Can nhiễu và xử lí can nhiễu(hai) doc

7 843 12
Can nhiễu và xử lí can nhiễu(hai) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Can nhiễu và xử lí can nhiễu I. Can nhiễu: 1. Khái niệm và phân loại: a. Khái niệm: Can nhiễu là ảnh hưởng của năng lượng không cần thiết bởi một hoặc nhiều nguồn phát xạ, bức xạ hoặc những cảm ứng trên máy thu trong hệ thống thông tin VTĐ, dẫn đến làm giảm chất lượng, hoặc bị mất hẳn thông tin có khả năng khôi phục được nếu không có ảnh hưởng của những năng lượng không cần thiết đó. b. Phân loại: Can nhiễu có thể chia làm ba loại: Nhiễu cho phép, nhiễu chấp nhận được và nhiễu có hại - Nhiễu cho phép: là nhiễu thấy được hoặc dự tính đượcmà thỏa mãn nhiễu định lượng và các điều kiện dùng chung trong khuyến nghị ITU hoặc trong thỏa thuận đặc biệt - Nhiễu chấp nhận được: Mức độ nhiễu cao hơn nhiễu cho phép và đã được sự đồng ý của hai hay nhiều cơ quan quản lý mà không ảnh hưởng đến các cơ quan quản lý khác. - Nhiễu có hại:là nhiễu làm nguy hại đến hoạt động nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hoặc các nghiệp vụ an toàn khác hoặc làm hỏng, làm cản trở nghiêm trọng hoặc làm gián đoạn nhiều lần một nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện đang khai thác đúng quy định. Trong các loại can nhiễu trên thì nhiễu cần quan tâm là nhiễu có hại. 2. Nguyên nhân gây nhiễu có hại và các biện pháp hạn chế khả năng gây nhiễu có hại: a. Nguyên nhân gây nhiễu có hại: Nguyên nhân gây nhiễu có hại bao gồm: - Can nhiễu do chồng lấn kênh: xảy ra khi các mạng đài gây can nhiễu sử dụng tần số có độ rộng băng tần chồng lấn với độ rộng băng tần của mạng đài bị can nhiễu. - Can nhiễu do thiết bị của đơn vị kháng nghị nhiễu không bảo đảm chất lượng. - Can nhiễu do xuyên điều chế: là hiện tượng giao thoa giữa các nguồn năng lượng tạo ra nguồn năng lượng mới gây can nhiễu đối với mạng đài khác. - Can nhiễu tương thích điện từ trường (EMC): Có nhiễu loại can nhiễu EMC, ví dụ như: +Thiết bị không sử dụng năng lượng cao tần gây can nhiễu EMC đối với thiết bị viễn thông (máy tính, thiết bị điện gia dụng). +Thiết bị sử dụng năng lượng cao tần gây can nhiễu EMC đối với thiết bị viễn thông (lò vi sóng). - Can nhiễu do các phát xạ ngoài băng: do các phát xạ ngoài băng hoặc phát xạ giả của một đài phát gây ra, phát xạ này nằm ngoài độ rộng băng tần cần thiết, xuất hiện do quá trình điều chế tín hiệu. - Can nhiễu do điện thoại kéo dài. b. Các biện pháp hạn chế khả năng gây nhiễu có hại: - Giữ tần số phát trong phạm vi sai lệch tần số cho phép - Giảm mức phát xạ không mong muốn ở trị số thấp nhất - Sử dụng phương thức phát có độ rộng băng tần chiếm dụng nhỏ nhất - Hạn chế phát sóng ở những hướng không cần thiết - Sử dụng mức công suất nhỏ nhất đủ để đảm bảo chất lượng thông tin - Đài vô tuyến điện thuộc ngiệp vụ phụ không được gây nhiễu có hại cho đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ chính và không được khiếu nại nhiễu có hại từ đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ chính. 3. Tình hình can nhiễu hiện nay: a. Can nhiễu trong thông tin di động: Can nhiễu chủ yếu là do thiết bị gây nhiễu, điện thoại kéo dài (GSM900, CDMA800, CDMA450), do chất lượng thiết bị (bộ lọc đầu vào không bảo đảm), các phát xạ không mong muốn của các đài truyền hình ( mạng CDMA450), các phát xạ sử dụng bất hợp pháp… b. Can nhiễu trong thông tin hàng không: Can nhiễu do trùng kênh tần số các đài VTĐ của các nước lân cận (Trung Quốc); Do các phát xạ không mong muốn của các máy phát thanh FM, truyền thanh không dây; hoặc do chất lượng thiết bị… Đài truyền thanh phường Ninh sơn - Tx. Ninh bình phát trên tần số 107.5 Mhz có phát xạ giả 125.9 MHz gây can nhiễu cho nghiệp vụ hàng không Các phát xạ đo được: f out = f LO+nf IF c. Can nhiễu trong mạng quảng bá (phát thanh FM, truyền hình): Các Đài PTTH tự ý triển khai các đài phát không đúng qui hoạch tần số; điện thoại kéo dài gây can nhiễu cho các máy thu của người dân; do các booster không bảo đảm tiêu chuẩn; do bị ảnh hưởng can nhiễu các nguồn phát xạ từ các thiết bị công nghiệp; do xuyên điều chế phát giữa các máy phát hình đặt gần nhau. d. Can nhiễu trong truyền dẫn Viba : Nguyên nhân bị can nhiễu là do các tổ chức, cá nhân sử dụng các tuyến vi ba không có giấy phép ; do chất lượng thiết bị; do rada… e. Can nhiễu trong các mạng thông tin dùng riêng : Bị can nhiễu do các tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị VTĐ không có giấy phép, cùng tần số với các mạng thông tin đã được cấp phép sử dung; hoặc do chất lượng thiết bị; hoặc do sử dụng không đúng với các qui định trong giấy phép… II. Xử lí can nhiễu: 1. Nguyên tắc xử lí can nhiễu : - Ưu tiên cho phát xạ trong băng, phát xạ không mong muốn phải được hạn chế ở mức thấp nhất; - Ưu tiên cho nghiệp vụ chính, các nghiệp vụ phụ phải thay đổi tần số hoặc các tham số kỹ thuật phát sóng; - Trong cùng một nghiệp vụ vô tuyến điện, tần số được cấp phép sử dụng sau phải chuyển đổi, ưu tiên cho tần số được cấp phép sử dụng trước; - Nếu sử dụng thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện trong khoa học, công nghiệp, y tế; thiết bị điện, điện tử, khi gây nhiễu có hại cho các đài vô tuyến điện phải thực hiện các biện pháp để loại bỏ nhiễu (trừ trường hợp các thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện hoạt động đúng băng tần qui định) và phải ngừng sử dụng các thiết bị này khi gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường, an toàn, cứu nạn; - Trường hợp nhiễu có hại chưa được khắc phục có thể áp dụng các biện pháp: thay đổi tần số, hạn chế công suất phát; thay đổi chiều cao, phân cực, đặc tính phương hướng của anten phát; phân chia lại thời gian làm việc và các biện pháp cần thiết khác đối với đài gây nhiễu; - Bên gây nhiễu do không thực hiện đúng nội dung giấy phép chịu trách nhiệm về chi phí cho việc chuyển đổi tần số, thiết bị, xử lý nhiễu có hại. 2. Giải quyết can nhiễu: - Báo cáo nhiễu có hại. - Gửi Phòng Kiểm soát tần số báo cáo can nhiễu - Đối tượng báo cáo can nhiễu có vi phạm dẫn đến can nhiễu, xử lí vi phạm trước, giải quyết can nhiễu sau. - Chỉ giải quyết can nhiễu khi tổ chức, cá nhân báo cáo can nhiễu chấm dứt vi phạm và thực hiện các quyết định xử lí vi phạm. - Phòng Kiểm soát tần số tổ chức phối hợp giải quyết can nhiễu liên quan nhiều Trung tâm hoặc can nhiễu quốc tế. 3. Thời gian giải quyết can nhiễu: Mạng viễn thông công cộng; mạng thông tin trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng; mạng thông tin phục vụ điều hành bay hàng không, dẫn đường bay, mạng an toàn cứu nạn, mạng phòng chống lụt bão: - Không phối hợp : Tối đa là 20 ngày. - Có phối hợp : Tối đa là 10 ngày xác định nguyên nhân nhiễu và 10 ngày giải quyết xong can nhiễu. Các mạng khác: - Không phối hợp : Tối đa là 30 ngày. - Có phối hợp : Tối đa là 15 ngày xác định nguyên nhân nhiễu và 15 ngày giải quyết xong can nhiễu. 4. Quy trình xử lí can nhiễu: Báo cáo can nhiễu Xem xét, chỉ đạo Phân tích, đề xuất phương án giải quyết Phê duyệt Tổ chức xác định nguyên nhân Xem xét Làm việc với bên can nhiễu Làm việc với bên bị nhiễu Lưu hồ sơ . quyết can nhiễu: - Báo cáo nhiễu có hại. - Gửi Phòng Kiểm soát tần số báo cáo can nhiễu - Đối tượng báo cáo can nhiễu có vi phạm dẫn đến can nhiễu, xử lí vi phạm trước, giải quyết can nhiễu. Can nhiễu và xử lí can nhiễu I. Can nhiễu: 1. Khái niệm và phân loại: a. Khái niệm: Can nhiễu là ảnh hưởng của năng lượng không cần thiết bởi. Phân loại: Can nhiễu có thể chia làm ba loại: Nhiễu cho phép, nhiễu chấp nhận được và nhiễu có hại - Nhiễu cho phép: là nhiễu thấy được hoặc dự tính đượcmà thỏa mãn nhiễu định lượng và các điều

Ngày đăng: 08/08/2014, 09:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan