc phục những nhược điểm, sai sót trong thiết kế, chế tạo và hoàn thiện các kết cấu thiết bị đang vận hành và các thiết bị mới, nâng cao chất lượng các thiết bị đó, nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng, lắp ráp, hiệu chỉnh, vận hành và sửa chữa các công trình điện. 5. Nghiêm cấm mọi hình thức bao che, giấu diếm, khai báo không đúng sự thật hoặc cản trở công tác khai báo, điều tra sự cố. Điều 2 : Nguyên tắc xác định sự cố và hiện tượng bất thường. 1. Những vi phạm chế độ hoạt động bình thường của lưới điện, nhà máy điện tùy theo tính chất vi phạm, mức độ hư hỏng và hậu quả của chúng gây ra mà đánh giá là sự cố hay hiện tượng bất thường trong vận hành. 2. Việc xác định hoặc không xác định là sự cố cũng như hiện tượng bất thường được quy định như sau : - Xác định là sự cố hoặc hiện tượng bất thường ảnh hưởng đến chế độ hoạt động bình thường của lưới điện, nhà máy điện chỉ được tính khi đã tiếp nhận thiết bị vào vận hành (sau khi có biên bản nghiệm thu bàn giao giữa đơn vị QLVH với đơn vị quản lý dự án). Những thiết bị dự phòng nóng, dự phòng nguội khi cần thiết huy động mà không huy động được vì bị hư hỏng do bản thân thiết bị ( trong thời gian trước khi huy động không kiểm tra để phát hiện ra ) hoặc do chủ quan của nhân viên vận hành vi phạm quy trình gây nên cũng tính sự cố. QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ ĐL3-P4&14/QT.11 Ban hành 01- 14/6/05 Sửa đổi 0 / / Trang 5 / 23 - Không xác định là sự cố đối với đơn vị trực tiếp QLVH các trường hợp sau : + Những thiết bị chính của nhà máy điện như : máy phát điện, máy diesel (nhà máy diesel), máy thủy lực (nhà máy thủy điện) và của lưới điện như : đường dây, máy biến áp, do bị hư hỏng được tách ra khỏi vận hành để sửa chữa hoặc đang vận hành nhưng được phép ngừng để sửa chữa định kỳ mà trong quá trình sửa chữa này do chủ quan làm hư hỏng thêm. + Hư hỏng các thiết bị mới lắp ráp xong đang trong giai đoạn hiệu chỉnh, chạy thử nhưng chưa bàn giao cho bên quản lý vận hành. Trong các trường hợp này, các hư hỏng thiết bị vẫn phải được điều tra và báo cáo lên cấp trên (theo mẫu biên bản điều tra sự cố). + Ngừng cung cấp điện do sa thải tần số. + Ngừng cung cấp điện do các sự cố trên lưới điện Quốc gia hoặc trên nguồn, lưới điện không do đơn vị trực tiếp QLVH, làm ảnh hưởng đến việc vận hành cung cấp điện của đơn vị. 3.2. PHÂN CẤP SỰ CỐ VÀ HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG : 3.2.1. Sự cố: Điều 3 : Sự cố được chia làm 2 loại sau : 1. Sự cố lưới điện. 2. Sự cố nhà máy điện. Tùy theo mức độ hư hỏng thiết bị và hậu quả gây ra mà sự cố lưới điện, nhà máy điện được phân loại thành 3 cấp : sự cố cấp I, sự cố cấp II, sự cố cấp III. 3.2.1.1. Sự cố lưới điện : Điều 4 : Trên lưới điện, khi xảy ra một trong các trường hợp dưới đây thì được đánh giá là sự cố cấp I : 1. Hư hỏng đường dây 110kV trục chính (gây mất điện từ 2 TBA 110kV trở lên), phải tách ra khỏi vận hành để sửa chữa với thời gian trên 1 giờ. 2. Hư hỏng đường dây 110kV nhánh rẽ chỉ cấp điện cho một trạm biến áp 110kV (khi hư hỏng đường dây này chỉ ngừng cấp điện cho duy nhất một TBA, các TBA khác không bị ảnh hưởng) phải tách ra khỏi vận hành để sửa chữa với thời gian trên 8 giờ. 3. Hư hỏng các thiết bị (MBA, MC, DCL ) của TBA 110kV dẫn đến phải ngừng vận hành toàn trạm với thời gian trên 8 giờ. QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ ĐL3-P4&14/QT.11 Ban hành 01- 14/6/05 Sửa đổi 0 / / Trang 6 / 23 4. MBA lực 110kV đang ở trạng thái dự phòng khi cần huy động mà không huy động được vì bị hư hỏng do bản thân thiết bị hoặc do nhân viên vận hành vi phạm quy trình gây nên trong thời điểm huy động không thể khôi phục lại được phải tách ra để sửa chữa với thời gian trên 8 giờ. 5. Hỏa hoạn trong các trạm biến áp 110kV làm ngừng vận hành trạm trên 1 giờ. 6. Bất cứ lý do nào đó trên lưới điện do đơn vị quản lý vận hành mà phải ngừng cấp điện từ 50% phụ tải trở lên so với yêu cầu của biểu đồ phụ tải tại đơn vị Điện lực với thời gian trên 4 giờ. 7. Bất cứ lý do nào đó trên lưới điện do đơn vị QLVH mà phải ngừng cấp điện cho các phụ tải đặc biệt quan trọng với thời gian vượt quá 2 giờ. 8. Đối với lưới điện khu vực được tạo thành bởi các cụm phát điện nhỏ (không nối với lưới điện Quốc Gia) khi hư hỏng các đường dây trung áp trục chính, phải ngừng vận hành để sửa chữa với thời gian trên 7 ngày cũng được đánh giá là sự cố cấp 1. Điều 5 : Trên lưới điện, khi xảy ra một trong các trường hợp dưới đây thì được đánh giá là sự cố cấp II : 1. Hư hỏng các đường dây 110kV trục chính phải ngừng vận hành để sửa chữa với thời gian đến 1 giờ hoặc hư hỏng đường dây 110kV nhánh rẽ chỉ cấp điện cho một trạm biến áp 110kV ngừng vận hành để sửa chữa với thời gian đến 8 giờ. 2. Hư hỏng các thiết bị (MBA, MC, DCL ) của TBA 110kV buộc phải tách hoặc ngừng vận hành trạm để sửa chữa với thời gian đến 8 giờ. 3. Hư hỏng MBA trung gian có công suất từ 1.800kVA trở lên cũng như hư hỏng các thiết bị (MBA, MC, DCL ) của TBA trung gian 35kV có công suất từ 1.800kVA trở lên buộc phải tách hoặc ngừng vận hành trạm để sửa chữa với thời gian trên 24 giờ. 4. Các máy biến áp lực ở các trạm trung gian 35kV có công suất từ 1800kVA trở lên đang ở trạng thái dự phòng, khi cần huy động mà không huy động được vì bị hư hỏng do bản thân thiết bị, hoặc do nhân viên vận hành vi phạm quy trình nên trong thời điểm huy động phải tách ra để sửa chữa với thời gian trên 24 giờ; Cũng như đối với máy biến áp lực 110kV phải tách ra để sửa chữa với thời gian đến 8 giờ. 5. Hỏa hoạn trong các trạm biến áp 110kV làm ngừng vận hành trạm với thời gian đến 1 giờ. - Hỏa hoạn trong các TBA trung gian đến 35kV buộc phải ngừng vận hành để khôi phục lại với thời gian trên 24 giờ. QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ ĐL3-P4&14/QT.11 Ban hành 01- 14/6/05 Sửa đổi 0 / / Trang 7 / 23 - Hỏa hoạn làm hư hỏng toàn bộ thiết bị trong trạm phân phối từ 6- 35kV. 6. Bất cứ lý do nào đó trên lưới điện do đơn vị quản lý vận hành mà phải ngừng cấp điện từ 30% đến dưới 50% phụ tải so với yêu cầu của biểu đồ phụ tải tại các đơn vị Điện lực với thời gian trên 4 giờ; cũng như ngừng cấp điện từ 50% phụ tải trở lên so với yêu cầu của biểu đồ phụ tải tại các Điện lực với thời gian đến 4 giờ. 7. Bất cứ lý do nào đó trên lưới điện do đơn vị QLVH mà phải ngừng cấp điện cho các phụ tải đặc biệt quan trọng với thời gian không vượt quá 2 giờ. 8. Đối với lưới điện khu vực được tạo thành bởi các cụm phát điện nhỏ (không nối với lưới điện Quốc Gia) thì các trường hợp dưới đây cũng được đánh giá là sự cố cấp 2 : - Hư hỏng các đường dây trung áp trục chính phải ngừng vận hành để sửa chữa với thời gian đến 7 ngày; cũng như các đường dây trung áp không phải là trục chính phải ngừng vận hành để sửa chữa với thời gian trên 7 ngày. - Hư hỏng các MBA phân phối phải ngừng cấp điện để sửa chữa, thay thế với thời gian trên 7 ngày. - Các MBA phân phối ở trạng thái dự phòng khi cần huy động mà không huy động được vì bị hư hỏng do bản thân thiết bị hoặc do nhân viên vận hành vi phạm quy trình nên trong thời điểm huy động phải tách ra để sửa chữa, thay thế trên 7 ngày. - Hỏa hoạn trong các TBA phân phối phải ngừng cấp điện để khôi phục lại với thời gian trên 7 ngày. Điều 6 : Các trường hợp hư hỏng thiết bị, vi phạm chế độ hoạt động bình thường trên lưới điện mà mức độ chưa tới mức như quy định tại điều 4, điều 5 đã nêu trên nhưng lại trên mức quy định nêu ở điều 10 (mục 3.2.2 phần hiện tượng bất thường) đều được đánh giá là sự cố cấp III. 3.2.1.2. Sự cố nhà máy điện : Điều 7 : Trong nhà máy điện, khi xảy ra một trong các trường hợp dưới đây thì được đánh giá là sự cố cấp I : a. Đối với các nhà máy thủy điện vừa và lớn : 1. Phải ngừng hoàn toàn phụ tải của nhà máy có công suất từ 12MW trở lên mặc dù vẫn còn duy trì được điện tự dùng, không kể thời gian ngừng là bao lâu. 2. Vận hành không bình thường do thiết bị chính hoặc thiết bị phụ gây ra, dẫn đến phải giảm công suất phát của nhà máy từ 50% trở lên so với yêu QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ ĐL3-P4&14/QT.11 Ban hành 01- 14/6/05 Sửa đổi 0 / / Trang 8 / 23 cầu của biểu đồ phụ tải với thời gian trên 1 giờ đối với nhà máy có công suất từ 12MW đến dưới 50MW; cũng như giảm công suất phát từ 30% trở lên với thời gian trên 1 giờ đối với nhà máy có công suất từ 50MW trở lên. 3. Hư hỏng các turbine, máy phát điện, hư hỏng các tủ, bảng điện bảo vệ, điều khiển của tổ máy có công suất từ 25MW trở lên; cũng như hư hỏng các MBA lực, hư hỏng các tủ, bảng điện bảo vệ, điều khiển MBA có công suất từ 15MVA trở lên phải ngừng vận hành để khôi phục lại với thời gian trên 8 giờ. 4. Các nhà máy có công suất từ 50MW trở lên khi cần huy động từ một tổ máy 25MW trở lên (tổ máy cần huy động đang ở trạng thái dự phòng nóng hoặc nguội) mà không huy động được, do hư hỏng một trong các thiết bị chính như máy phát điện, máy biến áp tăng áp ngay trong thời điểm huy động phải loại ra để kiểm tra, sửa chữa với thời gian trên 4 giờ; cũng như đối với nhà máy có công suất dưới 50MW thời gian kiểm tra sửa chữa các thiết bị chính trong tổ máy dự phòng trên 8 giờ. 5. Hư hỏng công trình xây dựng chính của nhà máy (như : đập chắn nước, cánh cửa đập, đường ống áp lực, v.v ) dẫn đến phải ngừng hoàn toàn nhà máy. 6. Hoả hoạn gây ngừng vận hành toàn nhà máy không kể thời gian bao lâu. Hoả hoạn gây ngừng vận hành từng tổ máy của nhà máy có công suất từ 12MW trở lên với thời gian trên 4 giờ. b. Đối với các nhà máy diesel, thủy điện nhỏ : 1. Hư hỏng các máy diesel, máy phát điện có công suất từ 1500kW trở lên cũng như các máy biến áp tăng áp có công suất từ 2500kVA trở lên phải tách ra khỏi vận hành với thời gian trên 8 giờ. 2. Hư hỏng turbine, máy phát điện của các trạm thủy điện nhỏ có công suất từ 500kW trở lên phải loại ra khỏi vận hành để khôi phục lại với thời gian trên 24 giờ; cũng như hư hỏng đập chắn nước, cánh cửa đập, buộc phải ngừng vận hành nhà máy trên 24 giờ. 3. Hỏa hoạn trong nhà máy diesel, thủy điện nhỏ có công suất từ 500kW trở lên phải ngừng vận hành với thời gian trên 4 giờ. Điều 8 : Trong nhà máy điện, khi xảy ra một trong các trường hợp dưới đây thì được đánh giá là sự cố cấp II : a. Đối với các nhà máy thủy điện vừa và lớn : 1. Vận hành không bình thường do thiết bị chính hoặc thiết bị phụ gây ra dẫn đến : QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ ĐL3-P4&14/QT.11 Ban hành 01- 14/6/05 Sửa đổi 0 / / Trang 9 / 23 - Giảm công suất phát của nhà máy trên 50% so với yêu cầu của biểu đồ phụ tải với thời gian đến 1 giờ hoặc giảm công suất phát của nhà máy từ 30% đến dưới 50% so với yêu cầu của biểu đồ phụ tải với thời gian trên 1 giờ đối với nhà máy có công suất từ 12MW đến dưới 50MW. - Giảm công suất phát trên 30% với thời gian đến 1 giờ đối với nhà máy có công suất từ 50MW trở lên. 2. Hư hỏng các turbine, máy phát điện, hư hỏng các tủ, bảng điện bảo vệ và điều khiển của tổ máy có công suất dưới 25MW; cũng như hư hỏng các MBA lực, hư hỏng các tủ, bảng điện bảo vệ và điều khiển MBA có công suất dưới 15MVA phải ngừng vận hành để khôi phục lại với thời gian trên 8 giờ. Hoặc hư hỏng các turbine, máy phát điện, hư hỏng các tủ, bảng điện bảo vệ và điều khiển của tổ máy có công suất trên 25MW; cũng như hư hỏng các MBA lực, máy phát điện, hư hỏng các tủ, bảng điện bảo vệ và điều khiển MBA có công suất trên 15MVA phải ngừng vận hành để khôi phục lại với thời gian đến 8 giờ. 3. Hư hỏng hệ thống tín hiệu trung tâm, hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị điều độ phải khôi phục lại với thời gian trên 24 giờ. 4. Hư hỏng một hoặc nhiều phân đoạn thanh cái điện áp từ 35kV trở lên đòi hỏi phải phục hồi sơ đồ thanh cái trở lại bình thường với thời gian trên 8 giờ. 5. Các nhà máy có công suất từ 50MW trở lên khi cần huy động từ một tổ máy trở lên (tổ máy cần huy động đang ở trạng thái dự phòng nóng hoặc nguội) mà không huy động được, do hư hỏng một trong các thiết bị chính như máy phát điện, máy biến áp tăng áp ngay trong thời điểm huy động phải loại ra để kiểm tra, sửa chữa với thời gian đến 4 giờ; cũng như đối với nhà máy có công suất dưới 50MW thời gian kiểm tra sửa chữa các thiết bị chính trong tổ máy dự phòng đến 8 giờ. 6. Hư hỏng công trình xây dựng chính của nhà máy như : đập chắn nước, cánh cửa đập, đường ống áp lực, v.v chưa tới mức độ phải ngừng vận hành toàn nhà máy. 7. Hoả hoạn gây ngừng vận hành từng tổ máy của nhà máy có công suất từ 12MW trở lên với thời gian đến 4 giờ. b. Đối với các nhà máy diesel, thủy điện nhỏ: 1. Ngừng hoàn toàn phụ tải của nhà máy có công suất dưới 12MW mặc dù vẫn còn duy trì được điện tự dùng, không kể thời gian ngừng là bao lâu. 2. Hư hỏng các máy diesel, máy phát có công suất dưới 1500kW, các MBA tăng áp có công suất dưới 2500kVA phải tách ra khỏi vận hành để khôi phục lại với thời gian trên 8 giờ; cũng như đối với các máy diesel, máy phát QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ ĐL3-P4&14/QT.11 Ban hành 01- 14/6/05 Sửa đổi 0 / / Trang 10 / 23 điện có công suất từ 1500kW trở lên, máy biến áp tăng áp có công suất từ 2500kVA trở lên thời gian khôi phục đến 8 giờ. 3. Hư hỏng turbine, máy phát điện của các trạm thủy điện nhỏ có công suất dưới 500kW phải loại ra khỏi vận hành để khôi phục lại với thời gian trên 24 giờ; cũng như đối với turbine, máy phát điện có công suất từ 500kW trở lên thời gian khôi phục đến 24 giờ. 4. Hỏa hoạn trong nhà máy diesel, thủy điện nhỏ có công suất dưới 500kW phải ngừng vận hành với thời gian trên 4 giờ, cũng như đối với nhà máy có công suất từ 500kW trở lên thời gian ngừng vận hành đến 4 giờ. Điều 9 : Các trường hợp hư hỏng thiết bị chính, phụ hoặc vi phạm công nghệ sản xuất điện làm ảnh hưởng đến chế độ vận hành bình thường của các nhà máy điện mà mức độ chưa tới mức quy định ở các điều 7, 8 đã nêu trên nhưng lại ở trên mức quy định ở điều 10 (mục 3.2.2 hiện tượng bất thường) thì được đánh giá là sự cố cấp III. 3.2.2. Hiện tượng bất thường : Điều 10 : Lưới điện, nhà máy điện có thiết bị vận hành không bình thường cũng như các vi phạm công nghệ sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng mà không thuộc phạm vi quy định ở phần 3.2.1 “Sự cố” thì đều được đánh giá là “Hiện tượng bất thường” trong vận hành. Cụ thể : 1. Thiết bị chính, thiết bị phụ trong nhà máy điện và trên lưới điện vận hành không bình thường hoặc có hiện tượng hư hỏng nhưng còn duy trì vận hành được cho đến kỳ sửa chữa kế tiếp hoặc đến khi điều độ cho phép dừng. 2. Thiết bị phụ trong quá trình vận hành xảy ra hư hỏng hoặc có hiện tượng hư hỏng cần phải ngừng vận hành mà không gây sự cố làm ngừng thiết bị chính. 3. Thiết bị chính vận hành không bình thường nhưng đã có kế hoạch xin ngừng thiết bị hoặc xin giảm công suất để ngăn ngừa trước khi sự cố có thể xảy ra. 4. Hư hỏng hệ thống tín hiệu trung tâm, hệ thống thông tin liên lạc, các thiết bị điều độ phải khôi phục lại trong thời gian đến 8 giờ. 5. Trường hợp vi phạm hoạt động bình thường của nhà máy điện (như do không đủ nguồn nước v.v ) khi những vi phạm này xảy ra không phải nguyên nhân do cán bộ, nhân viên nhà máy điện và hệ thống điện gây nên. [...]... tác điều tra sự cố - Nếu sự cố kèm theo tai nạn lao động thì phải tuân thủ các quy định về xử lý tai nạn lao động Điều 24 : Cơ quan cấp trên có quy n tổ chức điều tra lại hoặc tham gia bất cứ cuộc điều tra sự cố nào của các đơn vị cấp dưới và có quy n phủ quy t các kết luận điều tra sự cố của các đơn vị cấp dưới QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ Ban hành 01- 14/6/05 Sửa đổi 0 / / ĐL3-P4&14/QT.11 Trang... sự cố nhà máy điện được tính bằng hiệu số công suất trước và sau khi hạn chế nhân với thời gian kéo dài việc hạn chế 3.5 QUY ĐỊNH VỀ KHAI BÁO, ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ, BÁO CÁO SỰ CỐ: 3.5.1 Quy định về khai báo sự cố : Điều 17 : Mọi sự cố xảy ra ở nhà máy điện, lưới điện đều phải thực hiện khai báo theo quy định dưới đây QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ Ban hành 01- 14/6/05 ĐL3-P4&14/QT.11 Sửa đổi 0 / / Trang... hợp đoàn điều tra sự cố của cơ quan cấp trên xuống điều tra sự cố xảy ra ở các đơn vị cấp dưới, nếu đơn vị cấp dưới có sự cố có những điểm không thống nhất với kết luận của đoàn điều tra thì được quy n bảo lưu ý kiến trong biên bản điều tra và có thể khiếu nại lên cơ quan quản lý cấp cao hơn Trong trường hợp cơ quan cấp trên cử cán bộ tham gia điều tra sự cố cùng đơn vị cấp dưới thì quy n quy t định... báo cáo theo quy định báo cáo tai nạn của Công ty Lưu ý : Hàng ngày các Điện lực đều phải báo cáo tình hình vận hành nguồn, lưới điện về Công ty theo quy định của trực ban điều độ QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ Ban hành 01- 14/6/05 Sửa đổi 0 / / ĐL3-P4&14/QT.11 Trang 15 / 23 3.5.2 Quy định về điều tra sự cố : Điều 20 : Mỗi một sự cố vĩnh cửu xảy ra ở nhà máy điện, lưới điện phải được điều tra, tìm ra... trì điều tra sự cố Nếu các thành viên tham gia điều tra sự cố hoặc đơn vị có sự cố có những điểm không thống nhất với kết luận của đoàn điều tra thì được quy n bảo lưu ý kiến trong biên bản điều tra và khiếu nại lên cơ quan quản lý cấp cao hơn Trong thời gian chờ đợi cấp trên xem xét, kết luận lại thì người phụ trách đơn vị có sự cố vẫn chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp giải quy t của đoàn điều tra. .. - Tham gia điều tra có : + Trung tâm thí nghiệm Điện + Đại diện đơn vị có sự cố + Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Trung (nếu cần thiết) + Các cơ quan Thiết kế, xây dựng, lắp ráp có liên quan đến sự cố 2 Cấp đơn vị Về nguyên tắc trực tiếp tổ chức chỉ đạo, điều tra các vụ sự cố cấp II trở xuống không liên quan đến đường dây và TBA 110kV, hoặc trực tiếp điều tra QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ Ban hành... thành sự cố thoáng qua hoặc vĩnh cửu - Sự cố thoáng qua đường dây : Là sự cố mà các phần tử sự cố được giải trừ và khôi phục trong thời gian nhỏ hơn hoặc bằng 20 phút - Sự cố vĩnh cữu đường dây : Là sự cố mà thời gian giải trừ và/hoặc khôi phục các phần tử sự cố lớn hơn 20 phút Lưu ý : Đối với TBA, nhà máy điện không phân loại sự cố thoáng qua và vĩnh cửu 3.4 XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG ĐIỆN THIẾU HỤT DO SỰ CỐ... quy t của đoàn điều tra sự cố đã nêu ra Điều 25 : Kết quả điều tra phải lập thành biên bản (theo biểu mẫu số 1 phần phụ lục) có đủ chữ ký của đại diện các thành phần trong đoàn điều tra, có chữ ký và đóng dấu của thủ trưởng đơn vị bị sự cố a Biên bản điều tra đối với sự cố cấp I và sự cố được nêu trong trường hợp phải báo cáo nhanh như ở điều 17 phải được gửi về Công ty b Đối với sự cố khác, tùy theo tính... suất sự cố Điều 31 : Nhiệm vụ của Tổ giảm suất sự cố tại Điện lực 1 Hàng năm căn cứ vào chương trình giảm suất sự cố của Công ty, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm giảm suất sự cố của đơn vị 2 Xây dựng tiến độ triển khai, giao kế hoạch và chỉ tiêu từng giai đoạn cho các chi nhánh, trạm Điện thực hiện QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ Ban hành 01- 14/6/05 Sửa đổi 0 / / ĐL3-P4&14/QT.11 Trang... cứ vào phân tích đánh giá tình hình thực hiện suất sự sự cố tại Điện lực, đánh giá lại công tác thực hiện biện pháp giảm suất sự cố tại đơn vị và đề ra các biện pháp triển khai thực hiện cụ thể nhằm giảm suất sự cố QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ Ban hành 01- 14/6/05 Sửa đổi 0 / / ĐL3-P4&14/QT.11 Trang 21 / 23 Phụ lục 1 : Mẫu biên bản điều tra sự cố : CÔNG TY ĐIỆN LỰC 3 ĐIỆN LỰC CỘNG HOÀ . hoặc tham gia bất cứ cuộc điều tra sự cố nào của các đơn vị cấp dưới và có quy n phủ quy t các kết luận điều tra sự cố của các đơn vị cấp dưới. QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ ĐL3-P4&14/QT.11 Ban. thì quy n quy t định cao nhất thuộc về người chủ trì điều tra sự cố. Nếu các thành viên tham gia điều tra sự cố hoặc đơn vị có sự cố có những điểm không thống nhất với kết luận của đoàn điều tra. CẤP SỰ CỐ VÀ HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG : 3.2.1. Sự cố: Điều 3 : Sự cố được chia làm 2 loại sau : 1. Sự cố lưới điện. 2. Sự cố nhà máy điện. Tùy theo mức độ hư hỏng thiết bị và hậu quả gây ra mà sự cố

Ngày đăng: 08/08/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ

  • 1. QUY ĐỊNH CHUNG :

    • 1.1. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

    • 1.4. TRÁCH NHIỆM:

    • 2. TỪ VIẾT TẮT VÀ TÀI LIỆU VIỆN DẪN

      • 2.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA:

      • 2.2 TỪ VIẾT TẮT:

      • 2.3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN:

      • 3. NỘI DUNG

        • 3.1. QUY ĐỊNH CHUNG :

        • 3.2. PHÂN CẤP SỰ CỐ VÀ HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG :

          • 3.2.1. Sự cố:

          • 3.2.2. Hiện tượng bất thường :

          • 3.3. PHÂN LOẠI SỰ CỐ VÀ HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG

            • 3.3.1 Phân loại sự cố và hiện tượng bất thường theo nguyên nhân :

            • 3.3.2. Phân loại sự cố và hiện tượng bất thường theo thời gian giải trừ, khắc phục :

            • 3.4. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG ĐIỆN THIẾU HỤT DO SỰ CỐ GÂY RA:

            • 3.5. QUY ĐỊNH VỀ KHAI BÁO, ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ, BÁO CÁO SỰ CỐ:

              • 3.5.1. Quy định về khai báo sự cố :

              • 3.5.2. Quy định về điều tra sự cố :

              • 3.5.3. Quy định việc thống kê, báo cáo sự cố :

              • 3.6. CÔNG TÁC PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐỀ RA CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VÀ GIẢM SỰ CỐ :

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan