XỬ TRÍ TẠI CHỖ VẾT THƯƠNG BỎNG KỲ ĐẦU CÔNG TÁC THAY BĂNG BỎNG potx

15 465 3
XỬ TRÍ TẠI CHỖ VẾT THƯƠNG BỎNG KỲ ĐẦU CÔNG TÁC THAY BĂNG BỎNG potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

XỬ TRÍ TẠI CHỖ VẾT THƯƠNG BỎNG KỲ ĐẦU CÔNG TÁC THAY BĂNG BỎNG PHẦN 1: XỬ TRÍ TẠI CHỖ VẾT THƯƠNG BỎNG KỲ ĐẦU. A. Mục đích: + Loại trừ các tác nhân gây bỏng còn lại ở vết bỏng, chất bẩn, dị vật nếu có. Chẩn đoán diện tích và độ sâu của bỏng. + Đưa thuốc vào điều trị tại chỗ. B. Yêu cầu: - Càng sớm càng tốt, không gây đau đớn thêm cho bệnh nhân. - Đảm bảo vô khuẩn, thao tác nhẹ nhàng tỷ mỷ. C. Chống chỉ định: Khi có sốc hoặc đe doạ sốc. D. Các bước tiến hành: I - SƠ CỨU TẠI CHỖ VỚI BỎNG NHIỆT: 5 BƯỚC * Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt, góp phần làm giảm diện tích và độ sâu tổn thương bỏng: - Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn nhânh, cởi bỏ quần áo bị cháy hoặc thấm nước sôi…Vén hoặc cắt bỏ quần áo đã ngấm dịch hoặc để lộ vùng bỏng. Đồng thời cấp cứu toàn thân nếu có ngạt thở, ngừng hô hấp tuần hoàn. đa chấn thương kèm theo, suy hô hấp do bỏng đường hô hấp. * Bước 2: Nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước lạnh sạch, đây là biện pháp đơn giản( dễ thực hiện) đem lại hiệu quả . + Thời điểm ngâm rửa: Ngâm rửa bằng nước mát càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 30 phút từ sau khi bị bỏng, sau khoảng thời gian trên việc ngâm rửa ít có tác dụng. + Nước ngâm rửa: Yêu cầu là nước sạch, nhiệt độ nước từ 16 – 200C . tuy nhiên trong điều kiện cấp cứu nên tận dụng nguồn nước có sẵn ngay tại nơi bị bỏng: nước máy, nước mưa, nước giếng, nếu không có thì dùng nước song suối, ao hồ…không dùng nước đá gây nhiễm lạnh cho nạn nhân. không dùng nước ấm vì vừa không làm giảm nhiệt và giảm đau cho BN mà có nguy cơ làm tăng tổn thươgn bỏng. + Kỹ thuật ngâm rửa: Ngâm rửa vùng bị bỏng dưới vời nước hoặc trong chậu nước mát, dội rửa liên tục nước sạch lên vùng bỏng ( trong khi ngâm rửa phải thay đổi chậu nước cho mát), đắp khăn ướt lên vùng bỏng. Kết hợp nhanh chóng cởi bỏ quần áo, các trang sức trên người như nhẫn, đồng hồ trước khi phần bổng sưng nề. Loại bỏ dị vật và quần áo bị chấy hoặc ngấm nước sôi. Thời gian ngâm rửa: từ 15 – 30 – 45 phút đầu sau khi bị bỏng ( thường cho tới khi nạn nhân hết đau rát) không làm vỡ làm trợt nốt phỏng. Giữ ấm phân cơ thể không bị bỏng. đề phòng nhiễm lạnh đặc biệt với trẻ em, người già. + Tác dụng của việc ngâm rửa: - Làm hoà loãng, rửa trôi tác nhân còn bám trên da. Nhờ đó mà làm giảm phản ứng hoá học của mô với tác nhân ( hoá chất), làm giảm chuyển hoá mô tế bào, giảm phản ứng hút nước của tác nhân. - Giảm nhiệt độ trên da nhanh chóng, từ đó làm giảm độ sâu của bỏng. - Giảm đau:BN đỡ đau rát, góp phần làm giảm rối loạn toàn thân, tránh stress. - Giảm viêm nề, - Giảm tiết dịch qua vết thương, - Ổn định màng tế bào: Cơ chế giảm viêm nề, giảm đau: Ngấm nước lạnh giảm được tiết Histamin từ tế bào Mastocyte, ngừa sản sinh quá mức Prostaglandin E2 (PGE2) và các chất làm ngẽn mạch. PGE2 là chất trung gian hóa học làm tăng dẫn truyền qua Synap thần kinh làm tăng cảm giác đau Ngâm nước lạnh làm co mạch -> giảm tính thấm -> giảm AL thẩm thấu -> Giảm AL thủy tỉnh -> giảm thoát dịch ra ngoài gian bào -> giảm phù nề -> giảm đau -> Tuy nhiên ngâm rửa nước lạnh cũng làm tăng mất nhiệt, BN dễ nhiễm lạnh nhất là với trẻ em và người già -> dễ gây sốc. * Bước 3: Che phủ tạm thời vết bỏng bằng gạc nếu không có thì bằng khăn tay, khăn mặt, vải sạch phủ lên vùng bỏng, sau đó tiến hành băng ép vết bỏng vừa phải ( tránh băng ép chặt gây chèn ép vùng bỏng) Tác dụng của che phủ và băng ép: làm hạn chế thoát huyết tương, hạn chế hình thành nốt phỏng và một phần phù nề của chi thể, hạn chế nhiễm khuẩn, hạn chế đau đớn trong quá trình vận chuyển. * Bước 4: Bù nước, điện giải sau bỏng: Cho uống nước chè đường có muối, nước Oresol, nước cháo loãng, nước hoa quả, cho trẻ bú… ( nếu nạn nhân không nôn, không chướng bụng). * Bước 5: Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất đặc biệt khi nạn nhân có các dấu hiệu ( đặc biệt với trẻ em): - Trẻ em bỏng > 10% S cơ thể, bỏng kèm theo chấn thương - Bỏng vùng mặt, cổ, bàn tay, bàn chân, sinh dục. - Lơ mơ, lẫn lộn. - Sốt cao, co giật, chân tay lạnh, trẻ bỏ bú. - Khó thở, xanh tím - Đái ít. + Chú y tư thế nạn chân khi vạn chuyển: - Bỏng nặng: vận chuyển bằng cáng, xa thì vận chuyển bằng ôtô. - Nếu bỏng kết hợp gãy xương: thì phảI có địng gãy xương trước khi vận chuyển. - Nếu kèm theo chấn thương cột sống cổ: thì cố định đầu và vận chuyển nạn nhân trên cáng cứng. - Những điều không được làm khi sơ cứu bỏng: + Làm nạn nhân quá lạnh khi ngâm rửa vùng bỏng, đắp vết bỏng bằng nước đá hoặc ngâm rửa vùng bỏng bằng nước ấm. + Đắp các lạoi thuốc mỡ, dầu, nước mắm, nước tương, lá cây…hoặc bất kỳ chất gì vào vùng bỏng khi chưa rửa sạch và không có y kiến của nhân viên y tế. + Không làm trợt loét vết bỏng, không bóc bỏ vòm nốt phỏng. II - XỬ TRÍ BỎNG TẠI TUYẾN CƠ SỞ 1 – Nhanh chóng đánh giá tổn thương toàn thân ( lấy mạch, HA, nhiệt độ…) tiến hành cấp cứu suy hô hấp, suy tuần hoàn nếu có. 2 - Giảm đau: Nếu bỏng diện rộng thì dùng thuốc gây mê để thay băng. Thuốc thường dùng là ketalar (ketamine) 10mg/kg tiêm bắp thịt, 2mg/kg tiêm tĩnh mạch. - Thuốc giảm đau : . Dolacgan 0,10. 1 ống . Pipolfen 0,05. 1 ống {Tiêm bt trước thay băng 15 phút. . Promedon - Thường kết hợp thuốc giảm đau với thuốc kháng Histamin như Dimedrol, promethazine. - Đối với trẻ em thì giảm liều theo cân nặng. 3. Thay băng: * Nguyên tắc thay băng: + Đảm bảo vô khuẩn: - Phải thay băng ở các buồng băng vô khuẩn. - Nhân viên thay băng: mặc quần, áo, mũ công tác, đeo khẩu trang đã hấp, rửa tay theo quy định vô khuẩn; đi găng tay đã hấp. - Dụng cụ, phương tiện, vật liệu thay băng đều được tiệt trùng. - Người bệnh: trước khi cởi băng phải lau sạch các phần không bị bỏng, cởi bỏ quần, áo bẩn ở buồng bệnh trước khi vào buồng băng. + Khi rửa vết thương tuân theo các quy định sau: - Rửa từ vùng sạch - vùng bẩn (đầu, mặt trước, vùng bàn chân, tầng sinh môn rửa sau cùng). - Vùng da lành xung quanh vết bỏng rửa bằng nước đun sôi để nguội và nước xà phòng (1 lít nước sôi + 5g xà phòng để nguội) lau khô rồi bôi cồn iod hoặc cồn 70 độ. - Tại vùng bỏng rửa bằng nước xà phòng đã pha, rửa lại bằng dung dịch HTM 0,9%, lấy bỏ dị vật, cắt bỏ vòm nốt phỏng, lấy bỏ phần da hoại tử. . Rửa lại bằng NMSL0,9% thấm khô. - Chẩn đoán diện tích độ sâu của bỏng, đưa thuốc vào điều trị tại chỗ. - Để hở: Vùng mặt, tầng sinh môn, bỏng độ 4 hoại tử khô - bôi thuốc đỏ. - Để bán hở: bỏng độ 2 sạch không nhiễm khuẩn. - Bôi thuốc tạo màng đối với bỏng độ 2,3n đến sớm chưa nhiễm khuẩn (không bôi ở vùng mặt, khớp vận động, tầng sinh môn, đầu chi). - Băng kín: vết bỏng đến muộn đã nhiễm khuẩn, bỏng có hoại tử ướt, đắp gạc kháng sinh, thuốc đắp tại chỗ, đặt gạc khô, băng hút nước, băng kín. 4 – Bồi phụ dịch thể khi có chỉ định: - Khi trẻ bỏng > 10%, người lớn > 15% S cơ thể. -> Cần lưu y: ủ ấm cho nạn nhân, nạn nhân đe doạ sốchoặc đang sốc: không được vận chuyển, không thay băng kỳ đầu, để nạn nhân nghỉ ngơi, yên tĩnh, chỗ thoáng khí. 5. Xử trí một số tác nhân gây bỏng hay gặp. * Bỏng do vôi tôi nóng: - Rửa bằng dung dịch NMSL0,9%. - Rửa lại bằng dung dịch Cloruamôn (NH4Cl): 3%, 5%. Ca (OH)2 + 2NH4Cl ->CaCl2 + 2 NH4OH. - Cắt bỏ vòm nốt phỏng, gắp bỏ dị vật, rửa lại bằng NMSL0,9%. - Đặt gạc tẩm dung dịch axít nhẹ như: axít Boríc 3%, a.Axêtíc 6%, dấm thanh, nước vắt quả chanh, đường Đặt gạc khô, băng kín lại. * Xử trí bỏng do axít: - Dùng dung dịch Bazơ nhẹ để trung hoà như dung dịch Natri Bicacbonat 10-20%, nước xà phòng, nước vôi 5%. - Tẩm dung dịch Bazơ vào gạc đắp vào vùng bỏng, đặt gạc khô băng kín/ + a. H2SO4 dùng Magesulfát rắc vào vết bỏng hoặc tiêm Gluconat dưới vết bỏng. + a. Cacbonic dùng dầu thảo mộc, Glycerin, Rượu, cồn để rửa. + a. Fenic, Phenol dùng dầu thảo mộc đắp và băng lại. * Xử trí bỏng điện: Cần hỏi và khám kỹ nạn nhan đã từng bị ngừng thở, ngừng tim sau bỏng không vì có thể ngừng trở lại. Vết bỏng thường lẫn dị vật như đát, cát… do bị ngã, lại không được rửa ngay ( do bị sốc điện) nên nguy cơ nhiễm khuẩn, uốn ván cao. Xử trí vết thương bỏng do luồng điện cơ bản như bỏng nhiệt Tuy nhiên vết thương bỏng điện thường sâu tới gân cơ, xương khớp năng, hoại tử bỏng sâu và kín chu vi chi thể gây trạng thái garo, khó đánh giá hết tổn thương ngay mà phải đánh giá qua mỗi lần thay băng, cắt lọc hoại tử. PHẦN 2: CÔNG TÁC THAY BĂNG BỎNG [...]... ở vết bỏng, cắt bỏ hoại tử, rửa sạch vết thương bỏng - Đưa thuốc vào điều trị tại chỗ, bổ sung chẩn đoán Mục đích thay băng khác với mục đích xử trí tại chỗ vết thương bỏng kỳ đầu là "bổ sung": Bổ sung về kỹ thuật, bổ sung về chẩn đoán và bổ sung về điều trị B Yêu cầu: - Đảm bảo vô khuẩn, chống lây chéo, nhẹ nhàng tỷ mỷ - Chống đau đớn, không gây chẩy máu hoặc làm bong mảnh da ghép C Chỉ định thay băng: ... bột: Cao sến, cao soan trà, bột B76, bột a Boric 3 Thay băng sau mổ: - Ghép da mảnh: thay băng 1 ngày 1 lần, nếu sạch 2 ngày 1 lần - Ghép da WK: sau 7 ngày thay băng kỳ đầy, 9-12 ngày cắt chỉ - Chuyển vạt da: sau 5-7 ngày thay băng kỳ đầu - Ghép da ý: 3-4 ngày thay băng kỳ đầu, nếu nhiều dịch mủ 1-2 ngày/lần - Trụ Filatôp: 3-5 ngày thay băng kỳ đầu sau mổ ... thay băng: 1 Thay băng thường kỳ: - Tuỳ theo tình trạng vết thương, nếu vết thương diện rộng nhiều dịch mủ thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp ít mủ thay băng cách ngày a Đối với vết bỏng đã bôi thuốc tạo màng: - Nếu màng thuốc khô thì để tự khỏi - Nếu nhiễm trùng dưới màng thuốc thì dùng kéo cắt bỏ màng thuốc bị nhiễm trùng, rửa sạch = NMSL0,9% và đắp gạc thuốc vào vùng cắt màng b Đối với vết bỏng bôi... cho bỏng độ II, sạch không nhiễm khuẩn d Những quy định về vô khuẩn trong thay băng - Sau khi thay băng cho bệnh nhân, phải ngâm rửa lại tay, mỗi bệnh nhân phải dùng khẩu phần thay băng riêng để tránh lây chéo - Khẩu phần thay băng gồm: 2 khay quả đậu, 2 nỉa (1 nỉa có mấu, 1 nỉa không có mấu) 1 kéo cong, bông băng, gạc, thuốc vừa đủ, tất cả đều được hấp xấy vô trùng * Thứ tự bệnh nhân vào thay băng. .. thì không xử trí gì - Nếu ướt thì rửa sạch = NMSL0,9% và tiếp tục bôi thuốc đỏ để hở - Bôi thuốc để hở chỉ áp dụng cho các vị trí bỏng như: vùng mặt, bàn tay, tầng sinh môn; chỉ để hở đối với bỏng nông độ I, II c Đối với vết bỏng xử trí gì để tự khỏi - Nếu ướt dùng kéo cắt bỏ gạc bị ướt, rửa sạch và đắp 1 lớp gạc thuốc để bán hở - Bán hở: đặt 1 lớp gạc, không băng kín, vẫn quan sát được vết thương; chỉ... bệnh nhân cần xử trí đầu, bệnh nhân sau ghép da, tiếp theo là bệnh nhân có diện tích hẹp, ít dịch mủ rồi đến những bệnh nhân có vết bỏng rộng, cuối cùng là những bệnh nhân có nhiễm khuẩn nặng - Đưa bệnh nhân tới buồng băng, trừ bệnh nhân bỏng nặng, có bàn và kíp thay băng di động + Người hữu khuẩn: chuyển bệnh nhân đến buồng băng và chuyển bệnh nhân về buồng bệnh, dùng nỉa, kéo tháo băng và gạc ngoài... hoặc thuốc tím loãng cho ẩm gạc, giúp việc cho người vô trùng, băng bó vết thương đúng kỹ thuật * Kỹ thuật thay băng: - Dùng 2 nỉa nhẹ nhàng bóc lớp gạc bên trong ra, sao cho miếng gạc phải song song với mặt da Dùng nỉa có mấu cặp bông cầu đã vắt nước sao cho thiết diện của bông khi chấm vết thương được nhiều mà mũi nỉa không chạm vào vết thương - Chú ý không để gây chảy máu, ảnh hưởng đến mảnh da ghép,... thương được nhiều mà mũi nỉa không chạm vào vết thương - Chú ý không để gây chảy máu, ảnh hưởng đến mảnh da ghép, nếu mảnh da bong ra phải đặt lại - Dùng gạc cầu thấm nhẹ nhàng vết thương, lấy bỏ giã mạc, cắt bỏ hoại tử, rửa lại vết thương cho sạch, nếu thấy chảy máu phải đặt gạc tẩm dung dịch CaCl2 10%, hoặc nước muối ấm hay dung dịch Adrenalin pha - Đặt gạc thuốc hoặc bôi thuốc trực tiếp (thuốc theo chỉ... là vùng ghép da thêm 1 lớp gạc Parafin) Lớp gạc sau chờm lên lớp gạc trước 1 cm Độ dầy của gạc tuỳ thuộc vào sự tiết dịch, mủ của vết thương - Đối với mô hạt chuẩn bị ghép da không đắp dầu mỡ trực tiếp lên mô hạt từ 3-5 ngày trước khi mổ 2 Các thuốc thường sử dụng ở buồng băng: a Dạng dung dịch: - Gồm NMSL0,9%, Becberin 0,1%, a Bôric 3%, Nitrabạc 0,25%, 10% CuSO45%, Thuốc đỏ, cồn iod, nước nghệ ép, . XỬ TRÍ TẠI CHỖ VẾT THƯƠNG BỎNG KỲ ĐẦU CÔNG TÁC THAY BĂNG BỎNG PHẦN 1: XỬ TRÍ TẠI CHỖ VẾT THƯƠNG BỎNG KỲ ĐẦU. A. Mục đích: + Loại trừ các tác nhân gây bỏng còn lại ở vết bỏng, chất. định thay băng: 1. Thay băng thường kỳ: - Tuỳ theo tình trạng vết thương, nếu vết thương diện rộng nhiều dịch mủ thay băng hàng ngày, nếu diện hẹp ít mủ thay băng cách ngày. a. Đối với vết bỏng. hoại tử, rửa sạch vết thương bỏng. - Đưa thuốc vào điều trị tại chỗ, bổ sung chẩn đoán. Mục đích thay băng khác với mục đích xử trí tại chỗ vết thương bỏng kỳ đầu là "bổ sung": Bổ

Ngày đăng: 06/08/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan