Giáo trình tổng hợp những phương pháp điều chế hoocmon từ tuyến tiết của động vật phần 4 pdf

5 389 0
Giáo trình tổng hợp những phương pháp điều chế hoocmon từ tuyến tiết của động vật phần 4 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

120 - Cho gia súc ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá. - Dùng dầu nóng xoa hai bên ngực. b. Dùng thuốc điều trị Dùng thuốc giảm ho và long đờm (dùng 1 trong các thuốc sau) Thuốc Đại gia súc (g) Tiểu gia súc (g) Lợn (g) Chó (g) Chlorua amon 8 - 10 5 - 8 1 - 2 0,5 - 1 Natri carbonat 8 - 10 5 - 8 1 - 2 0,5 - 1 Codein phosphat 10 - 15 5 - 10 1 - 2 0,03 - 0,05 Hoà với nước sạch cho uống ngày 1 lần Nếu gia súc sốt cao, dùng kháng sinh điều trị Dùng thuốc trợ sức, trợ lực và nâng cao sức đề kháng: Cafeinnatribenzoat 20%; vitamin B1; vitamin C. 5.3. BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI ( Broncho pneumonia catarrhalis ) 5.3.1. Đặc điểm Bệnh còn có tên gọi là phế quản phế viêm hay viêm phổi đốm. Quá trình viêm xảy ra trên vách phế quản và từng tiểu thuỳ phổi. Trong phế nang chứa dịch thẩm xuất (gồm: bạch cầu, hồng cầu, tế bào thượng bì, niêm dịch). Bệnh thường xảy ra vào thời kỳ giá rét, gia súc non và gia súc già hay mắc. Nếu điều trị không kịp thời, bệnh dễ chuyển sang viêm phổi hoại thư. 5.3.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân nguyên phát Do chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc kém → làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm. Do vậy, khi bị nhiễm lạnh gia súc dễ bị mắc bệnh. Do phổi bị kích thích bởi một số khí độc, hơi nóng, bụi làm tổn thương niêm mạc phế quản → nhiễm khuẩn và viêm. Do phổi bị tổn thương cơ giới (cho gia súc uống nước, thuốc sặc vào khí quản) → nhiễm khuẩn và viêm. b. Nguyên nhân kế phát Do kế phát từ một số bệnh khác (bệnh cúm, lao, viêm màng mũi thối loét, giun phổi hay do di hành của ấu trùng giun đũa, bệnh tim, ứ huyết phổi). Do quá trình viêm lan: vi khuẩn từ nơi viêm ở một số khí quản trong cơ thể vào máu và đến phổi gây bệnh (viêm tử cung hoá mủ, viêm vú, viêm dạ dày và ruột, ). Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 121 5.3.3. Cơ chế sinh bệnh Tất cả các kích thích bệnh lý thông qua phản xạ thần kinh trung ương tác động vào phế nang và phế quản làm cho vách phế nang và một số tiểu thuỳ phổi bị sung huyết, sau đó tiết dịch, dịch đọng lại ở các phế quản nhỏ và phế nang và gây viêm. Khi dịch viêm bị phân hủy tạo ra những sản vật độc, những sản vật độc này cùng với độc tố vi khuẩn vào máu và gây rối loạn điều hòa thân nhiệt. Do vậy, con vật sốt cao. Do quá trình hô hấp của gia súc đã làm cho dịch viêm ở phế quản và phế nang bị viêm lan sang phế quản và phế nang bên cạnh chưa bị viêm. Trong thời gian dịch viêm lan truyền thì cơ thể không sốt, nhưng khi dịch viêm đọng lại và gây viêm thì cơ thể lại sốt. Do hiện tượng viêm lan từng tiểu thuỳ ở phổi đã làm cho cơ thể sốt lên xuống theo hình sine. Nếu quá trình viêm lan rộng ở phổi, làm giảm diện tích hô hấp của phổi → gia súc có hiện tượng thở khó hoặc ngạt thở chết. Mặt khác do gia súc sốt cao và kéo dài làm cho quá trình phân huỷ protit, lipit, gluxit tăng trong cơ thể tăng, hơn nữa do thiếu oxy mô bào, làm tăng sản vật độc cho cơ thể → gia súc bị nhiễm độc chết. 5.3.4. Triệu chứng Con vật sốt cao (nhiệt độ tăng hơn bình thường từ 1 - 2 0 C) và sốt lên xuống theo hình sine, ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc không ăn. Thời kỳ đầu con vật ho khan và ngắn. Sau đó tiếng ho ướt và dài, con vật có biểu hiện đau vùng ngực. Nước mũi ít, đặc có màu xanh và thường dính vào hai bên lỗ mũi. Nếu viêm phổi hoại thư, nước mũi như mủ và có mùi thối (hình 5.5). Con vật khó thở, tần số hô hấp tăng. Niêm mạc mắt tím bầm. Lúc đầu tim đập nhanh sau đó yếu dần. Gõ vào vùng phổi: gia súc có cảm giác đau và có phản xạ ho; vùng âm đục của phổi phân tán, xung quanh vùng âm đục là âm bùng hơi. Nghe vùng phổi: thấy âm phế quản bệnh lý, âm ran ướt (ở thời kì đầu), âm ran khô, âm vò tóc (ở thời kì cuối). Nếu vùng phổi bị gan hoá thậm chí không nghe được âm phế nang, nhưng xung quanh vùng gan hoá âm phế nang tăng. X quang phổi: Có vùng mờ rải rác trên mặt phổi, nhánh phế quản đậm. Xét nghiệm máu: Bạch cầu trung tính non tăng, bạch cầu ái toan và đơn nhân giảm Xét nghiệm nước tiểu: xuất hiện protein. Hình 5.5. Nước mũi đặc Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 122 5.3.5. Bệnh tích - Hạch lâm ba dọc phế quản bị sưng. - Trên mặt phổi viêm có màu sắc khác nhau (nơi mới viêm có màu đỏ thẫm, nhưng nơi viêm có có màu vàng hoặc trắng xám, thậm chí còn có thể thấy các ổ mủ, hoặc bị gan hóa) (hình 5.6). - Có hiện tượng xẹp phổi hay khí phế từng vùng. 5.3.6. Chẩn đoán Căn cứ vào triệu chứng: sốt lên xuống theo hình sine, vùng phổi có âm đục phân tán, X - quang vùng phổi thấy có vùng mờ rải rác, con vật khó thở. Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh: viêm phế quản cata cấp tính, thuỳ phế viêm, viêm phế mạc. 5.3.7. Tiên lượng Tuỳ theo tính chất của bệnh và sức đề kháng của gia súc, bệnh có thể kéo dài trong 1 - 2 tuần và thường chuyển sang thể mạn tính. Nếu bệnh nặng, khoảng 8 - 10 ngày con vật chết. 5.3.8. Điều trị a. Hộ lý - Giữ ấm cho gia súc, chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung thêm vitamin A, protein và gluxit vào khẩu phần ăn thức ăn. - Đối với loài nhai lại (nếu con vật yếu và nằm) nên làm giá đỡ, hoặc thường xuyên trở mình cho con vật. - Dùng dầu nóng xoa vào vùng ngực. b. Dùng thuốc điều trị - Dùng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn: có thể dùng một trong các kháng sinh: Penicillin + Streptomycin Gentamycin Lincosin Genta - tylo Pneumotic Tiamulin Ampicilin Kanamycin Cephacilin - Dùng thuốc trợ lực, trợ sức, nâng cao sức đề kháng, giảm dịch thẩm xuất và tăng cường giải độc của cơ thể Hình 5.6. Viêm phế quản phổi Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 123 Thuốc Đại gia súc (ml) Tiểu gia súc (ml) Chó, lợn (ml) Glucoza 20% 1000 - 2000 500 - 1 100 - 150 Cafeinnatribenzoat 20% 10 - 15 5 - 10 1 - 3 Canxi clorua 10% 50 - 70 20 - 30 5 - 10 Urotropin 10% 50 - 70 30 - 50 10 - 15 Vitamin C 5% 20 10 5 - 10 Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần - Dùng thuốc điều trị ho long đờm: Đại gia súc và tiểu gia súc (dùng Chlorua amon hay Bicarbonatnatri, hoặc bột rễ cây cam thảo. Đối với chó (dùng Codein - phosphat hoặc Tecpin - codein) - Dùng vitamin nhóm B để kích thích tiêu hoá. - Dùng thuốc giảm viêm và giảm kích ứng vách niêm mạc phế quản (dùng Dexamethazol hoặc Prednisolon) Chú ý: Đối với đại gia súc và tiểu gia súc có thể dùng dung dịch Novocain 0,5% phong bế hạch sao hay hạch cổ dưới, cách ngày phong bế 1 lần. 5.4. BỆNH VIÊM PHỔI THUỲ (Pneumonia crouposa) 5.4.1. Đặc điểm Bệnh còn có tên gọi là thùy phế viêm. Đây là một thể viêm cấp tính, quá trình viêm xảy ra nhanh trên thuỳ lớn của phổi và tiến triển qua 3 giai đoạn (giai đoạn sung huyết tiết dịch; giai đoạn gan hoá; giai đoạn hồi phục) Trong dịch viêm còn có nhiều fibrin và thường đông đặc lại ở phế quản và phế nang → phổi bị xơ hóa. Bệnh phát ra đột ngột, tiến triển mạnh nhưng cũng lui rất nhanh. Bệnh xảy ra nhiều vào thời kỳ giá rét. Lợn và ngựa hay mắc. Trong nhân y, bệnh được gọi là phế viêm cấp. 5.4.2. Nguyên nhân Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung có hai quan điểm: Quan điểm 1: Quan điểm này cho rằng, đây là kết quả của bệnh truyền nhiễm. Vì bệnh được phát hiện trên một số gia súc mắc bệnh truyền nhiễm (bệnh viêm phế mạc truyền nhiễm ở ngựa, bệnh sốt phát ban hay viêm hạch truyền nhiễm, bệnh tụ huyết trùng trâu bò, bệnh dịch tả lợn). Quan điểm 2: Quan điểm này cho rằng, đây hoàn toàn không là bệnh truyền nhiễm. Vì bệnh xảy ra do điều kiện ngoại cảnh bất lợi đưa tới (như khi gia súc bị cảm, nhiễm lạnh đột ngột, hít phải một số khí độc, làm việc quá sức, ). Do vậy, đây là một bệnh nội khoa. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 124 Nhưng quan điểm chung hiện nay là không nên tách riêng hai quan điểm trên với nhau. Vì dựa vào cơ sở lý luận của học thuyết Pavlop thì ngoại cảnh thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự rối loạn về thần kinh của con vật, sức đề kháng của con vật giảm sút sẽ tạo điều kiện cho những yếu tố sinh vật gây nên bệnh. 5.4.3. Cơ chế sinh bệnh Mọi kích thích bệnh lý tác động vào nhu mô phổi gây viêm phế quản nhỏ và tổ chức mềm của phổi, quá trình viêm này lan rộng rất nhanh và thường tiến triển qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn sung huyết, tiết dịch: Thời kì này rất ngắn (thường kéo dài từ 12 - 24 giờ). Các mao quản của phổi phồng to lên, trong chứa đầy máu và huyết tương, sau đó thấm qua vách mao quản đi vào các phế nang → làm cho phổi sưng to, màu đỏ thẫm, trên mặt phổi có những điểm xuất huyết, khi dùng dao cắt ra thì thấy máu chảy ra lẫn với bọt khí. - Giai đoạn gan hoá (hình 5.7) Giai đoạn này kéo dài từ 4 - 5 ngày. Do dịch viêm có fibrin cho nên làm dịch viêm đông lại → làm cho phổi cứng như gan. Thời kì này còn chia làm hai giai đoạn nhỏ. Giai đoạn gan hoá đỏ: xảy ra 1 - 2 ngày đầu, trong phế nang chứa đầy fibrin, hồng cầu, tế bào thượng bì → phổi cứng như gan và có màu đỏ thẫm. Khi cắt phổi bỏ xuống nước thấy phổi chìm. Giai đoạn gan hoá xám: Giai đoạn này phát triển trong 2 - 3 ngày. Trong phế nang chủ yếu là bạch cầu, fibrin. Nhưng ở thời kì này bắt đầu có sự thoái hoá mỡ của dịch viêm → phổi bớt cứng. Khi cắt phổi ấn tay vào thấy có một ít nước màu vàng xám. Giai đoạn tiêu tan: Thời kì này kéo dài 2 - 3 ngày Do chất men phân giải protein của bạch cầu tiết ra phân giải protein làm cho dịch thẩm xuất lỏng ra và một phần theo đờm ra ngoài, còn phần lớn vào máu và được bài tiết ra ngoài theo đường tiết niệu→ phế nang dần dần được hồi phục, lớp tế bào thượng bì ở vách phế nang tái sinh, phế nang dần dần chứa không khí, phổi dần dần trở lại bình thường. Trong quá trình phát triển của bệnh do tác động của độc tố virut hay vi khuẩn cùng với chất độc được sinh ra do phân giải dịch viêm ngấm vào máu, làm cho gia súc sốt cao → gia súc mệt mỏi. Mặt khác do phổi bị mất cơ năng hô hấp → gia súc khó thở, thậm trí ngạt thở chết. Hình 5.7. Phổi bị gan hoá Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m . loạn về thần kinh của con vật, sức đề kháng của con vật giảm sút sẽ tạo điều kiện cho những yếu tố sinh vật gây nên bệnh. 5 .4. 3. Cơ chế sinh bệnh Mọi kích thích bệnh lý tác động vào nhu mô phổi. phân hủy tạo ra những sản vật độc, những sản vật độc này cùng với độc tố vi khuẩn vào máu và gây rối loạn điều hòa thân nhiệt. Do vậy, con vật sốt cao. Do quá trình hô hấp của gia súc đã làm. theo tính chất của bệnh và sức đề kháng của gia súc, bệnh có thể kéo dài trong 1 - 2 tuần và thường chuyển sang thể mạn tính. Nếu bệnh nặng, khoảng 8 - 10 ngày con vật chết. 5.3.8. Điều trị a.

Ngày đăng: 07/08/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan