PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐẤT COTEC (HOSE)

20 1.2K 6
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐẤT COTEC (HOSE)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐẤT COTEC (HOSE) Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà đất Cotec (COTECLAND) được thành lập từ Nhà máy Coterraz, Trung tâm Kinh doanh Bất động sản và hai Xí nghiệp Xây lắp, là một trong những đơn vị trực thuộc Công ty Kỹ thuật Xây dựng và Vật liệu Xây dựng (COTEC) tức COTEC GROUP ngày nay, được cổ phần hoá theo Quyết định số 2013QĐBXD ngày 17122004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Tiểu luận môn QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐẤT COTEC (HOSE) GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Phan Thị Phượng Lớp: QTKD – K21 - Đêm 2 Mã CK: CLG Tp Hồ Chí Minh, tháng 04 /2013 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2013 Phần 1:GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐẤT COTEC (HOSE) 1.1. Một số thông tin cơ bản Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà đất Cotec Mã chứng khoán: CLG Địa chỉ: 14 Nguyễn Trường Tộ, Phường 12, Quận 4, TP. HCM Sứ mệnh: Không ngừng đổi mới để tạo nên những sản phẩm và dịch vụ thoả mãn mọi nhu cầu khách hàng, làm gia tăng lợi ích cho khách hàng, đối tác và cổ đông. Tầm nhìn: Trở thành một “Nhà đầu tư Bất động sản chuyên nghiệp” hàng đầu tại Việt Nam. 1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: 1) Kinh doanh khách sạn, khu nghĩ dưỡng (không kinh doanh tại trụ sở); 2) Mua bán hàng thủ công mỹ nghệ; 3) Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp, 4) Giám sát thi công công trình dân dụng và công nghiệp; 5) Quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình hạ tầng khu đô thị và công nghiệp; 6) Kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh nhà, khu nghĩ dưỡng (không kinh doanh tại trụ sở) 7) Môi giới, tư vấn bất động sản, dịch vụ định giá bất động sản, sàn giao dịch bất động sản 8) Mua bán vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, dây chuyền công nghệ ngành xây dựng, vật liệu xây dựng 9) Sản xuất kết cấu thép tiền chế (không sản xuất tại trụ sở); 10)Kinh doanh du lịch, lữ hành, nội địa 11) Tư vấn đầu tư (trừ tư vấn tài chính); 12)Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận 13)Xây dựng, lắp đặt, sữa chữa các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp 14)Thi công xây dựng các công trình cấp thoát nước và xử lý môi trường, đường dây, trạm biến áp, thi công gia công lắp đặt hệ thống cơ điện lạnh, thiết bị công nghiệp, các công trình giao thong (đường bộ và đường thủy), công trình thủy lợi 15)Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại, quảng cáo. 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển: 2 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2013 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà đất Cotec (COTECLAND) được thành lập từ Nhà máy Coterraz, Trung tâm Kinh doanh Bất động sản và hai Xí nghiệp Xây lắp, là một trong những đơn vị trực thuộc Công ty Kỹ thuật Xây dựng và Vật liệu Xây dựng (COTEC) tức COTEC GROUP ngày nay, được cổ phần hoá theo Quyết định số 2013/QĐ-BXD ngày 17/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Sau khi có quyết định cổ phần hóa của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hồ Chí Minh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103003080 ngày 28/01/2005. 1.4. Vị thế công ty COTECLAND là một trong những thành viên của COTEC GROUP, thương hiệu COTEC được biết đến như một thương hiệu đa ngành nghề. Do vậy dưới sự hỗ trợ của COTEC GROUP, COTECLAND đã ngày một lớn mạnh cả về năng lực tài chính và quy mô hoạt động và thương hiệu COTECLAND đã tạo được vị thế riêng của mình trong lĩnh vực kinh doanh Bất động sản và Xây dựng. Xác định rõ mục tiêu phát triển lâu dài, COTECLAND trở thành một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh Bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, được định vị là một trong các đơn vị Bất động sản hạng A. Tuyên ngôn phát triển của COTECLAND là ‘nhà đầu tư chuyên nghiệp’. Chuyên nghiệp ở đây tức là xây dựng một hệ thống chuyên nghiệp, từ đầu tư, kinh doanh đến quản lý, xây dựng, tức xây dựng một hệ thống khép kín để tạo ra những sản phẩm sau cùng có giá trị gia tăng cao cho khách hàng. COTECLAND có một hệ thống kinh doanh Bất động sản khép kín, đồng bộ trong tất cả các khâu giúp giảm chi phí, quản lý được đầu vào cũng như quy trình sản xuất sản phẩm nên giá thành hợp lý hơn, chất lượng cũng sẽ được nâng cao hơn và mang đến cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất. Để đáp ứng cho sự phát triển mới của COTECLAND, chúng tôi đã mời rất nhiều chuyên gia cao cấp có kinh nghiệm trong các lĩnh vực: kinh doanh, đầu tư, quản lý, xây dựng ở trong và ngoài nước về nắm giữ những vị trí chủ chốt. COTECLAND cũng đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ kinh doanh không chỉ biết bán hàng mà còn phải là những người có kiến thức, có đạo đức kinh doanh 3 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2013 để tạo cho khách hàng sự thoải mái, tin tưởng cũng như đưa ra được những định hướng thông tin tốt nhất cho khách hàng. Khi đến COTECLAND khách hàng hoàn toàn có thể đặt trọn niềm tin.Mỗi nhân viên của COTECLAND phải ý thức được rằng sự thành công của khách hàng là thành công của doanh nghiệp.Để làm được điều đó, Công ty không chỉ thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo trong nội bộ mà còn tạo điều kiện cho các nhân viên tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài. Các dự án của COTECLAND cũng hết sức đa dạng và phong phú như: Khu dân cư, khu chung cư cao tầng, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và khu nghỉ dưỡng resort 5 sao. Thị trường mà chúng tôi tập trung đầu tư chủ yếu ở TP.HCM, Vũng Tàu, Bình Dương, sắp tới sẽ mở rộng ra các thị trường khác như: Phan Thiết, Đà Nẵng. Chiến lược của công ty trong giai đoạn 2010 – 2015 là sẽ phát triển COTECLAND thành một thương hiệu Bất Động Sản có uy tín không chỉ trên thị trường Việt Nam mà còn vươn ra khu vực. Tất cả các dự án Bất động sản của Công ty đầu tư phải mang dấu ấn riêng biệt của COTECLAND. 1.5. Chiến lược phát triển và đầu tư Tập trung phát triển lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản. Huy động vốn, phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 95 tỷ đồng nhằm thực hiện công tác đầu tư, kinh doanh các dự án bất động sản. 1) Niêm yết cổ phiếu của CotecLand trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. 2) Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, các phòng ban, tập trung tuyển dụng, thu hút nhân tài, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. 3) Tăng cường và hoàn thiện mô hình quản lý tài chính, xây dựng chiến lược, định hướng cho công tác tài chính, mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 4) Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, tiến tới xây dựng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. Luôn coi công tác cải tiến chất lượng là động lực cho sự phát triển. 5) Ngoài lĩnh vực chủ đạo là kinh doanh bất động sản, công ty còn phát triển các lĩnh vực Xây lắp, Công nghiệp, Đầu tư tài chính. 4 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2013 6) Xây dựng hệ thống kinh doanh vững mạnh mang thương hiệu CotecLand trên thị trường. Xây dựng thương hiệu công ty “COTECLAND” và thương hiệu sản phẩm “BLUE SAPPHIRE” ở các sản phẩm chính như các căn hộ, chung cư trung và cao cấp, khu dân cư, khu resort 4 đến 5 sao, các khu phức hợp nghỉ dưỡng biển, các khu biệt thự cao cấp…. 7) Xây dựng CotecLand trở thành "NHÀ ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP" với quy trình Đầu tư - Xây dựng - Kinh doanh - Quản lý sau bán hàng. 8) Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng "COTECLAND". 5 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2013 Phần 2: PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH 2.1. Phân tích tỷ lệ 2.1.1. Phân tích đánh giá khả năng thanh toán CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 1. 1 Tỷ số thanh toán hiện hành (lần) 1.17 0.94 1.42 1. 2 Tỷ số thanh toán nhanh (lần) 0.66 0.43 1.15  Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:  Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao  Như vâỵ, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp không cao, chỉ 1,17 năm 2009, giảm chỉ còn 0,94 năm 2010 (lý do phần tài sản ngắn hạn giảm nhanh hơn so với nợ ngắn hạn) và tăng trở lại 1,42 năm 2011(trong năm 2011 cả nợ ngắn hạn và tài sạn ngắn hạn đều tăng mạnh, tuy nhiên tài sản ngắn hạn tăng mạnh hơn cho nên chỉ số thanh toán hiện hành được cải thiện.  Khả năng thanh toán nhanh:  Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán.Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.  Khi xét đến yếu tố hàng tồn kho, các tỷ số đều giảm đáng kể: so với năm 2009, tỷ lệ hàng tồn kho tăng mạnh trong nắm 2010 điều đó dẫn đến chỉ số thanh toán nhanh chỉ còn 1,43. Đến năm 2011, tỷ lệ hàng tồn kho giảm nhẹ, bên cạnh đó, tài sản tăng mạnh dẫn đến khả năng thanh toán nhanh được cải thiện đáng kể. 6 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2013 CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 Kỳ thu tiền bình quân 417.67 96.55 209.76 Vòng quay hàng tồn kho 0.18 0.72 2.02 Vòng quay khoản phải trả 0.09 0.37 0.55 2.1.2. Phân tích tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động  Chỉ số vòng quay hàng tồn kho:  Vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số này càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp.Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm.Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ.Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.  Vòng quay hàng tồn kho qua các năm thấp , nhỏ hơn 1 trong các năm 2009 và 2010,vòng quay tăng nhẹ vào năm 2011, Điêù này chứng tỏ tốc độ bán hàng của công ty không nhanh. Bên cạnh đó, vòng quay hàng tồn kho biến đổi, không ổn định  Chỉ số kỳ thu tiền bình quân:  Kỳ thu tiền bình quân từ năm 2009 đến năm 2010 giảm mạnh, chứng tỏ khả năng thu hồi tiền của công ty tốt hơn.  Tuy nhiên tỷ số này nhỏ hơn 1 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản qua các năm cực kỳ thấp 7 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2013 2.1.3. Phân tích các tỷ lệ tài trợ CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 Tỷ số nợ / Tổng nguồn tài trợ (TDR) 0.88 0.66 0.82 Khả năng chi trả lãi vay 1.80 1.80 1.47 Tỷ số khả năng trả nợ 0.08 0.21 0.13  Tỷ số nợ/Tổng tài sản:  Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số này vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ vay càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Còn các chủ sở hữu thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh. Tuy nhiên nếu tỷ số nợ quá cao thì doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.  Tỷ số nợ/Tổng tài sản giảm vào năm 2010 vì tổng nợ năm 2010 giảm trong khi tài sản tăng, đến năm 2011 tỷ số này tăng trở lại vì lý do cả tổng nợ và tổng tài sản đều tăng vượt bật, tuy nhiên, tổng nợ tăng mạnh hơn. Tỷ lệ này tương đối thấp, đây là một dấu hiệu tốt.  Tỷ lệ thanh toán lãi vay:  Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trước thuế của doanh nghiệp, hay nói cách khác là cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.  Tỷ số thanh toán lãi vay khá ổn định qua các năm, đều lớn 1, tuy năm 2011 tỷ số có giảm vì lãi suất vay năm này tăng cao.  Tỷ số khả năng trả nợ  Tỷ số khả năng trả nợ không biến động nhiều, tuy nhiên tỷ lệ này nhỏ hơn 1, cho thấy nguồn tiền để trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện. 8 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2013 2.1.4. Phân tích các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 Tỷ suất lợi nhuận gộp 41.54% 43.21% 32.46% Tỷ suất sinh lợi sau thuế 34.14% 24.71% 6.27% Sức sinh lợi cơ bản 7.07% 14.33% 10.03% ROA (bình quân) 1.84% 3.06% 2.95% ROE (bình quân) 0.86% 3.17% 1.50%  Tỷ suất lợi nhuận gộp:  Tỷ suất sinh lợi sau thuế:  Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.  Sức sinh lợi cơ bản:  Sức sinh lợi cơ bản mang giá trị dương nhưng không cao, Doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận qua các năm, đặt biệt là năm 2010, giảm vào năm 2011 vì lợi nhuận suy giảm vì lãi suất vay tăng và tình hình kinh doanh khó khăn vì bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế.  Tỷ số ROA (bình quân):  Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư.  Trong ba năm phân tích, tỷ số ROA năm 2010 cao nhất và suy giảm vào năm 2011. Tỷ số tuy ổn định nhưng thấp hơn tỷ số ROA trung bình ngành.  Tỷ số ROE (bình quân):  Đây là tỷ lệ chứng tỏ khả năng sử dụng đồng vốn của cổ đông.  Tỷ số này tăng năm 2010 và giảm năm 2011, tỷ số này khá thấp nhưng vẫn lớn hơn các công ty cùng ngành. Nhìn chung, khả năng sinh lợi của công ty đều khả quan vào năm 2010, giảm năm 2011 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Dù vậy, khi so sánh với các công ty cùng ngành, thì khả năng sinh lợi của C\công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà đất Cotec khá khả quan, công ty đang hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh tốt và rủi ro thấp. 2.1.5. Phân tích các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường 9 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2013 CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 Tỷ lệ P/E 168.11 35.62 44.06 Tỷ lệ P/B 42.37 7.80 5.54 Tỷ số giá/dòng tiền (P/CF) 173.24 520.00 15.28 Các công thức mở rộng EPS 121.32 408.13 228.46 DPS 2.86 - 226.21 BVPS 481.39 1,864.33 1,816.01 CFPS 117.73 27.96 658.70  Tỷ số P/E:  P/E là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu.  Công ty có P/E khá cao, cao hơn trung bình ngành, điều đó cho thấy sự kỳ vọng của các nhà đầu tư vào công ty  Tuy nhiên, năm 2009, P/E của công ty rất cao, lý do vì đây là giai đoạn thị trường chứng khoán trên đà phát triển, nhà đầu tư kỳ vọng rất cao vào công ty, dẫn đến giá trị của cổ phiếu cao hơn giá thực của nó, Tỷ số P/E giảm mạnh vào năm 2010 và duy trì đến năm 2011.  Tỷ số P/B:  Đây là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.  Tỷ số P/B của công ty giảm cực mạnh trong năm 2010, 2011, cho thấy sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, đây là một tình trạng xấu.  EPS:  Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.  Công ty có tỷ số EPS thấp so với trung bình ngành, bên cạnh đó, tỷ số này không ổn định một phần vì lý do lượng cỏ phiếu trên thị trường không ổn định qua các năm. 2.2. Phân tích cơ cấu 2.2.1. Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu 2009 2010 2011 10 [...]... 1:GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐẤT COTEC (HOSE) 1 1.6 Một số thông tin cơ bản 1 1.7 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 1 1.8 Lịch sử hình thành và phát triển 2 1.9 Vị thế công ty 2 1.10 Chiến lược phát triển và đầu tư .3 Phần 2: PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH 5 2.1 Phân tích tỷ lệ 5 2.1.1 Phân tích đánh giá... 127,120,876,37 2 63.79% 36.21% 81.81% 18.17%  Phân tích cơ cấu nguồn vốn  Qua bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà đất Cotec qua 3 năm, ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là do mức tăng của khoản phải thu ngắn hạn  Tài sản dài hạn năm 2011 chiếm tỷ trọng 36,21... tỷ trọng 36,21 %, Năm 2010 chiếm tỷ trọng 55,72 % Sự giảm xuống về tỷ trọng của tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác…  Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản  Tỷ trọng nợ phải trả lớn hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu, rủi ro về tự chủ tài chính của công ty thấp Tỷ trọng nợ phải trả giảm năm 2010 giảm vì vốn chủ sỡ hữu tăng nhanh,... 5 2.1.2 Phân tích tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động 6 2.3.3 Phân tích các tỷ lệ tài trợ .7 2.3.4 Phân tích các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi .8 2.3.5 Phân tích các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường .9 2.2 Phân tích cơ cấu 10 2.2.1 Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán 10 2.2.2 Phân tích cơ cấu báo cáo lời lỗ .11 2.3 Phân tích chỉ số Z... tăng mạnh mẽ năm 2010 và có xu hướng giảm vào năm 2011 • Các khoản chi phí đều tăng mạnh mẽ vào năm 2011 vì lý do là tình trạng khó khăn của tình hình kinh tế chung Phân tích chỉ số Z 2.2 Công thức: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 • X1: Tỷ số tài sản lưu động/ tổng tài sản • X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản • X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế/ tổng tài sản • X4: Tỷ số giá... 2.3 Phân tích chỉ số Z 12 2.4 Phân tích Dupont 12 2.5 Phân tích đòn bẩy tài chính 13 2.6 Phân tích hoàn vốn .14 Phần 3 ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN 15 3.1 Các thông số đánh giá theo góc độ thị trường 15 3.2 Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E153.3 Định giá cổ phiếu theo chỉ số EVA 16 Phần 4 LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ 17 20 ... (Km-Krf): phần bù rủi ro thị trường kỳ vọng CLG 19.93% 20.69% Krf + (Km - Krf) xβ Lãi suất trái phiếu KBNN 0.700 10.90% 2.77% 2.55% QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2013 Hệ số tư ng quan Hệ số biến thiên Ty trọng trong bộ chứng khoán Độ lệch chuẩn danh mục đầu tư Ks danh mục đầu tư Hệ số biến thiên danh mục r Cn 1.00 0.14 47.80% 0.65% 18.6% 0.035 19 -0.88 0.15 52.20% QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2013 MỤC LỤC Phần 1:GIỚI... thiết để trả nợ…)…làm được điều này cũng góp phần cải thiện X5 Trong tình hình kinh tế khó khăn, nhất là ngành bất động sản đang đóng băng thì cơ hội để cải thiện Z xem ra là một vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp 13 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2013 Phân tích Dupont Phân tích Dupont Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (1) Vòng quay tài sản (2) ROA (3) = (1)*(2) Đòn bẩy tài chính (4) ROE (5) = (3)*(4) 2.3 2009 34.14% 0.11... 2011 2.5 Phân tích đòn bẩy tài chính Chỉ tiêu DOL: đòn cân định phí -F: định phí DFL: đòn cân tài chính DTL Năm 2009 1.29 5,807,919,485 0.63 0.81 Năm 2010 3.57 33,969,304,304 0.50 1.78 Năm 2011 1.37 28,214,479,586 0.62 0.84  Đòn cân định phí tăng mạnh vào năm 2010 nhưng giảm trở lại vào năm 2011, đòn cân tài chính khá ổn định và thấp DTL ở mức thấp, công ty không phụ thuộc nhiều vào các rủi... cổ phiếu Lợi nhuận trên cổ phần (EPS) (đồng/cp) P/E 2013 7.900 VNĐ 10.000.000 21.010 VNĐ 230 36,09  Giá trị thị trường của cổ phiếu thấp hơn rất nhiều so với thư giá, đây là tình hình chung của thị trường chứng khoán đang suy thoái  Lợi nhuận trên cổ phiếu khá thấp 230đ /cổ phiếu  Tỷ số P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàn bỏ ra bao nhiêu đồng để lấy 1 đồng lợi nhuận của công ty Chỉ số này rất bé 36,09 . và khu công nghiệp 14 )Thi công xây dựng các công trình cấp thoát nước và xử lý môi trường, đường dây, trạm biến áp, thi công gia công lắp đặt hệ thống cơ điện lạnh, thi t bị công nghiệp, các. tài sản không cần thi t để trả nợ…)…làm được điều này cũng góp phần cải thi n X5. Trong tình hình kinh tế khó khăn, nhất là ngành bất động sản đang đóng băng thì cơ hội để cải thi n Z xem ra là. Tiếp tục hoàn thi n bộ máy tổ chức, các phòng ban, tập trung tuyển dụng, thu hút nhân tài, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. 3) Tăng cường và hoàn thi n mô hình

Ngày đăng: 05/08/2014, 16:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan