Báo cáo khoa học: "TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ UY TÍN CỦA NGƯỜI ĐẢNG VIÊN TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG" pps

5 1.3K 9
Báo cáo khoa học: "TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ UY TÍN CỦA NGƯỜI ĐẢNG VIÊN TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG" pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ UY TÍN CỦA NGƯỜI ĐẢNG VIÊN TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG ThS. NGÔ THỊ LOAN Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng CSVN Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Sinh thời Người luôn quan tâm đến sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, trong đó công tác xây dựng Đảng được Người đặc biệt coi trọng bởi vì công tác này liên quan đến sự tồn vong của Đảng và dân tộc. Bài viết này nhằm làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về uy tín của người Đảng viên trong công tác xây dựng Đảng. Summary: Viet Nam Communist Party was founded and trained by Ho Chi Minh. He always cared about the revolution of Viet Nam in general, especially the work of building the Party because this work is connected closely with the existence and death of the Party and nation. This theme expresses the ideology of Ho Chi Minh about the prestige of the communist in building the Communist Party. I. ĐẶT VẤN ĐỀ MLN- VTKT Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, xây dựng và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã để lại cho chúng ta những di sản lớn, một phần quan trọng trong di sản quý báu đó là những luận điểm của Người về Đảng Cộng sản, về xây dựng Đảng. Những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng được hình thành qua từng thời kỳ, qua các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam, lại gắn với thực tiễn nên rất sống động, thiết thực và cụ thể, không chỉ cần cho hôm nay mà cả mai sau. II. NỘI DUNG Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt quyết định trong tiến trình cách mạng Việt Nam, là niềm vui lớn trong cuộc đời của Người. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo, xây dựng Đảng ta thành một Đảng Mácxít Lêninnít chân chính, đoàn kết, thống nhất, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đồng thời, Người đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ tư tưởng, lý luận cho cán bộ, đảng viên; chú ý đến công tác giáo dục tuyên truyền của Đảng, phương pháp công tác, lề lối làm việc. Người nghiêm khắc chỉ ra và phê phán những sai lầm, khuyết điểm của một số cán bộ đảng viên làm hại đến sự nghiệp kháng chiến và xây dựng đất nước như bè phái, địa phương, hẹp hòi, quân phiệt, vô tổ chức kỷ luật… Người rất chú trọng đến công tác cán bộ, đến vấn đề giáo dục tư cách đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên, về xây dựng Đảng ở các chi bộ, cách vận động quần chúng, nhất là tinh thần phê và tự phê. Người nhắc nhở cán bộ đảng viên phải luôn luôn tu dưỡng để trở thành người đảng viên tốt bằng cách “nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Trong tiến trình phát triển cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện ra những thói hư tật xấu nảy sinh trong không ít cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền. Người chỉ rõ những căn bệnh như cậy quyền thế, hủ hoá, địa vị, công thần, tập trung vào ba căn bệnh lớn là tham ô, lãng phí, quan liêu, bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra. Đó cũng là nguy cơ của Đảng cầm quyền, đồng thời Người cũng đề ra những phương pháp để khắc phục những căn bệnh đó. Ngay từ những năm đầu hoà bình, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã thấy rõ những khó khăn cần khắc phục để xây dựng một xã hội mới phù hợp với tình hình mới, bởi vì theo Hồ Chí Minh: “Bản thân mọi người chúng ta đều chịu ảnh hưởng của xã hội cũ hoặc nhiều, hoặc ít. Cho nên trong người chúng ta hoặc nhiều, hoặc ít không tránh khỏi cái Ác, như tự đại, tự kiêu, tự tư, tự lợi. Nhưng với sự giúp đỡ giáo dục của Đảng và Chính phủ, thì cái Ác trong mình chúng ta ngày càng bớt, cái Thiện ngày càng tăng” (1). MLN- VTKT Thiết kế một xã hội mới, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý xây dựng mẫu người Đảng viên uy tín điển hình, mẫu con người xã hội chủ nghĩa có đủ khả năng xây dựng một xã hội mới-xã hội chủ nghĩa. Người nói: “Cần phải xác định rõ bất kỳ lao động nào ích nước, lợi dân đều vẻ vang cả. Cần gạt bỏ tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, vì tư tưởng cá nhân chủ nghĩa đẻ ra nhiều cái xấu như lười biếng, tham ô, đòi hưởng thụ, kèn cựa, địa vị… Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì cần có con người xã hội chủ nghĩa” (2). Uy tín của người đảng viên cũng như viên ngọc sáng luôn luôn phải gìn giữ, phải như con ngươi của mắt mình và nếu: “Một dân tộc, một Đảng, và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định ngày hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” (3). Hồ Chí Minh là người đã từng trải nên rất hiểu thực trạng con người Việt Nam trong những năm đầu của cách mạng, trong điều kiện khách quan, chủ quan, trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới chúng ta vấp phải không ít những khó khăn: “Vì việc học tập chủ nghĩa còn kém, cho nên tư tưởng của người cán bộ và đảng viên chưa thuần thục, trình độ lý luận còn non nớt”. “Vì vậy, học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận, chỉnh đốn tổ chức – là những việc cần kíp cuả Đảng” (4). Để cho uy tín người đảng viên luôn luôn được sống mãi trong lòng quần chúng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác giáo dục thường xuyên cho mỗi đảng viên, ngay từ những ngày đầu cách mạng, Người luôn luôn nhắc nhở mỗi đảng viên: “Đảng viên: Cần phải rửa sạch những thói hẹp hòi, phô diễn tự đại, ỷ lại, lười biếng, nhút nhát, hủ hoá. Cần phải kỷ luật, hoạt bát, siêng năng, dũng cảm, có sáng kiến, luôn kiểu mẫu. Trước hết phải ăn ở làm sao cho dân phục, dân yêu, dân nghe” Trong Báo cáo chính trị của mình, Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giáo dục lý luận chính trị cho mỗi đảng viên của mình. Bằng cách đó người đảng viên luôn được tu dưỡng, uy tín của của người đảng viên ngày càng được nâng cao: “Đảng phải tìm cách giáo dục chủ nghĩa cho phổ biến, để nâng cao tư tưởng chính trị của đảng viên. Phải phát triển lối làm việc tập thể. Phải củng cố mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng. Phải đề cao tinh thần kỷ luật, tinh thần nguyên tắc, tinh thần đảng của mỗi đảng viên. Phải mở rộng phong trào phê bình và tự phê bình ở trong Đảng, ở các cơ quan, các đoàn thể, trên các báo chí cho đến nhân dân, từ trên xuống dưới và từ dưới lên. Sau hết là Đảng phải có sự kiểm tra chặt chẽ” (4). Theo Hồ Chí Minh, để có được mẫu hình người đảng viên chân chính được quần chúng yêu thì mỗi đảng viên không những cần học tập chính trị mà còn cần học tập kiến thức chuyên môn nghiệp vụ: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh, Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt. Muốn xây dựng chi bộ “Bốn tốt” thì phải bồi dưỡng lập trường vô sản cho đảng viên. Muốn có lập trường vô sản vững chắc, thì đảng viên phải có ý thức giai cấp, đồng thời phải có lý luận cách mạng. Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập trường giai cấp vững vàng. Vì vậy, các cô, các chú phải chịu khó học tập lý luận Mác-Lênin, học tập đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời phải học tập văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ”. (5) MLN- VTKT Đối với Hồ Chí Minh việc giáo dục đảng viên là công việc rất quan trọng và phải giáo dục thường xuyên bởi vì: “Đảng viên tốt thì chi bộ mới tốt. Muốn đảng viên tốt thì chi bộ phải thường xuyên giáo dục mỗi đồng chí. Nhiệm vụ của đảng viên là gì? Tư cách của đảng viên như thế nào? Đồng thời giúp đảng viên hàng ngày tự kiểm điểm mình. Trong việc giáo dục đảng viên, Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm giáo dục đạo đức người đảng viên, Người viết: “Người đảng viên, người cán bộ tốt, muốn trở thành người cách mạng chân chính không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt ngày càng thêm”. Nói tóm lại, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm – đó chính là phẩm chất quan trọng của mỗi cán bộ, đảng viên. Để góp phần giữ gìn và nâng cao uy tín của người đảng viên, theo Hồ Chí Minh báo chí cũng có đóng góp to lớn. Tờ báo của Đảng có nhiệm vụ làm cho tư tưởng và hành động thông suốt và thống nhất. Đảng ta mạnh vì Đảng ta tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, suốt từ trên xuống dưới. Hồ Chí Minh nói: “Nếu cứ cắm đầu làm việc, mà không xem, không nghiên cứu báo Đảng, thì khác nào nhắm mắt đi đêm, nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc. Vì vậy, cán bộ trong Đảng, ngoài Đảng, toàn thể đảng viên và cốt cán cần phải xem báo Đảng”. Uy tín của người đảng viên có được còn do mỗi đảng viên tích cực xây dựng Đảng vững mạnh để thực hiện mục tiêu cao cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta vào Đảng là để hết lòng hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm tròn nhiệm vụ của người đảng viên” (5). Để xây dựng một Đảng kiểu mới vững mạnh, rất cần những đảng viên kiểu mới có uy tín, được giáo dục đầy đủ lý luận chính trị, Người viết: “Xây dựng Đảng có 3 mặt: Tư tưởng, chính trị và tổ chức. Về tư tưởng, nhất định phải học tập lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin… giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là một việc quan trọng nhất của Đảng, phải kiên quyết chống cái thói xem nhẹ tư tưởng. Để nâng cao trình độ lý luận và chính trị thì mỗi đảng viên phải luôn luôn thực hành, thực thà phê bình và tự phê bình. Đảng thì dùng cách chỉnh Đảng, chỉnh huấn để giáo dục đảng viên. Nâng cao trình độ lý luận và chính trị, cải tạo mình là một việc trường kỳ và gian khổ. Nhưng đó là một công tác chủ chốt trong việc xây dựng Đảng mà mỗi đảng viên phải cố gắng. “Đảng phải giữ vững chế độ dân chủ tập trung. Phải luôn chỉnh đón tổ chức, loại bỏ những phần tử xấu ra khỏi Đảng. Phải bồi dưỡng, lựa chọn và dùng cán bộ Đảng một cách đúng đắn” (6). “Đảng là gồm các đảng viên mà tổ chức nên. Mọi công việc Đảng đều do đảng viên làm. Mọi nghị quyết Đảng đều do đảng viên chấp hành. Mọi chính sách Đảng đều do đảng viên mà thấu đến quần chúng. Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắng thực hiện. Vì vậy, Đảng cần phải làm cho các thành phần đảng viên trong sạch, phải bồi dưỡng và hấp thụ vào Đảng những người tốt trong giai cấp lao động. Phải nâng cao trình độ lý luận và chính trị của đảng viên. Phải phát triển tính hăng hái và hoạt động chính trị của đảng viên. MLN- VTKT Vì những lẽ ấy, mà lựa chọn đảng viên là nền tảng của tổ chức Đảng” (6). Theo Hồ Chí Minh, đối với những người đảng viên “bốn tốt” giữ vững được uy tín của mình, Người tin tưởng và khẳng định: “Mỗi đảng viên phải là một chiến sỹ tích cực, gương mẫu, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng và nhân dân. Mỗi chi bộ ta phải là một hạt nhân vững chắc, lãnh đạo đồng bào thi đua yêu nước, cần kiệm xây dựng nước nhà. Mỗi cấp uỷ Đảng phải là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy phong trào cách mạng sôi sục tiến lên” (7). Rất tiếc, những điều Hồ Chí Minh dạy, không phải dễ thực hiện, nhiều đảng viên đã vì quyền lợi trước mắt mà đánh mất uy tín của mình đã có từ khi lựa chọn con đường phấn đấu vì chủ nghĩa cộng sản. Là người trực tiếp sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã cảnh báo những nguy cơ có thể ảnh hưởng tới uy tín người đảng viên: “…Những sai lầm của đảng viên là xa cán bộ ngoài Đảng; khi nói chuyện phải bàn bạc thì ra mặt làm thầy; việc không biết lại giấu dốt, đối đãi với anh em thì khách sáo, không chân thành, thật thà…”. “Đảng viên thì phải dựa vào nhân dân mà xây dựng Đảng. Tức là: hết lòng ra sức phụng sự nhân dân, tin tưởng vào lực lượng của nhân dân, học hỏi nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân và không một phút nào xa rời nhân dân, cùng nhân dân kết thành một khối. Chống bộp chộp, nóng nảy, quan liêu, mệnh lệnh. Như vậy thì nhất định được nhân dân ủng hộ và việc gì to mấy, khó mấy cũng làm nên” (6). Theo Hồ Chí Minh, để tránh những nguy cơ trên, nâng cao uy tín của người đảng viên “Đảng đòi hỏi đảng viên phải: học hiểu lý luận, chính sách, tình hình trong nước và trên thế giới để giáo dục cho quần chúng. Phải học hiểu nghề nghiệp chuyên môn mà Đảng và Chính phủ giao cho mình phụ trách. Phải có tinh thần hy sinh cho cách mạng, có tinh thần trách nhiệm để vượt qua khó khăn. “Đảng viên và cán bộ phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Phải nắm vững chính sách của Đảng và của Chính phủ, đi đúng đường lối quần chúng như thế mới xứng đáng là đảng viên và cán bộ của Đảng, như thế mới lãnh đạo được quần chúng” (6). III. KẾT LUẬN Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng, mỗi cán bộ đảng viên trong Đảng luôn tu dưỡng, rèn luyện lập trường tư tưởng vô sản và phẩm chất đạo đức cách mạng, nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa, nội dung và mục đích của công tác xây dựng Đảng. Nếu mỗi cán bộ đảng viên thực hiện được điều đó thì uy tín của đảng viên mãi mãi trường tồn trong lòng nhân dân, trong lòng dân tộc. Xứng đáng là công bộc của dân, là người đầy tớ trung thành của nhân dân để đưa con thuyền cách mạng dân tộc Việt Nam đến đích thắng lợi. Tài liệu tham khảo [1]. Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khoá II, Trường Đại học nhân dân Việt Nam, ngày 8.12.1956. [2]. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, NXB Chính trị Quốc gia, 1996, tr.303. [3]. Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách “Người tốt, việc tốt”, 6/1968. MLN- VTKT [4]. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (11/2/1951). [5]. Bài nói ở lớp huấn luyện đảng viên mới, 14/5/1966. [6]. Thường thức chính trị, 1953. [7]. Diễn văn bế mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao động Việt Nam, 10.9.1960♦ . TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ UY TÍN CỦA NGƯỜI ĐẢNG VIÊN TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG ThS. NGÔ THỊ LOAN Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng CSVN Khoa Lý luận chính trị Trường. coi trọng bởi vì công tác này liên quan đến sự tồn vong của Đảng và dân tộc. Bài viết này nhằm làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về uy tín của người Đảng viên trong công tác xây dựng Đảng. Summary:. Trong Báo cáo chính trị của mình, Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giáo dục lý luận chính trị cho mỗi đảng viên của mình. Bằng cách đó người đảng viên luôn được tu dưỡng, uy tín của của người

Ngày đăng: 06/08/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan