CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG_P1 potx

10 252 0
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG_P1 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG. Trong những năm tới, hoạt động gia công may mặc ở Việt Nam còn tiếp tục đợc áp dụng, đó là xu thế thời đại, là một tất yếu trong quá trình phân công lao động quốc tế. Ngoài lợi ích kinh tế, hoạt động gia công may mặc xuất khẩu còn giải quyết việc làm cho một số lớn lực lợng lao động ở các thành phố cũng nh ở các vùng sâu vùng xa. Có thể nói, tăng cờng hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc là một bớc chuẩn bị quan trọng để thực hiện chiến lợc hớng vào xuất khẩu trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nớc. Vì vậy, cần hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu để đáp ứng các mục tiêu trên. Từ những phân tích chi tiết về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc ở công ty may Chiến Thắng, ta thấy rằng bên cạnh những thành tựu đã đạt đợc vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Sau đây là một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những tồn tại đó và thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu của công ty. I. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TY. 1. Đẩy mạnh hoạt động marketing nghiên cứu và tiếp cận thị trờng. Thị trờng là tấm gơng phản ánh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vậy nghiên cứu thị trờng lầ rất cần thiết, qua nghiên cứu thị trờng sẽ giúp công ty: - Nắm bắt đợc sự biến động của cầu mà nhu cầu thị trờng về sản phẩm may mặc hết sức phong phú, đa dạng, luôn thay đổi theo thị hiếu và có tính thời vụ. - Nghiên cứu và dự đoán thị trờng sẽ giúp công ty nắm đợc tình hình tiêu dùng, chi phí cho việc mua sắm hàng may mặc chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng chi phí, từ đó mà dự báo dợc từng nhóm khách hàng cụ thể. Giúp công ty xác định đợc các mục tiêu và các biện pháp cụ thể đáp ứng đợc nhu cầu của khách hàng. Trong nền kinh tế hiện đại, công tác Marketing đợc coi là đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trờng sẽ đem đến các thông tin làm cơ sở cho công ty xây dựng chiến lợc sản xuất kinh doanh của mình. Một doanh nghiệp mạnh gắn liền với khả năng Marketing mạnh, do đó cần phải có cái nhìn mới về Marketing đặc biệt là Marketing quốc tế, phải nhận thức đợc tầm quan trọng của Marketing nh là một công cụ hàng đầu của quản trị kinh doanh. Sau đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trờng: - Công việc quan trọng nhất là tạo dựng đợc một đội ngũ cán bộ Marketing có năng lực thông qua các biện pháp tuyển dụng mới và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thị trờng. - Tổ chức một phòng Marketing với đầy đủ các trang thiết bị thông tin, tin học hiện đại, tích cực áp dụng kỹ thuật quản trị Marketing hiện đại. -Liên kết chặt chẽ với tổng công ty dệt may Việt Nam và các tổ chức xúc tiến thơng mại ( phòng thơng mại và công nghiệp Việt Nam ; các tổ chức xúc tiến thơng mại của Việt Nam ở nớc ngoài). Khi có điều kiện tiến tới mở các văn phòng ở các thị trờng trọng điểm. -Xúc tiến các hoạt động quảng cáo khuếch trơng, tham gia các hội chợ thơng mại, các hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nớc để giới thiệu các mặt hàng của công ty và những thế mạnh của công ty trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc. 2. Đẩy mạnh hoạt động liên doanh liên kết. Việc mở rộng mối quan hệ với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nớc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần chú trọng đến các mối liên kết sau: 2.1. Liên kết kinh tế kỹ thuật giữa các doanh nghiệp may. Tạo dựng mối liên kết này sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi thông tin và hợp tác với nhau trên nhiều phơng diện sẽ có hiệu quả hơn. Nó giúp công ty ngày càng bám sát hơn đến tận các khâu, quy trình sản xuất nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn vớng mắc phát sinh trong sản xuất , nghiệm thu sản phẩm kịp thời và xây dựng khung giá hợp lý tạo sức mạnh và ổn định về kinh doanh trên thị trờng quốc tế. Mặt khác hiện nay nhiều công ty ở cá thị trờng lớn thờng đặt những đơn hàng rất lớn mà khả năng của công ty không thể đáp ứng đợc thì liên kết giữa các công ty lại với nhau để đáp ứng các đơn đặt hàng nh vậy là rất cần thiết. 2.2. Hợp tác kinh doanh với các hãng nớc ngoài trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là một biện pháp giúp công ty mở rộng quy mỗ sản xuất, thu hút vốn, công nghệ từ nớc ngoài. Theo hình thức này thì đối tác nớc ngoài sẽ góp vốn, máy móc thiết bị, đảm nhận việc tìm khách hàng (kể cả những khách hàng đặt gia công ) và tiêu thụ sản phẩm còn phía công ty góp vốn, lao động, lợi nhuận đợc phân chia theo thoả thuận. Với hình thức này công ty có điều kiện thu hút vốn,công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ phía nớc ngoài, gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh. 3. Nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh. Đây có thể coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất, chính nó sẽ làm cho công ty mở rộng đợc khả năng sản xuất, nâng cao đợc năng xuất lẫn chất lợng sản phẩm và tạo đợc sự cạnh tranh lành mạnh với các dn khác. Nhng đây cũng là giải pháp khó thực thi ngay một lúc mà đòi hỏi phải có thời gian và phơng thức làm ăn phù hợp mới có thể thực hiện đợc. Để thực thi giải pháp này công ty cần phải: Đổi mới trang thiết bị: Đay là việc rất khó bởi nớ đòi hỏi nguồn vốn lớn, vậy nguồn vốn này lấy từ đâu ra, đây là vấn đề nan giải. Hơn nữa khi đổi mới và mua mới mở rộng sản xuất thì lại phải làm sao cho máy móc làm việc liên tục, tránh tình trạng phải ngừng hoạt động do thiếu việc. Thực tế công ty hiện nay công ty còn thiếu những máy móc có thể sản xuất một số mặt hàng cao cấp. Đổi mới và mua máy móc thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm có chất lợng cao đáp ứng đợc yêu cầu khách hàng, tăng cờng khả năng cạnh tranh nhng mặt khác nó cũng chứa đựng những khó khăn mà ban lãnh đạo công ty phải xem xét: Lập kế hoạch triệt để, tổ chức dây truyền hợp lý: Song song với việc đổi mới, mua sắm máy móc thiết bị để làm sao có đợc dây chuyên sản xuất hợp lý và hiệu quả công ty cần lập kế hoạch một cách triệt để hơn để trong quá trình sản xuất các dây chuyền không phải chờ đợi nhau làm giảm năng suất, dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Để có đợc dây chuyền sản xuất hợp lý cần phải thỏa mãn: - Tận đụng hết công suất cho phép của máy móc dây chuyền - Không gây ra tình trạng ùn tắc trong quá trình sản xuất cũng nh không gây ra tình trạng đứt chuyền (các khâu trong dây chuyền phải chờ đợi nhau) - Không gây ảnh hởng xấu tới sức khỏe của công nhân trực tiếp đứng máy, không gây ô nhiễm môi trờng. Do đó khi lắp đặt dây chuyền sản xuất cần phải tuân thủ các nguyên tắc: - Phải tận dụng triệt để diện tích nhà xởng với sự phân bố máy móc hợp lý. - Bố trí máy móc sao cho tạo đợc một dây chuyền sản xuất liên tục. - Bố trí công nhân sản xuất phù hợp với từng máy móc, công đoạn sản xuất. Nâng cao tay nghề cho ngời lao động vầ có chế độ đãi ngộ thỏa đáng: Mặc dù hàng năm vẫn tổ chức cho công nhân học tập nâng cao tay nghề nhng trình độ của công nhân vẫn cha đạt mức cao để thực hiện nsx ra những sản phẩm có chất lợng cao đấp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty cần phải tổ chức đào tạo những ngời lao động cha theo kịp với dây chuyền sản xuất, tổ chức tuyển chọn công nhân có đủ tay nghề để trực tiếp sản xuất nhanh cũng nh sa thải những ngời lao động có tay nghề quá thấp. Và những cán bộ nhân viên quản lý phải đợc xây dựng đủ mạnh, có trình độ nghiệp cao, tinh thần trách nhiệm cao có thể đối phó lại với những tình huống bất ngờ xảy ra trong kinh doanh. Công ty cũng cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm làm cho ngời lao động gắn bó với công ty hơn, tránh tình trạng chảy máu chất xám. bởi vì do sự biến động của thị trờng, những ngời lao động có trình độ tay nghề cao và trình độ nghiệp vụ cao thờng tìm đến những nơi có chế độ đãi ngộ tốt hơn để làm việc. Tìm kiếm các nguồn có thể cung cấp nguyên phụ liệu ổn định có uy tín: Hiện nay công ty vẫn thực hiện phần lớn là gia công đơn thuần nhng đôi lúc phía đối tác vẫn uỷ thác cho công ty nhập nguyên phụ liệu của một công ty nớc ngoài khác đợc chỉ định hoặc cho công ty quyền tự chủ mua nguyên phụ liệu để sản xuất. Điều này sẽ tạo cho công ty có đợc nguồn cung cấp nguyên phụ liệu ổn định và đáng tin cậy, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty xúc tiến phơng thức mua đứt bán đoạn. Việc nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng tốt góp phần đáp ứng kịp thời chính xác nhu cầu thị trờng, thực hiện đúng thời hạn hợp đồng với chất lợng tốt. Thu mua là khâu quan trọng, là khâu đầu tiên quyết định trong quy trình sản xuất kinh doanh, đồng thời chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng phát triển ở giai đoạn sau hay không. Trong thu mua hàng dệt may, vấn đề lựa chọn nguồn hàng là rất quan trọng. Cần phải lạ chọn nguồn hàng phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp và đặc điểm của thị trờng nớc ta. Vì vậy cần nghiên cứu khai thác các nguồn nguyên phụ liệu phù hợp kể cả trong và ngoài nớc. 4. Phát triển các quan hệ đối tác. Quan hệ dối tác có thể coi là một tài nguyên vô hình của một doanh nghiệp. Công nghiệp ty chính sách thể phát triển đợc hay không là nhờ vào hai mặt: Thực lực của công ty và các quan hệ đối tác mà công ty dẵ tạo dựng đợc . Để giữ vững đợc các quan hệ đã có, công ty luôn phải giữ chữ tín đối với đối tác, có thẻ đó là thái độ sòng phẳng hoặc là chiếu cố lẫn nhau trong quan hệ sản xuất kinh doanh. Muốn cho hoạt động gia cong phát triển hơn nữa , công ty cần phải có các giải pháp đối với đối tác nh sau: Quan hệ trực tiếp với các đối tác gia công Công ty cần tạo cho đợc các quan hệ trực tiếp này tức là phải bỏ qua đợc khâu trung gian bởi hầu hết các hoạt động gia công ký kết qua các công ty trung gianđều dẫn tới là lợi nhuận bị chia sẻ nên lợi ích của công ty bị hạn chế. Nếu bỏ qua khâu trung gian, công ty quan hệ trực tiếp với các đối tác nớc ngoài thì lợi nhuận thu đợc sẽ lớn hơn rất nhiều. Muốn làm dợc điều này công ty cần phải : Tạo ra đợc những mặt hàng có mẫu mã hợp lý, phù hợp với thị trờng. Đây chính là cơ sở để bên nớc ngoài đặt gia công. Phía nớc ngoài sẽ căn cứ vào mẫu mã do công ty tạo ra để đánh giá đợc trình độ sản xuất, thể hiện chất lợng có đáp ứng đợc yêu cầu gia công hay không. Điều đó đòi hỏi ngời thiết kế mẫu phải có trình độ cao. Mở rộng quan hệ với khách hàng mới. Một khách hàng có thể đặt gia công tại nhiều doanh nghiệp trên một nớc hay nhiều nớc khác nhau nhau, vấn đề này đã tạo ra sự cạnh tranh trong việc thu hút các đơn hàng gia công. Bởi vậy nếu nh công ty chỉ có một số lợng khách hàng ít ỏi thì trong nhiều trờng hợp sẽ gặp khó khăn trong vấn đề ký kết hợp đồng. Do vậy ngoài việc công ty phải giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống, công ty cần chú trọng quan hệ với các khách hàng mới. Trong những năm tới việc Việt Nam đã ký kết hiệp định thơng mại với Mỹ sẽ mở ra một cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam bởi vì đây là thị trờng có kim ngạch nhập khẩu rất lớn và cơ cấu thị trờng rất đa dạng. 5. Tạo dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh trong kinh doanh quốc tế. Công ty muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, muốn tạo dng uy tín trên thơng trờng thì bản thân bộ máy quản lý phải thông suốt, có sự phân cấp và trách nhiệm rõ ràng. Khi tuyển chọn cần phải lựa chọn những ngời có trình độ nghiệp vụ thông qua việc tổ chức thi tuyển để có thể tuyển chọn đợc đội ngũ cán bộ có năng lực trong kinh doanh, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trờng làm cho công ty tránh đợc các rủi ro trong kinh doanh, nắm bắt đợc các cơ hội kinh doanh, tiếp thu đợc công nghệ sản xuất mới, hiện đại từ phía nớc ngoài, có khả năng phân tích đánh giá đợc tình hình sản xuất kinh doanh, vạch ra các chủ trơng, chơng trình hành động thích hợp cho công ty. Một trong những yêu cầu đặt ra cấp bách hiện nay đối với công ty là phải tạo dựng một đội ngũ vững mạnh về quản trị Marketing, quản lý công tác xuất nhập khẩu và cán bộ có khả năng tổ chức đàm phán trong kinh doanh quốc tế. Công ty có thể lựa chọn một trong các phơng án sau : - Tổ chức cho các cán bộ tham gia các khoá học nghiệp vụ chuyên môn tại các trung tâm đào tạo quản trị kinh doanh hay tại các trờng đại học trong nớc. - Gửi các cán bộ có năng lực ra nớc ngoài học tập. - Thuê chuyên gia về đào tạo tại chỗ. Với chơng trình đào tạo hợp lý công ty sẽ có một đội ngũ cán bộ quản lý vững mạnh có trình đoọ nghiệp vụ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trờng. 6. Nâng cao tỷ trọng gia công theo phơng thức mua đứt bán đoạn, từng bớc tạo tiền đề chuyển sang xuất khẩu trực tiếp. Công ty may Chiến Thắng cũng nh các doanh nghiệp gia công xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam hiện nay thực hiện gia công đơn thuần là chủ yếu, điều này đã làm giảm lợi nhuận và làm chậm quá trình thâm nhập mặt hàng của mình vào thị trờng thế giới. Gia công xuất khẩu, đặc biệt là phơng thức gia công đơn thuần chỉ là hoạt động kinh doanh tạm thời trong giai đoạn trớc mắt, trong tơng lai công ty cần phải thâm nhập thị trờng nớc ngoài bằng cach xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của mình. Muốn làm đợc điều này thì ngay bây giờ công ty cần phải đẩy mạnh hoạt động gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn đây là tiền đề để công ty chuyển sang xuất khẩu trực tiếp. Gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn sẽ giúp công ty tìm đợc những nhà cung cấp nguyên phụ liệu có uy tín và chất lợng ổn định. Mặt khác gia công theo hình thức này làm cho công ty luôn phải thích ứng với sự thay đổi của thị trờng điều này giúp cho cán bộ công nhân viên của công ty nâng cao đợc trình độ cũng nh bản lĩnh kinh doanh trên thơng trờng quốc tế. Vì vậy gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn vừa làm nâng cao đợc lợi nhuận vừa tạo tiền đề cho công ty tiến tới xuất khẩu trực tiếp. II. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NỚC. Dới đây là một số kiến nghị với nhà nớc nhằm thúc đẩy gia công xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam. 1. Đầu t phát triển ngành dệt, có sự cân đối giữa ngành dệt và may. Hiện nay, ngành dệt trong nớc vẫn cha đáp ứng đợc nhu cầu về nguyên phụ liệu cho ngành may. Các doanh nghiệp may hầu nh phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu từ nớc ngoài. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp may gia công thì gần 100% các loại vải là do nhập khẩu, chính vì vậy cần phải sao cho cân đối giữa ngành dệt và ngành may mặc. Cần phải đầu t ngành dệt theo chiều sâu, hình thành một số cụm sản xuất dệt, in nhuộm với công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng cho ngành may xuất khẩu. Điều đó vừa tạo cho sự phát triển của ngành may lẫn ngành dệt của Việt Nam, muốn làm đợc điều này Nhà nớc cần phải : - Có quy hoạch phát triển ngành dệt theo chiều sâu nhằm đảm bảo sự cân đối giữa hai ngành dệt và may. - Có chính sách khuyến khích về tín dụng và thuế đối với các doanh nghiệp ngành dệt. - Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp may sử dụng nguồn nguyên liệu trong nớc. 2. Cải cách các thủ tục hành chính. Hiện nay, các thủ tục hành chính của nhà nớc còn rất rờm rà, phức tạp. Điều đó làm cản trở rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà công ty may Chiến Thắng nằm trong cũng nằm trong số đó. Hiện nay, yếu tố cản trở lớn nhất đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là việc thông qua hải quan. Vẫn biết răng hải quan họ có trách nhiệm và nghĩa vụ của họ nhng vấn đề ở chỗ là thủ tục rất rờm rà nhiều khi làm giảm tiến độ giao hàng. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính và chống tham nhũng trong các cơ quan chức năng của Nhà nớc nh thúê vụ, hải quan, ngân hàng…đổi mới quy chế và cách thức làm việc, bỏ bớt các của trong xét duyệt đầu t, vay vốn đầu t nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với mọi ngành mọi cấp. 3. Nhà nớc cần có các chính sách u đãi nhằm thúc đẩy các hoạt động gia công. Nớc ta là một nớc có nền kinh tế có xuất phát điểm rất thấp, các doanh nghiệp thờng đi sau trong quá trình hội nhập vì vậy Nhà nớc cần phải có những chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Cụ thể là: Về lãi vay ngân hàng: Hiện nay ngành may mặc của nớc ta các máy móc sản xuất đa phần là các máy móc lạc hậu, một số máy móc vẫn còn mới nhng trình độ công nghệ không cao do vậy chất lợng sản phẩm không cao. Để đầu t cho sản xuất thì nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp không thể nào đáp ứng đợc, do vậy cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nớc. Nhà nớc cần phải có sự hỗ trợ về mặt tín dụng nh đơn giản các thủ cho vay vốn, giảm lãi vay… Về quản lý và phân bổ hạn ngạch : Trong những năm qua Nhà nớc đã có thay đổi rất nhiều trong vấn đề quản lý và phân bổ hạn ngạch. Mặc dù với cách phân bổ hiện nay của Bộ thơng mại đã có nhiều tiến bộ nhng vấn đề phân bổ hạn ngạch vẫn còn có nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết. Thực tế hiện nay số lợng sản phẩm sản xuất để xuất khẩu bao giờ cũng lớn hơn số lợng trong hạn ngạch. Do vậy công ty liên tục bị thiếu hạn ngạch và luôn phải lo lắng xin hạn ngạch bổ xung hoặc tìm các doanh nghiệp khác để xuất khẩu uỷ thác. Điều này làm chi phí sản xuất gia công tăng, đồng thời tạo ra nhiều hiện tơng tiêu cực trong vấn đề xin hạn ngạch. 4. Tăng cờng cung cấp thông tin khoa học công nghệ về ngành dệt may. Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thờng thiếu thông tin về công nghệ và thị trờng công nghệ, điều này ảnh hởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy Nhà nớc phải có các dự án nhằm cung cấp các thông tin cho doanh nghiệp. Tổng công ty dệt may Việt Nam nên tổ chức hệ thống thông tin về khoa học công nghệ dệt may. Ngoài thông tin công nghệ và thị trờng công nghệ, hệ thống còn cung cấp các thông tin khác về thị trờng hàng may mặc. 5. Thành lập tổ chức xúc tiến thơng mại. Thị trờng tiêu thụ trên thế giới luôn biến động và tơng đối phức tạp, nhng hiện nay các thông tin về thị trờng vẫn còn thiếu và độ chính xác cha cao. Vì vậy, Nhà nớc sớm thành lập tổ chức xúc tiến thơng mại để trợ giúp các nhà sản xuất trong hoạt động kinh doanh. Chức năng của tổ chức này là cung cấp thông tin và tổ chức xúc tiến các hoạt động thơng mại, tiến hành nghiên cứu thị trờng nớc ngoài. Tổ chức này sẽ thiết lập một ngân hàng dữ liệu về các thị trờng nớc ngoài. Trong thời gian trớc mắt, khi mà cha htành lập đợc tổ chức xúc tiến thơng mại, Bộ thơng mại cần phải thành lập các văn phòng đại diện ở nớc ngoài để nghiên cứu theo dõi tình hình thị trờng nớc ngoài và thờng xuyên đứng ra tổ chức và bảo trợ cho các đoàn đi khảo sát thị trờng nớc ngoài. Kinh nghiệm một số nớc cho thấy, ngoài việc xây dựng và thực hiện chiến lợc phát triển hợp lý ngành dệt may, các nớc đó đã thực hiện những biện pháp chiếm kĩnh thị trờng hữu hiệu đó có thể coi là kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam. Ví dụ : ấn Độ, Indonêsia đã thành lập kho hàng của mình ngay tại cảng Châu Âu( nh cảng Rotterdam ) để bám sát lịch giao hàng. Indonêsia đã thành lập trung tâm mậu dịch và phân phối của mình ở Rotterdam, trung tâm có quan hệ chặt chẽ với cảng biển, sân bay và giữ vai trò’cửa mở ‘ vào Châu Âu của mặt hàng dệt may xuất khẩu vào thị trờng này, trung tâm cũng đứng ra lo liệu địa điểm cho các cuộc trng bày triển lãm và cacvs mục đích thơng mại khác. Đây là vấn đề tối cần thiết để cạnh tranh với các đối thủ khác. Tóm lại : Trên đây là một số giải pháp cơ bản vừa có ý nghĩa trớc mắt vừa có ý nghĩa lâu dài nhằm khắc phục những hạn chế và thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu ở công ty may Chiến Thắng. Để thực hiện tốt những giải pháp này đòi hỏi có sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty và có sự hỗ trợ từ phía Nhà nớc. Phụ lục (Ví Dụ Về hợp đồng gia công xuất khẩu ) KẾT LUẬN Hoạt động gia công xuất khẩu đã và đang trở thành một nghành sản xuất có tính chất chiến lợc ở nớc ta. Trong điều kiện nền kinh tế nớc ta hiện nay, nền khoa học công nghệ còn lạc hậu, lực lợng lao động còn thất nghiệp rất lớn thì phát triển gia công xuất khẩu là một tất yếu. Gia công xuất khẩu sẽ giải quyết đợc công ăn việc làm cho ngời lao động, phát triển gia công xuất khẩu giúp chúng ta tiếp thu đợc khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ nớc khác, nó cũng làm tăng thu nhập, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nớc. Hiện nay Việt Nam với t cách là thành viên chính thức của ASEAN, APEC và chúng ta đang đàm phán để ra nhập tổ chức WTO nền kinh tế trong nớc đòi hỏi duy trì ở mức tăng trởng 9 đến 10 % một năm, kim ngạch xuất khẩu phải tăng từ 20 – 25 %/năm, gia công xuất khẩu hàng hóa là một trong những giải pháp thực hiện nhằm đạt đợc các chỉ tiêu này. Muốn vậy chúng ta cần phải đầu t hơn nữa sản xuất, nâng cao chất lợng sản phẩm, quan tâm thích đáng công tác thị trờng, cỉa tiến và nâng cao hơn nữa bộ máy quản lý đa dạng hoá thị trờng, sản phẩm từng bớc hớng vào gia công theo chiều sâu, tăng dần tỷ trọng nguyên vật liệu trong nớc trong giá trị sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời hết sức coi trọng uy tín trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Chắc chắn rằng hoạt động gia công xuất khẩu sẽ đem lại lợi ích kinh tế xã hội cao hơn, đóng góp ngày càng nhiều hơn trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc. Trong những năm tới, với sự nỗ lực không ngừng vơn lên của mình, công ty may Chiến Thắng đã và sẽ cố gắng phát triển hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc hơn nữa góp phần phát triển nghành dệt may Việt Nam, nâng cao uy tín của hàng dệt may Việt Nam trên thị trờng khu vực và thế giới. . CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG. Trong những năm tới, hoạt động gia công may mặc ở Việt Nam. tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Sau đây là một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những tồn tại đó và thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu của công ty. I. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TY. 1 vậy, cần hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu để đáp ứng các mục tiêu trên. Từ những phân tích chi tiết về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc ở công ty may Chiến Thắng, ta thấy rằng

Ngày đăng: 06/08/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan