CÂU HỎI ÔN TẬP KỸ NGHỆ PHẦN MỀM NÂNG CAO

90 1.4K 5
CÂU HỎI ÔN TẬP KỸ NGHỆ PHẦN MỀM NÂNG CAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI ÔN TẬP KỸ NGHỆ PHẦN MỀM NÂNG CAO Tập hợp 87 câu hỏi và đáp án môn học này Câu 1: a. Độ tin cậy phần mềm: là độ đo về mức tốt của các dịch vụ mà hệ cung cấp cho máy tính b. Một số cách đo độ tin cậy của phần mềm: Xác suất thất bại tính theo đòi hỏi Tỷ lệ xuất hiện thất bại Thời gian trung bình giữa 1 thất bại liên tiếp nhau Độ đo mức sẵn sàng hoạt động của hệ

CÂU HỎI ÔN TẬP KỸ NGHỆ PHẦN MỀM NÂNG CAO Câu 1: a. Độ tin cậy phần mềm: là độ đo về mức tốt của các dịch vụ mà hệ cung cấp cho máy tính b. Một số cách đo độ tin cậy của phần mềm: - Xác suất thất bại tính theo đòi hỏi - Tỷ lệ xuất hiện thất bại - Thời gian trung bình giữa 1 thất bại liên tiếp nhau - Độ đo mức sẵn sàng hoạt động của hệ Câu2: Cái gì được dùng làm cơ sở để kiểm định chất lượng phần mềm: Để đánh giá chất lượng phần mềm người ta dựa vào quan điểm chính sau: • Yêu cầu phần mềm là cơ sở để đo chất lượng:  Sự phù hợp với yêu cầu là có chất lượng  Phù hợp yêu cầu cả về số lượng và chất lượng • Yêu cầu thể hiện bằng đặc tả - đặc tả phải có chuẩn của nó mới kiểm tra được • Các chuẩn đặc tả xác định một bộ các tiêu chuẩn phát triển, các tiêu chuẩn này hướng dẫn cách thức làm ra phần mềm: nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn đó thì hầu như chắc chắn là chất lượng sẽ kém • Luôn có một tập các yêu cầu ngầm thường ít được nhắc đến  Quá thông dụng, hiển nhiên (sử dụng cửa số)  Không thể hiện ra ngoài (quy tắc nghiệp vụ) • Nếu phần mềm chỉ phù hợp với các yêu cầu đã hiển thị mà chưa phù hợp với yêu cầu ngầm thì chất lượng phần mềm là đáng nghi ngờ • Cần làm rõ yêu cầu và đưa vào đặc tả càng nhiều càng tốt Câu 3: Các nhân tố ảnh hưởng lên chất lượng phần mềm có mấy mức độ? Những loại nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng? - Có 2 loại mức độ ảnh hưởng  Nhân tố trực tiếp  Nhân tố gián tiếp - Có 3 loại nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng  Đặc trưng chức năng  Khả năng đương đầu với những thay đổi  khả năng thích nghi với môi trường mới. Câu 4: Nêu các đặc trưng ảnh hưởng lên chất lượng của mỗi loại nhân tố: đặc trưng chức năng, khả năng thích nghi với thay đổi, khả năng thích nghi với môi trường • McCall đề xuất 11 nhân tố và phân thành 3 loại: (1) đặc trưng chức năng (2) khả năng đương đầu với những thay đổi (3) khả năng thích nghi với môi trường mới. • Loại 1: Các đặc trưng chức năng - (5)  Tính đúng đắn - Có làm đúng với cái tôi muốn hay không? - Có thỏa mãn những điều đã được đặc tả chưa? - Có thực hiện được những mục tiêu nhiệm vụ của khách hàng chưa? o Độ đày đủ o Độ hòa hợp o Độ lần vết được  Tính tin tưởng được - mức hy vọng vào sự thực hiện các chức năng dự kiến 1 1 - mức chính xác được đòi hỏi o Độ chính xác o Độ phức tạp o Độ hòa hợp o Độ dung thứ lỗi o Độ đo mođun hoá o Độ đơn giản – dễ hiểu. o Độ lần vết được  Tính hiệu quả: khối lượng tài nguyên tính toán và mã được đòi hỏi khi thực hiện các chức năng của chương trình o Độ súc tích o Độ hiệu quả thực hiện o Độ dễ thao tác  Tính toàn vẹn: có thể khống chế được việc truy cập của những người không được phép tới phần mềm và dữ liệu o Độ kiểm toán được o Trang bị đồ nghề đủ o Độ an ninh.  Tính khả dụng: đo công sức học hiểu, thao tác, chuẩn bị đầu vào, thể hiện đầu ra của chương trình o Độ dễ thao tác o Độ đo khả năng huấn luyện • Loại 2: khả năng đương đầu với những thay đổi - (3)  Tính bảo trì được: nỗ lực đòi hỏi để định vị và xác định được một sai trong chương trình o Độ súc tích o Độ hoà hợp o Trang bị đồ nghề đủ o Độ đo mođun hoá o Độ tự cấp tài liệu o Độ đơn giản - dễ hiểu  Tính mềm dẻo: nỗ lực đòi hỏi để cải biên một chương trình o Độ phức tạp o Độ súc tích o Độ hoà hợp o Độ khuếch trương được o Độ khái quát o Độ đo mođun hoá o Độ tự cấp tài liệu o Độ đơn giản - dễ hiểu  Tính thử nghiệm được: nỗ lực đòi hỏi để thử nghiệm một chương trình và bảo đảm rằng nó thực hiện chức năng được dự định cho nó o Độ kiểm toán được o Độ phức tạp o Trang bị đồ nghề đủ o Độ đo mođun hoá o Độ tự cấp tài liệu o Độ đơn giản - dễ hiểu 2 2 • Loại 3: khả năng thích nghi với môi trường mới - (3)  Tính mang chuyển được: nỗ lực đòi hỏi để chuyển nó từ một môi trường phần cứng/phần mềm này sang một môi trường phần cứng/phần mềm khác o Độ khái quát o Độ độc lập phần cứng o Độ đo mođun hoá o Độ tự cấp tài liệu o Độ độc lập hệ thống phần mềm  Tính sử dụng lại được: một chương trình (hoặc một phần của nó) có thể được dùng lại trong một ứng dụng khác o Độ khái quát o Độ độc lập phần cứng o Độ đo mođun hoá o Độ tự tạo tài liệu o Độ độc lập hệ thống phần mềm  Tính liên tác được: nỗ lực đòi hỏi để ghép đôi một hệ thống vào một hệ thống khác o Độ tương đồng giao tiếp o Độ tương đồng dữ liệu o Độ khái quát o Độ đo mođun hoá. • Có hai mức độ ảnh hưởng  Nhân tố trực tiếp: có thể thực tiếp đo như lỗi/KLOC/ đơn vị thời gian  Nhân tố gián tiếp: nhân tố chỉ có thể đo được một cách gián tiếp như tính bảo trì Nhân tố Độ đo Đúng đắn Tin cậy được Hiệ u quả To àn vẹ n Khả dụng Bảo trì được Mề m dẻo Thử nghi ệm đượ c Mang chuyển được Sử dụn g lại đượ c Liên tác được Kiểm toán được X x Chính xác x Tương đồng giao tiếp x Đầy đủ X Phức tạp x x x Súc tích x x x Hòa hợp X x x x Tương đồng dữ liệu x Dung thứ lỗi x Hiệu quả thực hiện x Khuyếch trương được x Độc lập phần cứng x x Trang bị đủ đồ X x x 3 3 nghề Đo Modul hóa x x x x x x x Dễ thao tác x x An ninh X Tự tạo tài liệu x x x x x Đơn giản - Dễ hiểu x x x x Độc lập hệ thống phần mềm x x Lần vết được X x Khả năng huấn luyện x Khái quát x x x x Câu 5: Có thể đo trực tiếp chất lượng phần mềm không? Tại sao? Vậy phải đo bằng cách nào?  Nhân tố trực tiếp: có thể trực tiếp đo như lỗi/KLOC/ đơn vị thời gian Câu 6: Kể ra các độ đo đặc trưng chất lượng chính của McCall? Giải thích nội dung của nó? • McCall đề xuất 22 độ đo sau: (1) Độ kiểm toán được: có thể kiểm tra dễ dàng về việc tuân thủ các chuẩn (2) Độ chính xác: Độ chính xác của tính toán và điều khiển (3) Độ tương đồng giao tiếp: mức độ sử dụng các giao diện, giao thức và giải thông chuẩn. (4) Độ đầy đủ: mức độ theo đó các việc cài đặt đầy đủ cho các chức năng yêu cầu đã được đạt tới. (5) Độ phức tạp: tránh dùng chương trình có độ phức tạp cao (6) Độ súc tích (conciseness): độ gọn của chương trình dưới dạng số dòng mã. (7) Độ hoà hợp (consistancy): việc dùng kỹ thuật thiết kế và tư liệu thống nhất trong toàn bộ chương trình. (8) Độ tương đồng dữ liệu: việc dùng các cấu trúc và kiểu dữ liệu chuẩn trong toàn bộ chương trình (9) Độ dung thứ lỗi: những hỏng hóc xuất hiện khi chương trình gặp phải một lỗi được chấp nhận. (10) Độ hiệu qủa thực hiện: hiệu năng khi chạy của chương trình (11) Độ khuếch trương được:Mức độ theo đó thiết kế kiến trúc, dữ liệu hay thủ tục có thể được mở rộng. (12) Độ khái quát: độ rộng rãi của ứng dụng tiềm năng của các thành phần chương trình. (13) Độ độc lập phần cứng: mức độ theo đó phần mềm tách biệt được với phần cứng mà nó vận hành. (14) Trang bị đồ nghề đủ (instrumentation):mức độ theo đó chương trình điều phối thao tác của riêng nó và xác định các lỗi xuất hiện (15) Độ đo mođun hoá: sự độc lập chức năng của các thành phần trong chương trình (16) Độ dễ thao tác: Việc dễ vận hành trong chương trình (17) Độ an ninh: có sẵn cơ chế kiển soát hay bảo vệ chương trình và dữ liệu. (18) Độ tự tạo tài liệu (self-doccumentation): mức độ theo đó mã gốc cung cấp tài liệu có ý nghĩa. (19) Độ đơn giản - dễ hiểu: mức độ theo đó người ta có thể hiểu được chương trình không khó khăn. 4 4 (20) Độ độc lập hệ thống phần mềm: mức độ theo đó chương trình được độc lập với các tính năng ngôn ngữ lập trình, các đặc trưng hệ điều hành và những ràng buộc môi trường không chuẩn khác. (21) Độ lần vết được: khả năng theo dõi các dấu vết của một biểu diễn thiết kế hay thành phần của chương trình thực hiện so với yêu cầu (22) Độ đo khả năng huấn luyện: Mức độ theo đó phần mềm trợ giúp làm cho người dùng mới dùng được hệ thống. Câu 7: Giải thích nội dung các thuộc tính chất lượng phần mềm sau đây và nêu ra các độ đo liên quan được sử dụng để đo thuộc tính đó:  Tính đúng đắn - Làm đúng với khách hàng mong muốn - Có thỏa mãn những điều đã được đặc tả (những yêu cầu của đối tượng khác) o Độ đày đủ o Độ hòa hợp o Độ lần vết được  Tính tin cậy được - Có thể trông đợi vào sự thực hiện các chức năng dự kiến - mức chính xác được đòi hỏi o Độ chính xác o Độ phức tạp o Độ hòa hợp o Độ dung thứ lỗi o Độ đo mođun hoá o Độ đơn giản – dễ hiểu. o Độ lần vết được  Tính hiệu quả: tổng lượng nguồn lực tính toán và mã yêu cầu khi thực hiện các chức năng của chương trình là thích hợp o Độ súc tích o Độ hiệu quả thực hiện o Độ dễ thao tác  Tính toàn vẹn: là sự khống chế được việc truy cập trái phép tới phần mềm và dữ liệu hệ thống o Độ kiểm toán được o Trang bị đồ nghề đủ o Độ an ninh.  Tính khả dụng: công sức để học hiểu, thao tác, chuẩn bị đầu vào, thể hiện đầu ra của chương trình là chấp nhận nhận được o Độ dễ thao tác o Độ đo khả năng huấn luyện  Tính bảo trì được: nỗ lực cần để định vị và xác định được một lỗi trong chương trình là chấp nhận được o Độ súc tích o Độ hoà hợp o Trang bị đồ nghề đủ o Độ đo mođun hoá o Độ tự cấp tài liệu o Độ đơn giản - dễ hiểu  Tính mềm dẻo: nỗ lực cần để cải biên một chương trình là chấp nhận được 5 5 o Độ phức tạp o Độ súc tích o Độ hoà hợp o Độ khuếch trương được o Độ khái quát o Độ đo mođun hoá o Độ tự cấp tài liệu o Độ đơn giản - dễ hiểu  Tính thử nghiệm được: nỗ lực cần để thử nghiệm một chương trình và bảo đảm rằng nó thực hiện đúng chức năng dự định là chấp nhận được o Độ kiểm toán được o Độ phức tạp o Trang bị đồ nghề đủ o Độ đo mođun hoá o Độ tự cấp tài liệu o Độ đơn giản - dễ hiểu  Tính mang chuyển được: nỗ lực đòi hỏi để chuyển nó từ một môi trường phần cứng/phần mềm này sang một môi trường phần cứng/phần mềm khác là chấp nhận được o Độ khái quát o Độ độc lập phần cứng o Độ đo mođun hoá o Độ tự cấp tài liệu o Độ độc lập hệ thống phần mềm  Tính sử dụng lại được: khả năng chương trình (hoặc một phần của nó) có thể được dùng lại trong một ứng dụng khác o Độ khái quát o Độ độc lập phần cứng o Độ đo mođun hoá o Độ tự tạo tài liệu o Độ độc lập hệ thống phần mềm  Tính liên tác được: nỗ lực đòi hỏi để ghép hệ thống chương trình vào một hệ thống khác là chấp nhận được o Độ tương đồng giao tiếp o Độ tương đồng dữ liệu o Độ khái quát o Độ đo mođun hoá. Câu 8: Đảm bảo chất lượng phần mềm xuất phát từ đâu? Tiến triển của nó như thế nào - Khi phần mềm trở thành sản phẩm có nhu cầu và đòi hỏi đảm bảo chất lượng: • Từ nhu cầu của khách hàng • Từ nhà sản xuất: đảm bảo tính đồng đều của sản phẩm, cải thiện chất lượng thường xuyên - Sự phát triển của SQA • Bảo đảm chất lượng là một hoạt động cốt yếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào làm ra sản phẩm được người khác dùng • Lịch sử bảo đảm chất lượng phần mềm (SQA) diễn ra song song với bảo đảm chất lượng trong chế tạo phần cứng. 6 6 • Các chuẩn bảo đảm chất lượng phần mềm đầu tiên được đưa ra trong quân sự, thời những năm 70 và nhanh chóng lan ra lĩnh vực thương mại Câu 9:Tại sao cần đảm bảo chất lượng phần mềm? Nó đóng vai trò gì trong một doanh nghiệp phát triển phần mềm? Đảm bảo chất lượng phần mềm là các hoạt động nhằm mục tiêu là sản xuất ra phần mềm có chất lượng cao. • Phải đảm bảo chất lượng phần mềm vì • Từ nhu cầu của khách hàng • Từ nhà sản xuất: đảm bảo tính đồng đều của sản phẩm làm ra • Giúp nhà phân tích có được đặc tả chất lượng cao • Giúp nhà thiết kế có được thiết kế chất lượng cao • Theo dõi chất lượng phần mềm • Đánh giá ảnh hưởng của thay đổi về phương pháp luận và thủ tục lên chất lượng phần mềm • SQA có những lợi ích sau: - phần mềm có ít các khiếm khuyết tiềm ẩn hơn và do đó mất ít công sức và thời gian thử nghiệm và bảo trì - Độ tin cậy cao hơn và do đó khách hàng thoả mãn hơn - Giảm phí tổn bảo trì - Giảm phí tổn tổng thể toàn bộ vòng đời của phần mềm • nó đóng vai trò trong một doanh nghiệp phát triển phần mềm • Bảo đảm chất lượng là một hoạt động cốt yếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào làm ra sản phẩm được người khác dùng Câu 10: Trong một tổ chức ai là người tham gia vào hoạt động đảm bảo chất lượng? Vai trò và trách nhiệm của mỗi đối tượng đó là gì? Những người trong tổ chức có trách nhiệm bảo đảm chất lượng phần mềm: - các kỹ sư phần mềm, - các nhà quản lý dự án, - khách hàng, - người bán hàng, - các cá nhân trong nhóm SQA. • Nhóm SQA đóng vai trò như đại diện của khách hàng - để xem chất lượng phần mềm với quan điểm khách hàng • Có đáp ứng được các nhân tố chất lượng không? • Có tuân theo các chuẩn dự định trước không? • Các thủ tục phương pháp kỹ thuật có thực sự đóng vai trò của chúng trong hoạt động SQA? Câu 11: Mục tiêu của SQA là gì? Các hoạt động chính đảm bảo chất lượng phần mềm là những hoạt động nào? Đảm bảo chất lượng phần mềm là các hoạt động nhằm mục tiêu là sản xuất ra phần mềm có chất lượng cao. • Có 7 hoạt động chính: 1. Áp dụng các phương pháp kỹ thuật tiến bộ 2. Tiến hành rà soát kỹ thuật chính thức 3. Thử nghiệm phần mềm 4. Tuân theo các chuẩn 5. Khống chế các thay đổi 6. Đo lường 7. Báo cáo và bảo quản các báo cáo. 7 7 Câu 12: Giải thích nội dung tóm tắt của mỗi hoạt động chính đảm bảo chất lượng? 1. Áp dụng các phương pháp kỹ thuật: giúp cho - người phân tích có được đặc tả chất lượng cao - người thiết kế có được thiết kế với chất lượng cao. 2. Tiến hành rà soát kỹ thuật chính thức: được nhóm kỹ thuật tiến hành với mục đích là phát hiện ra vấn đề chất lượng. 3. Kiểm thử phần mềm: là một chiến lược nhiều bước với một loạt các phương pháp thiết kế các trường hợp kiểm thử giúp đảm bảo phát hiện ra các lỗi một cách hiệu quả. 4. Bắt tuân theo các chuẩn: Là hình thức được áp dụng cho tiến trình kỹ nghệ phần mềm thay đổi tuỳ theo công ty. 5. Khống chế các thay đổi: đóng góp trực tiếp vào chất lượng phần mềm nhờ + Chính thức hoá các yêu cầu đổi thay + Đánh giá bản chất của sự đổi thay + Khống chế các ảnh hưởng của sự đổi thay + Đe doạ chủ yếu của chất lượng đến từ sự thay đổi, thay đổi là bản chất của phần mềm + thay đổi tạo ra tiềm năng sinh ra sai và tạo ra hiệu ứng phụ lan truyền Áp dụng trong suốt quá trình phát triển và trong quá trình bảo trì 6. Đo lường: dùng để theo dõi chất lượng phần mềm và thẩm định tác dụng của những thay đổi phương pháp luận và thủ tục lên chất lượng phần mềm đã được cải tiến. 7. Báo cáo và bảo quản các báo cáo: Kết quả của các cuộc họp xét duyệt , kiểm toán, kiểm soát thay đổi, kiểm thử phải trở thành một phần của bản ghi lịch sử cho một dự án và phải được phân phát cho nhóm phát triển trên cơ sở điều-cần - phải- biết. Câu 13: Rà soát phần mềm được hiểu là gì (khái niệm, mục tiêu, cách thức áp dụng)? Nêu các lợi ích của việc ra soát? • Khái niệm: Rà soát là việc xem xét, đánh giá sản phẩm được tiến hành mỗi giai đoạn để phát hiện ra những khiếm khuyết cần sửa chữa trước khi sang giai đoạn sau. • Mục tiêu: • Chỉ ra các chỗ khiếm khuyết cần phải cải thiện • Khẳng định những sản phẩm đạt yêu cầu • Kiểm soát việc đạt chất lượng kỹ thuật tối thiểu của sản phẩm • Cách thức áp dụng: Rà soát được áp dụng tại các thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển phầm mềm. • Có nhiều kiểu rà soát khác nhau: • Các cuộc họp xét duyệt không chính thức • Cuộc trình bày chính thức trước cử tọa gồm khách hàng, nhà quản lý, nhân viên kỹ thuật. (chỉ tập trung vào các rà soát kỹ thuật chính thức FTR-Format Technical Review) • Các lợi ích của việc ra soát  Lợi ích hiển nhiên của FTR là sớm phát hiện các “khiếm khuyết” phần mềm để có thể chỉnh sửa từng khiếm khuyết một trước khi bước sang bước tiếp theo của quá trình phần mềm.  Các nghiên cứu của công nghiệp phần mềm đã chỉ ra rằng: các hoạt động thiết kế tạo ra đến 50%-60% tổng số các khiểm khuyết tạo ra trong phát triển phần mềm.  Chi phí chỉnh sửa một khiếm khuyết tăng lên nhanh chóng sau mỗi giai đoạn. VD: Lỗi không được phát hiện trong thiết kế tốn phí 1.0 để sửa chữa, trước kiểm thử nghiệm: 6.5; trong thử nghiệm: 15 và sau khi phân phát sẽ là từ 60.0 đến 100.0 Câu 14: Các hình thức của hoạt động rà soát? trình bày khái niệm, mục tiêu của rà soát kỹ thuật chính thức? • Có nhiều kiểu rà soát khác nhau: 8 8 • Các cuộc họp xét duyệt không chính thức • Cuộc trình bày chính thức trước khách hàng, nhà quản lý, thành viên kỹ thuật • Rà soát do các kỹ sư phần mềm thực hiện, là một phương tiện hiệu quả để cải thiện chất lượng phần mềm. Rà soát kỹ thuật chính thức(FTR): - Khái niệm: là hoạt động đảm bảo chất lượng phần mềm do những người đang tham gia phát triển phần mềm thực hiện. - Mục tiêu: (1) Phát hiện các lỗi trong chức năng, trong logic, trong triển khai. (2) Kiểm thử sự phù hợp của phần mềm với yêu cầu (3) Bảo đảm rằng phần mềm phù hợp với các chuẩn đã định sẵn (4) Đảm bảo “ phần mềm đã được phát triển theo một cách thức nhất quán. (5) Làm cho dự án dễ quản lý hơn (6) Ngoài ra dùng để làm cơ sở huấn luyện các kỹ sư trẻ và có ích ngay cả cho những kỹ sư đã có kinh nghiệm. Câu 15: Vẽ sơ đồ tiến trình hoạt động rà soát va giải thích sơ bộ nội dung mỗi bước? Giải thích: - Mỗi cá nhân phát triển phải thông báo cho lãnh đạo dự án biết rằng sản phẩm đã hoàn tất và cần phải rà soát. - Lãnh đạo dự án thông báo cho người chịu trách nhiệm rà soát biết - Người chịu trách nhiệm lãnh đạo rà soát: o Xem xét sản phẩm để đọc, rà soát o Tạo ra các bản sao của sản phẩm , phân cho 2,3 người ra soát o Thiết lập chương trình họp rà soát - Những thực hiện rà soát: thường tốn 1-2 giờ để rà soát viết các bản ghi chú : tham gia cuộc họp rà soát. Câu 16: Trình bày nội dung cơ bản một cuộc họp rà soát: thành phần, thời gian, công việc cần làm, phương châm , sản phẩm? Bất kể thế nào, mọi cuộc họp rà soát phải: • Thành phần: Có từ 3 đến 5 người liên quan tới việc rà soát, gồm có: • lãnh đạo rà soát • tất cả các cá nhân rà soát • người tạo ra sản phẩm được rà soát • Thời gian: • Phải có sự chuẩn bị trước, tuy nhiên mỗi người không quá 2 giờ chuẩn bị. • Cuộc họp nên ít hơn 2 giờ. Mỗi cuộc họp rà soát chỉ hạn chế trong một phần nhỏ, cụ thể. • Công việc cần làm: 9 9 • Trọng tâm của các cuộc họp rà soát là về sản phẩm: một thành phần (một thành phần của đặc tả yêu cầu, một thiết kế modul chi tiết, một danh sách mã nguồn cho một modul) • Phải đưa ra một trong 3 quyết định sau đây: - Chấp nhận sản phẩm không cần chỉnh sửa - Khước từ sản phẩm vì những lỗi nghiêm trọng - Chấp nhận cho chỉnh sửa sản phẩm, sau khi chỉnh sửa phải có cuộc họp rà soát lại • Mọi thành viên tham gia cuộc họp phải ký vào quyết định • Phương châm rà soát: • Cần thiết lập trước phương châm rà soát, phân phát cho những người làm nhiệm vụ rà soát, thống nhất tán thành và tuân thủ. Một rà soát mà không khống chế được thì có thể còn xấu hơn là không rà soát • 10 điều tối thiểu trong phương châm rà soát kỹ thuật chính thức: (1) rà soát sản phẩm, không rà soát người làm nó (2) Lập chương trình nghị sự và duy trì nó. (3) Hạn chế tranh luận và bác bỏ: các vấn đề tranh luận nên để ghi nhớ cho các thảo luận tiếp tục (4) Trình bày rõ ràng mạch lạc các vùng có vấn đề nhưng không được gượng ép giải quyết mọi vấn đề nhận thấy: FTR không giải quyết vấn đề, việc giải quyết vấn đề sau FTR và thường do chính người làm ra sản phẩm thực hiện, có thể nhờ sự trợ giúp của vài cá nhân khác. (5) Nên có ghi chú trên bảng tường (6) Giới hạn số người tham dự và kiên trì các dự kiến (7) Lập một danh sách các kiểm tra cho từng sản phẩm sẽ được rà soát:  Giúp nhà lãnh đạo rà soát cấu trúc các cuộc họp FTR  Giúp người rà soát tập trung vào các vấn đề quan trọng  Danh sách kiểm tra lập cho từng loại sản phẩm:ành cho việc phân tích, thiết kế, mã hoá kiểm tra và bảo trì  Một tập thể các đại diện sẽ xem lại danh sách này để trình. (8) Cấp phát nguồn lực và thời biểu cho các FTR: xem nó là một nhiệm vụ trong quá trình phát triển phần mềm, và cũng phải dự tính các cải biên cần thiết cho sự kiện chưa dự đoán được (9) Cần phải tiến hành huấn luyện chính thức cho các cá nhân ra soát (10) Rà soát lại các rà soát trước đây. Câu 17: Các sản phẩm của cuộc họp rà soát là gì? Nội dung, vai trò của mỗi sản phẩm đó? Sản phẩm của cuộc họp rà soát là: • Báo cáo các vấn đề nảy sinh do các cá nhân rà soát nêu ra • Một danh sách các vấn đề cần giải quyết do cuộc họp thống nhất.  để nhận ra vùng có vấn đề trong sản phẩm được rà soát  dùng như một danh sách các khoản mục hành động để chỉ cho người làm ra sản phẩm cần chỉnh sửa  Cần thiết lập một thủ tục để bảo đảm rằng các khoản mục trong danh sách đó sẽ được chỉnh sửa thực sự • Một văn bản tổng kết cuộc họp rà soát đó, văn bản này phải chỉ rõ  Rà soát cái gì  Ai rà soát  Tìm thấy cái gì? và kết luận Câu 18: Khi nào tiến hành rà soát? Cần rà soát những sản phẩm gì - Mọi sản phẩm tạo ra ở mỗi bước đều được rà soát (không chỉ sản phẩm cuối cùng) 10 10 [...]... vấn đề phần mềm ♦ Các yêu cầu bảo trì ♦ Đặt thay đổi kỹ nghệ ♦ Các chuẩn và các thủ tục cho kỹ nghệ phần mềm Câu 54 : Quản lý cấu hình nhằm mục tiêu gì?Năm nhiệm vụ của quản lý cấu hình là gì • Mục tiêu nguyên thuỷ của quản lý cấu hình phần mềm là kiểm soát các thay đổi • Sau này có thêm các mục tiêu: ♦ Minh định các khoản mục cấu hình, các version của phần mềm ♦ Sự kiểm toán cấu hình phần mềm cũng... cấu trúc dữ liệu (cả bên trong và ngoài chương trình) • Các khoản mục cấu thành các thông tin đó được sản ra như là một bộ phận của quá trình kỹ nghệ phần mềm được tập hợp lại gọi là CẤU HÌNH PHẦN MỀM * Nội dung cấu hình phần mềm gồm • Đặc tả hệ thống • Kế hoạch dự án phần mềm • Đặc tả yêu cầu ♦ Đặc tả yêu cầu phần mềm ♦ Nguyên mẫu thi hành được hoặc nguyên mẫu "giấy tờ" ♦ Sổ tay sử dụng sơ đẳng • Đặc... hình phần mềm đã thực sự được cập nhật chưa? 30 30 Vẽ mô hình biểu diễn giai đoạn 1 trong tiến trình phát triển PM Vẽ mô hình biểu diễn giai đoạn 2 trong tiến trình phát triển PM 31 31 Vẽ mô hình biểu diễn giai đoạn 3 trong tiến trình phát triển PM Vẽ sơ đồ nguyên tắc hoạt động phương pháp mô hình hóa 32 32 MỤC LỤC 33 33 CÂU HỎI ÔN TẬP KỸ NGHỆ PHẦN MỀM NÂNG CAO 1 Chất lượng và đảm bảo chất lượng phần mềm. .. không có SQA + C1 là chi phí cho SQA của chương trình 17 17 + C2 là chi phí do các sai không tìm thấy khi chương trình đã có SQA Câu 29: Tại sao phải kiểm thử phần mềm? Mục tiêu kiểm thử là gì? Từ đó có quan niệm già sai về kiểm thử phần mềm? Kiểm thử phần mềm là yếu tố quyết định của SQA và khâu điển hình của rá soát đặc tả thiết kế và lập mã • Lý do cần kiểm thử phần mềm:  muốn nhìn thấy phần mềm. .. biểu không? Trình bày những nội dung cơ bản (mục tiêu, nội dung, danh mục) của - rà soát phân tích yêu cầu phần mềm - rà soát thiết kế phần mềm ( tương ứng với từng giai đoạn thiết kế) - rà soát lập mã phần mềm - 11 11 - rà soát kiểm thử phần mềm (tương ứng với kế hoạch và thủ tục kiểm thử) - rà soát bảo trì phần mềm (ứng với kế hoạch và thủ tục kiểm thử) TL • rà soát phân tích yêu cầu phần mềm ♦ Mục... có thêm các chỉ số độ tin cậy phần mềm và các chỉ số về chất lượng phần mềm nói chung “Kiểm thử không thể chứng minh được việc không có khiếm khuyết, nó chỉ có thể chứng minh rằng khiếm khuyết phần mềm hiện hữu” • Người ta thường có những quan niệm sai gì về kiểm thử phần mềm? - Người phát triển không tham gia kiểm thử - Phần mềm được công bố một cách rộng rãi để người lạ kiểm thử nó một cách tàn nhẫn... hiệu lực của nó Câu 35: Kiểm thử hộp đen là cái gì? Nó giúp kiểm tra những nội dung nào của đối tượng kiểm thử? • Chỉ thực hiện các phép thử tiến hành qua giao diện phần mềm • Dùng để thuyết minh các chức năng phần mềm đủ và vận hành đúng • Ít chú ý tới cấu trúc logic nội tại của phần mềm Câu 36: Chiến lược kiểm thử phần mềm là cái gì? Nêu các nguyên tắc trong chiến lược kiểm thử phần mềm? • Một chiến... là một tập các hoạt động có thể lập kế hoạch trước được và được tiến hành một cách có hệ thống Chính vì vậy mà cần xác định một khuôn mẫu cho việc kiểm thử phần mềm trong tiến trình kỹ nghệ phần mềm Nêu các nguyên tắc trong chiến lược kiểm thử phần mềm? Các đặc trưng khái quát khôn mẫu • Bắt đầu mức modul và tiếp tục cho đến khi tích hợp thành một hệ thống dựa trên máy tính trọn vẹn • Các kỹ thuật... giảm hoặc thất bại hệ thống tiềm ẩn Câu5 3 : Cấu hình phần mềm là cái gì? Nội dung các khoản mục chính trong cấu hình phần mềm gồm những gì? • Kết quả của quá trình kỹ nghệ phần mềm là các thông tin có thể được chia thành 3 loại: ♦ Các chương trình máy tính (cả mức nguồn và mức chạy được) ♦ Các tài liệu mô tả chương trình máy tính đó (nhằm đến cả những người thực hành kỹ thuật lẫn những người dùng) ♦ Các... đồ thị phẳng để biểu diễn đồ thị chương trình Câu2 1: Đảm bảo chất lượng phần mềm dựa trên thống kê nghĩa là gì?Nó gồm những công việc gì? Kể ít nhất năm nguyên nhân của những khuyết điểm trong phần mềm? Là bảo đảm chất lượng thống kê phản ánh một xu thế ngày càng tăng trong công nghiệp Công việc bao gồm: - Thu thập và phân loại thông tin khiếm khuyết phần mềm - Cố gắng lần vết để tìm ra nguyên nhân - . CÂU HỎI ÔN TẬP KỸ NGHỆ PHẦN MỀM NÂNG CAO Câu 1: a. Độ tin cậy phần mềm: là độ đo về mức tốt của các dịch vụ mà hệ cung cấp cho máy tính b. Một số cách đo độ tin cậy của phần mềm: - Xác. cần xác định một khuôn mẫu cho việc kiểm thử phần mềm trong tiến trình kỹ nghệ phần mềm . Nêu các nguyên tắc trong chiến lược kiểm thử phần mềm? Các đặc trưng khái quát khôn mẫu • Bắt đầu mức. đoạn:  Kỹ nghệ hệ thống  Phân tích, xác định yêu cầu phần mềm  Thiết kế phần mềm  Kiểm thử phần mềm  Bảo trì (với sản phẩm đặt hàng) Rà soát bám theo các sản phẩm của rà soát này Câu 19:

Ngày đăng: 08/08/2014, 00:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CÂU HỎI ÔN TẬP KỸ NGHỆ PHẦN MỀM NÂNG CAO

    • Câu 1:

    • a. Độ tin cậy phần mềm: là độ đo về mức tốt của các dịch vụ mà hệ cung cấp cho máy tính

    • b. Một số cách đo độ tin cậy của phần mềm:

    • - Xác suất thất bại tính theo đòi hỏi

    • - Tỷ lệ xuất hiện thất bại

    • - Thời gian trung bình giữa 1 thất bại liên tiếp nhau

    • - Độ đo mức sẵn sàng hoạt động của hệ

    • Câu2: Cái gì được dùng làm cơ sở để kiểm định chất lượng phần mềm:

    • Câu 3: Các nhân tố ảnh hưởng lên chất lượng phần mềm có mấy mức độ? Những loại nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng?

    • Câu 4: Nêu các đặc trưng ảnh hưởng lên chất lượng của mỗi loại nhân tố: đặc trưng chức năng, khả năng thích nghi với thay đổi, khả năng thích nghi với môi trường

    • Câu 5: Có thể đo trực tiếp chất lượng phần mềm không? Tại sao? Vậy phải đo bằng cách nào?

    • Câu 6: Kể ra các độ đo đặc trưng chất lượng chính của McCall? Giải thích nội dung của nó?

    • Câu 7: Giải thích nội dung các thuộc tính chất lượng phần mềm sau đây và nêu ra các độ đo liên quan được sử dụng để đo thuộc tính đó:

    • Câu 8: Đảm bảo chất lượng phần mềm xuất phát từ đâu? Tiến triển của nó như thế nào

    • Câu 9:Tại sao cần đảm bảo chất lượng phần mềm? Nó đóng vai trò gì trong một doanh nghiệp phát triển phần mềm?

    • Câu 10: Trong một tổ chức ai là người tham gia vào hoạt động đảm bảo chất lượng? Vai trò và trách nhiệm của mỗi đối tượng đó là gì?

    • Câu 11: Mục tiêu của SQA là gì? Các hoạt động chính đảm bảo chất lượng phần mềm là những hoạt động nào?

    • Câu 12: Giải thích nội dung tóm tắt của mỗi hoạt động chính đảm bảo chất lượng?

    • Câu 13: Rà soát phần mềm được hiểu là gì (khái niệm, mục tiêu, cách thức áp dụng)? Nêu các lợi ích của việc ra soát?

      • Câu 14: Các hình thức của hoạt động rà soát? trình bày khái niệm, mục tiêu của rà soát kỹ thuật chính thức?

      • Câu 16: Trình bày nội dung cơ bản một cuộc họp rà soát: thành phần, thời gian, công việc cần làm, phương châm , sản phẩm?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan