Giáo trình an toàn lao động hàng hải part 6 pps

6 454 3
Giáo trình an toàn lao động hàng hải part 6 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DVCOL – Navigation Department ATLĐHH 2 Phạm Thanh Quang 31 - Khi bỏ tầu, thuyền trưởng phải tổ chức đưa người xuống xuồng cứu sinh theo thứ tự ưu tiên: trẻ em, người ốm, người già và phụ nữ. - Khi bỏ tầu, thuyền trưởng vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức tìm kiếm và cứu số hành khách (nếu có), thuyền viên, đang bị mất tích và áp dụng các biện pháp cần thiết để đưa những người còn lại đến nơi an toàn và về nước, nếu tầu bị tai nạn ở nước ngoài. - Thuyền trưởng phải là người rời tầu cuối cùng. * Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có bệnh nhân trên tầu: - Trường hợp trên tầu có bệnh nhân nhưng không có đủ khả năng cứu chữa người lâm bệnh, thuyền trưởng có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để nhận được sự giúp đỡ về y tế, kể cả phải đưa tầu vào cảng gần nhất và phải báo ngay cho chính quyền cảng và chủ tầu hoặc người quản lý, người khai thác tầu. - Trường hợp thuyền trưởng lâm bệnh nặng hoặc bị tai nạn bất ngờ thì tạm thời trao lại quyền chỉ huy tầu cho đại phó và báo cáo chủ tầu biết để có biện pháp giải quyết kịp thời, đồng thời, báo cáo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của Việt Nam tại nước đó biết nếu tầu ở nước ngoài và phải ghi vào nhật ký hàng hải. * Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tầu vào rời cảng, neo đậu: - Khi tầu hoạt động trên lãnh hải hoặc neo đậu ở cảng và các khu vực neo đậu tại Việt Nam hoặc nước ngoài, thuyền trưởng phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của nước đó. - Trước và trong khi làm thủ tục tầu đến, trong và sau khi làm thủ tục tầu rời cảng, không được cho thuyền viên của tầu giao tiếp với người khác, trừ các trường hợp thật cần thiết. - Trường hợp xảy ra tranh chấp có liên quan đến tầu hoặc thuyền viên bị bắt giữ, thuyền trưởng phải kịp thời lập kháng nghị hàng hải và phải báo cáo ngay cho cơ quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam ở nước đó và chủ tầu hoặc người quản lý tầu, người khai thác biết để có biện pháp can thiệp. - Khi tầu đậu trong cảng, thuyền trưởng phải tổ chức áp dụng các biện pháp phòng cháy, chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn cho người, tầu và hàng hóa. - Khi tầu hành trình ở những khu vực chưa quen biết hoặc tầm nhìn xa bị hạn chế hay gần khu vực có nhiều vật chướng ngại nguy hiểm, thuyền trưởng có quyền yêu cầu các sỹ quan khác phải có mặt ở vị trí để thực hiện nhiệm vụ. - Khi tầu neo đậu ở các khu vực mà các điều kiện an toàn hàng hải không đảm bảo, thuyền trưởng phải thường xuyên có mặt ở tầu. Nếu phải rời tầu thì yêu cầu đại phó ở lại tầu để thay mặt mình xử lý kịp thời những tình huống có thể xảy ra. - Khi thuyền trưởng rời khỏi tầu, nhất thiết phải có chỉ thị cụ thể công việc cho đại phó hay sỹ quan trực ca boong ở lại tầu. Đối với những việc quan trọng phải được ghi rõ trong nhật ký hàng hải và thông báo cho sỹ quan trực ca boong biết địa chỉ của mình trong thời gian ở trên bờ. - Kết thúc mỗi chuyến đi, thuyền trưởng phải lập báo cáo gửi chủ tầu, hoặc người quản lý tầu, người khai thác tầu về tình hình chuyến đi và kết quả việc thực hiện kế hoạch khai thác tầu. DVCOL – Navigation Department ATLĐHH 2 Phạm Thanh Quang 32 * Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tầu chở khách: Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn tuyệt đối sinh mạng hành khách, thuyền viên, hàng hóa, hành lý và tài sản trên tầu. tổ chức huấn luyện cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng tầu và hướng dẫn cho hành khách cách sử dụng phương tiện cứu sinh, cứu hỏa và các thiết bị an toàn khác. * Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi nhận tầu đóng mới: Khi nhận tầu đóng mới, thuyền trưởng có nhiệm vụ tổ chức nhận bàn giao cụ thể về vỏ tầu, máy móc, toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật, các hồ sơ kỹ thuật, tài sản, dụng cụ sinh hoạt. Việc nhận và bàn giao tầu phải được lập biên bản có ký xác nhận của thuyền trưởng bên nhận và bên giao. * Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi sửa chữa tầu: - Duyệt các hạng mục sửa chữa do đại phó, máy trưởng lập. - Không được tự ý điều chỉnh các hạng mục sửa chữa đã được duyệt và thanh toán kinh phí khi chưa có sự đồng ý của chủ tầu. - Trong thời gian tầu trên đà, thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho tầu và thực hiện đúng nội quy của đài cùng với đại phó và máy trưởng tiến hành kiểm tra vỏ tầu, hệ thống van thông biển, chân vịt, bánh lái và lập biên bản xác nhận hiện trạng của chúng. Công việc này cũng phải được thực hiện lại trước khi tầu xuống đà và có xác nhận của cơ quan đăng kiểm. - Tổ chức kiểm tra, giám sát về tiến độ, chất lượng sửa chữa, đảm bảo An toàn lao động và tổ chức cho thuyền viên thực hiện tốt các công việc tự sửa chữa, tự bảo quản trong thời gian tầu trên đà. - Khi hoàn thành việc sửa chữa tầu, tổ chức nghiệm thu từng phần về các hạng mục sửa chữa bảo đảm chất lượng, tránh gây thiệt hại cho chủ tầu. * Nhiệm vụ trực ca của thuyền trưởng: - Nếu trên tầu không bố trí chức danh phó ba thì thuyền trưởng phải đảm nhiệm ca trực của phó ba. - Nếu trên tầu không bố trí chức danh phó hai và phó ba thì nhiệm vụ của chức danh đó do thuyền trưởng và đại phó đảm nhiệm theo sự phân công của thuyền trưởng. DVCOL – Navigation Department ATLĐHH 2 Phạm Thanh Quang 33 Bài 4: BỘ LUẬT ISM, ISPS VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN SMS I. Bộ luật ISM: 1. Giới thiệu: Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế - International Safety Management (ISM Code): là Bộ luật Quản lý Quốc tế về Hoạt động An toàn của Tàu và Ngăn ngừa Ô nhiễm đã được Tổ chức Hàng hải quốc tế(IMO) thông qua và có hiệu lực từ năm 2002 với mục đích là đưa ra một tiêu chuẩn quốc tế cho sự quản lý và hoạt động an toàn của tàu và cho sự ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển. Mục đích của Bộ luật này là đưa ra một tiêu chuẩn quốc tế cho sự quản lý và hoạt động an toàn của tàu và cho sự ngăn ngừa ô nhiễm. - Ðại hội đồng đã thông qua Nghị quyết A.443(XI) trong đó khuyến nghị các Chính phủ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ thuyền trưởng trong việc thực thi trách nhiệm chính đáng của mình đối với vấn đề an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển. DVCOL – Navigation Department ATLĐHH 2 Phạm Thanh Quang 34 - Ðại hội đồng cũng đã thông qua nghị quyết A.680(17) trong đó công nhận thêm sự cần thiết có một tổ chức quản lý thích hợp để đảm bảo tổ chức này đáp ứng được sự cần thiết của việc quản lý trên tàu để đạt được và duy trì các tiêu chuẩn cao về an toàn và bảo vệ môi trường. - Nhận thấy rằng không có hai công ty tàu biển hoặc hai chủ tàu giống nhau, và rằng các tàu hoạt động dưới một phạm vi rộng lớn của các điều kiện khác nhau, nên Bộ luật này được xây dựng trên các nguyên tắc và các mục tiêu chung. - Bộ luật này được diễn đạt theo những thuật ngữ khái quát để nó có khả năng áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, mức độ khác nhau của sự quản lý, dù ở trên bờ hay trên biển, sẽ yêu cầu các mức độ kiến thức và nhận thức khác nhau về các điều khoản đã được nêu ra. - Sự cam kết từ cấp lãnh đạo cao nhất là nền tảng để thực hiện tốt sự quản lý an toàn. Trong vấn đề về an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm thì đó là sự cam kết, năng lực, thái độ và động cơ của mỗi thành viên ở tất cả các mức mà chúng quyết định kết quả cuối cùng. 2. Nội dung: (Trích dẫn nội dung bộ luật theo tài liệu của IMO). 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1 Các định nghĩa 1.1.1 "Bộ luật Quản lý An toàn Quốc tế (ISM Code)" có nghĩa là Bộ luật Quản lý Quốc tế về Hoạt động An toàn của Tàu và Ngăn ngừa Ô nhiễm như đã được Ðại hội đồng thông qua, và có thể được Tổ chức sửa đổi. 1.1.2 "Công ty" được hiểu là Chủ tàu hoặc một tổ chức hoặc cá nhân nào đó như là Người quản lý, hoặc Người thuê tàu trần, người đã và đang đảm đương trách nhiệm thay mặt Chủ tàu khai thác tàu và người đang chịu hoàn toàn trách nhiệm theo sự áp đặt của Bộ luật này. 1.1.3 "Chính quyền hành chính" được hiểu là Chính phủ của quốc gia mà tàu mang cờ. 1.2 Mục tiêu 1.2.1 Mục tiêu của Bộ luật này là nhằm đảm bảo an toàn trên biển, ngăn ngừa thương vong về người, và tránh được các thiệt hại về môi trường, đặc biệt là môi trường biển, và về tài sản. 1.2.2 Mục tiêu quản lý an toàn của công ty phải, bao gồm: lập ra các tác nghiệp an toàn trong khai thác tàu và tạo ra một môi trường làm việc an toàn. xác lập phương án phòng chống mọi rủi ro đã dự đoán. và tiếp tục hoàn thiện kỹ năng quản lý an toàn của những người trên bờ cũng như dưới tàu, bao gồm cả sự ứng phó tình huống khẩn cấp liên quan tới an toàn và bảo vệ môi trường. 1.2.3 Hệ thống quản lý an toàn phải đảm bảo: tuân theo các quy phạm và các quy định bắt buộc. và lưu tâm tới các bộ luật, các hướng dẫn và các tiêu chuẩn thích hợp được khuyến nghị bởi Tổ chức Hàng hải Quốc tế, các Chính quyền hành chính, các tổ chức phân cấp và các tổ chức công nghiệp hàng hải. 1.3 Áp dụng Các yêu cầu của Bộ luật này có thể áp dụng cho tất cả các tàu. 1.4 Các yêu cầu chức năng đối với Hệ thống Quản lý An toàn (HTQLAT) Mỗi Công ty phải triển khai, thực hiện và duy trì một hệ thống quản lý an toàn (HTQLAT) trong đó bao gồm các yêu cầu chức năng sau: DVCOL – Navigation Department ATLĐHH 2 Phạm Thanh Quang 35 Một chính sách an toàn và bảo vệ môi trường. Các hướng dẫn và các thủ tục để đảm bảo khai thác an toàn của các tàu và bảo vệ môi trường phù hợp với luật lệ quốc tế và quốc gia mà tàu mang cờ có liên quan. Xác định các mức phân cấp quyền hạn và hệ thống thông tin liên lạc giữa, và trong, những người trên bờ và trên tàu. Các thủ tục báo cáo các tai nạn và các vấn đề không phù hợp với các điều khoản của Bộ luật này. Các thủ tục sẵn sàng ứng phó với các tình trạng khẩn cấp. Các thủ tục đối với đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo. 2. CHÍNH SÁCH AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2.1 Công ty phải xây dựng một chính sách an toàn và bảo vệ môi trường trong đó nêu ra các mục tiêu, như đã được chỉ ra trong Mục 1.2, sẽ đạt được như thế nào. 2.2 Công ty phải đảm bảo rằng chính sách này được thực hiện và duy trì ở tất cả các cấp của cơ quan, cả ở trên tàu cũng như trên bờ. 3. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY 3.1 Nếu một thực thể chịu trách nhiệm về hoạt động của tàu mà không phải là chủ tàu, thì chủ tàu phải báo tên đầy đủ và chi tiết về thực thể đó cho Chính quyền hành chính. 3.2 Công ty phải xác định và lập hồ sơ về trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ của tất cả những người làm công tác quản lý, thực hiện và kiểm tra công việc có liên quan và ảnh hưởng tới an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm. 3.3 Công ty có trách nhiệm đảm bảo rằng có đủ nguồn lực và sự hỗ trợ trên bờ để đảm bảo cho người phụ trách hoặc những người phụ trách tiến hành các chức năng của mình. 4. NGƯỜI PHỤ TRÁCH Ðể đảm bảo khai thác an toàn cho mỗi con tàu và thiết lập mối liên hệ giữa Công ty và mỗi tàu, mỗi Công ty phải cử ra một hoặc nhiều người phụ trách ở trên bờ có thể tiếp cận trực tiếp với người lãnh đạo cao nhất. Trách nhiệm và quyền hạn của một hoặc những người phụ trách phải bao gồm cả việc giám sát an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm trong hoạt động của mỗi tàu và đảm bảo rằng đáp ứng đầy đủ nguồn lực và sự hỗ trợ trên bờ, nếu được yêu cầu. 5. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG 5.1 Công ty cần xác định và lập thành văn bản một cách rõ ràng trách nhiệm của thuyền trưởng đối với: thực hiện chính sách an toàn và bảo vệ môi trường của Công ty. thúc đẩy thuyền viên thực thi chính sách này. đưa ra các mệnh lệnh và các chỉ dẫn thích hợp một cách rõ ràng và đơn giản. kiểm tra xem các yêu cầu đã được đặt ra có được giám sát không. và xem xét HTQLAT và thông báo thiếu sót của SMS với ban quản lý trên bờ. 5.2 Công ty phải đảm bảo rằng HTQLAT đang áp dụng trên tàu phải có điều khoản rõ ràng nêu bật được thẩm quyền của thuyền trưởng. Công ty phải xác định trong HTQLAT rằng DVCOL – Navigation Department ATLĐHH 2 Phạm Thanh Quang 36 thuyền trưởng có quyền vượt quyền hạn và trách nhiệm để đưa ra các quyết định đối với an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm và để yêu cầu sự trợ giúp của Công ty khi xét thấy cần thiết. 6. NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC 6.1 Công ty phải đảm bảo rằng thuyền trưởng là người: đủ năng lực chuyên môn để điều hành. hiểu thấu đáo HTQLAT của Công ty. và được trao những hỗ trợ cần thiết để nhiệm vụ của Thuyền trưởng có thể được thực hiện một cách an toàn. 6.2 Công ty phải đảm bảo rằng mỗi con tàu được điều hành bởi thuyền bộ có đủ năng lực, giấy chứng nhận và sức khỏe phù hợp với các yêu cầu của quốc gia và quốc tế. 6.3 Công ty phải thiết lập các thủ tục để đảm bảo rằng những người mới và những người nhận công tác mới liên quan tới an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm phải được làm quen với nhiệm vụ của mình. Những hướng dẫn thiết yếu được đưa ra trước khi hành hải phải được xác định, viết thành văn bản và ban hành. 6.4 Công ty phải đảm bảo rằng tất cả những người trong HTQLAT của Công ty phải có sự hiểu biết đầy đủ các quy phạm, các quy định, các luật lệ và các hướng dẫn có liên quan. 6.5 Công ty phải thiết lập và duy trì các thủ tục đối với việc định ra khóa đào tạo theo yêu cầu để hỗ trợ HTQLAT của Công ty và đảm bảo rằng khóa đào tạo này được áp dụng cho tất cả những người có liên quan. 6.6 Công ty phải thiết lập các thủ tục nhờ đó các thuyền viên của tàu nhận được thông tin thích hợp trong HTQLAT của Công ty bằng ngôn ngữ làm việc hoặc ngôn ngữ mà mọi thuyền viên có thể hiểu được. 6.7 Công ty phải đảm bảo rằng tất cả các thuyền viên của tàu có khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả trong khi thực thi nhiệm vụ của mình liên quan tới HTQLAT của Công ty. 7. TRIỂN KHAI CÁC KẾ HOẠCH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN TÀU Công ty cần thiết lập các thủ tục cho việc chuẩn bị của các kế hoạch và các hướng dẫn cho các hoạt động then chốt trên tàu liên quan tới an toàn của tàu và ngăn ngừa ô nhiễm. Những nhiệm vụ khác nhau có liên quan đến vấn đề trên cần được xác định và giao cho người có năng lực. 8. ỨNG PHÓ CÁC SỰ CỐ KHẨN CẤP 8.1 Công ty phải thiết lập các thủ tục để xác định, mô tả và ứng phó với các tình trạng sự cố khẩn cấp tiềm tàng trên tàu. 8.2 Công ty phải thiết lập các chương trình huấn luyện và thực tập các thao tác ứng phó sự cố khẩn cấp. 8.3 HTQLAT của Công ty phải đưa ra các biện pháp đảm bảo rằng sự tổ chức của Công ty có thể đáp ứng được ở bất kỳ thời điểm nào đối với các nguy hiểm, các tai nạn và các tình trạng sự cố khẩn cấp liên quan đến các tàu của Công ty. 9. BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH VỀ SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, CÁC TAI NẠN VÀ CÁC SỰ CỐ NGUY HIỂM . quan khác phải có mặt ở vị trí để thực hiện nhiệm vụ. - Khi tầu neo đậu ở các khu vực mà các điều kiện an toàn hàng hải không đảm bảo, thuyền trưởng phải thường xuyên có mặt ở tầu. Nếu phải. Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế - International Safety Management (ISM Code): là Bộ luật Quản lý Quốc tế về Hoạt động An toàn của Tàu và Ngăn ngừa Ô nhiễm đã được Tổ chức Hàng hải quốc tế(IMO). mình đối với vấn đề an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển. DVCOL – Navigation Department ATLĐHH 2 Phạm Thanh Quang 34 - Ðại hội đồng cũng đã thông qua nghị quyết A .68 0(17) trong đó công

Ngày đăng: 07/08/2014, 12:21

Mục lục

              • * Hu?n luy?n và th?c t?p:

              • GI?Y CH?NG NH?N QU?C T? V? AN NINH TÀU BI?N

              • GI?Y CH?NG NH?N QU?C T? V? AN NINH TÀU BI?N T?M TH?I

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan