Phan tich tai chinh vinamilk toi 2010 pps

36 191 1
Phan tich tai chinh vinamilk toi 2010 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích công ty Vinamilk GVHD: Phạm Dương Phương Thảo PHÂN TÍCH CÔNG TY VINAMILK A. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SỮA THẾ GIỚI. Theo công bố của Tập đoàn sữa LTO Nederland (Hà Lan) thì giá trung bình tháng 1/2011 trên thị trường quốc tế đối với sữa tươi nguyên liệu theo tiêu chuẩn hoá được các công ty sữa thu mua cho các trang trại bò sữa là 32,85 Euro cho 100 kg sữa tiêu chuẩn hoá (quy định hàm lượng chất béo là 4,3%, protên thô là 3,4%, 500.000 kg/năm, tổn lượng vi khuẩn là 24,999 và số lượng tế bào soma là 249.999). Mức giá này cao hơn 14,5% so với tháng 1/2010 (tăng thêm 4.16 Euro). Giá sữa trung bình ở châu Âu tháng 1/2011 tăng 0,55 Euro so với tháng 12/2010. Với các nước khác nhau thì giá sữa tháng 1/2011 được thu mua ở mức 39,70 Euro/100 kg ở Ý, 33,89 Euro/100 kg ở New Zealand, 25,41 ở Hoa Kỳ… Những thay đổi trong giá sữa chủ yếu là do điều chỉnh theo mùa. Chỉ có một số công ty tăng hay giảm giá sữa của họ. Sản xuất sữa thế giới trong năm 2009 ước đạt 701 triệu tấn, tăng 1% so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng sản xuất ở các nước đang phát triển nhanh hơn các nước phát triển và rõ nét hơn vào năm 2010, với dự kiến là tăng trưởng ở các nước đang phát triển là 4% so với sản lượng không mấy thay đổi ở các nước phát triển.Sản xuất sữa năm 2010 tăng khoảng 2% lên 714 triệu tấn. Bảng 1: thị trường sữa thế giới. 2008 2009P 2010F 2010/09 T ng s n l ng s a (tri u t n)ổ ả ượ ữ ệ ấ 691.7 700.9 713.6 1.8% T ng th ng m i (tri u t n)ổ ươ ạ ệ ấ 40.5 38.6 40.6 5.2% Nhu c u các n c ang phát tri n ầ ướ đ ể (kg/ng/n m)ă 65.6 65.7 67.2 2.2% Nhu c u các n c phát tri n (kg/ng/n m)ầ ướ ể ă 246 248 247.6 -0.2% Nguồn FAO Tổng thương mại sữa thế giới năm 2009 sụt giảm 4,6% so với năm 2008, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của cuộc suy thoái kinh tế, tuy nhiên đến năm 2010 tổng thương mại sữa thế giới tăng lên 40,6 triệu tấn. Chính nhu cầu về các sản phẩm sữa tăng nhanh ở các nước đang phát triển là động lực chính cho tăng trưởng sữa thương mại thế giới trong năm tới do nhu cầu này ở các nước phát triển đã ở trong giai đoạn bão hòa. Cung cầu và giá cả sữa bột nguyên liệu thế giới. Đầu vào cho ngành chế biến sữa bao gồm sữa tươi và sữa bột, trong đó thương mại giữa các nước về sữa bột chiếm chủ đạo. Sữa bột nguyên liệu bao gồm sữa bột gầy và sữa bột nguyên kem, có những biến động mạnh từ 2007 trở lại đây. Sự phục hồi của giá sữa thế giới từ giữa năm 2009 ban đầu được coi là hiện tượng ngắn hạn, song được củng cố khi giá sữa bột giữ mức trên 3.000 USD/ tấn FOB từ cảng châu Úc. Xu thế tăng giá của sữa bột được dự doán sẽ tiếp tục do nhu cầu gia tăng, khi GDP các nước phát triển và đang phát triển có xu hướng tăng. Bên cạnh cầu nhập khẩu nguyên liệu sữa tăng lên, các nguồn cung xuất khẩu dự báo sẽ bị hạn chế vì sản lượng nội địa của Mỹ và châu Âu giảm vào năm 2010. Đồng thời nguồn cung sẽ bị hạn chế vào thời điểm mùa khô ở New 1 Nhóm 6_TC9 Phân tích công ty Vinamilk GVHD: Phạm Dương Phương Thảo Zealand, và do giá lương thực thế giới tăng mạnh làm gia tăng chí phí đầu vào cũng là nguyên nhân làm giảm nguồn cung sữa. Giá sữa năm 2010 tăng khoảng 3600-3700 USD/tấn tức là tăng khoảng 20% so với năm 2009. B. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SỮA VIỆT NAM. I. TRIỂN VỌNG NGÀNH: Trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành sữa Việt Nam đã có sự phát triển rất mạnh mẽ nhờ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Các doanh nghiệp sản xuất sữa tại Viêt Nam đã không ngừng nghiên cứu phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời cải tiến cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho sự gia tăng chung về tính đa dạng, và sản lượng sản phẩm sữa được sản xuất tại Việt Nam. Thị trường sữa Việt Nam cũng đã tiếp nhận sự tràn vào của các công ty đa quốc gia. Theo Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc thì tăng trưởng ngành sữa ở các nước đang phát triển là trên 4% và xu hướng này càng tăng nhanh so với các nước phát triển. 2 Nhóm 6_TC9 Phân tích công ty Vinamilk GVHD: Phạm Dương Phương Thảo Việt Nam cũng là một nước đang phát triển và ngành sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trung bình đạt 18% năm. Trong những năm tới thì nhu cầu tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa trong nước sẽ ngày càng cao do dân số tăng, tốc độ đô thị hoá – công nghiệp hoá, thu nhập được cải thiện và nhận thức của người tiêu dùng về giá trị dinh dưỡng của sữa, đặc biệt cho trẻ em. 1. Môi trường nhân khẩu học của nước ta: Kết cấu dân số. (số liệu của cục thống kê lúc0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009) • Tổng dân số: 85.789.573 người • Số nữ giới: 43.307.024 người. • Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ • Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009) • Số dân sống ở khu vực thành thị: 25.374.262 người (chiếm 29.6% dân số cả nước). Cơ cấu độ tuổi: • 0-14 tuổi: 29,4% (nam 12.524.098; nữ 11.807.763) • 15-64 tuổi: 65% (nam 26.475.156; nữ 27.239.543) • trên 65 tuổi: 5,6% (nam 1.928.568; nữ 2.714.390) Qua cơ cấu dân số cho thấy với hơn 85 triệu dân, tỉ lệ tăng hàng năm vào khoảng 1.2% , mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu trẻ em ra đời, trẻ em dưới 14 tuổi chiếm gần 30%, đây là độ tuổi cần dùng đến các sản phẩm nhiều nhất. Theo báo cáo tổng kết thị trường Việt Nam của một công ty sữa đa quốc gia nêu rõ: GDP Việt Nam tăng khoảng 7%/năm và theo Viện Dinh duỡng quốc gia Việt Nam (NIN) đã báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Viêt Nam, dựa trên điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2009-2010 tại 63 tỉnh/ thành phố với hơn 50.000 trẻ từ 2-5 tuổi, cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn ở mức 19,62%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 29,05%. Thị trường của các doanh nghiệp sữa nằm ở khả năng mua sắm ngày càng lớn của người tiêu dùng với các khoản ngân sách quốc gia dành cho chiến lược phòng chống, mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân xuống dưới 16,8%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống dưới 28,2%. Như vậy thị trường sữa Việt Nam là một thị trường tiềm năng lớn. Hơn nữa, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam chừng 14lít/người/năm, còn ở mức rất thấp so với các nước và vùng lãnh thổ khác trong khu vực và trên thế giới như Thuỵ Sỹ 140 lít/người/năm, Hà Lan 120 lít/người/năm, Úc 110 lít/người/năm, Đài Loan 40 lít/người/năm…. Sữa hiện nay được tiêu thụ chủ yếu tại các thành phố lớn, khu vực thành thị có kinh tế phát triển, còn tại các vùng nông thôn thì rất thấp. Theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng thì người dân thành thị sử dụng lượng sữa bình quân hàng năm nhiều gấp 4 lần người dân nông thôn. 3 Nhóm 6_TC9 Phân tích công ty Vinamilk GVHD: Phạm Dương Phương Thảo Các vùng nông thôn càng nghèo, càng xa thì cơ hội được dùng các sản phẩm sữa càng ít. Ngay ở các vùng nông thôn thì mức tiêu thụ sữa của các xã nghèo chỉ bằng một phần năm mức tiêu thụ sữa ở xã không nghèo. Trong tương lai khi mức thu nhập bình quân tăng lên thì mức tiêu thụ sữa cũng sẽ gia tăng cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập người dân ngày càng tăng làm cho mức sống cũng tăng theo, do đó nhưu cầu sử dụng các sản phẩm làm từ sữ ngày càng gia tăng đáng kể. 2. Chính sách về xuất nhập khẩu Sữa: Theo số liệu ngày 01/10/2011 của Tổng cục Thống kê, tổng đàn bò sữa của cả nước tăng 11,31% so với năm 2009, từ 115.518 con lên 128.583 con, tăng thêm 13.065 con. So với năm 2009, tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất năm 2010 tăng 10.23%, tăng thêm 28.472 tấn từ 278.190 tấn năm 2009 lên 306.662 năm 2010. Lượng sữa tươi nguyên liệu này chỉ đáp ứng được khoảng 22% nhu cầu tiêu dùng sữa ở Việt Nam, phần còn lại Việt Nam phải nhập khẩu. Theo số liệu của tổng cục hải quan, nhập khẩu sữa bột hàng năm ở mức 300 - 400 triệu USD. Nhìn chung khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sữa Việt Nam không cao do phải phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu và thiết bị nhập khẩu. Tuy nhiên, tùy theo sản phẩm sữa mà tính cạnh tranh khác nhau. Chẳng hạn như sản phẩm sữa đặc có đường, sữa nước và sữa chua được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao do tỷ lệ sữa tươi trong nước sản xuất ngày càng cao (hiện nay đáp ứng 22% nguyên liệu, dự kiến đến năm 2020, nguồn nguyên liệu sữa tươi đáp ứng từ 38- 40% cho sản xuất). Các chính sách chăn nuôi bò đang được đẩy mạnh góp phần tăng cường nguồn nguyên liệu cho các công ty sản xuất sữa trong nước thay vì nhập khẩu, để tăng sức cạnh tranh.Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội lớn cho sữa Việt Nam gia nhập thị trường thế giới và học hỏi kinh nghiệm trong việc chế biến chăn nuôi và quản lý…để hoàn thiện hơn tạo ra những sản phẩm sữa chất lượng tốt và giá cả rẻ hơn. Qua đó chúng ta cũng thấy được mối đe dọa cho ngành sữa Việt Nam là việc hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ khiến cho các nhà máy sản xuất sữa nhỏ tại Việt Nam sẽ không có sức cạnh tranh với các tập đoàn sữa lớn mạnh trên thế giới như Mead Johnson, Abbott… Thêm vào đó chúng ta lại chưa có một mô hình chăn nuôi quản lý một cách hiệu quả. Nguồn nguyên liệu của chúng ta còn thiếu rất nhiều buộc chúng ta luôn phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài làm cho giá của các loại sữa tăng cao, chính vì thế ngành sữa Việt Nam cần phải nổ lực rất lớn. II. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CỦA PORTER. 1. Cạnh tranh nội bộ ngành. Thị trường sữa Việt Nam có tới hơn 50 công ty sữa lớn nhỏ, tuy nhiên sự phân bố thị phần lại không đồng đều. Trong đó tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch Lady (một liên doanh với Hà Lan có nhà máy đặt tại Bình Dương) hiện là 2 công ty sản xuất sữa lớn nhất cả nước, đang chiếm gần 60%, Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead 4 Nhóm 6_TC9 Phân tích công ty Vinamilk GVHD: Phạm Dương Phương Thảo Johnson, Abbott, Nestle chiếm khoảng 22% thị phần, với các sản phẩm chủ yếu là sữa bột. Còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng trên 20 công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì… Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản phẩm trong nước và xuất khẩu, các loại sữa bột nhập khẩu chiếm khoảng 65% thị phần, Vinamilk và Dutch Lady hiện đang chiếm giữ thị phần lần lượt là 16% và 20%. Phân khúc thị trường sữa đặc và sữa nước chủ yếu do các công ty trong nước nắm giữ: Chỉ tính riêng Vinamilk và Dutchlady, 2 công ty này đã chiếm khoảng 72% thị phần trên thị trường sữa nước và gần 100% thị trường sữa đặc, phần còn lại chủ yếu do các công ty trong nước khác nắm giữ. Thị trường sữa trong nước được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, và đây cũng là thị trường có biên lợi nhuận biên khá hấp dẫn. Trong những năm trở lại đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam. 2. Nhà cung cấp: Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa, 95% số bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình, chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với qui mô từ 100-200 con trở lên (VEN, 2009). Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, dẫn đến việc không đảm bảo số lượng và chất lượng và làm giảm khả năng thương lượng của các nhà cung cấp trong nước. Do đó, các công ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong việc thương lượng giá thu mua sữa trong nước. Ngành sữa Việt Nam vẫn chịu phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài. Hơn 70% đầu vào là nhập khẩu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực lên ngành sản xuất sữa Việt Nam. Trong thời gian tới, giá sữa bột có xu hướng tăng. Do đó, việc kiểm soát được các hợp đồng mua sữa bột, cả về số lượng và chất lượng là rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh của các công ty. Tuy nhiên, với diễn biến giá sữa khó nắm bắt như những năm gần đây, các nhà sản xuất trong nước vẫn ở trong thế bị động khi phản ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu. 3. Áp lực từ người mua 5 Nhóm 6_TC9 Phân tích công ty Vinamilk GVHD: Phạm Dương Phương Thảo Người tiêu dùng có khả năng gây áp lực lớn cho các công ty về chất lượng của sản phẩm. Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, và yếu tố giá cả không phải là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm sữa. Các công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương hiệu… rồi mới đến cạnh tranh bằng giá cả. Các khách hàng trực tiếp là các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm dinh dưỡng…có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các công ty sữa trong nước và các đại lý độc quyền của các hãng sữa nước ngoài phải cạnh tranh để có được những điểm phân phối chiến lược, đặc biệt là các trung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhà thuốc vì họ có thể tác động đến quyết định mua sản phẩm sữa nào của các khách hàng mua lẻ/ cuối cùng thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm. 4. Áp lực từ sản phẩm thay thế. Áp lực về sản phẩm mới trong ngành này là không nhiều, do đặc thù của sữa là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, sẽ có sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong ngành về thị phần, ví dự như sữa đậu nành hay các sản phẩm đồ uống ngũ cốc, ca cao… có thể làm giảm thị phần của các sản phẩm sữa nước. 5. Áp lực từ những đối thủ mới Đặc điểm ngành sữa là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần đã tương đối ổn định; để gia nhập ngành đòi hỏi các công ty mới phải có tiềm lực vốn lớn để vượt qua các hàng rào gia nhập như: Đặc trưng hóa sản phẩm: Hiện nay, thị trường sữa Việt Nam hiện nay đã có mặt của hầu hết các hãng sữa lớn trên thế giới, và các hãng sữa lớn đã có một thị phần nhất định và ít thay đổi trong thời gian qua. Do đó, các đối thủ mới muốn gia nhập phải đầu tư mạnh mẽ để thay đổi sự trung thành của các khách hàng hiện tại. Yêu cầu về vốn: phải đủ lớn để cho nhu cầu quảng cáo, nghiên cứu, phát triển. Kênh phân phối: các kênh phân phối sản phẩm hiện tại của ngành sữa đã được các doanh nghiệp hiện có sử dụng. Do đó, các đối thủ khi gia nhập phải thuyết phục các kênh phân phối này bằng cách chấp nhận chia sẻ nhiều hoa hồng cho các nhà phân phối, dẫn đến chi phí tăng cao hơn. - Do đó, có thể kết luận rằng áp lực từ những đối thủ mới là không đáng kể, mà cạnh tranh chủ yếu sẽ diễn ra trong nội bộ ngành hiện tại. 6 Nhóm 6_TC9 Phân tích công ty Vinamilk GVHD: Phạm Dương Phương Thảo Tóm lại mô phân tích các áp lực cạnh tranh của ngành cho chúng ta kết quả như sơ đồ dưới C. PHÂN TÍCH CÔNG TY VINAMILK. I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK. 1. Lịch sử hình thành và phát triển. Ngành: hàng tiêu dùng→sản phẩm thực phẩm. Vốn điều lệ hiện tại: 1.752.756.700.000 (VND) Lịch sử hình thành: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) được thành lập dựa trên quyết định số 155/2003 QĐ-BCN ngày 01/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp thành công ty cổ phần Sữa Việt Nam. Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng tổng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng. Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty Sữa Bình Định và sáp nhập vào Vinamilk. Cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19/01/2006 với khối lượng niêm yết là 159 triệu cổ phiếu. Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại 9 nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, 10% doanh thu của VNM là thu được từ thị trường quốc tế còn lại 90% doanh thu của VNM là thu được từ thị trường nội địa. Vinamilk chiếm 75% thị trường cả nước, mạng lưới phân phối rất mạnh với 1400 đại lý phủ đều trên 64/64 tỉnh thành. Ngoài ra, 7 Nhóm 6_TC9 Phân tích công ty Vinamilk GVHD: Phạm Dương Phương Thảo Vinamilk còn xuất khẩu các sản phẩm sang các nước Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ. Nguồn nguyên vật liệu chính cho ngành chế biến sữa Việt Nam cũng như của Công ty Vinamilk được lấy từ hai nguồn chính: sữa bò tươi thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trong nước và nguồn sữa bột ngoại nhập. Hiện nay, sữa tươi thu mua từ các hộ dân cung cấp khoảng 25% nguyên liệu cho Công ty. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính khá ổn định trong tương lai, ngành sữa Việt Nam sẽ dần giảm tỷ trọng sữa nguyên liệu nhập khẩu, thay thế vào đó là nguồn nguyên liệu sữa bò tươi, đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy các ngành hỗ trợ trong nước. 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy. 3. Cơ cấu cổ đông: 4. Lĩnh vực kinh doanh. Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác; Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Ngoài ra Vinamilk còn tham gia kinh doanh ở một số lĩnh vực khác: - Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu. 8 Nhóm 6_TC9 Phân tích công ty Vinamilk GVHD: Phạm Dương Phương Thảo - Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá; - Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay– phin – hoà tan; - Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì; - Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa. - Phòng khám đa khoa. 5. Các dự án đầu tư chiến lược: • Các dự án lớn đã khởi động như nhà máy sữa Mega Bình Dương, nhà máy Sữa bột Dielac 2 và nhà máy sữa Đ à Nẵng. • Trong năm 2010, Công ty cũng đã đầu tư vào 1 dự án nhà máy sữa bột Miraka tại New Zealand với giá trị góp vốn tương đ ương 8.5 triệu USD và chiếm 19.3% vốn điều lệ của Công ty Miraka. • Công ty cũng đã nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn cua Công ty TNHH F&N (Việt Nam) tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP). Mục đích để lấy đất cho dự án nhà máy sữa Dielac 2 với công suất 54.000 tấn/năm. • Nhà máy cà phê Sài Gòn: đãhoàn tất việc nhượng bán nhà máy cà phê Sài Gòn cho Công ty Cổ phần Trung Nguyên để tập trung vào ngành sữa. • Trong năm 2010, Vinamilk cũng đã hoàn tất việc mua lại toàn bộ phần vốn của các cổ đông khác trong Công ty Sữa Lam Sơn để chuyển thành Công ty TNHH Một thành viên Sữa Lam Sơn. • Nhà máy nước giải khát đã được đưa vào hoạt động vào tháng 6/2010 và tung ra thị trường các loại nước giải khát có lợi cho sức khỏe như trà xanh, trà sâm bí đao, trà artiso, nước ép trái cây các loại. 6. Các danh hiệu đạt được: Danh hiệu Tổ chức bình chọn 1. Top 200 doanh nghiệp tốt nhất châu Á có doanh thu dưới 1 tỷ USD Tạp chí Forbes 2. Top 5 doanh nghiệp tư nhất lớn nhất Việt Nam 2010 Theo xếp hạng VNR 500 3. 1 trong 50 Thương Hiệu Quốc Gia Bộ Công Thương 4. Top 10 Thương hiệu nổi tiếng nhất khu vực Superbrands 5. Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2010 Báo Sài Gòn Tiếp Thị 6. Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2010 Thời báo Kinh tế Việt Nam 7. Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2010. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 8. 1 trong 15 thương hiệu ñược nhận giải “Tự hào thương hiệu Việt” Báo ðại ñoàn Kết 9. Top 50 DN nộp thuế cao nhất năm 2010 Tổng cục thuế 9 Nhóm 6_TC9 Phân tích công ty Vinamilk GVHD: Phạm Dương Phương Thảo 10. Thương hiệu chứng khoán uy tín năm 2010 Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, Trung tâm Thông tin Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) và một số cơ quan truyền thông bình chọn 11. 1 trong 20 doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu trên cả 2 sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội Trung tâm Thông tin Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) II. CÁC ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TY. 1. Sự tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và thu nhập của Vinamilk qua những năm gần đây: Năm 2006 2007 2008 2009 2010 6 tháng đầu năm 2011 Doanh thu 6.289 6.648 8.208 10.820 16.081 10.033 Lợi nhuận sau thuế 659 963 1228 2.376 3.616 2.090 Tăng trưởng doanh thu 17,7% 5,7% 23,5% 31,8% 48,9% 38,5% so với cùng kì năm trước Tăng trưởng lợi nhuận 21% 46.1% 27,5% 93,5% 52,2% 19,7% so với cùng kì năm trước Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế ảm đảm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng doanh thu và thu nhập của Vinamilk khá ấn tượng. Nhìn vào con số năm 2010, VNM đạt 16081tỷ đồng doanh thu và 3616 tỷ đồng lợi nhuận, tương ứng tăng 48,9% và 52,2% so với năm 2009 đây là một con số khá ấn tượng. a. Nguồn gốc của sự tăng trưởng lợi nhuận: Đến từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính vẫn là do sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong doanh số của Vinamilk. Năm 2010 số điểm bán lẻ đạt 140.000 điểm bán lẻ. Dự kiến năm 2011 số điểm bán lẻ của VNM sẽ tăng thêm 25.000 điểm. Vinamilk không ngừng phân phối sản phẩm của mình đi khắp nơi ở thị trường trong nước lẫn nước 10 Nhóm 6_TC9 [...]... trong đòn bẩy tài chính.Chính sự gia tăng trong đòn bẩy tài chính này làm gia tăng thêm tỷ suất sinh lợi cho Vinamilk So sánh ROE của Vinamilk so với trung bình ngành ta có bằng nhau vào năm 2010 (45%), song các năm trước thì Vinamilk vượt trội hơn so với ngành Nguyên nhân từ đâu có sự vượt trội này? Vinamilk có trung thực trong báo cáo này không? Điều này sẽ được kiểm chứng lại bằng dòng tiền tự do ở phần... hôm nay Vinamilk con có những thế mạnh khác: - Sự khác biệt các sản phẩm về mặt nhận thức: Vinamilk vẫn khẳng định là thương hiệu hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng Theo khảo sát thị hiếu tiêu dùng sữa năm 2009 của AGROINFO cho thấy việc chọn lựa sữa tươi - tiệt trùng của Vinamilk cao nhất, chẳng hạn sữa tươi 100% nguyên chất có đường của Vinamilk là 26,5% Đối với các sản phẩm sữa chua ăn, Vinamilk. .. năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Vinamilk đã mạnh dạn cho mở rộng quy mô chuồng trại, con giống, cùng máy móc hiện đại để sản xuất sữa Nếu năm 1990 – 1991 Vinamilk chỉ có 3.000 con bò sữa thì tới năm 2010 đã tăng lên tới 128.583 con, cho sản lượng sữa 120 triệu lít/năm, chiếm 25% tổng nguyên liệu sản xuất của công ty Vì vậy chủ động hơn về nguồn nguyên liệu, Vinamilk đã giảm được chi phí đầu vào,... việc tăng trưởng trong doanh số, đạt được điều này là nhờ Vinamilk áp dụng biện pháp cải tổ kinh doanh, sắp xếp lại thị trường Yếu tố quyết định cho thành công là chiến lược kinh doanh phủ đều và kiểm soát được điểm bán lẻ, bán được nhiều hàng hơn và doanh thu cao hơn Giải thích KQKD 2010 Đvt: triệu đồng 2010 2009 %Y/Y % hoàn thành Kế hoạch 2010 Chú thích Doanh thu 16,081,466 10,821,19 5 48.6% 111.5%... nay,Công ty chiếm 39% thị phần trong cả nước ,Vinamilk nằm trong top 20 thướng hiệu uy tín.Với chất lượng và sản phẩm luôn 30 Nhóm 6_TC9 Phân tích công ty Vinamilk GVHD: Phạm Dương Phương Thảo được người tiêu dùng đánh giá cao , Vinamilk đang dần tự khẳng định được mình không chỉ ở thị trường trong nước mà ngay cả thị trường quốc tế Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh: Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa đa dạng... để tạo ra lợi nhuận Lợi nhuận càng cao thì công ty càng hấp dẫn 12 Nhóm 6_TC9 Phân tích công ty Vinamilk GVHD: Phạm Dương Phương Thảo Sơ đồ phân tích Dupont của VNM Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROR): lợi nhuận ròng/doanh thu thuần ROR 2008 2009 2010 15.20% 22.36% 22.74% Chỉ số này nói lên trong năm 2010 cứ 1 đồng doanh thu thì có được 0,2274 đồng lợi nhuận, điều này cho biết giá vốn hàng bán chiếm... 14% 1,23 1,25 18% 22% 2008 15% 1,38 1,25 21% 26% 13 Nhóm 6_TC9 Phân tích công ty Vinamilk GVHD: Phạm Dương Phương Thảo 2009 22% 1,25 1,28 28% 36% 2010 23% 1,26 1,35 34% 45% Chỉ số tài chính ngành: Năm TSSL trên DT Vòng quay TS ROA ROE 2006 7% 0.42 12% 17% 2007 9% 0.36 11% 15% 2008 15% 0.36 21% 27% 2009 14% 0.35 17% 23% 2010 23% 0.42 34% 45% Quan sát các tỷ số trên, ta thấy ROA tăng qua các năm và có... lợi trên vốn cổ phần (ROE): Xét về hiệu quả kinh doanh Vinamilk đi ngược lại với thị trường chứng khoán, trong khi giá chứng khoán của các doanh nghiệp rơi vào tình trạng rớt giá trầm trọng thì Vinamilk vẫn phát triển mặc cho những khó khăn của thị trường, điều này được minh chứng qua chỉ số ROE của VNM tăng dần qua các năm từ năm 2009 và năm 2010 lần lượt là 36% và 45% Con số này cho thấy VNM đã có... không phải tăng mạnh giá bán, giữ được doanh số bán khá cao Sản phẩm mới: trong năm 2010 Vinamilk đã tung ra 20 sản phẩm bao gồm sữa chua ăn lợi khuẩn (bổ sung Probiotics), nước uống Artiso, trà xanh hương chanh, nước táo, nước cam, trà bí đao, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất và các loại bột dinh dưỡng Mặc dù trong năm 2010, giá bán sản phẩm sữa có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ nên nguồn gốc của sự tăng trưởng... tăng lên từ 4.62 tới 6.7 điều này cho thấy hoạt đông sản xuât kinh doanh của vinamilk ngày càng hiệu quả, sản phẩm của công 17 Nhóm 6_TC9 Phân tích công ty Vinamilk GVHD: Phạm Dương Phương Thảo ty được đông đảo người tiêu dùng đón nhận vì thế số ngày tồn kho giảm đáng kể Hiệu suất sử dụng TSCĐ= doanh thu thuần chia TSCĐ Trong năm 2010 cứ 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 4.59 đồng doanh thu So với các . gia tăng thêm tỷ suất sinh lợi cho Vinamilk. So sánh ROE của Vinamilk so với trung bình ngành ta có bằng nhau vào năm 2010 (45%), song các năm trước thì Vinamilk vượt trội hơn so với ngành đáng kinh ngạc trong doanh số của Vinamilk. Năm 2010 số điểm bán lẻ đạt 140.000 điểm bán lẻ. Dự kiến năm 2011 số điểm bán lẻ của VNM sẽ tăng thêm 25.000 điểm. Vinamilk không ngừng phân phối sản. kỷ trước, Vinamilk đã mạnh dạn cho mở rộng quy mô chuồng trại, con giống, cùng máy móc hiện đại để sản xuất sữa. Nếu năm 1990 – 1991 Vinamilk chỉ có 3.000 con bò sữa thì tới năm 2010 đã tăng

Ngày đăng: 08/08/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan