Báo cáo khoa học: "quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp" pot

7 238 0
Báo cáo khoa học: "quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp" pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp TS. nguyễn đăng quang Bộ môn Kinh tế Bu chính Viễn thông Khoa Vận tải Kinh tế Trờng Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Rủi ro l một thnh phần cơ bản trong bất kỳ hoạt động kinh doanh no. Vì vậy đối với các doanh nghiệp cần phải có sự nhìn nhận đúng đắn về rủi ro v có những biện pháp quản lý rủi ro nhằm hạn chế tác động rủi ro để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Summary: Risk are unavoidable in any business. Thus, enterprises should be fully awaru of risks and have methods for risk management in order to restrict risks and promote efficiency in business opportunities. i. đặt vấn đề Trong hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu t của các doanh nghiệp luôn gắn liền với những rủi ro. Rủi ro xảy ra ngoài ý muốn và có thể làm thiệt hại về vật chất và tinh thần cho doanh nghiệp. Nó có thể đẩy doanh nghiệp vào tình hình khó khăn và có khả năng bị giải thể hoặc phá sản. Vì vậy cần phải hiểu một cách thấu đáo về rủi ro và và có những biện pháp quản lý rủi ro để hạn chế tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong phạm vi bài báo này chúng tôi muốn đề cập tới vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể chủ động có những biện pháp nhằm quản lý tốt rủi ro nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. CB A ii. một số vấn đề chung về rủi ro 2.1. Khái niệm rủi ro Trớc khi đi vào khái niệm cụ thể về rủi ro cần phân biệt sự khác nhau giữa rủi ro và sự bất định. Về sự bất định ngời ta thờng đề cập tới khi mà không thể nói trớc đợc là cái gì sẽ xảy ra trong tơng lai. Còn rủi ro - đấy không chỉ đơn giản là sự bất định, mà đó là một tình huống cần phải để mắt tới khi tiến hành một hành động này hay một hành động khác, bởi vì nó có thể ảnh hởng đến của cải vật chất của con ngời. Nh vậy, sự bất định là điều kiện cần, nhng cha phải là điều kiện đủ của rủi ro. Mỗi một tình huống rủi ro đều là sự bất định, mặc dù sự bất định có thể tồn tại mà không có rủi ro. Trong nhiều trờng hợp, liên quan đến rủi ro, kết quả xác suất của một sự kiện có thể đơn giản đợc xác định là lỗ hay lãi. Thông thờng, ngời ta cho rằng, rủi ro - đó là khả năng bị thiệt hại, chứ không phải là khả năng thu đợc lợi nhuận. Tuy nhiên tồn tại những trờng hợp mà không thể xác định một cách chính xác là có thu nhập hay bị thiệt hại. Nh vậy, trong một số trờng hợp, bất kỳ một sự chênh lệch nào so giá trị mong đợi đều không mong muốn và kéo theo hao tổn chi phí. Không chấp nhận rủi ro: Không chấp nhận rủi ro - đó là một đặc tính của con ngời trong trờng hợp liên quan đến rủi ro. Đấy là biện pháp chuẩn bị của con ngời trả một khoản chi phí nhất định để giảm bớt mức độ rủi ro mà họ gặp phải. Những ngời không muốn rủi ro, thờng đánh giá phơng án dung hoà giữa việc bỏ ra một khoản chi phí để giảm rủi ro và đợc lợi từ việc làm đó, u tiên chấp nhận phơng án ít rủi ro hơn với từng đó chi phí. Chẳng hạn, nếu một nhà đầu t nào đó chấp nhận đầu t với lãi suất thấp để có thể tránh đợc rủi ro, thì có thể lựa chọn trái phiếu chính phủ, bởi vì trong trờng hợp này mức lãi suất sẽ tơng đối ổn định và có thể dự đoán đợc. Khi lựa chọn các phơng án đầu t có cùng sức sinh lời mong đợi nh nhau, với bản tính của con ngời là tránh rủi ro, ngời ta sẽ lựa chọn phơng án có mức độ rủi ro thấp hơn. 2.2. Các loại rủi ro đối với doanh nghiệp Các doanh nghiệp và công ty là một tổ chức có chức năng cơ bản là bán hàng và cung cấp dịch vụ. Hầu nh tất cả các loại hình kinh doanh của công ty đều liên quan đến các loại rủi ro khác nhau. Rủi ro là một thành phần cơ bản của bất kỳ một công việc kinh doanh nào. Các loại rủi ro trong kinh doanh của công ty đợc sinh ra bởi tất cả các đối tợng của công ty, những ai có liên quan đến hoạt động của công ty: các cổ đông, khách hàng, chủ nợ, nhà cung cấp, nhân viên và chính phủ. Trong đó, công ty với sự giúp đỡ của hệ thống tài chính có thể san sẻ bớt rủi ro mà công ty gặp phải cho một số đối tợng khác. Những tổ chức tài chính đặc thù, thí dụ nh các công ty bảo hiểm, thực hiện dịch vụ thống nhất và san sẻ rủi ro. Nói chung có thể khẳng định rằng, tất cả các loại rủi ro của công ty đều đợc sinh ra bởi con ngời. CB A Các loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải là: - Rủi ro liên quan đến sản xuất kinh doanh: + Rủi ro do thiết bị kỹ thuật (máy móc, thiết bị, ô tô, ) bị hỏng hóc; + Rủi ro do vật t, nhiên liệu không đợc cung cấp đúng thời hạn; + Rủi ro do trên thị trờng lao động không có lao động cần thiết; + Rủi ro do ứng dụng công nghệ mới và thiết bị, máy móc bị hao mòn vô hình. - Rủi ro, liên quan đến sự thay đổi giá cả sản phẩm dịch vụ: + Rủi ro do sự thay đổi nhu cầu sản phẩm dịch vụ do sự thay đổi thị hiếu của ngời tiêu dùng; + Giá, cớc sản phẩm, dịch vụ thay đổi do cạnh tranh quyết liệt, và công ty buộc phải giảm giá; - Rủi ro liên quan đến sự thay đổi giá cả các yếu tố kinh doanh: + Rủi ro do giá cả một yếu tố kinh doanh nào đó bất ngờ thay đổi, nh tăng giá nhiên liệu, nguyên liệu, ; + Rủi ro do thay đổi lãi suất tín dụng trên thị trờng. Rủi ro trong kinh doanh không chỉ đè nặng lên vai chủ sở hữu doanh nghiệp. Các nhà quản lý doanh nghiệp cũng gánh chịu một phần rủi ro (nếu nh trong trờng hợp này chủ sở hữu doanh nghiệp không phải gánh chịu), và các nhân viên của doanh nghiệp. Nếu nh suất sinh lời của doanh nghiệp không cao hay là thay đổi công nghệ sản xuất, họ sẽ chịu sự rủi ro giảm tiền lơng, và cũng có thể bị mất việc nói chung. Bản thân quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cũng có thể chịu sự rủi ro. Các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại và có quy mô khác nhau. Một mặt, đó là những doanh nghiệp t nhân, công ty nhỏ. Mặt khác, đó là những tập đoàn, tổng công ty lớn nh Tổng công ty BCVT Việt Nam, tập đoàn NTT của Nhật Bản. Trong những tập đoàn, tổng công ty này có hàng nghìn nhân viên và các cổ đông. Một trong những mục tiêu của những tập đoàn, công ty lớn là nâng cao khả năng quản lý rủi ro sản xuất, rủi ro tiêu dùng và rủi ro giá cả. iii. quản lý rủi ro Quá trình lựa chọn biện pháp trung hoà để đạt đợc sự cân bằng giữa các lợi ích từ việc giảm mức độ rủi ro và chi phí cần thiết để làm điều đó, cũng nh việc quyết định những biện pháp nào cần phải thực hiện để đạt đợc điều đó (kể cả việc từ chối thực hiện một hành động nào đó), gọi là quản lý rủi ro. Thờng thì con ngời hay hối tiếc vì mình đã thực hiện những biện pháp tốn kém để giảm bớt sự rủi ro. Sự hối tiếc tất nhiên thờng diễn ra khi những dự báo không tốt mà họ sợ hãi đã không xảy ra. Nếu một ngời nào đó quyết định bán những cổ phiếu có độ mạo hiểm cao, trớc khi nó tăng giá lần thứ hai, sẽ rất hối tiếc về quyết định của mình. Nhng cần phải nhớ rằng, tất cả những quyết định đa ra liên quan đến sự bất định, đều đợc thực hiện trớc khi sự bất định ny biến mất. Cần phải tính rằng, quyết định của ai đó sẽ là tốt nhất trong tất cả các phơng án, mà có thể quyết định trên cơ sở thông tin mà ngời đó có trong thời điểm đa ra quyết định. Tất cả chúng ta đều thông minh sau đó, và không ai có thể đa ra một dự báo chính xác. Mặt khác, trên thực tế khó có thể xác định, khi nào thì kết thúc sự tiên đoán trớc và bắt đầu đơn giản là sự may mắn. Theo định nghĩa, quyết định quản lý rủi ro đợc chấp nhận trong điều kiện bất định, nh vậy sẽ tồn tại một vài phơng án phát triển sự kiện. Trong kết quả cuối cùng thì chỉ có thể thực hiện đợc một phơng án. Sự kết tội (hay chúc mừng) vì đa ra một quyết định sai lầm (hay đúng đắn) sẽ không có một ý nghĩa gì hết, bởi vì chúng chỉ có sau khi đã nhận đợc thông tin, mà ở thời điểm đa ra quyết định không hề có. Quyết định thích hợp để quản lý rủi ro cần đợc xem xét với những thông tin có đợc tại thời điểm khi mà quyết định này đợc đa ra. Quá trình quản lý rủi ro là hoạt động mang tính hệ thống để phân tích, thiết lập và quyết định đa ra nhng biện pháp thích hợp để tối thiểu hoá rủi ro. Quá trình này có thể chia làm 5 giai đoạn: 3.1. Nhận diện rủi ro Nhận diện rủi ro (risk identification) là việc xác định những loại rủi ro nào mà đối tợng phân tích (chủ gia đình, công ty hay một quá trình kinh tế) hay gặp phải nhất. Các chủ gia đình và các công ty thờng không đánh giá đúng vấn đề về các loại rủi ro mà họ gặp phải. Chẳng hạn, nếu nh một ngời công nhân không nghỉ một ngày nào đó vì ốm đau hay chấn thơng thì ngời đó khó có thể nghĩ rằng khả năng bị rủi ro mất khả năng lao động. Có thể anh ta quyết định là sẽ mua bảo hiểm trong trờng hợp mất khả năng lao động, nhng cũng có thể là anh ta không hề nghĩ về điều đó. Mặt khác, có những loại rủi ro mà con ngời thờng sẵn lòng mua bảo hiểm, mặc dù trên thực tế trong tơng lai họ có khả năng bị rủi ro hay không. Thí dụ, rất nhiều ngời sống độc thân, mà không có ai quan tâm đến họ, đóng bảo hiểm vào quỹ hu trí, để sau này khi nghỉ hu sử dụng phần đã tích luỹ. Nếu nh ngời này mất trớc khi về hu, thì quỹ hu trí đợc hởng trên tài khoản của mình một khoản tiền kha khá. Nh vậy, nếu nh ngời độc thân đó không có ngời thừa kế, thì anh ta chẳng cần sự bảo vệ đó để làm gì. CB A Để có thể nhận biết rủi ro cần phải xem xét vấn đề rủi ro một cách tổng quan với tất cả các yếu tố ảnh hởng đến rủi ro. Chúng ta hãy phân tích rủi ro của một ngời liên quan đến những hoạt động của anh ta trên thị trờng chứng khoán. Nếu nh anh ta là ngời môi giới thì thu nhập trong tơng lai của anh ta liên quan chặt chẽ đến hoạt động của thị trờng chứng khoán. Thu nhập do khả năng và kỹ năng lao động (tức là t bản sức lao động) phụ thuộc vào sự tích cực của thị trờng chứng khoán. Nh vậy anh ta không cần đầu t vào chứng khoán số tiền còn lại. Mặt khác, bạn của anh ta, một công chức nhà nớc cùng lứa với anh ta và có mức thu nhập nh anh ta, thì hoàn toàn có thể đầu t phần lớn số vốn của mình mua chứng khoán, bởi vì t bản lao động của ngời này không bị rủi ro liên quan đến thị trờng chứng khoán. Nguyên tắc xem xét tổng hợp vấn đề rủi ro này cũng đợc các doanh nghiệp sử dụng. Thí dụ, sự bất định liên quan đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái, ảnh hởng đến doanh nghiệp nhập nguyên liệu và bán sản phẩm ra nớc ngoài với giá cố định bằng ngoại tệ. Đối với những nhà quản lý doanh nghiệp, vấn đề xem xét ảnh hởng của sự bất định liên quan đến thay đổi tỷ giá hối đoái không có ý nghĩa gì đối với họ. Họ chỉ quan tâm đến chi phí và thu nhập của doanh nghiệp. Đối với những cổ đông của doanh nghiệp thì quan trọng là kết quả ảnh hởng thực sự của sự bất định này, - thu nhập của doanh nghiệp trừ đi chi phí. Mặc dù thu nhập của doanh nghiệp cũng nh chi phí của doanh nghiệp cùng chịu ảnh hởng nh nhau của sự thay đổi tỷ giá hối đoái. ảnh hởng cuối cùng của sự bất định liên quan đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái có thể bằng không. CB A Để có thể nhận biết một cách có hiệu quả các loại rủi ro, rất là hữu ích khi lập một bản danh sách, trong đó ghi nhận tất cả các loại rủi ro tiềm năng của doanh nghiệp và mối liên hệ giữa chúng. Đối với các doanh nghiệp, có thể yêu cầu có những thông tin chi tiết hơn về ngành, về công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng, về những nhà cung cấp của doanh nghiệp. 3.2. Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro (risk assessment) - Đó là xác định đại lợng chi phí liên quan tới rủi ro mà đã đợc nhận biết trong giai đoạn đầu tiên của quá trình quản lý rủi ro. Để có thể đánh giá đợc khả năng bị rủi ro trong lĩnh vực đầu t tài chính, các nhà đầu t và các công ty đôi khi phải sử dụng t vấn của các chuyên gia, mà có thể cho phép họ xác định đợc mức độ rủi ro loại này hay loại khác và biểu diễn mối quan hệ định lợng giữa rủi ro và thu nhập từ việc đầu t vào các loại tài sản khác nhau, nh cổ phiếu hay trái phiếu. Trong những trờng hợp nh vậy, thờng phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhà t vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu t, các quỹ và các tổ chức tài chính trung gian hay là các công ty cung cấp dịch vụ tài chính. Họ sẽ giúp cho công ty và các nhà đầu t đa ra những đánh giá chính xác về rủi ro. Tất nhiên, để có những thông tin cần thiết cần phải trả một khoản chi phí nhất định. Cung cấp nhng thông tin nh vậy là một chức năng cơ bản của các công ty bảo hiểm. Công việc đó do các nhà thống kê bảo hiểm chuyên gia đợc đào tạo kiến thức chuyên môn về toán học và thống kê. Chuyên gia này thu thập và phân tích, đánh giá xác suất khả năng bị rủi ro loại này hay loại khác. 3.3. Lựa chọn phơng pháp quản lý rủi ro Để giảm bớt rủi ro có thể sử dụng bốn phơng pháp cơ bản (risk - management techniques). - Tránh rủi ro: Đó là một quyết định có ý thức để không bị một loại rủi ro nào đó. Con ngời có thể quyết định để không bị rủi ro cho mình liên quan tới nghề nghiệp hay công việc tại một công ty nào đó, có thể từ chối không làm việc tại một ngành nhất định nào đó, bởi vì những ngành này có thể mang lại cho họ quá nhiều rủi ro. Nhng tránh khỏi rủi ro không phải bao giờ cũng đạt đợc. Thí dụ là mỗi ngời đều bị rủi ro bị ốm rất đơn giản là bởi vì anh ta là con ngời, mà mọi ngời thì đều bị ốm. Đó là điều không tránh khỏi. - Phòng ngừa thiệt hại: Là các biện pháp đợc đa ra để giảm khả năng thiệt hại và để tối thiểu hoá hậu quả của chúng. Các biện pháp nh vậy có thể đợc đa ra trớc khi thiệt hại xảy ra, khi thiệt hại xảy ra và sau khi thiệt hại đã xảy ra. Thí dụ, công ty có thể giảm rủi ro do cháy nếu làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy. - Tiếp nhận rủi ro: Là bù đắp thiệt hại bằng tài sản dự trữ. Đôi khi điều đó tự xảy ra, thí dụ, khi con ngời không hề nghi ngờ về sự tồn tại của rủi ro hay là không quan tâm đến nó. Cũng xảy ra trờng hợp khi con ngời quyết định chấp nhận rủi ro một cách có ý thức. Thí dụ là một số công ty không mua bảo hiểm tài sản, dự tính rằng, trong trờng hợp xảy ra hoả hoạn sẽ khắc phục bằng tài sản riêng của mình. - Chuyển rủi ro: Là việc san sẻ rủi ro cho những ngời khác. Bán các giấy tờ có giá có độ rủi ro cho ngời khác và mua cho mình bảo hiểm là một thí dụ về chiến lợc quản lý rủi ro. Một ví dụ khác, công ty sẽ không thực hiện một biện pháp nào để tránh khỏi rủi ro, và hy vọng rằng thiệt hại do rủi ro mang lại sẽ đợc bù đắp bằng tiền của ngời khác. Việc chuyển một phần hay toàn bộ rủi ro cho các đối tợng khác thờng liên quan đến các loại rủi ro, mà trong đó các tổ chức tài chính đóng vai trò quan trọng nhất. Phơng pháp chính để chuyển rủi ro - đơn giản là bán các loại tài sản, là nguồn gốc của rủi ro. Chẳng hạn, nếu công ty sở hữu một ngôi nhà có khả năng bị rủi ro tối thiểu là 3 loại: cháy, thiên tai và khả năng xuống giá bất động sản. Nếu bán ngôi nhà đi thì công ty sẽ loại trừ bỏ đợc cả ba loại rủi ro. CB A Song, giả thiết rằng không ai không thể và không muốn bán những tài sản bị rủi ro. Trong những trờng hợp nh thế cũng có thể quản lý những loại rủi ro nh vậy, nhng bằng những phơng pháp khác. Thí dụ, nếu công ty sở hữu ngôi nhà có thể mua bảo hiểm do cháy và thiên tai, thì công ty chỉ còn tiếp nhận cho mình rủi ro do xuống giá bất động sản. Phân biệt ba phơng pháp chuyển rủi ro, còn gọi là ba sơ đồ chuyển rủi ro: Đó là ngăn chặn rủi ro, bảo hiểm và phân tán rủi ro. - Ngăn chặn rủi ro Ngời ta thờng nói về việc ngăn chặn rủi ro khi mà những hành động đợc thực hiện để làm giảm mức độ rủi ro có khả năng mang lại thiệt hại, đồng thời cũng dẫn tới khả năng không thể có thêm phần thu nhập. Ví dụ, một công ty quyết định đặt báo dài hạn trong ba năm, chứ không phải một năm, phòng ngừa khả năng có thể tăng giá báo. Công ty sẽ tránh đợc rủi ro về thiệt hại trong trờng hợp tăng giá báo, nhng cũng chẳng đợc lợi gì nếu giá báo giảm xuống. - Bảo hiểm rủi ro Bảo hiểm rủi ro là phơng pháp đóng góp một khoản tiền bảo hiểm nhất định với mục đích tránh đợc thiệt hại. Mua một chứng từ bảo hiểm có nghĩa là đồng ý trả một khoản tiền bảo hiểm đổi lại việc có khả năng bị thiệt hại lớn liên quan đến việc không mua bảo hiểm. Thí dụ, khi mua một chiếc ô tô, công ty chắc chắn sẽ tiến hành mua một loại bảo hiểm cho những trờng hợp tai nạn, mất cắp hay những tổn thơng, mà có thể gây ra cho nhân viên của công ty hoặc môi trờng xung quanh trong trờng hợp bị tai nạn. Ngày hôm nay giá bảo hiểm có thể là 1000 USD. Trả khoản tiền đó, trong một năm công ty có thể phòng ngừa đợc thiệt hại có thể xảy ra trong những hoàn cảnh không tiên liệu đợc trớc. Khoản tiền mua bảo hiểm 1000 USD sẽ thay thế khả năng tốn kém hơn nhiều, có thể mất hàng chục ngàn USD. Giữa ngăn chặn rủi ro v bảo hiểm rủi ro có sự khác nhau cơ bản. Trong trờng hợp ngăn chặn rủi ro, ngời ta tránh thiệt hại do rủi ro mang lại, nhng đồng nghĩa với việc từ bỏ khả năng tăng thêm thu nhập. Trong trờng hợp mua bảo hiểm, ngời ta trả một khoản tiền để tránh phần thiệt hại do rủi ro mang lại, nhng vẫn giữ đợc khả năng có thêm thu nhập. - Phân tán rủi ro Phân tán rủi ro là việc mua nhiều loại tài sản có rủi ro thay vì tập trung toàn bộ vốn liếng cho một loại trong số đó. Vì vậy, phân tán rủi ro sẽ hạn chế khả năng bị rủi ro liên quan đến một tài sản duy nhất. Đầu t phân tán đợc thực hiện bởi nhà đầu t bằng cách tham gia thị trờng chứng khoán (tự thực hiện hay có sự trợ giúp của các tổ chức tài chính trung gian), hay là tiến hành đầu t trực tiếp. 3.4. Thực hiện các phơng pháp đ chọn Bớc tiếp theo sau khi ra quyết định làm thế nào với rủi ro đã đợc nhận biết, là chuyển sang việc thực hiện các phơng pháp đã đợc lựa chọn. Nguyên tắc cơ bản cần phải tuân thủ trong giai đoạn này của quá trình quản lý rủi ro là tối thiểu hoá chi phí để thực hiện các hành động đã chọn. Thí dụ nh công ty quyết định mua chứng khoán, thì cần phải so sánh, dịch vụ của ai sẽ rẻ hơn công ty môi giới chứng khoán hay nhà môi giới. 3.5. Đánh giá kết quả Quản lý rủi ro - đó là một quá trình liên tục với mối liên hệ ngợc, trong đó những quyết định đã đợc thực hiện cần phải định kỳ đợc phân tích và đánh giá. Thời gian trôi qua, hoàn cảnh thay đổi và dẫn tới nhng thay đổi, xuất hiện những loại rủi ro mới, hay những thông tin mới về các loại rủi ro đã biết, hay là chiến lợc quản lý rủi ro xuống giá. Thí dụ nh công ty quyết định thay đổi tỷ trọng đầu t vào cổ phiếu và trái phiếu. CB A iv. Chuyển rủi ro v hiệu quả kinh tế Trên quan điểm của xã hội, cơ chế quản lý rủi ro cho phép nâng cao hiệu quả kinh tế bằng hai cách. - Thứ nhất, chúng chuyển rủi ro từ những ngời m không muốn v không chấp nhận rủi ro cho những ngời sẵn sng chấp nhận rủi ro. Trớc hết, chúng ta hay xem xét khả năng phân chia rủi ro giữa các đối tợng có thể có lợi cho tất cả. Giả thiết rằng, có hai nhà đầu t ở hai môi trờng khác nhau. Nhà đầu t thứ nhất là một ngời công nhân đã nghỉ hu, ngời này có trong sổ tiết kiệm 100 triệu đồng. Đấy là nguồn thu nhập duy nhất của anh ta. Nhà đầu t thứ hai là một chàng sinh viên, mà cũng có 100 triệu đồng, và anh ta tính rằng sẽ kiếm đợc kha khá khi tốt nghiệp đại học. Thông thờng, ngời ta cho rằng, ngời công nhân là nhà đầu t có tính bảo thủ, còn chàng sinh viên là ngời tích cực hơn. Nói một các khác là, ngời công nhân nghỉ hu đầu tiên quan tâm đến sự an toàn của thu nhập từ việc đầu t. Đối với chàng sinh viên chúng ta có thể thấy rằng, anh ta sẵn lòng chấp nhận rủi ro với việc hy vọng sẽ nhận đợc suất sinh lời cao hơn. Giả thiết rằng, hiện nay tất cả tài sản tiết kiệm của ngời công nhân đợc giữ ở dạng một rổ cổ phiếu, còn tất cả tài sản của chàng sinh viên đợc gửi trong một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng. Cả hai ngời sẽ có lợi nếu đổi cho nhau tài sản của mình. Ngời công nhân đã nghỉ hu nhận đợc tài khoản tiết kiệm, còn chàng sinh viên rổ cổ phiếu. Một trong những chức năng quan trọng nhất của hệ thống tài chính là khả năng cho phép chuyển những loại rủi ro nh vậy. Chức năng của hệ thống tài chính trong trờng hợp trên có thể thực hiện nh sau: Đơn giản là ngời công nhân bán cổ phiếu, còn chàng sinh viên mua số cổ phiếu trên. Thông thờng có vài nhà tài chính trung gian tham gia quá trình này. Ví dụ, ngời công nhân giữ cổ phiếu của mình ở trên tài khoản của một nhà môi giới. Anh ta ra lệnh cho nhà môi giới bán số cổ phiếu đó và chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm. Từ phía mình, chàng sinh viên bán cho ngân hàng sổ tiết kiệm của mình và mua cổ phiếu thông qua nhà môi giới. Với trình tự thực hiện công việc trên không diễn ra sự thay đổi ngay trạng thái tài chính của cả hai phía, chỉ có điều là cả hai ngời tham gia thơng vụ trên phải trả một khoản tiền nhất định để thực hiện thơng vụ trên (tức là phí phục vụ cho nhà môi giới và ngân hàng). Những thơng vụ trên đợc tiến hành chỉ với một mục đích duy nhất (và cũng cho một kết quả duy nhất) cho phép mỗi bên nhận đợc một khoản đầu t, trong đó rủi ro và sức sinh lời mong đợi trên quan điểm nhìn nhận của hai bên là thành công. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các đối tợng tham gia vào quá trình nh sau: CB A - Thứ hai, chúng kích thích sự phân chia nguồn ti nguyên trong lĩnh vực sản xuất v tiêu dùng, tơng xứng với việc phân chia lại rủi ro. Chúng cho phép con ngời giảm mức độ khả năng bị rủi ro khi tiến hành những hoạt động kinh doanh khác nhau. Chúng có khả năng đẩy mạnh tính tích cực của hoạt động kinh doanh, mà bản thân hoạt động này có lợi cho xã hội. Trong trờng hợp thực hiện những dự án quan trọng, một nhà đầu t không thể thực hiện một mình bởi vì nh vậy sẽ quá mạo hiểm. Khả năng hợp nhất và phân chia rủi ro làm kích thích hoạt động nghiên cứu khoa học và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới. Chẳng hạn, để tiến hành nghiên cứu tạo ra một công nghệ mới, công ty cần phải bỏ ra một số tiền lớn trong một khoảng thời gian dài. Suất sinh lời của việc đầu t rất là bất định (không chắc chắn). Mặc dù công ty có đủ tiền để tiến hành công việc nghiên cứu, việc không chấp nhận toàn bộ rủi ro có thể xảy ra sẽ dẫn tới việc công ty sẽ không tiến hành đầu t nghiên cứu một mình. Trong trờng hợp nh vậy, công ty có thể mời những nhà đầu t khác tham gia chia sẻ rủi ro và thu nhập tiềm năng từ việc nghiên cứu thành công công nghệ mới. Việc thực hiện những dự án mạo hiểm giản đơn không chỉ là hợp nhất và phân chia rủi ro, mà còn là chuyên môn hoá rủi ro. Các nhà đầu t tiềm năng, đầu t vốn của mình vào một công ty này hay công ty khác, có thể tự nguyện chấp nhận một loại rủi ro nào đó, nhng trong mọi trờng hợp không phải là một loại rủi ro khác. Chẳng hạn, một công ty quyết định xây một trung tâm thơng mại trong thành phố. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đồng ý cấp vốn cho dự án này, nhng với một điều kiện là trung tâm thơng mại này phải đợc bảo hiểm hoả hoạn. Nói một cách khác là, các chủ nợ sẵn sàng chấp nhận về phía mình rủi ro về khả năng trung tâm thơng mại không thu đợc kết quả kinh doanh khả quan, nhng không muốn bị rủi ro do hoả hoạn. Bởi vì tồn tại những công ty bảo hiểm chuyên nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro do hoả hoạn, nên việc tài trợ cho dự án xây dựng trung tâm thơng mại trở nên khả thi. Nhà đầu t Hệ thống tài chính Nhà đầu t v. Kết luận Rủi ro là một bộ phận không thể tách rời hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải có sự hiểu biết về rủi ro và có những biện pháp quản lý rủi ro nhằm tránh những thiệt hại mà rủi ro có thể mang lại, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả đầu t của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Tài liệu tham khảo [1]. GS Zvi Bodie, GS Robert C. Merton. Tài chính (Bản tiếng Nga). Nhà xuất bản Wiliams Moskva. 2003. [2]. Nguyễn Hải Sản. Quản trị Tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính, 2005. [3]. GS Bùi Xuân Phong, TS Nguyễn Đăng Quang, ThS H Văn Hội. Lập và quản lý dự án đầu t. Nhà xuất bản Bu điện, 2003. [4]. Nguyễn Tấn Bình. Phân tích quản trị tài chính. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2002 . rủi ro để hạn chế tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong phạm vi bài báo này chúng tôi muốn đề cập tới vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh. doanh của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể chủ động có những biện pháp nhằm quản lý tốt rủi ro nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. CB A ii. một số vấn đề chung về rủi ro. CB A iv. Chuyển rủi ro v hiệu quả kinh tế Trên quan điểm của xã hội, cơ chế quản lý rủi ro cho phép nâng cao hiệu quả kinh tế bằng hai cách. - Thứ nhất, chúng chuyển rủi ro từ những ngời

Ngày đăng: 06/08/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan