de cuong tu tuong HCM pot

20 489 0
de cuong tu tuong HCM pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Cơ sở hình thành tư tưởng HCM: bối cảnh ls; Những tiền đề tư tưởng lý luận; Nhân tố chủ quan? 1. Cơ sở khách quan a) Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh - Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - Việt nam trở thành thuộc địa của Pháp - Xã hội Việt nam có hai mâu thuẫn cơ bản + Dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược + Ndlđ ( nông dân) với địa chủ phong kiến - Cuộc đấu tranh yêu nước chống thực dân và phong kiến đều bị thất bại - khủng hoảng về đường lối - Bối cảnh thời đại (quốc tế) + CNTB phát triển thành CNĐQ dẫn đến mâu thuẫn ở các nước thuộc địa với CNĐQ trở nên sâu sắc . “Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa” + Sư thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga 1917, mở đầu cho thời đại mới,cũng là thời đại “ giải phóng dân tộc” + Sự ra đời của Đệ tam quốc tế cộng sản (3/ 1919) tạo điều kiện cho sự đoàn kết phối hợp giữa cách mạng vô sản ở Châu Âu với các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc “ Chủ nghĩa Phát xít nắm quyền là nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sôvanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của chủ nghĩa tư bản tài chính” ( G. Đimitorop ) – Sự kiện GuesNica b) Các tiền đề tư tưởng, lý luận - Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam: -Truyền thống yêu nước, ý thức độc lập tự chủ, tự tôn dân tộc, ý chí kiên cường bất khuất - Tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, ý thức cố kết cộng đồng - Truyền thống hiếu học đề cao giáo dục, truyền thống nhân nghĩa, coi trọng giá trị tinh thần - Thông minh, sáng tạo, không khuất phục trước khó khăn, gian khổ - Khiêm tốn cầu thị tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại Tinh hoa văn hóa nhân loại * Văn hóa phương Đông +Nho giáo: Yếu tố tích cực - Ước vọng một xã hội an bình - Triết lý hành động - Tư tưởng nhập thế hành đạo - Coi trọng tu dưỡng đạo đức cá nhân, đề cao giáo dục… Yếu tố tiêu cực - Phân biệt đẳng cấp - Trọng nam, khinh nữ; coi khinh lao động chân tay, cơ bắp… + Phật giáo Yếu tố tích cực - Tư tưởng vị tha, từ bi, hỉ xả… - Nếp sống trong sạch, giản dị - Chăm lo làm việc thiện - Tinh thần bình đẳng, dân chủ - Chủ trương gắn Đạo với Đời Mặt hạn chế: Thái độ cam chịu, thủ tiêu đấu tranh * Tư tưởng văn hoá phương Tây - Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái - Tư tưởng Dân chủ - Các giá trị của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp (1791), Tuyên ngôn độc lập Mỹ (1776) Chủ nghĩa Mác – Lênin - Tiếp thu toàn bộ học thuyết của Mác - Lênin - Quan trọng nhất là lập trường, quan điểm và phương pháp của Mác - Lênin 2. Nhân tố chủ quan. + Năng lực thiên bẩm: - Thông minh, khả năng quan sát tinh tế - Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; khả năng phê phán tinh tường sáng suốt + Tình cảm yêu nước thương dân, yêu thương con người sâu sắc + Nghị lực phi thường + Hoạt động thực tiễn phong phú để từ thực tiễn mà nhận thức và khái quát thành tư tưởng lý luận “ Hồ Chí minh là người mang tính cách Á đông nhất, nhưng cũng là người cởi mở nhất với tư tưởng phương Tây. Ở đây nổi bật lên trên một bối cảnh đuợc dò xét đến tận đáy thẳm sâu, hình ảnh của một nhà kiến thiết lớn nhất của thời đại ngày nay…một nhân vật đã đem tở lại cho lục địa này niềm kiêu hãnh và sự hùng mạnh của nó ” ( Hồ Chí minh - Việt nam – Asia của Pôn Muyso) “ Hồ Chí minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này – hơi giống Gandi, hơi giống Lênin, hoàn toàn Việt nam. Có lẽ hơn bất kỳ một nguời nào khác của thời kỳ này, đối với dân tộc của ông và đối với cả thế giới, ông là hiện thân của một cuộc cách mạng” (Đavie Hambơxtơn) Câu 2: Những nội dung của ttHCM về vấn đề dt: độc lập dt - nội dung cốt lõi của vấn đề dt thuộc địa; CN dt-một động lực lớn của đất nước. Độc lập dt - nội dung cốt lõi của vấn đề dt thuộc địa: - Phương thức tiếp cận - từ quyền con người + “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” ( Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776) + “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” ( Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp 1791) Yêu sách của nhân dân an nam đuợc NAQ đưa ra tại hội nghị hoà bình ở Vecxây với 8 điểm - Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị. - Cải cách nền pháp lý ở Đông dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp lý như người Châu âu - Tự do báo chí, tự do ngôn luận - Tự do lập hội và tự do hội họp - Tự do cư trú ở nứơc ngoài và tự do xuất dương - Tự do học tập, thành lập các trưòng kt và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ - Thay chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật - Nội dung của độc lập dân tộc: + Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc vì “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” ( TNĐL) + Độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn: “ Chúng ta quyết kháng chiến đến cùng, tranh cho kỳ được thống nhất và độc lập, thống nhất độc lập thật sự, chứ không phải cái thứ thống nhất và độc lập bánh vẽ mà thực dân vừa thí cho bọn bù nhìn. Thống nhất mà bị chia sẻ thành “ nước Tây kỳ,nước Nam kỳ, liên bang Thái. Độc lập mà không có quân đội riêng, ngoại giao riêng, kinh tế riêng. Nhân dân Việt nam không thèm thứ độc lập thống nhất giả hiệu ấy”( Lời kêu gọi nhân ngày kỷ niệm độc lập 2/9/1948) Nền độc lập thực sự, hoàn toàn được thể hiện qua các tiêu chí: - Phải độc lập về tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ. - Mọi vấn đề về chủ quyền quốc gia phải do nhân dân của dân tộc đó quyết định không có sự can thiệp của nước ngoài, độc lập gắn liền với thống nhất đất nước. - Độc lập gắn với tự do hạnh phúc của nhân dân “ Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập chẳng có nghĩa gì ” Ý nghĩa và giá trị của độc lập dân tộc được thể hiện bằng quyền tự do và hạnh phúc của nhân dân: “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà đựợc độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” “Độc lập cho dân tộc tôi, hạnh phúc cho nhân dân tôi, đó là tất cả những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu” Độc lập dân tộc trong hoà bình ( Hiệp định sơ bộ 6/3/1946; Tạm ước 14/9 với Pháp) Độc lập cho dân tộc mình và cho cả các dân tộc khác: Giải phóng cho các dân tộc khác cũng là giải phóng cho dân tộc mình c, Chủ nghĩa dân tộc – một động lực lớn của đất nước ( Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc) - Quan điểm của CNMLN khẳng định vai trò động lực của giai cấp công nhân vì đặc điểm cơ bản của xã hội phương Tây: “ ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch nhau, hai giai cấp lớn đối lập nhau: gcvs và gcts” mặt khác thời kỳ của Mác- Ăngnghen cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chưa gây ảnh hưởng lớn cho CNTB. Do đó cuộc cách mạng ở Châu âu chủ yếu là đấu tranh giữa GCVS và Tư sản. Còn ở các nước thuộc địa đấu tranh giai cấp được giảm thiểu, mà mâu thuẫn cơ bản nổi bật là dân tộc và đq, do đó có thể tập hợp tất cả lực lượng yêu nước vào cuộc đấu tranh giành độc lập: “ Cuộc đấu tranh giai cấp ở phương Đông không giống phương Tây” nên “ CNDT là một động lực lớn của đất nước” vì “ Nếu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn liếng gì lớn…, nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột họ là nhà máy, ngưòi thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có Tơrơt Sự xung đột của họ đựợc giảm thiểu” Giữa họ có một tương đồng lớn đó là thân phận những người nô lệ mất nước Do đó cần “ Phát động CNDT bản xứ nhân danh QTCS…Khi CNDT của họ thắng lợi nhất định CNDT ấy sẽ biến thành CNQT” ( Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung kỳ và Nam Kỳ 1924.) Câu 3: Một số nội dung tư tưởng HCM về cách mạng gpdt: con đường CM vs, llcm, tính chủ động sáng tạo của cm gpdt? Con đường CMVS: “Cả hai cuộc giải phóng giai cấp vô sản và dân tộc bị áp bức chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới” “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” “ Chỉ có CNCS mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết no ấm trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình và hạnh phúc” Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dt ko có con đường nào khác con đường CMVS”. “…chỉ có CNXH, CN cộng sản mới giải phóng được dân tộc áp bức và những ng lđ trên TG khỏi ách nô lệ”. HCM thấy đc CM t10 Nga ko chỉ là cuộc cm vs mà còn là 1 cuộc cm gp dt. Nó nêu tấm gương sáng về sự gpdt thuộc địa và “mở ra trước mắt họ thời đại cm chống đế quốc, thời đại gpdt”. Ng hoàn toàn tin theo Lenin và quốc tế thứ 3” chính vì Lenin và quốc tế thứ 3 “bênh vực cho các dt bị áp bức”. Trong bài cuộc kháng Pháp, HCM viết: “Chỉ có gp gc vs thì mới gp được dt; cả 2 cuộc khởi nghĩa này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của CM TG”. Llcm: Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc a) Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng bị áp bức “ Cách mạng là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” “Để có cơ hội thắng lợi một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở đông dương: 1- Phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn. Cuộc khởi nghĩa được chuẩn bị trong quần chúng” Nhận định trên của Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống dân tộc và các tư tưởng thân dân của các nho sĩ. Người thường nhắc nhở: “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của quần chúng nhân dân coi đó là sức mạnh vĩ đại: “ Dân khí mạnh thì quân lính nào súng ống nào cũng không chống lại nổi” “ Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được’ b) Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc: - Lực lượng toàn dân tộc: “ sĩ nông công thương đều nhất trí chống lại cường quyền” “ Bất kể đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ ai là người Việt nam thì phải dứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” - Động lực cách mạng “ công nông là người chủ cách mạng…Công nông là gốc cách mạng” vì công nhân, nông dân bị áp bức nặng nề nên “ lòng cách mệnh càng bền…công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thê giới ” - Bạn đồng minh của cách mạng: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, tân việt…để kéo họ đi theo phe vô sản giai cấp. ” tuy nhiên phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thoả hiệp “ học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông, ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi” “Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng ( Đảng lập hiến…) thì phải đánh đổ” Tính chủ động sáng tạo của cm gpdt: - Sức sống của chủ nghĩa tư bản tập trung ở các thuộc địa - Khả năng cách mạng to lớn của nhân dân các dân tộc thuộc địa: “ Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết. Chính vì vậy mà phong trào cách mạng ngày càng lớn mạnh…” “ Sự tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc đã chuẩn bị sẵn đất rồi. Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống cho công cuộc giải phóng nữa mà thôi” “ Tất cả sinh lực của CNTB quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi CNTB lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó, nhất là tuyển những binh lính bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng” “ Nó dùng những người vô sản da trắng để chinh phục những người vô sản các thuộc địa. Sau đó nó lại tung những người vô sản thuộc địa này đi đánh vô sản ở những thuộc địa khác. Sau hết, nó dựa vào vô sản ở các thuộc địa để thóng trị những người da trắng” - Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập - Công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng: nhân dân các nước thuộc địa có thể “ chủ động đứng lên, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” “ Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của anh em ” ( Sự giải phóng công nhân phải là sự nghiệp của bản thân GCCN - Mác) ( Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa 1921 ) “ Muốn người ta giúp cho mình, thì trước mình phải tự giúp mình đã” (Đường cách mệnh) Câu 4: Quan điểm HCM về mục tiêu và động lực của CNXH ở VN? Về biện pháp quá độ lên CNXH ở VN? 1. Quan điểm HCM về mục tiêu và động lực của CNXH ở VN: a) Mục tiêu: - Mục tiêu chung : không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động “ Nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc…xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt” “Xây dựng một nước Việt nam hòa bình thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh” " …chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một cuộc đời hạnh phúc" - Mục tiêu cụ thể: + Mục tiêu chính trị: xây dựng chế độ chính trị do nhân dân làm chủ, có Nhà nước của dân, do dân và vì dân… + Mục tiêu kinh tế: nền kinh tế phát triển toàn diện trong đó công nghiệp – nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển + Mục tiêu văn hóa - xã hội: nền văn hóa có nội dung XHCN: thực hiện phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu…văn hóa phải gắn liền với lao động sản xuất… b) Động lực: Nguồn lực con người là động lực cơ bản nhất, chủ yếu nhất và quyết định nhất: “có con người xã hội chủ nghĩa nước mình mới tiến lên CNXH được” HCM quan tâm tìm giải pháp để phát huy nguồn lực này: + Sức mạnh cá nhân: Kích thích vào lợi ích cá nhân + Sức mạnh cộng đồng: tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là khối liên minh công nhân- nông dân và lao động trí óc - Động lực kinh tế: quan trọng nhất là giải phóng lực lượng sản xuất. - Động lực văn hóa, khoa học kỹ thuật: là động lực tinh thần không thể thiếu của CNXH - Ngoại lực: tranh thủ sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế Chú ý: các phản động lực bao gồm tham ô, lãng phí, quan liêu, bảo thủ ( đặc chủ nghĩa cá nhân): 2. Biện pháp - Đẩy mạnh CNH XHCN coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của tkqđ - Kết hợp xây dựng và cải tạo trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm - Tiến hành 2 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (2 nhiệm vụ chiến lược cm: dùng lực lượng cả nước để bảo vệ nửa nước, dùng lực lượng cả nước để giải phóng nửa nước - Đề cao công tác kế hoạch: “kế hoạch một, biện pháp mười, quyết tâm phải hai mươi” - Biện pháp cơ bản nhất là phải dựa vào sức dân. Câu 5: Quan điểm của HCM về: Vai trò, bản chất của Đảng cs VN; xd quy luật tồn tại và phát triển của Đảng; các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt của Đảng? Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng ra đời là để tổ chức, tập hợp quần chúng trong nước , liên hệ với các nước bạn tiến hành cách mạng vì: - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng quần chúng không tự tổ chức được. “Cách mạng là cuộc đấu tranh rất gian khổ. Lực lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức rất chặt chẽ; chí khí phải kiên quyết. Vì vậy phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh…” “ cách mạng thắng lợi rồi quần chúng vẫn cần có đảng lãnh đạo” “ Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có đảng lãnh đạo mới chăc thắng” ( t9 - 290) Đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn cho cách mạng “ Cách mệnh trước hết phải có gì? Trước hết phải có đảng, … thuyền mới chạy” (Đuờng cách mệnh - 1927) “ Những cuộc đấu tranh “ tự phát” của nhân dân thường không có mục đích rõ ràng, kế hoạch đầy đủ, tổ chức chắc chắn. Vì vậy, mà lực lượng rời rạc, nơi này lên thì nơi khác xẹp. Kết quả là thất bại. Muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một Đảng ( cộng sản) lãnh đạo” Bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam Bản chất của đảng được xác định bởi lợi ích mà đảng đại biểu Về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ viết. “Chính vì vậy Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam” ( HCM toàn tập, t6, tr175). “Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc”. Điều này định hướng cho việc xây dựng đảng gắn bó máu thịt với nhân dân + Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân vì: * Lập trường quan điểm của công nhân: lập trường cộng sản chủ nghĩa * Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân: CNMLN * Mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhân: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp + Đảng của dân tộc vì: * Đảng đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân, cho sự phát triển cường thịnh của Tổ quốc * Có sự thống nhất giữa lợi ích của giai cấp công nhân với lợi ích của nhân dân lao động, của cả dân tộc. * Đảng luôn là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp , của dân tộc “Đảng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, đảng không có lợi ích gì ngoài lợi ích của giai cấp, của dân tộc” Xây dựng Đảng – quy luật tồn tại và phát triển của Đảng Thường xuyên tự xây dựng sẽ làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh “ Các cơ quan, các đảng viên mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm dồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, đảng mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công”( sửa đổi lối làm việc - 1947 - Xây dựng và chỉnh đốn đảng là công việc thường xuyên để mỗi cán bộ đảng viên tự rèn luyện, giáo dục và tu dưỡng tốt hơn, hoàn thành những nhiệm vụ mà nhân dân giao phó, giữ được phẩm chất đạo đức tiêu biểu: “ nếu mỗi cán bộ, đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn, thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa” “ Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi” ( Di chúc – năm 1968) - Xây dựng chỉnh đốn Đảng làm cho cán bộ đảng viên hiểu đúng, hiểu rõ và làm tốt đường lối của đảng, giúp cán bộ đảng viên nhìn lại mình, phát huy mặt tốt, loại bỏ mặt xấu…nâng cao năng lực lãnh đạo góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng vẻ vang “Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song đã hiểu biết, đã tình nguyện vào một Đảng vì dân, vì nước, đã là một người cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu. Vì tính xấu của một người thường chỉ có hại cho người đó; còn tính xấu của một đảng viên, một cán bộ, sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân” “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng, nữa nếu xa vào chủ nghĩa cá nhân” Vì vậy phải luôn tự kiểm điểm, hoàn thiện đạo đức ngưòi cách mạng… HCM còn nhắc nhở phải thường xuyên tự tu dưỡng rèn luyện và Người còn thấy 2 mặt của quyền lực: một mặt tạo ra sức mạnh to lớn để hoàn thành nhiệm vụ, mặt khác là điều kiện dẫn đến tha hoá, biến chất… Các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng + Tập trung dân chủ: Dân chủ để đi đến tập trung, tập trung trên cơ sở dân chủ, chứ không độc đoán, chuyên quyền. Phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động. Do đó thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, mọi đảng viên chấp hành vô điều kiện nghị quyết của đảng. “ Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý” + Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: đây là nt lãnh đạo của đảng: “ Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung” . Tập thể lãnh đạo: Một nguời dù tài giỏi đến mấy cũng không thấy hết mọi mặt của vấn đề, càng không thấy thể thấy hết mọi việc, hiểu rõ mọi chuyện. Nhiều người thì nhiều kiến thức, người thấy mặt này, người thấy mặt kia do đó hiểu được mọi mặt, mọi vấn đề . Cá nhân phụ trách: giao cho cá nhân thì công việc mới chạy, tránh được thói dựa dẫm, người này ỷ vào người kia, cá nhân ỷ vào tập thể, giống như “ nhiều sãi không ai đóng cửa chùa” + Tự phê bình và phê bình: làm cho mỗi người tốt hơn, tiến bộ hơn, tăng cường đoàn kết nội bộ “ Muốn đoàn kết chặt chẽ trong đảng, ắt phải thống nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê bình” . Mỗi đảng viên trước hết phải tự thấy rõ mình,phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm cũng như soi gương rửa mặt hàng ngày, tự phê bình tốt mới phê bình tốt đuợc. . Đảng cũng tự phê bình và phê bình: “ một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” . Khi phê bình phải thật trung thực, chân thành với bản thân và đồng chí của mình + Kỷ luật nghiêm minh và tự giác: để tạo nên sức mạnh to lớn của đảng. Mọi cán bộ đảng viên không phân biệt lãnh đạo cao hay thấp, cán bộ lãnh đạo hay đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật đảng, kỷ luật đoàn thể và pháp luật nhà nước. + Đoàn kết thống nhất trong đảng.: tạo thành một khối vững chắc, toàn đảng phải thống nhất ý chí và hành động, mọi đảng viên phải bảo vệ sự đoàn kết [...]... chỳng rng rói - Phi tu dng o c sut i + Tu dng o c nh mt cuc cỏch mng trng k, gian kh + Mi ngi cn phi nhỡn thng vo mỡnh, phi kiờn trỡ rốn luyn, tu dng sut i nh cụng vic ra mt hng ngy + Vic tu dng o c ca mi ngi phi c th hin qua mi hot ng thc tin 2 Sinh viờn hc tp v lm theo t tng, tm gng o c H Chớ Minh a) Hc tp v lm theo t tng o c H Chớ Minh - Xỏc nh ỳng v trớ, vai trũ ca o c i vi cỏ nhõn Tu dng o c theo... trit trong tt c mi lnh vc Trc cỏch mng thỏng Tỏm v trong khỏng chin, thỡ nhim v tuyờn hun l lm cho ng bo cỏc dõn tc hiu c my vic: mt l on kt Hai l lm cỏch mng hay khỏng chin ũi c lp, ch n gin th thụi Bõy gi mc ớch ca tuyờn truyn hun luyn l: Mt l on kt Hai l xõy dng CNXH Ba l u tranh thng nht nc nh on kt l t tng c bn ca HCM Bỏc cp nhiu ( 898/ 1921 bi núi v vit) on kt l sc mnh, on kt l thng li Bõy... nc - Tng cng tuyờn truyn, giỏo dc phỏp lut, khuyn khớch nhõn dõn phờ bỡnh, giỏm sỏt cụng vic ca chớnh ph, ng thi cỏn b cỏc ngnh phi gng mu tu n th phỏp lut - Phỏp lut phi c thc hin nghiờm minh, cụng bng c) Xõy dng i ng cỏn b, cụng chc c, ti V trớ, vai trũ ca cỏn b, cụng chc: l cỏi gc ca mi cụng vic (Trong vic dựng cỏn b phi ty sch úc bố phỏi) Tiờu chun cỏn b, cụng chc: Phi cú c, cú ti, + Tuyt i trung... chi b cn phi gi gỡn s on kt nht trớ ca ng nh gi gỡn con ngi ca mt mỡnh (di chỳc - 1969) Mun vy phi thc hin m rng dõn ch, thung xuyờn t phờ bỡnh v phờ bỡnh, tu dng o c cỏ nhõn - Cỏn b, cụng tỏc cỏn b ca ng: tuyn chn cỏn b, o to hun luyn cỏn b, bi dng, tuyn dng, sp xp, b trớ v cú chớnh sỏch cỏn b tt vỡ cỏn b l cỏi gc ca mi cụng vic cỏn b l cỏi dõy chuyn trong b mỏy Cỏi dõy chuyn m khụng tt, khụng chy thỡ... cú o lý - Tu dng o c theo cỏc nguyờn tc o c H Chớ Minh + Kiờn trỡ tu dng o c cỏch mng + Núi v lm i ụi vi nhau + Kt hp c xõy ng o c mi vi chng cỏc biu hin suy thoỏi v o c - Hc tp v lm theo tm gng o c H Chớ Minh b) Ni dung hc tp theo tm gng o c H Chớ Minh - Phng phỏp hc tp v lm theo tm gng o c H Chớ Minh - iu kin m bo hc tp v lm theo tm gng o c H Chớ Minh Cõu 11: Vn dng nhng ni dung trong TT HCM v vn... Xõy dng Nh nc hp phỏp, hp hin: - TNL khng nh quyn dõn tc ng thi chớnh ph lõm thi do cuc cỏch mng ca nhõn dõn dõn lp lờn cú a v hp phỏp Tụi ngh chỳng ta tin hnh cng sm cng hay cuc tng tuyn c bu ra chớnh ph mi ( Cuc tng tuyn c c t chc sau ú 4th, vi hn 90% c tri i b phiu; 300b trỳng c, m rng thờm gh cho 50 bd ca QD, 20 b ca VNCMMh) b) Hot ng qun lý nh nc bng Hin phỏp v phỏp lut, chỳ trng a phỏp lut vo... cú chung thõn phn mt nc do ú d dng on kt i on kt ton dõn tc l trc ht phi on kt i a s nhõn dõn, m i a s nhõn dõn ta l cụng nhõn, nụng dõn v cỏc tng lp nhõn dõn lao ng khỏc ú l nn gc ca i on kt ( Trỏnh tuyt i hoỏ vai trũ v trớ ca liờn minh) b) i on kt ton dõn l tp hp c mi ngi dõn vo cuc u tranh chung, phi k tha truyn thng yờu nc - nhõn ngha - on kt ca dõn tc ng thi phi khoan dung, lng , tin vo nhõn... thc sng theo phỏp lut + y mnh giỏo dc o c, cm hoỏ nhng ngi lm li, bao dung, lng vi nhng ngi mc khuyt im Túm li: Kt hp giỏo dc phỏp lut v o c, hỡnh thnh phỏp quyn nhõn ngha H Chớ Minh Cõu 9: Quan im ca HCM v cỏc vn chung ca vn húa: v trớ, vai trũ; chc nng? Quan im ca H Chớ Minh v cỏc vn chung ca vn húa a) Quan im v v trớ v vai trũ ca vn húa trong i sng xó hi Vn húa l i sng tinh thn, thuc kin trỳc thng... thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện mỡnh: Phi lm th no cho vn hoỏ thm sõu vo tõm lý quc dõn, ngha l vn hoỏ phi sa i nhng tham nhng, phự hoa xa x vn hoỏ soi ng cho quc dõn i Cõu 10: Ni dung c bn ca t tng HCM v o c: vai trũ; nhng chun mc c bn; nguyờn tc xd o c mi? Quan im v vai trũ v sc mnh ca o c - o c l nn tng c bn ca con ngi: Tri cú bn mựa, t cú bn phngngi cú bn c - H Chớ Minh coi o c l sc mnh, l tiờu... ca bn thõn sm mun cng v Trong mi quan h gia c v ti thỡ c l gc: ngi thc s cú c thỡ bao gi cng c gng hc tp, nõng cao trỡnh , nõng cao nng lc, ti nng hon thnh mi nhim v c giao Ngi cú ti, cng phi ra sc tu dng, rốn luyn v o c Ti cng ln thỡ c cng phi cao b) Quan im v nhng chun mc o c cỏch mng - Trung vi nc, hiu vi dõn ây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất Trung với nớc là trung thành với sự nghiệp . rói - Phi tu dng o c sut i + Tu dng o c nh mt cuc cỏch mng trng k, gian kh + Mi ngi cn phi nhỡn thng vo mỡnh, phi kiờn trỡ rốn luyn, tu dng sut i nh cụng vic ra mt hng ngy + Việc tu dưỡng đạo. thuờng xuyên tự phê bình và phê bình, tu dưỡng đạo đức cá nhân… - Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng: tuyển chọn cán bộ, đào tạo huấn luyện cán bộ, bồi dưỡng, tuyển dụng, sắp xếp, bố trí và có chính. của nó, nhất là tuyển những binh lính bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng” “ Nó dùng những người vô sản da trắng để chinh phục những người vô sản các thuộc địa. Sau đó nó lại tung những người

Ngày đăng: 08/08/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan