Báo cáo khoa học: "CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐI VÀO CUỘC SỐNG" doc

3 259 1
Báo cáo khoa học: "CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐI VÀO CUỘC SỐNG" doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐI VÀO CUỘC SỐNG ThS. TRẦN THỊ LAN HƯƠNG A Bộ môn Vận tải đường bộ và thành phố Khoa Vận tải – Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa (GTĐTNĐ) là vấn đề cần được quan tâm thường xuyên. Bài báo đưa ra một số các giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo trật tự an toàn GTĐTNĐ Việt Nam. Summary: Inland warterway traffic safety is a regularly needed issue. The article shows some major solutions to control traffic safety of Vietnammeses inland warterway I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vận tải đường thủy nội địa là phương thức vận tải ra đời sớm nhất so với các phương thức vận tải khác như vận tải hàng không, vận tải sắt và vận tải đường bộ. đối với người dân Việt Nam thì dòng sông, bến nước, con đò đã trở nên rất thân quen Qua các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam và qua từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam vận tải thủy đã có những đóng góp vô cùng to lớn, đã lập nên những chiến công vĩ đại đi vào lịch sử của dân tộc ta. Ngày nay, vận tải thủy nội địa vẫn có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các vùng miền trong cả nước. KTVT Tuy nhiên, những năm qua do việc đầu tư cơ sở hạ tầng GTĐTNĐ còn hạn chế, nhất là việc cải tạo, nâng cấp hệ thống cảng bến cũng như thiết bị bốc xếp đã làm hạn chế đáng kể khả năng khai thác của vận tải thủy nội địa. Bên cạnh đó, do tác động của cơ chế thị trường đã làm gia tăng đáng kể số lượng phương tiện vận tải thủy và các bến bãi làm cho hoạt động của vận tải thủy nội địa càng thêm phức tạp. Đây chính là đối tượng gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý đảm bảo trật tự an toàn GTĐTNĐ. II. NỘI DUNG Trong thời gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông từ trung ương đến địa phương được thực hiện thường xuyên, mạnh mẽ, các chuyên mục của trang ATGT được duy trì thường xuyên như: "Chuyện dọc đường", "Quản lý giao thông", "Giúp bạn đi đường" Nhìn chung, công tác tuyên truyền qua báo chí đã thể hiện sự quan tâm của các cấp đến trật tự an toàn giao thông. Tuy vậy, số người vi phạm luật giao thông vẫn chưa hạn chế đáng kể, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên. Những con số ở bảng dưới đây cho thấy tai nạn giao thông trong những năm gần đây tuy có giảm nhưng thực sự chưa đáng kể vì số vụ tai nạn và số người chết, số người bị thương vẫn còn nhiều. Trong số các vụ tai nạn giao thông nói chung cả đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa thì có đến trên 80% là do người điều khiển phương tiện không chấp hành đúng luật giao thông. Đây là vấn đề nhức nhối cho các nhà quản lý và cho toàn xã hội. Để hạn chế tai nạn giao thông cần phải có những biện pháp cụ thể trong đó việc giáo dục luật giao thông cho người dân là thiết thực nhất. Đối với vận tải thủy nội địa tuy số vụ tai nạn và số người chết, số người bị thương chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa tính trên tổng số phương tiện tham gia hoạt động cũng không phải nhỏ. Bảng 1. Tai nạn giao thông 2005 - 2007 Năm Số vụ So với năm trước Số người chết So với năm trước (%) Số người bị thương So với năm trước (%) 2005 14643 -16,7% 11507 -5,7% 12013 -22,1% 2006 14668 0,17% 12719 10,72% 11183 -6,1% 2007 14595 -0,52% 13134 3,23% 10530 -6,56% Bảng 2. Tai nạn giao thông đường bộ 2005 - 2007 Năm Số vụ So với năm trước Số người chết So với năm trước (%) Số người bị thương So với năm trước (%) 2005 14141 -16,4% 11184 -4,7% 11760 -22,3% 2006 14161 0,14% 12373 10,63% 11097 -5,7% 2007 13985 -1,24% 12800 3,45% 10266 -7,49% KTVT Bảng 3. Tai nạn giao thông đường sắt 2005 - 2007 Năm Số vụ So với năm trước Số người chết So với năm trước (%) Số người bị thương So với năm trước (%) 2005 273 -25,6% 159 -3,6% 231 -0,4% 2006 292 6,9% 136 -14,4% 158 -34,4% 2007 379 29,79% 169 20,71% 237 50,0% Bảng 4. Tai nạn giao thông đường thủy nội địa 2005 - 2007 Năm Số vụ So với năm trước Số người chết So với năm trước (%) Số người bị thương So với năm trước (%) 2005 229 -27,3% 164 -45,8% 22 -26,6% 2006 215 -5,7% 210 28,0% 18 -18,2% 2007 213 -0,56% 165 -21,5% 27 50% Nguồn: UBATGT Quốc gia Việt Nam tháng 6 - 2008 Để đảm bảo trật tự an toàn GTĐTNĐ ngày 15/6/2004 quốc hội nước CHXHCNVN khóa XI, kỳ họp thứ 5 đã thông qua luật GTĐTNĐ. Luật gồm 9 chương, 103 điều. Luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005. Ngoài ra còn có nghị định, nghị quyết của chính phủ, chỉ thị, quyết định của thủ tướng chính phủ, các văn bản hướng dẫn pháp luật về trật tự an toàn giao thông của Bộ, ngành. Luật đã được ban hành nhưng những người tham gia giao thông vẫn vi phạm luật. Có tình trạng như vậy là do nhiều nguyên nhân như: do ý thức, do trình độ thấp không tiếp cận với báo chí Vì vậy, việc đưa luật GTĐTNĐ đến được với người dân là việc làm cấp thiết với các giải pháp chủ yếu sau: Thứ nhất: Phải nhìn nhận một thực tế là các phương tiện thông tin đại chúng khi tuyên truyền luật giao thông thì chủ yếu là tuyên truyền cho phương thức vận tải đường bộ còn vận tải thủy nội địa thì chưa được chú trọng. Vì vậy, các phương tiện thông tin đại chúng cần có chương trình tuyên truyền cho luật GTĐTNĐ sao cho dễ nhớ, và luật sẽ dần dần đến được với người dân. Thứ hai: Người dân sống với sông nước trình độ dân trí không cao, có một số người không biết chữ vì họ sống trên thuyền nay đây, mai đó nhưng họ vẫn điều khiển phương tiện vận tải thủy nội địa, trong đó có cả phương tiện có động cơ và không có động cơ. Nhiều người không có chứng chỉ chuyên môn vì vậy các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tổ chức các hội nghị tại các xã phường ven sông để tuyên truyền phổ biến luật GTĐTNĐ cùng các văn bản hướng dẫn thực hiện tới các tầng lớp nhân dân. Kịp thời phổ biến các quy định mới trong công tác đăng ký, đăng kiểm, đào tạo thuyền viên đến các cơ quan đơn vị, cá nhân có nhu cầu sử dụng phương tiện thủy nội địa. KTVT Thứ ba: Trong các vụ tai nạn giao thông cũng như vi phạm luật giao thông nói chung thì ý thức người tham gia giao thông chiếm một tỷ trọng lớn vì vậy phải nâng cao ý thức của người tham gia giao thông bằng cách xây dựng các điển hình làm tốt trong hoạt động GTĐTNĐ để học tập và nhân rộng điển hình. đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm. III. KẾT LUẬN Để thực hiện tốt ba giải pháp chủ yếu nêu trên thì phải có sự phối hợp tốt giữa các cấp các ngành và đặc biệt là chính quyền địa phương như quận, huyện, xã, phường ven sông có trách nhiệm trong công tác quản lý và giữ gìn đảm bảo trật tự an toàn GTĐTNĐ trên các địa bàn. Chỉ khi nào chính quyền cơ sở thực sự quan tâm đến công tác quản lý trật tự an toàn GTĐTNĐ thì luật GTĐTNĐ mới thực sự đi vào cuộc sống của ngời dân vùng sông nước. Tài liệu tham khảo [1]. “Cánh Buồm” tạp chí ngành đường thủy nội địa Việt Nam số 121 - 122 năm 2006. [2]. Luật Giao thông Đường Thủy nội địa. Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.♦ . CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐI VÀO CUỘC SỐNG ThS. TRẦN THỊ LAN HƯƠNG A Bộ môn Vận tải đường bộ và thành phố Khoa Vận tải – Kinh tế Trường Đại học Giao thông. tham khảo [1]. “Cánh Buồm” tạp chí ngành đường thủy nội địa Việt Nam số 121 - 122 năm 2006. [2]. Luật Giao thông Đường Thủy nội địa. Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.♦ . số các vụ tai nạn giao thông nói chung cả đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa thì có đến trên 80% là do người đi u khiển phương tiện không chấp hành đúng luật giao thông. Đây là vấn

Ngày đăng: 06/08/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan