Báo cáo khoa học: "VAI TRÒ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI SAU 20 NĂM ĐỔI MỚI" potx

4 486 2
Báo cáo khoa học: "VAI TRÒ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI SAU 20 NĂM ĐỔI MỚI" potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VAI TRÒ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI SAU 20 NĂM ĐỔI MỚI ThS. NGUYỄN THẾ TẤN Bộ môn Đường lối CM của Đảng CSVN Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó thừa nhận sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần. Bài báo trình bày vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sau 20 năm đổi mới, trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Summary: VietNam’s communist party mitiated and led the national reforms in all social aspects, in which, the existence and development of the multi – sectoral economy were acknowledged. The article presents some achievements of the economic sector with foreig investment after 20 years reforms in the multi – sectoral economy of VietNam. I. ĐẶT VẤN ĐỀ MLN- VTKT Một trong những nguyên nhân quan trọng đem đến sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước là Đảng ta đã nắm vững và vận dụng sáng tạo, phù hợp những nguyên lý của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình đổi mới, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, kết hợp chặt chẽ đổi mới kinh tế với từng bước đổi mới chính trị. Trong đổi mới kinh tế, Đảng thực hiện nhất quán chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy tiềm năng to lớn của các thành phần kinh tế, trong đó có vai trò quan trọng của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. II. NỘI DUNG Trước Đại hội VI (12/1986), nền kinh tế XHCN ở nước ta chỉ được thừa nhận chủ yếu có chế độ công hữu với hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Đến Đại hội VI, Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, trong đó thừa nhận các yếu tố của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các Đại hội lần thứ VII (6/1991), lần thứ VIII (6/1996) của Đảng, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa được phân định là một thành phần kinh tế riêng biệt, lúc này được thể hiện trong thành phần kinh tế tư bản Nhà nước và các thành phần kinh tế dưới dạng đan xen nhau. Thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước, cùng với vai trò ngày một tăng của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu GDP, Đại hội IX của Đảng (4/2001) xác định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế độc lập, cần phải "tạo điều kiện cho kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại tạo thêm nhiều việc làm "[1,99]. Đại hội X của Đảng (4/2006), tiếp tục khẳng định "Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trong của nền kinh tế Việt Nam, được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh” [2,238] cần phải "Tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta" [2,238]. Như vậy, từ chỗ phủ nhận sự tồn tại, đến chỗ thừa nhận và coi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế độc lập, thể hiện sự nhận thức và đánh giá đúng bản chất, vai trò của thành phần kinh tế này trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Để tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này phát triển, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện, đa dạng hoá hình thức và cơ chế đầu tư, bảo đảm tính thống nhất, ổn định, minh bạch và ngày càng hấp dẫn trong chính sách đầu tư nước ngoài, chú trọng phát triển các hình thức tổ chức kinh tế đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữa trong nước và ngoài nước. Thực tiễn và thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước đã khẳng định vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên một số lĩnh vực sau. MLN- VTKT Một là, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào phát triển chung của kinh tế - xã hội nước ta trong những năm đổi mới. Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hoạt động đầu tư đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất. Về tăng trưởng kinh tế, từ khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta vào loại cao trong khu vực, các năm sau đều cao hơn năm trước: 5 năm 1986 - 1990, GDP tăng bình quân 4,4% năm; 1991 - 1995 là 8,2% năm; 1996 - 2000 là 7% năm; 2001 -2005 là 7,51% năm. Để có được tăng trưởng trên là có sự đóng góp quan trọng từ hoạt động đầu tư nước ngoài: "Giai đoạn 1991-1997, vốn đầu tư nước ngoài bao gồm cả vốn ODA đã chiếm hơn 40% vốn đầu tư xã hội, bình quân hàng năm vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên 2 tỷ USD, chiếm khoảng 13 - 15% tổng vốn đầu tư xã hội. Hàng năm, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tạo ra doanh thu tăng khoảng 24% năm, kim ngạch Xuất khẩu tăng 22% năm. Doanh thu những năm 1991 -1995 khoảng 4 tỷ USD, giai đoạn 1996 - 2000 là 27 tỷ USD tăng gấp 6.7 lần. Tính chung từ năm 1988 - 2004, vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra khoảng 14,3% tổng GDP của cả nước" [3.200; 201]. Dưới tác động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thông qua các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp dưới hình thức 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, liên kết, nước ta đã hình thành các ngành công nghiệp mới mà trước kia hầu như chưa có như: khai thác dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghiệp xe máy, công nghiệp điện tử với tỷ lệ nội địa hoá trong quá trình sản xuất ngày càng cao. Trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, đầu tư nước ngoài đã tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ hiện đại vào Việt Nam, góp phần đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao, từng bước làm chủ các công nghệ hiện đại. Nước ta đi lên xây dựng từ một xuất phát điểm thấp kém, một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Trước đây, do nhiều nguyên nhân từ khách quan và chủ quan, cơ cấu kinh tế ở nước ta chưa hợp lý, chưa phát huy được thế mạnh vốn có của đất nước. Hoạt động đầu tư nước ngoài, sự xuất hiện kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong cơ cấu ngành kinh tế, đã từng bước phù hợp giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Đầu tư nước ngoài đã tác động làm chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế, xuất hiện các vùng kinh tế trọng điểm, tập trung chủ yếu các hoạt động đầu tư, đó là: Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận chiếm 48,8% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng là 25,8%. Việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm kéo theo sự thay đổi đáng kể về tình hình kinh tế xã hội ở các nơi đó; sự dịch chuyển lao động, xuất hiện các đô thị mới hiện đại; cơ cấu dân cư, ngành nghề thay đổi. Đầu tư nước ngoài cũng tác động đến cơ cấu kinh tế, khi các nhà đầu tư hướng vào một lĩnh vực cụ thể, tất yếu sẽ diễn ra sự tập trung vốn, công nghệ và từ đó thúc đẩy lĩnh vực đó phát triển. MLN- VTKT Hai là, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tác động đến sự phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự tác động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta được thông qua bằng các hoạt động đầu tư. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng luôn luôn khẳng định thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, đảm bảo định hướng XHCN. Trên lĩnh vực kinh tế, điều quan trọng nhất là phải xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng, khu vực kinh tế XHCN phải giữ được vai trò chủ đạo. Nhằm thực hiện các mục tiêu của công cuộc đổi mới, trên lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, hệ thống pháp luật đầu tư của nước ta từng bước được sửa đổi, phù hợp các thông lệ quốc tế, từ đó tạo ra khả năng thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài. Kết quả đầu tư nước ngoài đã tác động đến kinh tế vĩ mô, giúp chính phủ chủ động trong việc bố trí ngân sách trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và giải quyết các mục tiêu xã hội, điều này thể hiện rõ trong việc đóng góp vào GDP chung của đất nước. "Năm 1993, tỷ lệ của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP là 3,6%, năm 2004 là 15,2%, năm 2005 là 18%. Đầu tư nước ngoài đã tăng thu ngân sách Nhà nước thông qua việc đóng thuế và phí: Năm 2001 số thu ngân sách của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 7%, năm 2002 chiếm 8%, năm 2003 chiếm 9%, năm 2004 chiếm 10%" [3.310]. Đầu tư nước ngoài còn góp phần quan trọng vào việc gia tăng tốc độ của kim ngạch xuất khẩu, làm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và giảm xuất khẩu sản phẩm thô và tài nguyên, tác động tích cực đến cân đối lớn của các nền kinh tế quốc dân, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Trước đây, trên lĩnh vực kinh tế chúng ta đã vi phạm các quy luật kinh tế, xây dựng quan hệ sản xuất quá tiến bộ, đi trước một bước, trong khi lực lượng sản xuất hết sức thấp kém. Quá trình đổi mới Đảng và Nhà nước đã thực hiện một loạt các chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm khơi dậy các nguồn lực của đất nước, phát triển lực lượng sản xuất từng bước phù hợp với quan hệ sản xuất mới. Trên ý nghĩ đó, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tác động đến phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN thông qua việc phát triển lực lượng sản xuất. Đầu tư nước ngoài đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, công nghệ mới, phương thức kinh doanh mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ người lao động, đưa nền kinh tế từng bước chuyển biến theo hướng một nền kinh tế thị trường hiện đại, định hướng XHCN. Hoạt động đầu tư nước ngoài còn tác động tích cực vào việc phát triển các khu vực kinh tế trong nước, góp phần phát triển một nền kinh tế đa sở hữu. Ba là, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tác động đến quan hệ đối ngoại và quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Công cuộc đổi mới của nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động lớn, nhưng xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia vẫn là xu thế chủ đạo, điểm nổi bật là xu hướng liên kết kinh tế. Các nước trên thế giới đều coi trọng, ưu tiên hợp tác để phát triển kinh tế. Nước ta trong quá trình thực hiện đổi mới cần phải phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đưa Việt Nam vào ngôi nhà chung của thế giới, phát triển đi lên. Thành tựu của ngoại giao và quá trình hội nhập quốc tế của nước ta có vai trò quan trọng từ các hoạt động đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Từ sau năm 1986, cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, nước ta đã từng bước tạo lập những điều kiện kinh tế và cơ sở pháp lý cho việc liên kết, hợp tác kinh tế với các nước. Sau khi Nhà nước ban hành luật đầu tư nước ngoài tháng 12 -1987, với nhiều lần bổ sung sửa đổi, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài phát triển. Hoạt động trên lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ đến xu thế hội nhập, mở cửa của nước ta với quốc tế. Mặt khác, chính đòi hỏi của xu thế hội nhập, của môi trường đầu tư thuận lợi, đã đặt ra cho các nước cần phải cải thiện quan hệ chính trị, ngoại giao, tiến tới bình thường hoá quan hệ ngoại giao, hướng tới mục tiêu chung cùng ổn định và phát triển. MLN- VTKT Tác động của đầu tư nước ngoài cùng với các hoạt động khác về chính trị, ngoại giao, văn hoá của nhà nước ta, đã quyết định đến việc bình thường hoá với các nước lớn và các tổ chức quốc tế trên thế giới, đó là các sự kiện: Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ (7-1995); gia nhập ASEAN (7-1995); ký hiệp định về hợp tác với Liên minh châu Âu EU (7-1995), và thiết lập quan hệ với tất cả các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như: Ngân hàng thế giới WB (1993) quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993); APEC (11 -1998); WTO (11 -2006). Từ chỗ bị bao vây cấm vận, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới; có quan hệ ngoại giao với 169 nước, quan hệ kinh tế thương mại với trên 180 nước và vùng lãnh thổ, quan hệ đầu tư với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ. III. KẾT LUẬN Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, thông qua các hoạt động đầu tư nước ngoài, nước ta đã từng bước hình thành một thành phần kinh tế độc lập, riêng biệt, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh các mặt tích cực, hoạt động đầu tư nước ngoài hiện nay còn một số tồn tại, hạn chế như: Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ trong quá trình đầu tư, vấn đề tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chậm được giải quyết, sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ Nước ta cần phải tiếp tục phát huy các thành tựu đạt được, khắc phục dần các hạn chế, để đưa hoạt động đầu tư nước ngoài, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động lành mạnh, hiệu quả, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tài liệu tham khảo [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2001. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. [3]. Nguyễn Bích Đạt: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006♦ . của nền kinh tế nhiều thành phần. Bài báo trình bày vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sau 20 năm đổi mới, trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Summary: VietNam’s. các thành phần kinh tế với nhau, giữa trong nước và ngoài nước. Thực tiễn và thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước đã khẳng định vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. MLN- VTKT Hai là, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tác động đến sự phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự tác động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế thị

Ngày đăng: 06/08/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan