MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNG pps

34 627 5
MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNG pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNG MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNG 1. Xét nghiệm máu. 1.1. Công thức huyết đồ bình thường (công thức máu): * Số lượng hồng cầu (HC): Nam : 4,2- 4,5.10 12 /l Nữ : 3,8- 4,2.10 12 /l Trẻ em : trên 4,5.10 12 /l Nếu HC trên 5,5. 10 12 /l: là tăng HC + Số lượng HC tăng gặp trong: - Bệnh đa hồng cầu nguyên phát (bệnh Vaquez). Đây là bệnh tăng HC thực sự. - Đa hồng cầu thứ phát gặp trong: . Đa HC giả tạo do cô đặc máu(nguyên nhân do nôn, ỉa lỏng, bỏng). . Trong u tuyến thượng thận. . Trong hội chứng Cushing, viêm thận kẽ, viêm thận. . Do tình trạng hoặc bệnh gây thiếu ôxy mạn tính: có thể gặp ở những người sống ở vùng cao, trong các bệnh phổi, phế quản mạn tính, lao phổi, ung thư phổi, suy tim phải, bệnh tim tiên thiên, nhiễm độc một số hoá chất hoặc thuốc (nitrit, sulfamid, arsen, coban ). . Trong u biểu mô thận. . U tuyến yên. . U nguyên bào của tiểu não. + Hồng cầu giảm trong: thiếu máu do các nguyên nhân khác nhau (chảy máu, tan máu, suy tủy, các bệnh máu ác tính, rối loạn sinh tủy, ung thư, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng(giun móc, sốt rét), thiểu dưỡng * Số lượng bạch cầu (BC): Nam: 4-9.10 9 /l Nữ: 4-9.10 9 /l + Số lượng BC tăng trong: - Các bệnh bạch cầu cấp hoặc mạn (dòng tủy hoặc lymphô). - Các bệnh nhiễm khuẩn (thường gram dương). - U lymphô ác tính. - Tăng bạch cầu ái toan có thể gặp do rất nhiều nguyên nhân: bệnh tinh hồng nhiệt, sau phẫu thuật cắt lách, dạ dày, thiếu oxy máu, một số ngộ độc(muối vàng, arsen, trạng thái dị ứng, hen phế quản, eczema, bệnh hệ thống (collagenose), u lymphô ác tính, một số bệnh bạch cầu, nhiễm ký sinh trùng, sán + Số lượng bạch cầu giảm gặp trong: - Suy tủy hoặc nhược sản tủy xương. - Nhiễm khuẩn (thường gram âm). - Nhiễm virut. - Cường lách. - Nhiễm độc, một số nguyên nhân gây dị ứng. * Số lượng tiểu cầu (TC). Nam : 150- 300.10 9 /l Nữ : 150- 300.10 9 /l Trẻ em : trên 350.10 9 /l + Số lượng tiểu cầu tăng gặp trong: - Bệnh bạch cầu (dòng tủy thể M7). - Tăng tiểu cầu vô căn (trong hội chứng tăng sinh ác tính tủy xương). - Bệnh u lymphô ác tính giai đoạn khởi đầu. - Bệnh bạch cầu tủy mạn giai đoạn mạn tính. - Sau cắt lách. + Số lượng tiểu cầu giảm gặp trong: - Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. - Suy nhược tủy xương. - Cường lách. - Bệnh sốt xuất huyết (Dengue). - Nhiễm độc một số hoá chất, thuốc (đặc biệt là các thuốc, hoá chất chống ung thư ). * Định lượng huyết sắc tố (HST): Nam : 160 2g/l Nữ : 140 2g/l Trẻ em sơ sinh: 195 5g/l Trẻ 1 tuổi : 112 g/l Trẻ 10 tuổi : 120 g/l + Huyết sắc tố tăng: gặp trong một số ít trường hợp: bệnh đa hồng cầu nguyên phát (Vaquez). + Huyết sắc tố giảm gặp trong mọi trường hợp có thiếu máu. * Tỷ lệ hồng cầu mạng lưới (HCL): Nam : 0,1-1%. Nữ : 0,5-1%. Trẻ em trên 1%. + Hồng cầu lưới tăng gặp trong: - Các bệnh lý huyết tán. - Cường lách. - Thiếu máu giai đọan phục hồi. + Hồng cầu lưới giảm: gặp trong: - Suy tủy xương. - Nhược sản tủy xương dòng hồng cầu. - Các bệnh bạch cầu cấp, mạn (giai đoạn cuối). - Các tình trạng ức chế tủy do nhiễm khuẩn, nhiễm virut, nhiễm độc. Xét nghiệm hồng cầu lưới để đánh giá khả năng sinh hồng cầu của tủy xương. * Công thức bạch cầu (CTBC): Bạch cầu đũa Bạch cầu đa nhân trung tính Bạch cầu đa nhân ái toan Bạch cầu đa nhân ái kiềm Lymphocyte Monocyte Nam 1- 4% 55-75% 1- 4% 0- 1% 25- 35% 2- 4% Nữ 1- 4% 55-75% 1- 4% 0- 1% 25- 35% 2- 4% Trẻ em Trên 4% 40-60% 1- 2% 0- 1% 40- 60% 2- 6% Công thức bạch cầu thay đổi rất khác nhau tùy theo loại bệnh lý. Công thức bạch cầu cho biết sự tăng giảm của từng loại bạch cầu, có giá trị nhất định trong chẩn đoán và tiên lượng nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh bạch cầu, các tình trạng nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng Công thức bạch cầu còn là một chỉ số theo dõi tương đối có giá trị trong điều trị. * Hematocrit: Hematocrit là thể tích của khối hồng cầu chiếm chỗ so với lượng máu đã biết. Đơn vị tính l/l hoặc tỷ lệ % giữa khối hồng cầu và máu toàn phần sau khi máu được chống đông và ly tâm. Nam : 0,45- 0,50 l/l (hoặc 45- 50%) Nữ : 0,40- 0,45 l/l (hoặc 40- 45%) + Hematocrit tăng: trong bệnh đa hồng cầu thực sự, khi máu bị cô(do mất nước bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: sốc, bỏng , ỉa chảy, nôn nhiều ). + Hematocrit giảm gặp trong: các tình trạng thiếu máu. Hematocrit có ý nghĩa đặc biệt trong việc đánh giá tình trạng mất máu (đối với các trường hợp chảy máu, sốc, phẫu thuật), tình trạng cô đặc máu (đối với các trường hợp mất nước). Ngoài ra nó là một chỉ tiêu để tính toán các chỉ số hồng cầu, để so sánh với kết quả đếm số lượng hồng cầu 1.2. Tốc độ lắng hồng cầu (tốc độ máu lắng): Tốc độ máu lắng là tốc độ lắng của hồng cầu trong máu đã được chống đông và được hút vào một mao quản có đường kính nhất định, để ở một tư thế nhất định. +Tốc độ lắng bình thường: - Sau 1 giờ: 4mm. - Sau 2 giờ: 7mm. - Sau 3 giờ: 12mm. - Sau 24 giờ: 45mm. Để tiện theo dõi có thể tính tốc độ lắng trung bình sau 2 giờ theo công thức sau: Tốc độ lắng giờ thứ nhất + 1/2 tốc độ lắng giờ thứ hai K = 2 Nếu K < 10: là bình thường + Tốc độ máu lắng tăng: gặp trong nhiều bệnh lý, trạng thái khác nhau: - Thay đổi sinh lý: . Trẻ sơ sinh. . Người có tuổi (giờ đầu có thể tới 20-30mm). . Phụ nữ đang hành kinh. . Có thai từ tháng thứ 4. - Bệnh lý: . Thấp khớp cấp, mạn. . Lao tiến triển. . Bệnh globulin máu (ví dụ Waldenstrom), bệnh này tốc độ lắng máu rất nhanh. . Các bệnh nhiễm khuẩn cấp, các bệnh có sốt. . Các bệnh thiếu máu, xơ gan, nhồi máu cơ tim, thận hư nhiễm mỡ, ung thư, bệnh collagen. . Sau chấn thương, phẫu thuật + Tốc độ lắng máu giảm trong: - Bệnh đa hồng cầu - Dị ứng - Tăng natriclorua, muối mật, phospholipid, CO 2 Tốc độ lắng máu là một yếu tố có ý nghĩa nhất định trong việc chẩn đoán, theo dõi quá trình tiến triển và tiên lượng nhiều bệnh lý khác nhau. 1.3. Sức bền hồng cầu (SBHC): Sức bền hồng cầu là sức chịu đựng của hồng cầu đối với tác dụng tan máu của các dung dịch muối khi hạ thấp dần nồng độ. Sức bền hồng cầu phụ thuộc vào tính thấm của màng hồng cầu. Nguyên lý của xét nghiệm: khi đặt hồng cầu vào dung dịch muối nhược trương, thì nước ở dung dịch muối nhược trương sẽ vào trong hồng cầu để cân bằng áp lực thấm thấu. Nước vào sẽ làm trương các hồng cầu, nếu dùng các dung [...]... Thiếu máu do thiếu sắt - Thiếu máu có nguyên hồng cầu khổng lồ + Sức bền hồng cầu giảm gặp trong: - Thiếu máu huyết tán tự miễn - Một số thiếu máu huyết tán bẩm sinh Sức bền hồng cầu là xét nghiệm thường được sử dụng trong lâm sàng góp phần tìm hiểu về nguyên nhân hoặc cơ chế của thiếu máu 1.4 Sắt huyết thanh: + Sắt huyết thanh bình thường: Nam : 15-27mcmol/l Nữ : 15-27mcmol/l Trẻ em khi mới đẻ khoảng... bình, không phải là giá trị tuyệt đối Khi nhận định, giá trị nào cận kề những số liệu trên thì vẫn được xem là bình thường, ví dụ: hậu tủy bào của một bệnh nhân 13% hoặc 18% vẫn được coi là bình thường (vì dao động quanh số 16%) 3 Xét nghiệm tế bào hạch 3.1 Hạch đồ: Hạch đồ là một xét nghiệm thường được sử dụng trong lâm sàng, dễ làm, cho kết quả nhanh và tương đối chính xác Hạn chế của hạch đồ là... fibrin/fibrinogen đang ở trạng thái hoà tan sẽ trở nên không hoà tan nữa Ý nghĩa lâm sàng: nghiệm pháp để chẩn đoán hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch(có giá trị cùng với một số xét nghiệm khác) * Fibrinogen: là một yếu tố đông máu của huyết tương Bình thường: 2- 4 g/l Nếu dưới 2 g/l là giảm + Tăng fibrinogen gặp trong: - Nhiễm khuẩn cấp tính - Bệnh Hodgkin, sarcom, bệnh bạch cầu tủy mạn, viêm... huyết sắc tố bào thai (HSTF), huyết sắc tố bệnh lý, đặc biệt là bệnh thalassemia mới có huyết sắc tố kháng kiềm ở tỷ lệ cao Một người bình thường có huyết sắc tố kháng kiềm: 0- 10% Bệnh thalassemia có huyết sắc tố kháng kiềm : 80-90% Bào thai có huyết sắc tố kháng kiềm : 90-100% Giá trị lâm sàng của xét nghiệm này có tính quyết định chẩn đoán bệnh thalassemia * Điện di huyết sắc tố: Dựa vào nguyên tắc... huyết sắc tố không bình thường gây ra nhiều bệnh lý như: bệnh rối loạn huyết sắc tố về số lượng (beta- thalassemia, denta-thalassemia ), bệnh rối loạn huyết sắc tố về chất lượng (bệnh huyết sắc tố S, M, E, ) Đây là những bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh bất thường về huyết sắc tố 1.6 Các xét nghiệm đông - cầm máu: * Thời gian máu chảy (MC): Thường thực hiện theo phương pháp Duke: rạch ở dái tái một. .. người lớn + Sắt huyết thanh tăng gặp trong: - Thiếu máu huyết tán - Thiếu máu Biermer - Viên gan cấp - Các bệnh Hodgkin, sarcom - Người đựơc truyền máu nhiều lần - Rối lọan chuyển hoá sắt - Suy tủy + Sắt huyết thanh giảm gặp trong: - Thiếu máu do thiếu sắt - Mất máu do chảy máu - Các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư, collagenose 1.5 Một số xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh miễn dịch, di truyền: * Nghiệm pháp... kiềm trong bạch cầu đa nhân trung tính tăng trong: - Đái tháo đường - Xơ gan - Nhiễm độc - Nhiễm khuẩn - U lymphô - U tương bào - Đa hồng cầu + Phosphatase kiềm trong bạch cầu đa nhân trung tính giảm trong: bạch cầu tủy mạn Ý nghĩa lâm sàng: dùng để phân biệt bạch cầu tủy mạn với các phản ứng tăng bạch cầu, phản ứng dạng leucemi, bệnh xơ xương tủy 2 Xét nghiệm tế bào tủy xương (tủy đồ): Đây là một xét. .. trúc: phần globin của huyết sắc tố là protein gồm nhiều acid amin sắp xếp theo một trật tự nhất định và mang những điện lượng nhất định do đó di chuyển theo một tốc độ nhất định Khi huyết sắc tố không bình thường do sự bố trí cấu trúc và điện lượng các acid amin thay đổi nên tốc độ di chuyển khác nhau trong một dung dịch nhất định, dưới một điện thế nhất định Ý nghĩa lâm sàng: điện di huyết sắc tố giúp... sự khác nhau đáng kể nên khó nhớ, vì vậy giới thiệu một tủy đồ bình thường theo đề nghị của Lavergne đơn giản, tiện dụng trong thực tế lâm sàng Công thức tủy đồ như sau: Nguyên tủy bào 1-2% Tiền tủy bào 1-2% Tủy bào 16% (trong đó ái toan 2%) Hậu tủy bào 16% (trong đó ái toan 2%) BC đa nhân 32% (trong đó ái toan 2%) Dòng HC Nguyên HC (có nhân) 16% (trong đó ái kiềm 2%) Dòng đơn nhân Đơn nhân 16% Dòng... sinh bất thường ở một giai đoạn nào hoặc ức chế trưởng thành ở một giai đoạn nào không ? Có hiện tượng giảm sinh ở giai đoạn non không ? * Nhận định mối tương quan phát triển của các dòng tế bào trong tủy: Bình thường tỷ lệ: BC hạt/HC non = 3/1 - 4/1 BC hạt/BC đơn nhân = 4/1 - 5/1 HC non/BC đơn nhân = 1,5/1 - 2/1 Mối tương quan này thay đổi trong một số bệnh, thí dụ trong thiếu máu huyết tán tỷ lệ bạch . MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNG MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNG 1. Xét nghiệm máu. 1.1. Công thức huyết đồ bình thường (công thức máu): * Số. sinh. Sức bền hồng cầu là xét nghiệm thường được sử dụng trong lâm sàng góp phần tìm hiểu về nguyên nhân hoặc cơ chế của thiếu máu . 1.4. Sắt huyết thanh: + Sắt huyết thanh bình thường: Nam. cắt lách. + Số lượng tiểu cầu giảm gặp trong: - Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. - Suy nhược tủy xương. - Cường lách. - Bệnh sốt xuất huyết (Dengue). - Nhiễm độc một số hoá chất, thuốc

Ngày đăng: 05/08/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan