TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 11 – NÂNG CAO doc

2 634 6
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 11 – NÂNG CAO doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 11 – NÂNG CAO Câu 1: Hai viên bi kim loại kích thước nhỏ, cách nhau 1m mang điện tích q 1 và q 2 . Sau đó cho điện tích của mỗi viên bi giảm đi một nửa điện tích lúc đầu, đồng thời đưa chúng lại chỉ còn 1/4 khoảng cách lúc đầu thì lực tương tác giữa chúng A. tăng lên 4 lần. B. giảm đi 4 lần. C. giảm đi 2 lần. D. tăng lên 2 lần. Câu 2: Cho quả cầu trung hoà về điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương thì quả cầu cũng được nhiễm điện dương. Hỏi khi đó khối lượng quả cầu thay đổi thế nào? A. Giảm rõ rệt. B. Tăng rõ rệt. C. Có thể coi như không đổi. D. Lúc đầu tăng, sau đó giảm. Câu 3: Khi điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ 3Ω đến 10,5Ω thì hiệu suất của nguồn điện tăng gấp 2 lần. Điện trở trong của nguồn là A. 1,4Ω. B. 7Ω. C. 0,7Ω. D. 1,7Ω. Câu 4: Tại hai điểm A và B có hai điện tích q 1 và q 2 . Tại một điểm M nằm trên AB kéo dài, một êlectron được thả không vận tốc đầu thì nó chuyển động ra xa các điện tích. Tình huống nào sau đây không thể xảy ra? A. q 1 < 0, q 2 > 0. B. q 1 > 0, q 2 < 0. C. 1 2 q q= D. q 1 > 0, q 2 > 0. Câu 5: Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện? A. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit. B. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí. C. hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm. D. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng nhỏ trong nước nguyên chất. Câu 6: Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ 200V/m hướng thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. Một ion âm của nguyên tử hoá trị 2 ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng của một lực điện có độ lớn và hướng như thế nào? A. Độ lớn bằng 6,4.10 -21 N, hướng thẳng đứng xuống dưới. B. Độ lớn bằng 6,4.10 -21 N, hướng thẳng đứng lên trên. C. Độ lớn bằng 6,4.10 -17 N, hướng thẳng đứng lên trên. D. Độ lớn bằng 6,4.10 -17 N, hướng thẳng đứng xuống dưới. Câu 7: Một prôtôn được tăng tốc từ trạng thái đứng yên đến vận tốc v nhờ hiệu điện thế U 1 = 500V. Nếu dùng hiệu điện thế U 2 = 2000V thì prôtôn sẽ tăng tốc từ trạng thái đứng yên đến vận tốc là A. 16v. B. 6v. C. 4v. D. 2v. Câu 8: Lực tương tác giữa hai quả cầu cố định, tích điện đặt trong dầu hoả (hằng số điện môi ε = 2) có độ lớn là F. Nếu điện tích của mỗi quả cầu giảm một nửa và đặt chúng trong chân không (với khoảng cách như cũ) thì lực tương tác giữa chúng là A. 0,5F. B. 0,25F. C. F. D. 4F. Câu 9: Hai quả cầu kim loại A, B giống hệt nhau; quả cầu A có điện tích q A = - 7.10 -6 C, quả cầu B có điện tích q B = - 3.10 -6 C. Ban đầu đưa chúng đến tiếp xúc nhau và sau đó tách chúng ra. Điện tích của quả cầu B sau khi tiếp xúc là A. 2.10 -6 C. B. - 2.10 -6 C. C. - 3.10 -6 C. D. 3.10 -6 C. Câu 10: Chọn phát biểu sai. A. Các đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song và cách đều nhau. B. Khi một điện tích chuyển động trong điện trường từ M đến N thì công của lực điện càng lớn khi quãng đường đi từ M đến N càng dài. C. Thả một điện tích dương vào điểm A trong điện trường thì nó sẽ chuyển động đến điểm B có điện thế thấp hơn. D. Mật độ đường sức dày ở nơi có cường độ điện trường mạnh và thưa ở nơi có cường độ điện trường yếu. Câu 11: Trên vỏ một tụ điện có ghi (10µF – 100V). Khi nối tụ điện với nguồn điện có hiệu điện thế không đổi thì điện tích lớn nhất mà tụ điện tích được là A. 10 3 C. B. 100µC. C. 10µC. D. 10 3 µC. Câu 12: Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q 2 khi đặt nó tại một điểm trong điện trường gây bởi điện tích điểm q 1 ? A. Khoảng cách từ q 1 đến q 2 . B. Hằng số điện môi của môi trường đặt q 1 , q 2 . C. Dấu của q 1 và q 2 . D. Độ lớn của điện tích q 1 và q 2 . Câu 13: Vật dẫn A nhiễm điện dương đưa lại gần vật B trung hoà về điện thì vật B sẽ nhiễm điện là do A. điện tích vật B tăng lên. B. điện tích vật B được phân bố lại. C. điện tích trên vật A truyền sang vật B. D. điện tích vật B giảm xuống. Trang 1/2_TNVL11_NC Câu 14: Người ta làm nhiễm điện do hưởng ứng một thanh kim loại. Sau khi đã nhiễm điện thì số êlectron trong thanh kim loại A. tăng. B. không đổi. C. giảm. D. lúc đầu tăng, sau đó giảm. Câu 15 : Hai quả cầu kim loại cùng kích thước, cùng khối lượng được tích điện và được treo bằng hai dây. Ban đầu hai quả cầu hút nhau, sau khi cho chúng chạm vào nhau thì chúng đẩy nhau. Ta có thể kết luận rằng trước lúc chạm nhau A. cả hai quả cầu đều tích điện dương. B. cả hai quả cầu đều tích điện âm. C. cả hai quả cầu tích điện có độ lớn bằng nhau và trái dấu. D. cả hai quả cầu tích điện có độ lớn không bằng nhau và trái dấu. Câu 16 : Ba điểm A, B, C nằm trong một điện trường đều hợp thành một tam giác vuông ABC, có cạnh AB vuông góc với đường sức của điện trường (hình vẽ). Chọn kết luận đúng về điện thế tại các điểm A, B, C. A. V C = V A < V B . B. V A = V B > V C . C. V A = V B < V C . D. V C = V A > V B . Câu 17: Đặt một hiệu điện thế không đổi U vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp thì công suất tiêu thụ của mạch là 100W. Nếu các điện trở này mắc song song và mắc vào hiệu điện thế trên thì công suất tiêu thụ của mạch là A. 400W. B. 100W. C. 50W. D. 200W. Câu 18: Công của lực lạ làm di chuyển một đơn vị điện tích dương từ cực âm sang cực dương bên trong nguồn điện có giá trị bằng A. công suất của nguồn điện. B. nhiệt lượng toả ra trong nguồn điện. C. công của dòng điện. D. suất điện động của nguồn điện. Câu 19: Khi cho quả cầu A nhiễm điện dương và quả cầu B nhiễm điện âm tiếp xúc với nhau thì A. ion dương di chuyển từ A sang B. B. êlectron di chuyển từ B sang A. C. ion âm di chuyển từ B sang A. D. prôtôn di chuyển từ A sang B. Câu 20: Hai quả cầu kim loại A và B giống nhau có điện tích lần lượt là q 1 > 0 và q 2 < 0; 1 2 q q> . Cho chúng tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng và đưa quả cầu B lại gần quả cầu C đang tích điện âm thì chúng A. hút nhau. B. đẩy nhau. C. có thể hút hoặc đẩy. D. không hút cũng không đẩy Câu 21: Một điện tích điểm Q đặt trong không khí. Gọi A E ur , B E ur lần lượt là cường độ điện trường do Q gây ra rại A và B; r là khoảng cách từ A đến Q. Để A E ur vuông góc với B E ur và E A = E B thì khoảng cách giữa A và B phải bằng A. r. B. 2r. C. r 2 . D. 3r. Câu 22: Một tụ điện có điện dung 24nF được tích điện đến hiệu điện thế 450V thì có bao nhiêu êlectron di chuyển đến bản tích điện âm của tụ? A. 6,75.10 13 êlectron. B. 6,75.10 12 êlectron. C. 6,75.10 11 êlectron. D. 6,75.10 14 êlectron. Câu 23: Dưới tác dụng của lực điện trường một hạt mang điện tích âm chuyển động từ A đến B trong điện trường đều. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Điện thế ở A lớn hơn điện thế ở B. B. Vectơ cường độ điện trường có chiều từ A đến B. C. Điện thế ở B lớn hơn điện thế ở A. D. Điện thế ở A bằng điện thế ở B. Câu 24: Một điện tích điểm Q nằm tại tâm của một vòng tròn. Vectơ cường độ điện trường tại những điểm khác nhau trên vòng tròn đó sẽ A. cùng phương. B. cùng chiều. C. cùng độ lớn. D. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn. Câu 25: Dưới tác dụng của lực điện, một điện tích q < 0 di chuyển từ một điểm M có điện thế V M đến điểm N có điện thế V N . Gọi A MN là công của lực điện. Điều khẳng định nào dưới đây là đúng? A. A MN < 0; V M > V N . B. A MN < 0; V M < V N . C. A MN > 0; V M > V N . D. A MN > 0; V M < V N . HẾT Trang 2/2_TNVL11_NC A B C E ur . TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 11 – NÂNG CAO Câu 1: Hai viên bi kim loại kích thước nhỏ, cách nhau 1m mang điện tích q 1 . q 2 . Câu 13: Vật dẫn A nhiễm điện dương đưa lại gần vật B trung hoà về điện thì vật B sẽ nhiễm điện là do A. điện tích vật B tăng lên. B. điện tích vật B được phân bố lại. C. điện tích trên vật A truyền. điện tích vật B được phân bố lại. C. điện tích trên vật A truyền sang vật B. D. điện tích vật B giảm xuống. Trang 1/2_TNVL11_NC Câu 14: Người ta làm nhiễm điện do hưởng ứng một thanh kim loại.

Ngày đăng: 07/08/2014, 03:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan