MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG

100 553 0
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI BỀN VỮNG Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 2014Mục lụcTrang Lời nói đầu31. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI HIỆN NAY4 1.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG41.1.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI4 1.1.1.1. Ô nhiễm đất5 1.1.1.2. Ô nhiễm không khí5 1.1.1.3. Ô nhiễm nước8 1.1.1.4. Ô nhiễm tiếng ồn171.1.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM19 1.1.2.1. Ô nhiễm không khí 19 1.1.2.2. Ô nhiễm nước 28 1.1.2.3. Ô nhiễm bởi rác thải31 1.1.2.4. Ô nhiễm tiếng ồn31 1.1.2.5. Khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường34 1.1.2.6. Phá rừng lấy gỗ, củi, làm hồ chứa thủy lợi, thủy điện35 1.2. SỰ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN QUÁ MỨC, KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH DẪN TỚI HỦY HOẠI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI361.2.1. Phá hủy cân bằng, hủy hoại môi trường36 1.2.1.1. Mất cân bằng sinh thái37 1.2.1.2. Mất cân bằng nước381.2.2. Làm giảm sút chất lượng cuộc sống và đói nghèo402. ĐỂ ĐẢM BẢO VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI BỀN VỮNG PHẢI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ XANH, MỘT XÃ HỘI VỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CAO, VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI BỀN VỮNG 2.1. PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ XANH, MÔI TRƯỜNG XANH442.1.1. NỀN KINH TẾ XANH44 2.1.1.1. Khái niệm nền kinh tế xanh44 2.1.1.2. Các nguyên lí của một nền kinh tế xanh46 2.1.1.3. Điển hình về một số mô hình nền kinh tế xanh trên thế giới 51 2.1.1.4. Nền kinh tế xanh ở Việt Nam522.1.2. MÔI TRƯỜNG XANH60 2.1.2.1. Biến nước mặn thành nước ngọt61 2.1.2.2. Thu hồi khí CO261 2.2. PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÀI HÒA VỪA PHÁT TRIỂN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG, VỪA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XANH702.2.1. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI70 2.2.1.1. Lịch sử ra đời của đô thị sinh thái70 2.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái trên thế giới722.2.2. CÔNG NGHỆ XANH GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 78 2.2.2.1. Xà phòng thông minh tiết kiệm nước78 2.2.2.2. Sản xuất sản phẩm tiêu dùng bằng nhựa tái chế79 2.2.2.3. Khí CO2 sản xuất nguyên liệu làm chất dẻo 80 2.2.2.4. Sản xuất nhiên liệu sinh học từ rác80 2.2.2.5. Sản xuất chất dẻo từ thực vật82 2.2.2.6. Lợi ích lớn từ điện mía83 2.2.2.7. Nilông sinh học làm từ bột khoai mì 85 2.2.2.8. Ngành tái chế phế liệu cơ hội lớn cho việc làm tại Việt Nam 87Lời kết91Tài liệu tham khảo92Phụ lục93 LỜI NÓI ĐẦUSự phát triển của xã hội hiện đại với những thành tựu to lớn về phương diện văn minh vật chất từ nửa sau thế kỷ XX đã tạo nên áp lực nặng nề của con người đối với môi trường tự nhiên, làm cho giới tự nhiên mất đi khả năng tự phục hồi. Sự suy thoái môi trường đã tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng sinh thái toàn cầu. Mặc dù đã được nhiều chính phủ và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là giới khoa học liên tục tổ chức các hoạt động cụ thể để bảo vệ môi sinh và đã thu được một số kết quả. Tuy nhiên những cố gắng đó vẫn chưa đủ để chặn đứng nguy cơ khủng hoảng sinh thái và bức tranh môi trường thế giới vẫn đang còn là một bức tranh không mấy sáng sủa. Cho đến nay việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam cũng như phạm vi toàn cầu vẫn còn rất nhiều bất cập, đòi hỏi phải được giải quyết một cách đồng bộ hơn, triệt để hơn. Chính vì vậy, bài tiểu luận “Môi trường sinh thái và vấn đề phát triển kinh tế xã hội bền vững” tập trung trình bày về tình trạng môi sinh toàn cầu cũng như ở Việt Nam và tổng hợp và đưa ta một số giải pháp, ý kiến để đảm bảo việc phát triển kinh tế xã hội bền vững phải phát triển nền kinh tế xanh, một xã hội với chất lượng cuộc sống cao, và môi trường sinh thái bền vững.Hi vọng với tiểu luận này sẽ góp phần vào việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng môi trường sinh thái và vấn đề phát triển bền vững trên thế giới và Việt Nam; và sẽ là tài liệu cho những ai quan tâm tới chủ đề nóng này. 1. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI HIỆN NAY1.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNGCó rất nhiều định nghĩa về môi trường. Theo “luật bảo vệ môi trường của Việt Nam”, thì : “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.Còn theo kinh tế học: “Môi trường là toàn bộ các vùng vật lý và sinh học, các điều kiện vật chất tự nhiên với tư cách là sản phẩm lâu dài của tạo hóa, có trước con người, có tương tác lẫn nhau, và cùng tác động đến sự hình thành, sinh tồn và phát triển của con người, cùng các hoạt động xã hội của họ. Về cơ cấu, môi trường bao gồm sinh quyển (không khí, nước, đất đai, ánh sáng...) và hệ sinh sống, mà giữa chúng có ảnh hưởng tương tác đến nhau, và cùng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người”...Vậy nhưng, môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người. Và con người đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường toàn cầu – đó chính là ô nhiễm môi trường.Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường.Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát của triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. 1.1.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚIMôi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người. Và con người đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường toàn cầu.1.1.1.1. Ô nhiễm đấtTổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng, ... Hiện nay, trên toàn thế giới đang có xu hướng tăng hiện tượng đất bị ô nhiễm, bởi: một là, do con người quá lạm dụng hoặc do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác. Mỗi năm, trên thế giới có hàng nghìn hóa chất mới được đưa vào sử dụng trong khi con người vẫn chưa hiểu biết hết tác động phụ của chúng đối với hệ sinh vật. Hai là, không xử lý đúng kỹ thuật các chất thải công nghiệp và sinh hoạt khác của người và súc vật, hoặc các xác sinh vật chết gây ra... Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con người thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề cho hệ sinh sống. 1.1.1.2. Ô nhiễm không khíSự phát triển công nghiệp và đời sống đô thị dựa trên “nền văn minh dầu mỏ” đang làm không khí bị ô nhiễm bởi các chất thải khí SO2, NO2, CO, hơi chì, mồ hóng, tro và các chất bụi lơ lửng khác sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hay các chất cháy khác...Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hiện có tới 50% dân số thành thị trên thế giới sống trong môi trường không khí có mức khí SO2 vượt quá tiêu chuẩn và hơn 1 tỉ người đang sống trong môi trường có bụi than, bụi phấn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Những năm gần đây, lượng khí thải ngày càng tăng lên (trong vòng 20 năm tới sẽ tăng gấp 15 lần so với hiện nay). Sự ô nhiễm không khí có thể trực tiếp giết chết hoặc hủy hoại sức khỏe các sinh vật sống, gây ra “hiệu ứng nhà kính” và các trận mưa a xít không biên giới làm biến dạng và suy thoái môi trường, hủy diệt hệ sinh thái (80% nước hồ miền nam Na Uy đã bị axit hóa từ những trận mưa axit).Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tính riêng năm 2010, lượng phát thải nhà kính trên toàn thế giới đã gia tăng ở mức kỷ lục, phủ bóng mờ lên niềm hy vọng về việc duy trì sự nóng lên toàn cầu ở ngưỡng an toàn.Theo báo cáo, năm 2010 có tới 30,6 tỷ tấn CO2 phát thải vào bầu khí quyển, chủ yếu do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, tăng 1,6 tỷ tấn so với năm 2009.Sự gia tăng này đồng nghĩa với việc mục tiêu ngăn nhiệt độ tăng trên 20C – ngưỡng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nên “biến đổi khí hậu nguy hiểm” theo các nhà khoa học – sẽ là “điều không tưởng”, ông Fatih Birol, nhà kinh tế học hàng đầu của IEA, cũng là một trong những chuyên gia hàng đầu trên thế giới về phát thải, cho biết.Thêm nữa, trái ngược với một số dự đoán, đợt khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất toàn cầu trong vòng 80 năm qua thực tế chỉ tác động rất nhỏ tới lượng phát thải. Ở Trung Quốc, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc dùng từ nghiêm trọng để mô tả thực trạng ô nhiễm trong báo cáo môi trường thường niên mà họ mới công bố.Trong bản báo cáo mang tên Các điều kiện môi trường, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc nói rằng, nhìn chung các vấn đề môi trường trong năm ngoái đều nghiêm trọng, Guardian đưa tin.Chất lượng không khí, nước và đất của Trung Quốc đều giảm rõ rệt, báo cáo nhấn mạnh.Báo cáo tập trung vào ô nhiễm nước và không khí hai loại ô nhiễm mà dư luận quan tâm nhiều nhất trong những tháng gần đây. Số liệu trong báo cáo cho thấy tỷ lệ nước ngầm tại 198 thành phố có chất lượng tệ hoặc cực kỳ tệ chiếm 57,3% trong năm 2012 và hơn 30% sông lớn của Trung Quốc bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm nghiêm trọng. Năm ngoái chỉ 27 trong số 113 thành phố quan trọng sở hữu bầu không khí đạt chất lượng tiêu chuẩn.Từ đầu năm ngoái, khói mù đặc đã bao phủ một khu vực có diện tích hơn một triệu km2, tác động tới vài trăm triệu người, China Daily đưa tin.Ô nhiễm môi trường không chỉ tác động tới cuộc sống ở đô thị, mà còn ảnh hưởng tới các những vùng nông thôn. Chất thải từ các cơ sở công nghiệp đang làm giảm chất lượng môi trường ở các vùng quê.Công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa nông nghiệp là những nguyên nhân chính gây nên các vấn đề môi trường, báo cáo lập luận.Giới lãnh đạo Trung Quốc ý thức sâu sắc sự cấp bách của các vấn đề môi trường. Vài ngày trước Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường Trung Quốc thông báo Bắc Kinh sẽ nâng cao tiêu chuẩn chống ô nhiễm, khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch và lập các hệ thống cảnh báo để theo dõi khói mù. Đánh bắt cá voi làm tăng khí thải CO2Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ được BBC công bố mới đây, các vụ đánh bắt cá voi kéo dài một thế kỷ qua đã thải ra hơn 100 triệu tấn khí carbon (CO2) vào bầu khí quyển. Cơ thể khổng lồ của cá voi chứa nhiều khí CO2, khi chúng bị giết, khí CO2 sẽ thoát ra ngoài.Tiến sĩ Andrew Pershing thuộc Đại học Maine của Mỹ mô tả cá voi được xem như những “khu rừng của đại dương”. Đặc biệt khi cá voi còn nhỏ, chúng được ví như nguồn dầu sống nếu nấu lên sẽ thải khí carbon vào không khí. Nếu cá voi chết tự nhiên, cơ thể của chúng chìm xuống biển và xem như lượng khí carbon cũng sẽ được chôn dưới biển.Theo tính toán ban đầu, trong hơn 100 năm qua, số cá voi bị săn bắt đã thải ra lượng khí tương đương với việc đốt 130.000km² rừng nhiệt đới.Theo tiến sĩ Pershing, lượng khí này vẫn còn khá nhỏ so với hàng tỷ tấn CO2 do các hoạt động của con người thải ra mỗi năm nhưng cá voi đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và vận chuyển khí CO2 trong hệ sinh thái của biển. Vì thế cần sớm áp dụng cơ chế “quota” khí CO2 tương tự như trên mặt đất trong lĩnh vực săn bắt cá voi, một mặt để bảo tồn loài cá này, mặt khác bảo vệ hệ sinh thái biển và bầu khí quyển. Ở nhiều thành phố, ô nhiễm không khí đang đạt tới mức đe dọa sức khỏe con người, theo nhận định của WHO sau khi kết hợp dữ liệu về chất lượng không khí trong thời gian từ 20032010 tại 1.100 thành phố ở 91 quốc gia. Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là Trung Quốc và các quốc gia khu vực Đông Nam Á.WHO ước tính hơn 2 triệu người trên thế giới chết hằng năm vì ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà, do hít phải những hạt bụi PM10 rất nhỏ, có thể xâm nhập vào phổi và mạch máu, gây ra bệnh tim, ung thư, hen suyễn và các bệnh về hô hấp. Mức ô nhiễm không khí hiện tại trung bình đã gấp 15 lần so với mức gợi ý của WHO.Ngưỡng chuẩn mà WHO đề xuất là 20 microgam trong 1m3 (ugm3). Tuy nhiên, báo cáo của WHO cho thấy ở một số thành phố, mật độ lên tới 300 ugm3 và rất ít nơi còn đáp ứng được gợi ý của WHO.Theo các chuyên gia của WHO, việc giảm mật độ bụi PM10 từ 70 ugm3 xuống 20 ugm3 có thể giúp giảm 15% tỉ lệ tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Nếu thành công, đây sẽ là tiến bộ lớn trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng.Ở các nước phát triển và đang phát triển, yếu tố lớn nhất gây nên ô nhiễm không khí ngoài trời là các phương tiện giao thông gắn máy, các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các ngành nghề công nghiệp, đốt than để nấu ăn và sưởi, cũng như nhà máy chạy bằng than. Đốt gỗ và than để sưởi ấm được xem là tác nhân quan trọng với ô nhiễm không khí, đặc biệt ở những vùng nông thôn vào những tháng trời giá lạnh, theo báo cáo của WHO.Năm 2008, số người tử vong vì ô nhiễm không khí ngoài trời là 1,34 triệu người. Nếu các quốc gia thực hiện theo hướng dẫn của WHO, thì khoảng 1,09 triệu cái chết đã có thể được ngăn chặn vào năm này. Số người chết như vậy đã tăng so với dự đoán 1,15 triệu người năm 2004. Việc tăng về số người thiệt mạng do nhiều nguyên nhân, như ô nhiễm tập trung, dân số ở đô thị tăng.1.1.1.3. Ô nhiễm nước70% diện tích Trái Đất được bao phủ bởi nước nhưng chỉ có 2,5% nước trên thế giới là nước ngọt, trong khi 97,5% là đại dương. Trong đó, 0,3% nước ngọt của thế giới nằm trong các sông, hồ; 30% là nước ngầm, phần còn lại nằm trên các sông băng, núi băng. 70% lượng nước trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp, 22% cho công nghiệp và 8% phục vụ sinh hoạt. Theo ước tính, trung bình một người ở các nước phát triển sử dụng 500800 lítngày so với 60150 lítngườingày ở các nước đang phát triển.Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển.Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Ta có thể kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu.Anh Quốc chẳng hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bâle năm 1986 chẳng hạn) thêm vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên.Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng khác. Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng.Trong ô nhiễm nguồn nước, báo động nhất là vấn đề ô nhiễm nguồn nước của các con sông. Dưới đây là 10 con sông đang trong tình trạng cạn kiệt nước và ô nhiễm nhất trên thế giới:Sông Citarum, IndonesiaSông Citarum, Indonesia, rộng 13.000km2, là một trong những dòng sông lớn nhất của Indonesia. Theo số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), sông Citarum cung cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho 14 triệu dân thủ đô Jakarta, tưới cho những cánh đồng cung cấp 5% sản lượng lúa gạo và là nguồn nước cho hơn 2.000 nhà máy nơi làm ra 20% sản lượng công nghiệp của đảo quốc này.

1 Tiểu luận MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/ 2014 2 Mục lục Trang Lời nói đầu 3 1. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI HIỆN NAY 4 1.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4 1.1.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI 4 1.1.1.1. Ô nhiễm đất 5 1.1.1.2. Ô nhiễm không khí 5 1.1.1.3. Ô nhiễm nước 8 1.1.1.4. Ô nhiễm tiếng ồn 17 1.1.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 19 1.1.2.1. Ô nhiễm không khí 19 1.1.2.2. Ô nhiễm nước 28 1.1.2.3. Ô nhiễm bởi rác thải 31 1.1.2.4. Ô nhiễm tiếng ồn 31 1.1.2.5. Khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường 34 1.1.2.6. Phá rừng lấy gỗ, củi, làm hồ chứa thủy lợi, thủy điện 35 1.2. SỰ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN QUÁ MỨC, KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH DẪN TỚI HỦY HOẠI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 36 1.2.1. Phá hủy cân bằng, hủy hoại môi trường 36 1.2.1.1. Mất cân bằng sinh thái 37 1.2.1.2. Mất cân bằng nước 38 1.2.2. Làm giảm sút chất lượng cuộc sống và đói nghèo 40 2. ĐỂ ĐẢM BẢO VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG PHẢI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ XANH, MỘT XÃ HỘI VỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CAO, VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI BỀN VỮNG 2.1. PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ XANH, MÔI TRƯỜNG XANH 44 2.1.1. NỀN KINH TẾ XANH 44 2.1.1.1. Khái niệm nền kinh tế xanh 44 2.1.1.2. Các nguyên lí của một nền kinh tế xanh 46 2.1.1.3. Điển hình về một số mô hình nền kinh tế xanh trên thế giới 51 3 2.1.1.4. Nền kinh tế xanh ở Việt Nam 52 2.1.2. MÔI TRƯỜNG XANH 60 2.1.2.1. Biến nước mặn thành nước ngọt 61 2.1.2.2. Thu hồi khí CO 2 61 2.2. PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÀI HÒA VỪA PHÁT TRIỂN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG, VỪA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XANH 70 2.2.1. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI 70 2.2.1.1. Lịch sử ra đời của đô thị sinh thái 70 2.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái trên thế giới 72 2.2.2. CÔNG NGHỆ XANH GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 78 2.2.2.1. Xà phòng thông minh tiết kiệm nước 78 2.2.2.2. Sản xuất sản phẩm tiêu dùng bằng nhựa tái chế 79 2.2.2.3. Khí CO 2 sản xuất nguyên liệu làm chất dẻo 80 2.2.2.4. Sản xuất nhiên liệu sinh học từ rác 80 2.2.2.5. Sản xuất chất dẻo từ thực vật 82 2.2.2.6. Lợi ích lớn từ điện mía 83 2.2.2.7. Ni-lông sinh học làm từ bột khoai mì 85 2.2.2.8. Ngành tái chế phế liệu - cơ hội lớn cho việc làm tại Việt Nam 87 Lời kết 91 Tài liệu tham khảo 92 Phụ lục 93 4 LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển của xã hội hiện đại với những thành tựu to lớn về phương diện văn minh vật chất từ nửa sau thế kỷ XX đã tạo nên áp lực nặng nề của con người đối với môi trường tự nhiên, làm cho giới tự nhiên mất đi khả năng tự phục hồi. Sự suy thoái môi trường đã tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng sinh thái toàn cầu. Mặc dù đã được nhiều chính phủ và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là giới khoa học liên tục tổ chức các hoạt động cụ thể để bảo vệ môi sinh và đã thu được một số kết quả. Tuy nhiên những cố gắng đó vẫn chưa đủ để chặn đứng nguy cơ khủng hoảng sinh thái và bức tranh môi trường thế giới vẫn đang còn là một bức tranh không mấy sáng sủa. Cho đến nay việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam cũng như phạm vi toàn cầu vẫn còn rất nhiều bất cập, đòi hỏi phải được giải quyết một cách đồng bộ hơn, triệt để hơn. Chính vì vậy, bài tiểu luận “Môi trường sinh thái và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội bền vững” tập trung trình bày về tình trạng môi sinh toàn cầu cũng như ở Việt Nam và tổng hợp và đưa ta một số giải pháp, ý kiến để đảm bảo việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững phải phát triển nền kinh tế xanh, một xã hội với chất lượng cuộc sống cao, và môi trường sinh thái bền vững. Hi vọng với tiểu luận này sẽ góp phần vào việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng môi trường sinh thái và vấn đề phát triển bền vững trên thế giới và Việt Nam; và sẽ là tài liệu cho những ai quan tâm tới chủ đề nóng này. 5 1. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI HIỆN NAY 1.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Có rất nhiều định nghĩa về môi trường. Theo “luật bảo vệ môi trường của Việt Nam”, thì : “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Còn theo kinh tế học: “Môi trường là toàn bộ các vùng vật lý và sinh học, các điều kiện vật chất - tự nhiên với tư cách là sản phẩm lâu dài của tạo hóa, có trước con người, có tương tác lẫn nhau, và cùng tác động đến sự hình thành, sinh tồn và phát triển của con người, cùng các hoạt động xã hội của họ. Về cơ cấu, môi trường bao gồm sinh quyển (không khí, nước, đất đai, ánh sáng ) và hệ sinh sống, mà giữa chúng có ảnh hưởng tương tác đến nhau, và cùng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người” Vậy nhưng, môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người. Và con người đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường toàn cầu – đó chính là ô nhiễm môi trường. Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường". Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát của triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. 1.1.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI Môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người. Và con người đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường toàn cầu. 6 1.1.1.1. Ô nhiễm đất Tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng, Hiện nay, trên toàn thế giới đang có xu hướng tăng hiện tượng đất bị ô nhiễm, bởi: một là, do con người quá lạm dụng hoặc do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác. Mỗi năm, trên thế giới có hàng nghìn hóa chất mới được đưa vào sử dụng trong khi con người vẫn chưa hiểu biết hết tác động phụ của chúng đối với hệ sinh vật. Hai là, không xử lý đúng kỹ thuật các chất thải công nghiệp và sinh hoạt khác của người và súc vật, hoặc các xác sinh vật chết gây ra Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con người thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề cho hệ sinh sống. 1.1.1.2. Ô nhiễm không khí Sự phát triển công nghiệp và đời sống đô thị dựa trên “nền văn minh dầu mỏ” đang làm không khí bị ô nhiễm bởi các chất thải khí SO 2 , NO 2 , CO, hơi chì, mồ hóng, tro và các chất bụi lơ lửng khác sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hay các chất cháy khác Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hiện có tới 50% dân số thành thị trên thế giới sống trong môi trường không khí có mức khí SO 2 vượt quá tiêu chuẩn và hơn 1 tỉ người đang sống trong môi trường có bụi than, bụi phấn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Những năm gần đây, lượng khí thải ngày càng tăng lên (trong vòng 20 năm tới sẽ tăng gấp 15 lần so với hiện nay). Sự ô nhiễm không khí có thể trực tiếp giết chết hoặc hủy hoại sức khỏe các sinh vật sống, gây ra “hiệu ứng nhà kính” và các trận mưa a xít không biên giới làm 7 biến dạng và suy thoái môi trường, hủy diệt hệ sinh thái (80% nước hồ miền nam Na Uy đã bị axit hóa từ những trận mưa axit). Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tính riêng năm 2010, lượng phát thải nhà kính trên toàn thế giới đã gia tăng ở mức kỷ lục, phủ bóng mờ lên niềm hy vọng về việc duy trì sự nóng lên toàn cầu ở ngưỡng an toàn. Theo báo cáo, năm 2010 có tới 30,6 tỷ tấn CO 2 phát thải vào bầu khí quyển, chủ yếu do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, tăng 1,6 tỷ tấn so với năm 2009. Sự gia tăng này đồng nghĩa với việc mục tiêu ngăn nhiệt độ tăng trên 2 0 C – ngưỡng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nên “biến đổi khí hậu nguy hiểm” theo các nhà khoa học – sẽ là “điều không tưởng”, ông Fatih Birol, nhà kinh tế học hàng đầu của IEA, cũng là một trong những chuyên gia hàng đầu trên thế giới về phát thải, cho biết. Thêm nữa, trái ngược với một số dự đoán, đợt khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất toàn cầu trong vòng 80 năm qua thực tế chỉ tác động rất nhỏ tới lượng phát thải. ** Ở Trung Quốc, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc dùng từ "nghiêm trọng" để mô tả thực trạng ô nhiễm trong báo cáo môi trường thường niên mà họ mới công bố. Trong bản báo cáo mang tên "Các điều kiện môi trường", Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc nói rằng, nhìn chung các vấn đề môi trường trong năm ngoái đều nghiêm trọng, Guardian đưa tin. "Chất lượng không khí, nước và đất của Trung Quốc đều giảm rõ rệt", báo cáo nhấn mạnh. Báo cáo tập trung vào ô nhiễm nước và không khí - hai loại ô nhiễm mà dư luận quan tâm nhiều nhất trong những tháng gần đây. Số liệu trong báo cáo cho thấy tỷ lệ nước ngầm tại 198 thành phố có chất lượng "tệ" hoặc "cực kỳ tệ" chiếm 57,3% trong năm 2012 và hơn 30% sông lớn của Trung Quốc bị "ô nhiễm" hoặc "ô nhiễm nghiêm trọng". Năm ngoái chỉ 27 trong số 113 thành phố quan trọng sở hữu bầu không khí 8 đạt chất lượng tiêu chuẩn. "Từ đầu năm ngoái, khói mù đặc đã bao phủ một khu vực có diện tích hơn một triệu km 2 , tác động tới vài trăm triệu người", China Daily đưa tin. Ô nhiễm môi trường không chỉ tác động tới cuộc sống ở đô thị, mà còn ảnh hưởng tới các những vùng nông thôn. Chất thải từ các cơ sở công nghiệp đang làm giảm chất lượng môi trường ở các vùng quê. "Công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa nông nghiệp là những nguyên nhân chính gây nên các vấn đề môi trường", báo cáo lập luận. Giới lãnh đạo Trung Quốc ý thức sâu sắc sự cấp bách của các vấn đề môi trường. Vài ngày trước Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường Trung Quốc thông báo Bắc Kinh sẽ nâng cao tiêu chuẩn chống ô nhiễm, khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch và lập các hệ thống cảnh báo để theo dõi khói mù. ** Đánh bắt cá voi làm tăng khí thải CO 2 Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ được BBC công bố mới đây, các vụ đánh bắt cá voi kéo dài một thế kỷ qua đã thải ra hơn 100 triệu tấn khí carbon (CO 2 ) vào bầu khí quyển. Cơ thể khổng lồ của cá voi chứa nhiều khí CO 2 , khi chúng bị giết, khí CO 2 sẽ thoát ra ngoài. Tiến sĩ Andrew Pershing thuộc Đại học Maine của Mỹ mô tả cá voi được xem như những “khu rừng của đại dương”. Đặc biệt khi cá voi còn nhỏ, chúng được ví như nguồn dầu sống nếu nấu lên sẽ thải khí carbon vào không khí. Nếu cá voi chết tự nhiên, cơ thể của chúng chìm xuống biển và xem như lượng khí carbon cũng sẽ được chôn dưới biển. Theo tính toán ban đầu, trong hơn 100 năm qua, số cá voi bị săn bắt đã thải ra lượng khí tương đương với việc đốt 130.000km² rừng nhiệt đới. Theo tiến sĩ Pershing, lượng khí này vẫn còn khá nhỏ so với hàng tỷ tấn CO 2 do các hoạt động của con người thải ra mỗi năm nhưng cá voi đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và vận chuyển khí CO 2 trong hệ sinh thái của biển. Vì thế cần sớm áp dụng cơ chế “quota” khí CO 2 tương tự như trên mặt đất trong lĩnh vực săn bắt cá voi, một mặt để bảo tồn loài cá này, mặt khác bảo vệ hệ sinh thái biển và bầu khí quyển. Ở nhiều thành phố, ô nhiễm không khí đang đạt tới mức đe dọa sức khỏe con người, theo nhận định của WHO sau khi kết hợp dữ liệu về chất lượng không khí trong 9 thời gian từ 2003-2010 tại 1.100 thành phố ở 91 quốc gia. Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là Trung Quốc và các quốc gia khu vực Đông Nam Á. WHO ước tính hơn 2 triệu người trên thế giới chết hằng năm vì ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà, do hít phải những hạt bụi PM10 rất nhỏ, có thể xâm nhập vào phổi và mạch máu, gây ra bệnh tim, ung thư, hen suyễn và các bệnh về hô hấp. Mức ô nhiễm không khí hiện tại trung bình đã gấp 15 lần so với mức gợi ý của WHO. Ngưỡng chuẩn mà WHO đề xuất là 20 microgam trong 1m 3 (ug/m 3 ). Tuy nhiên, báo cáo của WHO cho thấy ở một số thành phố, mật độ lên tới 300 ug/m 3 và rất ít nơi còn đáp ứng được gợi ý của WHO. Theo các chuyên gia của WHO, việc giảm mật độ bụi PM10 từ 70 ug/m 3 xuống 20 ug/m 3 có thể giúp giảm 15% tỉ lệ tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Nếu thành công, đây sẽ là tiến bộ lớn trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng. Ở các nước phát triển và đang phát triển, yếu tố lớn nhất gây nên ô nhiễm không khí ngoài trời là các phương tiện giao thông gắn máy, các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các ngành nghề công nghiệp, đốt than để nấu ăn và sưởi, cũng như nhà máy chạy bằng than. Đốt gỗ và than để sưởi ấm được xem là tác nhân quan trọng với ô nhiễm không khí, đặc biệt ở những vùng nông thôn vào những tháng trời giá lạnh, theo báo cáo của WHO. Năm 2008, số người tử vong vì ô nhiễm không khí ngoài trời là 1,34 triệu người. Nếu các quốc gia thực hiện theo hướng dẫn của WHO, thì khoảng 1,09 triệu cái chết đã có thể được ngăn chặn vào năm này. Số người chết như vậy đã tăng so với dự đoán 1,15 triệu người năm 2004. Việc tăng về số người thiệt mạng do nhiều nguyên nhân, như ô nhiễm tập trung, dân số ở đô thị tăng. 1.1.1.3. Ô nhiễm nước 70% diện tích Trái Đất được bao phủ bởi nước nhưng chỉ có 2,5% nước trên thế giới là nước ngọt, trong khi 97,5% là đại dương. Trong đó, 0,3% nước ngọt của thế giới nằm trong các sông, hồ; 30% là nước ngầm, phần còn lại nằm trên các sông băng, núi băng. 70% lượng nước trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp, 22% cho công nghiệp và 8% phục vụ sinh hoạt. Theo ước tính, trung bình một người ở các nước phát triển sử dụng 500-800 lít/ngày so với 60-150 lít/người/ngày ở các nước đang phát triển. Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào 10 các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển. Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Ta có thể kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu. Anh Quốc chẳng hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bâle năm 1986 chẳng hạn) thêm vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên. Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng khác. Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng. Trong ô nhiễm nguồn nước, báo động nhất là vấn đề ô nhiễm nguồn nước của các con sông. Dưới đây là 10 con sông đang trong tình trạng cạn kiệt nước và ô nhiễm nhất trên thế giới: Sông Citarum, Indonesia Sông Citarum, Indonesia, rộng 13.000km 2 , là một trong những dòng sông lớn nhất của Indonesia. Theo số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), sông Citarum cung cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho 14 triệu dân thủ đô Jakarta, tưới cho những cánh đồng cung cấp 5% sản lượng lúa gạo và là nguồn nước cho hơn 2.000 nhà máy - nơi làm ra 20% sản lượng công nghiệp của đảo quốc này. [...]... khoẻ và khả năng học tập 1.1.2 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai Giải quyết vấn đề. .. vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và. .. quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú... cây được xem là trạng thái yên tỉnh - 30 dB: Thì thầm (trong phòng ngủ) - 40 dB: Tiếng nói chuyện bình thường - 50 dB: Tiếng máy giặt, ồn ở siêu thị, có gây phiền nhưng còn chịu được - 55 dB -8 0 dB: Động cơ xe hơi, xe máy, gây khó chịu, mệt mỏi - 80 dB - 85 dB: Máy cắt cỏ, hút bụi, cắt gỗ, làm rất khó chịu - 90 dB - 100 dB: phát ra ở Công trường xây dựng, ồn ở mức nguy hiểm - 120dB - 140 dB: Máy bay lúc... nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép 1.1.2.1 Ô nhiễm không khí Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh 20 hưởng đến các hệ sinh thái và biến... dạng và có thể chia thành một số dạng như sau: - Gia tăng nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước biển như dầu mỏ, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các hóa chất độc hại, - Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích trong đáy biển - Suy thoái hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, làm suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm đa dạng sinh học... dân số và quá trình đô thị hóa nhanh chóng đang gây sức ép về suy giảm môi trường sống do không kiểm soát được chất thải phát sinh Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng Điều đáng nói là với hàng ngàn tấn rác thải mỗi ngày như hiện nay thì phương pháp xử lý của VN vẫn chỉ là chôn lấp Theo thống kê của Viện Môi trường đô thị và công nghiệp VN, bình quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm... đang kêu cứu về ô nhiễm môi trường không khí Công nghiệp mới: Phần lớn các cơ sở công nghiệp mới được đầu tư tập trung vào 82 khu công nghiệp Trước khi xây dựng dự án đều đã tiến hành "Đánh giá tác động môi trường" , nếu dự án thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường đã được trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường thì sẽ đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường Tuy vậy, còn nhiều... thường xuyên và kịp thời phát hiện rủi ro ô nhiễm môi trường không khí ở các thành phố lớn, Nhà nước đã đầu tư 4 trạm quan trắc không khí tự động cố định tại Hà Nội, 1 trạm tự động cố định tại Hải phòng và 2 trạm quan trắc không khí tự động di động (1 ở Hà Nội và 1 ở thành phố Hồ Chí Minh) Năm 2002 và đầu năm 2003, ngành khí tượng thủy văn đã lắp đặt và đưa vào vận hành 6 trạm quan trắc môi trường không... trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và một số kim loại nặng khác(Cu, Pb, Cd, As, Hg) có giá trị thấp hơn giá trị cho phép Ô nhiễm biển, đặc biệt là ô nhiễm kim lọai nặng, dầu mỡ và hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến pháttriển kinh tế biển Ô nhiễm biển ở các bãi tắm và các điểm du lịch và sự xuống cấp của cảnh quan thiên nhiên hoang dã đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch vùng ven biển . MÔI TRƯỜNG XANH 70 2.2.1. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI 70 2.2.1.1. Lịch sử ra đời của đô thị sinh thái 70 2.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái trên thế giới 72 2.2.2. CÔNG NGHỆ. thải công nghiệp và sinh hoạt khác của người và súc vật, hoặc các xác sinh vật chết gây ra Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những. Trung Quốc đã bất ngờ bị nổ và hậu quả là hơn 100 tấn benzene và những chất độc khác từ nhà máy đã đổ xuống sông. 17 Benzene và nitrobenzene là chất gây ung thư ngay cả với liều lượng nhỏ.

Ngày đăng: 07/08/2014, 16:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan