Báo cáo khoa học: "năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong hội nhập kinh tế quốc tế" docx

4 331 5
Báo cáo khoa học: "năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong hội nhập kinh tế quốc tế" docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong hội nhập kinh tế quốc tế GS. TS. Bùi xuân phong Học viện Công nghệ Bu chính Viễn thông Tóm tắt : Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh. Bi báo phân tích những cơ hội v thách thức của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong hội nhập kinh tế quốc tế; đề xuất một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh theo tầm nhận thức của mình trong quá trình nghiên cứu vấn đề ny. Trên cơ sở những tiêu chí ny các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Summary: In the international economic intergrating process, bussinesses that provide telecommunications service have to face greater competition. This article analyses opportunities and challenges of those bussinesses. It also points out some criteria used to evaluate competitive capability. Based on these criteria, the bussinesses work out solutions to competitive capability enhancement. I. HộI NHậP KINH Tế QUốC Tế, CƠ HộI V THáCH THứC ĐốI VớI DOANH NGHIệP CUNG CấP DịCH Vụ VIễN THÔNG 1.1. Những cơ hội: Với những thế mạnh hiện nay và tình hình thị trờng dịch vụ viễn thông hiện tại đã đem lại cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông rất nhiều cơ hội để phát triển thị trờng dịch vụ của mình. Những cơ hội đó là: - Trong chu kì phát triển ngành viễn thông, thời điểm hiện nay ngành đang trong giai đoạn tăng trởng, nhu cầu của thị trờng đang tăng rất mạnh. - ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lợng và số lợng phục vụ. Hiện nay một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đã ứng dụng công nghệ GPRS vào mạng lới, đây là một công nghệ cho phép nhiều ứng dụng quan trọng đặc biệt trong việc truyền dữ liệu, hình ảnh với độ tin cậy rất cao và giá rẻ. Trên thế giới đã có nhiều quốc gia và có nhiều nghiên cứu thành công về mạng thông tin di động thế hệ thứ 3. Do vậy hoàn toàn có thể vận dụng những ứng dụng này để từng bớc nâng cấp mạng lới viễn thông. - Tốc độ tăng trởng kinh tế cao, tỷ lệ thu nhập dành cho sử dụng dịch vụ viễn thông ngày càng cao làm cho nhu cầu về dịch vụ viễn thông ngày càng gia tăng. Việt Nam là một thị trờng dồi dào với dân số trên 85 triệu ngời. Nh vậy các doanh nghiệp còn rất nhiều cơ hội để phát triển thị trờng của mình. Cơ hội này là cơ hội chung cho tất cả các doanh nghiệp cho nên mỗi doanh nghiệp phải nhanh chóng chiếm lĩnh mảng thị trờng này càng sớm càng tốt bằng những lợi thế về mạng lới và công nghệ của mình. - Khi Việt Nam mở cửa thị trờng, gia nhập thị trờng mậu dịch tự do ASIAN, gia nhập WTO thì các doanh nghiệp nớc ngoài sẽ làm ăn tại Việt Nam rất nhiều. Lúc đó nhu cầu về trao đổi thông tin liên lạc trong nớc cũng nh quốc tế cũng sẽ tăng lên rất nhanh. Do vậy mà một mạng di động đợc Roaming với nhiều quốc gia sẽ có nhiều thuận lợi, đáp ứng đợc nhu cầu liên lạc của những ngời nớc ngoài đến từ nhiều nớc khác nhau và hiện nay một số doanh nghiệp nh GPC đang có lợi thế này. Theo số liệu hiện nay thì cớc thu đợc từ việc thực hiện Roaming quốc tế chiếm một tỉ lệ lớn trong toàn bộ doanh thu của dịch vụ di động Vinaphone. Thị tr ờng Việt Nam mở cửa cũng có nghĩa là Việt Nam cũng đợc phép sang thị trờng nớc khác để tham gia mua bán và trao đổi một cách tự do. Do đó, các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để hợp tác, liên kết hơn nữa với các doanh nghiệp cung cấp thiết bị mạng, thiết bị đầu cuối, các nhà cung cấp các giải pháp công nghệ mới để nâng cao chất lợng mạng lới của mình một cách hợp lý nhất, phối hợp với các nhà thiết kế phần mềm để cho ra đời nhiều loại hình dịch vụ tiện ích. - Sự hội tụ Điện tử - Viễn thông - Tin học - Truyền thông đã mang lại nhiều dịch vụ mới cho mạng điện thoại di động dựa trên mạng Internet, doanh nghiệp có thể cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng mà với chi phí thấp. Hiện tại một chiếc máy điện thoại di động có thể có nhiều chức năng nh soạn thảo văn bản, chụp ảnh hoặc nhiều máy di động có thể kết nối cùng một lúc để tiến hành một cuộc họp mà mỗi thành viên có thể cách xa nhau rất xa, có thể ở những nớc khác nhau. Những chức năng trên đã kéo theo nhu cầu về sử dụng một mạng thông tin di động để truyền tải dữ liệu, hình ảnh thay cho việc truyền tải bằng máy tính phải thông qua mạng Internet nh hiện nay. Hoặc là hai ngời có thể nhìn thấy nhau trong khi đàm thoại. Đây là những ứng dụng mà sự hội tụ công nghệ mang lại cho mạng điện thoại di động rất nhiều nhu cầu mới và những nhu cầu này ngày càng trở nên thiết yếu với ngời dân hơn. Với năng lực mạng lới viễn thông hiện nay và trong tơng lai thì hoàn toàn có thể đáp ứng đợc những nhu cầu này. - Cơ chế quản lý ngày càng nới rộng tạo sự linh hoạt, năng động cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. 1.2. Những thách thức - Điều kiện kinh tế và phân bố dân số nớc ta cha phát triển đồng đều giữa các vùng (thành thị và nông thôn) nên buộc nhà cung cấp phải cân đối và tính toán khi đa ra quyết định đầu t. - Nguy cơ gặp nhiều đối thủ mới do Nhà nớc khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trờng. Trong tơng lai, có sự cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ mới tham gia vào thị trờng đặc biệt là các đối thủ nớc ngoài có kinh nghiệm kinh doanh bài bản. Đồng thời, trong tơng lai, sẽ bị cạnh tranh mạnh từ các dịch vụ thay thế tiện dụng và có mức cớc thấp hơn. Từ cạnh tranh trên thị trờng dịch vụ viễn thông sẽ dẫn đến cạnh tranh trên thị trờng các nguồn lực (vốn, lao động, thiết bị, công nghệ ) của các doanh nghiệp. Nh vậy các doanh nghiệp viễn thông không chỉ đối mặt với cạnh tranh trên thị trờng đầu ra, mà còn phải đối mặt với cạnh tranh trên thị trờng các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh doanh. Hơn nữa mức độ cạnh tranh ngày càng cao, quy mô ngày càng rộng. Từ chỗ cạnh tranh ở một số dịch vụ tới chỗ cạnh tranh nhiều loại dịch vụ trên mạng viễn thông, đặc biệt là mạng điện thoại di động. - Cùng với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, khách hàng ngày càng có nhiều quyền lựa chọn. Do vậy họ đòi hỏi ngày càng cao không chỉ về chất lợng, giá cả, sự tiện lợi mà còn cả về thái độ, phong cách phục vụ. Mặt khác, sức ép từ d luận xã hội cũng rất lớn, vì cả họ cũng phải cạnh tranh trong môi trờng kinh tế thị trờng và hội nhập quốc tế. Các khách hàng của các doanh nghiệp cũng chịu sức ép giảm chi phí trong đó có chi phí thông tin liên lạc để tăng cạnh tranh. Các nhà đầu t nớc ngoài cũng yêu cầu Chính phủ giảm chi phí dịch vụ điện thoại di động để chính sách đầu t của Việt Nam hấp dẫn hơn, thu hút nhiều vốn đầu t hơn. Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh không chỉ tầm quốc gia mà còn cả tầm khu vực và quốc tế. Theo Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của BCVT trình Chính phủ phê duyệt thì tiến tới sẽ có các công ty liên doanh với nớc ngoài cung cấp dịch vụ BCVT tại Việt Nam . - Một thách thức bắt nguồn từ chính mô hình kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong thời gian sắp tới, đó là việc cổ phần hóa doanh nghiệp. Điều này sẽ làm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông thay đổi rất lớn. Đặc biệt trong các hoạt động kênh phân phối. Do vậy mà vấn đề kênh phân phối là một mối quan tâm rất lớn trong thời gian tới. II. CạNH TRANH V NĂNG LựC CạNH TRANH CủA DOANH NGHIệP CUNG CấP DịCH Vụ VIễN THÔNG TRONG QUá TRìNH HộI NHậP KINH Tế QUốC Tế Cạnh tranh là một đặc trng cơ bản của nền kinh tế hàng hoá, là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp; nó ảnh hởng đến tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế. Để định nghĩa đợc khái niệm cạnh tranh không phải là một vấn đề đơn giản. Có nhiều cách tiếp cận cạnh tranh theo các góc độ khác nhau; nhng nhìn chung có thể hiểu: Cạnh tranh là sự ganh đua nhau giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trờng, để đạt đợc một mục tiêu kinh doanh cụ thể nh lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Theo từ điển Tiếng Việt Năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hoá cùng loại, trên cùng một thị trờng tiêu thụ. Năng lực cạnh tranh có thể phân biệt theo các cấp độ khác nhau nh năng lực cạnh tranh của quốc gia; năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp; năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ. Với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh bao gồm các chỉ tiêu thể hiện sức mạnh của chính doanh nghiệp đó và các nhân tố nội tại của dịch vụ. Có thể kể đến nh: - Giá cớc dịch vụ: Giá cớc là một yếu tố nhạy cảm trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là trong kinh doanh dịch vụ. Các dịch vụ nói chung, dịch vụ viễn thông nói riêng là các dịch vụ có lợi thế theo quy mô, đồng thời cùng với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của công nghệ thì chi phí sản xuất ngày càng giảm. Điều này đã tạo cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông lợi thế cạnh tranh rất lớn. Giá cớc là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông. Dựa vào giá cớc dịch vụ có thể đánh giá đợc thị phần của doanh nghiệp ra sao? Đối tợng sử dụng dịch vụ nh thế nào? Trên thị trờng dịch vụ viễn thông Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp mới ra đời nh S-Fone, Viettel đợc toàn quyền định giá nên cớc rất rẻ, ngay từ khi ra đời đã thu hút đợc một số lợng khách hàng lớn nhờ chính sách giá cớc hấp dẫn. Vì vậy tuy thời gian đa vào khai thác dịch vụ chỉ từ 1 đến 2 năm nhng hai mạng này đã chiếm một thị phần đáng kể mà hai mạng di động lớn nhất Việt Nam là VinaPhone và MobiFone phải mất nhiều năm mới xây dựng đợc. Sự chia sẻ thị phần trên thị trờng viễn thông giữa Tập đoàn BCVT Việt Nam và các doanh nghiệp mới đồng nghĩa với việc giảm sút năng lực cạnh tranh của VNPT, và nguy cơ này càng lớn khi thị trờng viễn thông Việt Nam tiến tới mở cửa hoàn toàn. Tuy nhiên giá c ớc không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh vì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy có thể nói tuy VNPT đã giảm sút thị phần song vẫn có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ lợi thế về cơ sở hạ tầng mạng lới, vị thế của một doanh nghiệp chủ đạo - Chất lợng dịch vụ: Chất lợng dịch vụ viễn thông là một yếu tố không thể thiếu khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì chất lợng dịch vụ ảnh hởng trực tiếp tới cảm nhận của ngời tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Chất lợng dịch vụ viễn thông thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: vùng phủ sóng rộng, tốc độ truyền đa tin tức cao, độ an toàn của tin tức Ngời tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ viễn thông luôn mong muốn có thể gọi, nhận cuộc gọi, sử dụng các dịch vụ GTGT ở tất cả mọi nơi, thời gian chờ thực hiện yêu cầu ngắn, tin tức đợc đảm bảo an toàn, chính xác, trung thực Nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông không thực sự quan tâm tới các vấn đề trên khiến khách hàng không hài lòng về dịch vụ thì việc khách hàng rời bỏ doanh nghiệp là điều tất yếu có thể xảy ra. Do đó doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cũng cần quan tâm tới việc ứng dụng công nghệ đảm bảo chất lợng dịch vụ của mình. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các khách hàng lớn, doanh nghiệp là những đối tợng có yêu cầu cao về dịch vụ. Với một dịch vụ giá không cao, việc tăng chất lợng sẽ thu hút đợc một lợng khách hàng lớn đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Nhà cung cấp nào lợi dụng đợc u thế về quy mô, công nghệ để tăng chất lợng của mình sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh trên thị trờng. - Hỗ trợ khách hng: Công việc hỗ trợ khách hàng có thể bao gồm từ khâu t vấn cho khách hàng lựa chọn dịch vụ phù hợp, thoả thuận phơng thức thanh toán và các hoạt động cần thiết khác nhằm duy trì dịch vụ ở mức khách hàng mong đợi. Ngoài chất lợng dịch vụ thì công tác hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp cũng ảnh hởng rất lớn tới cảm nhận của khách hàng. Trong kinh doanh phải thờng xuyên hỗ trợ khách hàng và phải luôn quan tâm tới công tác nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là công tác hỗ trợ khách hàng của họ để có chiến lợc đối phó nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Một doanh nghiệp có dịch vụ khách hàng hoàn hảo sẽ giữ đợc khách hàng lâu dài và đảm bảo thị phần của mình. Muốn vậy họ cần có một đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ chăm sóc khách hàng có hiệu quả. - Xúc tiến kinh doanh: Chiến lợc kinh doanh tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp qua hai điểm chính là phân phối và khuyến mại quảng cáo. Chiến lợc khuyến mại quảng cáo là những chiến lợc sử dụng kỹ thuật quảng cáo, yểm trợ nhằm mục đích cung cầu gặp nhau. Có chiến lợc quảng cáo khuyến mại phù hợp, hấp dẫn doanh nghiệp sẽ dễ dàng đa sản phẩm dịch vụ của mình đến với ngời tiêu dùng làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn, kích thích việc tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra chiến lợc phân phối dịch vụ, các kênh phân phối cũng là những yếu tố hỗ trợ đắc lực cho việc bán hàng, đảm bảo việc kinh doanh an toàn, tăng khả năng liên kết, giảm cạnh tranh. Các kênh phân phối càng hiệu quả doanh nghiệp càng tiếp cận với khách hàng nhiều hơn. - Cơ cấu tổ chức, đội ngũ lao động: Một cơ cấu tổ chức phù hợp, hiệu quả, gọn nhẹ sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có khả năng giảm giá thành mà vẫn thu đợc lợi nhuận; nhờ đó sức cạnh tranh của họ trên thị trờng tăng lên. Bên cạnh đó vai trò của đội ngũ lao động dày dạn kinh nghiệm, nhiệt tình, gắn bó với doanh nghiệp cũng là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Trong lĩnh vực viễn thông, VNPT đã có đội ngũ lao động lâu năm, có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn các doanh nghiệp non trẻ khác, song bộ máy còn cồng kềnh, không hiệu quả cần đợc cơ cấu, tổ chức lại đảm bảo tính cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trờng hiện nay. - Sự trung thnh của khách hng v vị thế của doanh nghiệp trên thị trờng: Việc tạo ra một thơng hiệu uy tín, một thị phần lớn và khách hàng trung thành là vấn đề lâu dài và phức tạp. Doanh nghiệp viễn thông nào chiếm đợc sự tin tởng của khách hàng, có khách hàng quen thuộc thì sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay VNPT tuy chiếm thị phần lớn nhất song đó là do kết quả của thị trờng độc quyền trớc đây, nếu không sớm nhanh nhạy thích nghi năng động với môi trờng kinh doanh mới, doanh nghiệp rất có thể đánh mất khách hàng của mình, mất vị thế dẫn đầu thị trờng. Tài liệu tham khảo [1]. GS.TS Bùi Xuân Phong (2006). Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty thông tin di động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị. [2]. GS.TS Bùi Xuân Phong (2006). Quản trị kinh doanh viễn thông theo hớng hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản Bu điện Ă . nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh. Bi báo phân tích những cơ hội v thách thức của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. lớn trong thời gian tới. II. CạNH TRANH V NĂNG LựC CạNH TRANH CủA DOANH NGHIệP CUNG CấP DịCH Vụ VIễN THÔNG TRONG QUá TRìNH HộI NHậP KINH Tế QUốC Tế Cạnh tranh là một đặc trng cơ bản của. năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong hội nhập kinh tế quốc tế GS. TS. Bùi xuân phong Học viện Công nghệ Bu chính Viễn thông Tóm tắt : Trong quá trình hội

Ngày đăng: 06/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan