BÀI TẬP AMINO AXIT – PROTEIN doc

5 1.4K 12
BÀI TẬP AMINO AXIT – PROTEIN doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP AMINO AXIT – PROTEIN BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1: Viết CTCT và gọi tên các amino axit có CTPT là C 3 H 7 O 2 N và C 4 H 9 O 2 N Bài 2: Amino axit là gì? Viết phương trình phản ứng của CH 3 -CH(NH 2 )-COOH và NH 2 -CH 2 -COOH với từng dung dịch: NaOH, HCl, CH 3 OH và C 2 H 5 OH (có mặt HCl) Bài 3: Dùng 1 một hóa chất, phân biệt các dung dịch lòng trắn trứng, glucozo, glyxerol và hồ tinh bột Bài 4: Có 4 dung dịch trong lọ mất nhãn: lòng trắng trứng, xà phòng, hồ tinh bột, glyxerol. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất trên Bài 5: Viết phương trình phản ứng để tạo: a) Đipeptit từ glixin b) Đipeptit từ glixin và alanin c) Tripeptit từ 1 phân tử glixin và 2 phân tử alanin Bài 6: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. a) Xác định CTPT của X b) Viết CTCT của X và gọi tên Bài 7: A là một amino axit trong phân tử ngoài các nhóm cacboxyl và amino không còn nhóm chức nào khác. 0,1 mol A phản ứng vừa hết với 100ml ddHCl 1M tạo ra 18,35g muối. Mặt khác, 22,05g A tác dụng với một lượng NaOH dư tạo ra 28,65g muối khan a) Xác định CTPT của A b) Viết CTCT của A.Biết A mạch thẳng và nhóm amino ở vị trí α Bài 8: Đun 100ml dung dịch amino axit no 0,2M tác dụng vừa đủ với 80ml dd NaOH 0,25M. Sau phản ứng, người ta thu được 2,5g muối khan. Mặt khác, lấy 100g dung dịch amino axit nói trên có nồng độ 20,6% phản ứng vừa đủ với 400ml dd HCl 0,5M a) Xác định CTPT của amino axit b) Viết CTCT các đồng phân có thể có của amino axit Bài 9: Chất A là 1 amino axit. Trong phân tử A ngoài các nhóm cacboxyl và amino không có nhóm chức khác. 0,02 mol A phản ứng hết với 160ml dung dịch HCl 0,125M tạo ra 3,67g muối. Mặt khác, 4,41g A tác dụng với NaOH dư tạo ra 5,73g muối a) Xác định CTPT của A b) Viết CTCT A, biết A có mạch C không phân nhánh và nhóm amino ở vị trí α Bài 10: Một hợp chất hữu cơ thiên nhiên A chứa C, H, O, N có tỉ khối hơi so với N 2 là 3,18. Đốt cháy 0,2 mol A thu được 0,6 mol CO 2 và 0,1 mol N 2 a) Tìm CTPT, CTCT, gọi tên A. Biết A tác dụng được với axit lẫn bazo b) Tìm CTCT của các đồng phân A 1 , A 2 , A 3 của A, biết: A 1 tác dụng với Fe + HCl tạo ra 1 amin bậc 1, mạch thẳng A 2 tác dụng với dd NaOH đun nóng thu được rượu metylic A 3 tác dụng với dd NaOH đun nóng thu được 1 chất có mùi khai và nhẹ hơn không khí BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Có 3 chất hữu cơ gồm NH 2 CH 2 COOH, CH 3 CH 2 COOH và CH 3 [CH 2 ] 3 NH 2 . Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây? A. NaOH. B. HCl. C. CH 3 OH/HCl. D. quỳ tím. Câu 2: Glixin phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm chất nào sau đây (điều kiện phản ứng xem như có đủ): A. Quỳ tím , HCl , NH 3 , C 2 H 5 OH. B. NaOH, HCl, C 2 H 5 OH, H 2 N- CH 2 - COOH C. Phenoltalein , HCl , C 2 H 5 OH , Na. D. Na , NaOH , Br 2 , C 2 H 5 OH. Câu 3: Hợp chất hữu cơ A có CTPT là C 3 H 7 O 2 N, A tác dụng được với dd NaOH, dd HCl, làm mất màu dd brom. CTCT đúng của A là : A. CH 3 CH(NH 2 )COOH. B. CH 2 =CHCOONH 4 . C. HCOOCH 2 CH 2 NH 2 . D. H 2 NCH 2 CH 2 COOH Câu 4: Có các dd chứa trong các lọ mất nhãn sau: Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glixerol. Thuốc thử có thể dùng để phân biệt các dd trên là: A. Cu(OH) 2 . B. I 2 . C. AgNO 3 . D. cả A, B đều đúng. Câu 5: Số đồng phân của hợp chất hữu cơ thơm có công thức phân tử C 7 H 7 NO 2 là: A. 7. B. 6. C. 5. D. 8. Câu 6: Hợp chất không làm đổi màu giấy quì ẩm là. A. CH 3 NH 2 B. H 2 NCH 2 COOH C. C 6 H 5 ONa D. H 2 N-CH 2 -CH(NH 2 )COOH Câu 7: Một trong những điểm khác nhau của protit so với lipit và glucozơ là. A. Protit có khối lượng phân tử lớn hơn. B. Protit luôn chứa chức hiđroxyl. C. Protit luôn chứa nitơ. D. Protit luôn là chất hữu cơ no. Câu 8 : Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là. A. Tinh bột B. Xenlulozơ C. Saccarozơ D. Protit Câu 9 : Chọn phương án tốt nhất để phân biệt dd các chất mất nhãn riêng biệt sau: CH 3 NH 2 , H- 2 NCH 2 COOH, CH 3 COONH 4 , anbumin. A. Quỳ tím, dd HNO 3 đặc, dd NaOH B. Dung dịch AgNO 3 /NH 3 , dd Br 2 , dd HNO 3 đặc C. Cu(OH) 2 , quỳ tím, dung dịch Br 2 D. Dung dịch Br 2 , dd HNO 3 đặc, dd I 2 Câu 10: Cho dãy chuyển hoá sau: +NaOH HCl Glyxin Z X + → → . +HCl NaOH Glyxin T Y + → → . X và Y lần lượt là. A. ClH 3 NCH 2 COOH và ClH 3 NCH 2 COONa. B. ClH 3 NCH 2 COOH và H 2 NCH 2 COONa. C. ClH 3 NCH 2 COONa và H 2 NCH 2 COONa. D. Đều là ClH 3 NCH 2 COONa. Câu 11: Chọn phương pháp tốt nhất để phân biệt dung dịch các chất: Glixerol, glucozơ, anilin, alanin, anbumin. A. Dùng lần lượt các dung dịch AgNO 3 /NH 3 , CuSO 4 , NaOH. B. Dùng lần lượt các dung dịch CuSO 4 , H 2 SO 4 , I 2 . C. Dùng Cu(OH) 2 rồi đun nóng nhẹ, sau đó dùng dung dịch Br 2 . D. Dùng lần lượt các dung dịch HNO 3 , NaOH, H 2 SO 4 . Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Nhiệt độ nóng chảy của H 2 NCH 2 COOH > CH 3 (CH 2 ) 3 NH 2 > CH 3 CH 2 COOH. B. Aminoaxit là hợp chất tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm cacboxyl và nhóm amino. C. Aminoaxit ngoài dạng phân tử (H 2 NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực H 3 N + RCOO - . D. Các aminoaxit là những chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực. Câu 13: Thủy phân hoàn toàn polipeptit sau thu được bao nhiêu aminoaxit? . A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 14: Số đipeptit tạo thành từ glyxin và alanin là. A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 15: Số tripeptit tạo thành từ glyxin và alanin là. A. 3 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 16: Chỉ dùng Cu(OH) 2 có thể phân biệt dãy nào dưới đây chứa các dung dịch riêng biệt? A. Glucozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic. B. Glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, ancol etylic. C. Saccarozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic. D. Lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol. Câu 17: Ứng dụng nào của aminoaxit dưới đây không đúng? A. Các axit amin có nhóm -NH 2 ở từ vị trí số 6 trở lên là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon. B. Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là α - aminoaxit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống. C. Muối đinatri glutamat dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt). D. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh. Câu 18: Khi thủy phân hoàn toàn một polipeptit ta thu được các aminoaxit X, Y, Z, E, F. Còn khi thuỷ phân từng phần thì thu được các đi- và tripeptit XE, ZY, EZ, YF, EZY. Trình tự các aminoaxit trong polipeptit trên là. A. X - Z - Y - F – E B. X - E - Z - Y – F C. X - Z - Y - E - D. X - E - Y - Z - F Câu 19 : Axit glutamic (HOOC[CH 2 ] 2 CH(NH 2 )COOH) là chất có tính. A. trung tính. B. axit. C. bazơ. D. lưỡng tính. Câu 20: Trong 4 ống nghiệm mất nhãn chứa riêng biệt từng chất: glixerol, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, xà phòng. Thứ tự các chất dùng làm thuốc thử để nhận ra mỗi chất trên là. A. dung dịch I 2 , Cu(OH) 2 . B. dung dịch HNO 3 đặc, qùy tím, dung dịch Br 2 . C. dung dịch Br 2 , dung dịch HNO 3 đặc, dung dịch I 2 . D. Quỳ tím, dung dịch HNO 3 đặc, dung dịch NaOH. Câu 21: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit? A. Xenlulozơ B. alanin C. Protein D. Glucozơ Câu 22: Sản phẩm của phản ứng este hoá giữa amino axit X và metanol thu được este có tỉ khối hơi so với propin bằng 2,225. Tên gọi của X là A. alanin. B. glixin. C. axit glutamic. D. tất cả A, B, C đều sai Câu 23: Amino axit X chứa một nhóm chức amin bậc I trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được CO 2 và N 2 theo tỉ lệ thể tích 4:1. X là hợp chất nào sau đây? A. H 2 NCH 2 COOH. B. H 2 NCH 2 CH 2 COOH. C. H 2 NCH(NH 2 )COOH.D. tất cả đều sai. Câu 24: Hợp chất X chứa các nguyên tố C, H, O, N và có phân tử khối là 89. Khi đốt cháy 1 mol X thu được hơi nước, 3 mol CO 2 và 0,5 mol N 2 . Biết rằng, X vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, ngoài ra còn tác dụng được với nước brom. X là hợp chất nào sau đây? A. H 2 N-CH=CH-COOH. B. CH 2 =C(NH 2 )-COOH. C. CH 2 =CH-COONH 4 . D. cả A, B, C đều sai. Câu 24: X là một α-amino axit no chỉ chứa một nhóm –NH 2 và một nhóm –COOH. Cho 15,1g X tác dụng với dd HCl dư, thu được 18,75g muối của X. CTCT của X là A. CH 3 CH(NH 2 )COOH. B. H 2 NCH 2 CH 2 COOH. C. CH 3 CH 2 CH(NH 2 )COOH. D. kết quả khác Câu 25: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là A. axit glutamic. B. valin. C. alanin. D. Glixin Câu 26: 0,1 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl hoặc 0,1 mol NaOH. Công thức của X có dạng là. A. (H 2 N) 2 R(COOH) 2 . B. H 2 NRCOOH. C. H 2 NR(COOH) 2 . D. (H 2 N) 2 RCOOH Câu 27: X là một α - amioaxit no chỉ chứa 1 nhóm -NH 2 và 1 nhóm -COOH. Cho 23,4 gam X tác dụng với HCl dư thu được 30,7 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là công thức nào? A. CH 3 -CH(NH 2 )-COOH B. H 2 N-CH 2 -COOH C.CH 2 -CH(CH 3 )CH(NH 2 )COOH D.CH 2 =C(CH 3 )CH(NH 2 )COOH Câu 28: X là một aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm - NH 2 và 1 nhóm COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là công thức nào sau đây? A. H 2 N- CH 2 -COOH B. CH 3 - CH(NH 2 )-COOH. C. CH 3 -CH(NH 2 )-CH 2 -COOH. D. C 3 H 7 -CH(NH 2 )-COOH Câu 29: X là một α - amioaxit no chỉ chứa 1 nhóm -NH 2 và 1 nhóm -COOH. Cho 15,1 gam X tác dụng với HCl dư thu được 18,75 gam muối. Công thức cấu tạo của X là công thức nào? A. C 6 H 5 - CH(NH 2 )-COOH B. CH 3 - CH(NH 2 )-COOH C. CH 3 -CH(NH 2 )-CH 2 -COOH D. C 3 H 7 CH(NH 2 )CH 2 COOH Câu 30: 0,1 mol aminoaxit A phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl, sản phẩm tạo thành pứ vừa hết với 0,3 mol NaOH Số nhóm amino và cacboxyl trong A là : A. (H 2 N) 2 R(COOH) 3 . B. H 2 NRCOOH. C. H 2 NR(COOH) 2 . D. (H 2 N) 2 RCOOH Câu 31: Cho 14,7 gam một amino axit X (có 1 nhóm NH 2 ) tác dụng với NaOH dư thu được 19,1 gam muối. Mặt khác cũng lượng amino axit trên phản ứng với HCl dư tạo 18,35 gam muối. Công thức cấu tạo của X có thể là A. NH 2 -CH 2 -COOH B. CH 3 -CH(NH 2 )COOH C. NH 2 -(CH 2 ) 6 -COOH D. HOOC-CH 2 -CH 2 -CH(NH 2 )COOH Câu 32: . X là một amin a–amino axit chứa 1 nhóm–COOH và 1 nhóm –NH 2 . Cho 8,9g X tác dụng với dung dịch HCl. Sau đó cô cạn dung dịch thì thu được 12,55g muối khan. Công thức đúng của X là: Câu 33: Amino axit X chứa 1 nhóm–COOH và 2 nhóm –NH 2 . Cho 0,1 mol X tác dụng hết với 270ml dung dịch NaOH 0,5M cô cạn thu được 15,4g chất rắn. Công thức phân tử có thể có của X là A. C 4 H 10 N 2 O 2 B. C 5 H 12 N 2 O 2 C. C 5 H 10 NO 2 D. C 3 H 9 NO 4 Câu 34: X là một a – amino axit chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH 2 . Cho 8,9g X tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1M. Thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần dùng 300ml dung dịch NaOH 1M. CTCT của X là. A. CH 2 – COOH B. CH 3 – CH 2 – CH – COOH C. CH 3 – CH – COOH D. NH 2 NH 2 NH 2 COOH CH 2 NH 2 CH 2 CH 3 COOHCH 3 NH 2 C A. CH 3 - CH 2 – COOH B. CH 3 – CH 2 – CH – COOH C. CH 2 (NH 2 ) - CH 2 – COOH D. NH 2 NH 2 Câu 35: Phân tích định lượng hợp chất hữu cơ X ta thấy tỉ lệ khối lượng giữa 4 nguyên tố C, H, O, N là m C : m H : m O : m N = 4,8 : 1 : 6,4 : 2,8. Tỉ khối hơi của X so với He bằng 18,75. Công thức phân tử của X là A. C 2 H 5 O 2 N. B. C 3 H 7 O 2 N. C. C 4 H 10 O 4 N 2 . D. C 2 H 8 O 2 N 2 Câu 36: Cho 0,15 mol H 2 NC 3 H 5 (COOH) 2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là : A. 0,70. B. 0,50. C. 0,65. D. 0,55. Câu 37: Cho 0,01 mol aminoaxit Y phản ứng vừa đủ với 0,01 mol HCl được chất Z. Chất Z phản ứng vừa đủ với 0,02 mol NaOH. Công thức của Y có dạng là. A. (H 2 N) 2 R(COOH) 2 B. (H 2 N) 2 RCOOH C. H 2 NR(COOH) 2 D. H 2 NRCOOH Câu 38: α-aminoaxit X chứa một nhóm -NH 2 . Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. H 2 NCH 2 CH 2 COOH. B. CH 3 CH(NH 2 )COOH. C. CH 3 CH 2 CH(NH 2 )COOH. D. H 2 NCH 2 COOH. Câu 39: Chất X là một aminoaxit mà phân tử không chứa nhóm chức nào khác ngoài các nhóm amino và cacboxyl. Cho100ml dung dịch 0,02M của chất X phản ứng vừa hết với 160ml dd NaOH 0,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng này thì được 3,82g muối khan. Mặt khác X tác dụng với HCl theo tỉ lệ 1:1. CTPT của X là: A. C 5 H 9 NO 4 . B. C 3 H 7 NO 2 . C. C 4 H 7 NO 4 . D. C 5 H 11 NO 4 . Câu 40: Este X được điều chế từ aminoaxit Y (chứa C, H, N, O) và ancol metylic, tỉ khối hơi của X so với H 2 bằng 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam este X được 0,3 mol CO 2 ; 0,35 mol H 2 O và 0,05 mol N 2 . Công thức cấu tạo của X là. A. H 2 NCH 2 COOCH 3 . B. H 2 NCH 2 COOC 2 H 5 . C. H 2 NCOOC 2 H 5 . D. H 2 NCH(CH 3 )COOCH 3 . BÀI TẬP AMINO AXIT – PROTEIN BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1: Viết CTCT và gọi tên các amino axit có CTPT là C 3 H 7 O 2 N và C 4 H 9 O 2 N Bài 2: Amino axit là gì? Viết phương. là. A. CH 2 – COOH B. CH 3 – CH 2 – CH – COOH C. CH 3 – CH – COOH D. NH 2 NH 2 NH 2 COOH CH 2 NH 2 CH 2 CH 3 COOHCH 3 NH 2 C A. CH 3 - CH 2 – COOH B. CH 3 – CH 2 – CH – COOH C HCl 0,5M a) Xác định CTPT của amino axit b) Viết CTCT các đồng phân có thể có của amino axit Bài 9: Chất A là 1 amino axit. Trong phân tử A ngoài các nhóm cacboxyl và amino không có nhóm chức khác.

Ngày đăng: 08/08/2014, 05:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan