VIÊM GAN VIRUS CẤP – PHẦN 1 ppt

13 343 1
VIÊM GAN VIRUS CẤP – PHẦN 1 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIÊM GAN VIRUS CẤP – PHẦN 1 I - ĐẠI CƯƠNG: VGVRC là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp, do virus VG gây nên với đặc trưng là tổn thương viêm lan tỏa và hoại tử tế bào gan. Bệnh cảnh lâm sàng thể điển hình thường qua 2 thời kỳ: tiền hoàng đản và hoàng đản. với VRVG B, C bệnh có thể tiến triển từ cấp sang mạn và dẫn tới xơ gan, ung thư gan. 1/ Mầm bệnh và đường lây, Acid nhân: 2/ Nguồn bệnh: BN và người lành mang trùng (Carrier) 3/ Sức cảm thụ: - Đối với VRVG A :Lứa tuổi mắc chủ yếu là: trẻ em và thanh thiếu niên; ở người lớn đa số đã có MD bền vững, không có MD chéo. - Đối với VRVG B, C, D: Thường gặp nhiều ở người lớn, một số trẻ mắc do truyền từ mẹ sang con. Việc đáp ứng MD với VR tùy thuộc vào từng cá thể. - Đối với VRVG E :tương tự VGA. 4/ Cơ chế bệnh sinh: Quá trình sinh bệnh chia làm các thời kỳ sau: - Thời kỳ thâm nhập của VR: Với VRVG A và E thâm nhập qua đường tiêu hóa Với VRVG B, C, D, G thâm nhập theo đường máu. - Thời kỳ nhân lên của VR: Tại các tổ chức của đường tiêu hóa và sau đó là các hạch Lympho mạc treo, do tác động của VR đến các tổ chức này làm tăng tính thấm của TB -> thoái hóa hoại tử tổ chức và tạo ra những biến đổi không đặc hiệu, đặc biệt là ở các Lympho. Trong 2 thời kỳ trên chưa có biểu hiện bệnh lý - Thời kỳ nhiễm VR huyết tiên phát( tương ứng với thời kỳ khởi phát trên LS): VR từ hạch Lympho vào máu gây phản ứng với cơ thể biểu hiện bằng sốt. -Thời kỳ lan tràn tổ chức( tương ứng với thời kỳ toàn phát trên LS): VR từ máu thâm nhập và tất cả các cơ quan mà chủ yếu là gan. Quan trọng nhất trong thời kỳ này là tổn thương gan do VR gây trực tiếp hoặc thông qua cơ chế MD: Biểu hiện ở 3 mặt: Phân hủy tb nhu mô gan, tổn thương viêm tb trung diệp và ứ tắc mật. - Thời kỳ nhiễm VR huyết thứ phát: VR từ gan trở lại máu gây nên những đợt bột phát, hiện tượng nhiễm độc dị ứng, phát sinh biến chứng và tái phát. II - TRIỆU CHỨNG: 1 – Lâm sàng thể thông thường điểu hình 1.1/ Thời kỳ nung bệnh: -VG A: 1- 6 tuần -VG B: 1-6 thỏng -VG C: 1- 6 thỏng -VG D: 1-3 thỏng -VG E: 1-2 thỏng 1.2/ Thời kỳ khởi phát( Tiền hoàng đản, trước vàng da): + Có tính chất không tương xứng giữa mức độ nhiễm khuẩn với nhiễm độc: Không sốt hoặc sốt nhẹ ngắn ngày nhưng rất mệt và mệt kéo dài. + Có 5 cách khởi phát: - Kiểu rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, đôi khi có rối loạn đại tiện ; các triệu chứng trên có thể kéo dài kèm theo sốt nhẹ. - Kiểu viêm khớp: Đau các khớp nhưng không có biến đổi hình dạng tại khớp. - Kiểu viêm xuất tiết ( giả cúm): Sổ mũi, đau họng, ho khan cùng với sốt. - Kiểu suy nhược thần kinh: BN mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ. - Kiểu hổn hợp: Gồm các triệu chứng lẩn lộn của các kiểu khởi phát. -> Củng có thể không có thời kỳ khởi phát. 1.3/ Thời kỳ toàn phát( Vàng da- Hoàng đản): + Lâm sàng: - Vàng da và niêm mạc( thường xuất hiện sau khi hết sốt): vàng da rất nhanh và đạt đến mức tối đa 2-5 ngày và giữ mức này từ vài ngày đến vài tuần - Gan to, mật độ mềm, ấn tức. - Nước tiểu vàng, phân bạc màu, + XN: - Men gan tăng cao: SGOT( AST ) ↑ Chỉ số Deritis= < 1 SGPT( ALT ) ↑↑ Men gan càng cao càng phản ánh thời kỳ cấp. - Bilirubin TP ↑↑; Bilirubin TT ↑ cao so với Bilirubin GT. - Phosphatase kiềm tăng trong trường hợp có tắc mật - Urobilinogen nước tiểu từ (+) chuyển thành (-) 1.4/ Thời kỳ lui bệnh và hồi phục: - Thời kỳ lui bệnh thường bắt đầu bằng hiện tượng Đa niệu . - Các triệu chứng lâm sàng cùng với các rối loạn chuyển hóa bắt đầu giảm. - Transaminase, Bilirubin và các chỉ tiêu sinh hóa khác dần trở về bình thường - Urobilinogen nước tiểu từ (-) chuyển thành (+) - Chỉ số Deritis > 1 Vì SGPT giảm nhanh hơn SGOT. Sơ đồ biểu diễn tương quan giữa Bilirubin và Men gan trong VGVR nói lên mức độ và tiên lượng bệnh. =>Ý nghĩa của xột nghiệm bilirubin và urobilinogen trong bệnh viêm gan virus B cấp. Vẽ biểu đồ biến thiên của chúng Ý nghĩa: * Urobilinogen: -Urobilinogen có giá trị chẩn đoán sớm: urobilinogen tăng trước khi có vàng da ít nhất từ 1-2 ngày, giai đoạn vàng da Urobilinogen từ (+) thành (-) và khi từ (-) chuyển sang (+) tiên lượng tốt * Bilirubin: núi lờn tỡnh trạng ứ và tắc mật, nếu lượng bilirubin trong nước tiểu cao chứng tỏ sự ứ tắc mật nhiều 2- Phân chia các thể lâm sàng bệnh VGB cấp: 2.1. Theo triệu chứng lõm sàng: -Thể ẩn: Không có biểu hiện lâm sàng. HBsAg(+), men transaminase tăng nhẹ -Thể cụt: Có biểu hiện lâm sàng nhưng thường nhẹ và thoáng qua. Bệnh nhân thường có sốt nhẹ vài 3 ngày, nhức đầu, đôi khi đau khớp hoặc ỉa lỏng 1-2 lần, XN HBsAg(+), men gan tăng và nhanh về bỡnh thường. Các triệu chứng giống như một bệnh nhiễm virus khác, bệnh hồi phục nhanh sau 10-20 ngày -Thể khụng vàng da(thể không điển hỡnh): Bệnh nhõn thấy mệt mỏi, chỏn ăn, sợ mỡ, nước tiểu vàng nhưng không có vàng da, men gan tăng nhẹ hoặc vừa, bilirubin máu bỡnh thường -Thể thông thường điển hình: vàng da, có đầy đủ các thời kỳ và triệu chứng , diễn biến cấp tớnh và khỏi trong vũng 1-3 thỏng 2.2.Theo tiến triển: -Thể cấp tính: là thể thông thường điển hỡnh -Thể kộo dài: Bn VGB cấp có biểu hiện lâm sàng kéo dài >3 tháng đến 6 tháng. Có 2 loại kéo dài: + Thể kéo dài thông thường: vàng da đó hết hoặc cũn ở mức độ nhẹ, các triệu chứng lâm sàng khác không cũn. XN men gan đó giảm nhưng chưa về bỡnh thường. Dù kéo dài >3 tháng nhưng bệnh tự hồi phục như thể thông thường điển hỡnh + Thể ứ mật kéo dài: da niêm mạc vàng đậm, ngứa, nước tiểu ít và vàng, phân bạc màu, gan mềm đau. XN bilirubin tăng rất cao chủ yếu là bilirubin trực tiếp, phosphatase kiềm tăng cao trong khi đó men gan chỉ tăng nhẹ 2-3 lần, tỷ lệ prothrombin bỡnh thường hoặc giảm nhẹ -Thể tái phát: bệnh tái phát xuất hiện sau khi khỏi bệnh ≤ 6 tháng -Thể mạn tính: bệnh tiến triển >= 6 tháng, có diễn biến từng đợt, gan to và chắc, các XN dao động ở mức vừa phải, HBsAg(+) kéo dài, anti-HBs(-) -Hội chứng sau viêm gan: là những triệu chứng cơ năng bệnh nhân cảm thấy sau khi hồi phục như mệt mỏi thoáng qua, đau tức vùng gan nhất là sau khi ăn no và đi lại. Bụng ậm ạch khó tiêu, nước tiểu có thể vàng nhẹ từng đợt nhất là về sáng. HC này thường tồn tại 3-6 tháng sau khi hồi phục. Các XN sinh hóa bỡnh thường 2.3.Theo mức độ bệnh: -Thể nhẹ: Bn khụng cảm thấy mệt hoặc chỉ khi đi lại, khi làm việc. Da không vàng hoặc phớt vàng, gan không to hoặc to 1-2 cm, mềm ấn tức nhẹ, men gan và bilirubin tp tăng 2-5 lần, TL prothrombin >70% -Thể nặng: Bệnh nhân mệt thường xuyên ngay cả lúc nằm không tự phục vụ được bản thân. Bn có thể có phù, XH, nôn và buồn nôn. Da vàng đậm và kéo dài. Gan có thể to >3-4 cm hoặc teo nhỏ. Men gan và bilirubin tăng >10 lần, TL prothrombin <50% -Thể ỏc tớnh [...]...2.4.Theo cơ địa đặc biệt: -VGB cấp ở phụ nữ cú thai -VGB cấp ở trẻ sơ sinh -VGB cấp ở người có tuổi III - BIỆN LUẬN CHẨN ĐOÁN: 1. Túm tắt BA: Bn nam 25 tuổi, bộ đội vào viện ngày 12 /5/2007 vào ngày thứ 6 của bệnh, hiện tại là ngày thứ 20 của bệnh Bệnh diễn biến với các hội chứng và triệu chứng sau: * Hội... Bilirubin nước tiểu lúc vào(+++) hiện tại (-) Urobilinogen lỳc vào (-) hiện tại (+) * Hội chứng huỷ hoại tế bào gan: SGPT, SGOT tăng cao, chỉ số De ritis . VIÊM GAN VIRUS CẤP – PHẦN 1 I - ĐẠI CƯƠNG: VGVRC là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp, do virus VG gây nên với đặc trưng là tổn thương viêm lan tỏa và hoại tử tế bào gan. . thông thường điểu hình 1. 1/ Thời kỳ nung bệnh: -VG A: 1- 6 tuần -VG B: 1- 6 thỏng -VG C: 1- 6 thỏng -VG D: 1- 3 thỏng -VG E: 1- 2 thỏng 1. 2/ Thời kỳ khởi phát( Tiền hoàng đản, trước vàng da):. phát: VR từ gan trở lại máu gây nên những đợt bột phát, hiện tượng nhiễm độc dị ứng, phát sinh biến chứng và tái phát. II - TRIỆU CHỨNG: 1 – Lâm sàng thể thông thường điểu hình 1. 1/ Thời kỳ

Ngày đăng: 05/08/2014, 20:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan